Trang nhất
  Xã Luận
  Đọc Báo Trong Nước
  Truyện Ngắn
  Kinh Tế
  Âm vang sử Việt
  Tin Thể Thao
  Y Học
  Tâm lý - Xã hội
  Công Nghệ
  Ẩm Thực

    Diễn Đàn Biển Đông
Từ mai, Trung Quốc áp dụng luật cho phép bắt người nước ngoài trên biển
    Hình Ảnh Quê Nhà - Video Clip
Tạm dừng bơi lội, lặn ngắm san hô tại nhiều địa điểm ở Côn Đảo
    Tin Thế Giới
Nước Pháp bước vào cuộc bỏ phiếu lịch sử
    Tin Việt Nam
Thủ tướng Phạm Minh Chính: Những gì có lợi cho kiều bào, đất nước và quan hệ Việt Nam – Hàn Quốc thì hết sức làm
    Tin Cộng Đồng
Du khách Hàn Quốc bị lạc hơn 100km, tìm được người thân nhờ chiếc móc khóa xe
    Tin Hoa Kỳ
Ông Biden lên tiếng sau màn khẩu chiến 'nảy lửa' với ông Trump
    Văn Nghệ
Hòa Minzy 'xinh như công chúa' đón tuổi mới, Văn Toàn nói 1 từ liền gây chú ý
    Điện Ảnh
Studio nhận bão chỉ trích, tẩy chay sau vụ Châu Bùi bị quay lén trong toilet
    Âm Nhạc
Tự hào là chính mình - Thông điệp tháng 6 kết nối nghệ sĩ và khán giả
    Văn Học
Một nam học sinh phao tin 'lộ đề thi tốt nghiệp THPT'

Thông Tin Tòa Soạn

Tổng biên tập:
Tiến Sĩ
Nguyễn Hữu Hoạt
Phụ Tá Tổng Biên Tập
Tiến Sĩ
Nhật Khánh Thy Nguyễn
Tổng Thư ký:
Quách Y Lành




   Tin Thế Giới
Mệt mỏi cho Thủ tướng Prayuth
Tổng tư lệnh lục quân Thái Lan Prayuth Chan-ocha hôm qua được Quốc vương Bhumibol Adulyadej phê chuẩn cương vị thủ tướng, mở đường cho việc thành lập chính phủ để cải tổ đất nước.

 



Ông Prayuth cúi đầu trước ảnh nhà vua trong buổi lễ nhận chiếu chỉ - Ảnh: Reuters 


Nội các chính phủ của Thủ tướng Prayuth sẽ được chỉ định vào tháng 9, trước khi được trình lên nhà vua phê chuẩn. Báo Bangkok Post dẫn nguồn tin nói có thể ông Prayuth sẽ giữ luôn chức bộ trưởng quốc phòng.

 

Phát biểu sau buổi lễ nhận chiếu chỉ hoàng gia, ông Prayuth nói: “Tôi sẽ làm việc trung thực vì lợi ích của nhân dân và đất nước”.

 

Tuần trước, Hội đồng lập pháp quốc gia đã nhất trí bầu chọn ông Prayuth làm thủ tướng lâm thời. Ông cũng là người lãnh đạo cuộc đảo chính ngày 22-5 lật đổ chính phủ lâm thời thân cựu thủ tướng Thaksin Shinawatra, đồng thời là chủ tịch Ủy ban bảo vệ trật tự quốc gia (NCPO) của lực lượng đảo chính được lập ra điều hành đất nước.

 

 Theo AFP, NCPO từng bác bỏ khả năng tổ chức bầu cử trước tháng 10-2015 và nói trước tiên cần cải tổ để làm trong sạch môi trường chính trị và xã hội.

 

Sẵn sàng mệt mỏi

 

Trao đổi với PV, nhà báo Kavi Chongkittavorn - thành viên cấp cao của Viện nghiên cứu chiến lược và quốc tế thuộc Trường đại học Chulalongkorn (Thái Lan) - cho biết dưới chính quyền của ông Prayuth, tất nhiên quá trình cải tổ đất nước sẽ được thực thi nhanh chóng hơn.

 

“Nhưng lãnh đạo một chính phủ không phải chuyện dễ, có nhiều khía cạnh cần phải giải quyết” - ông Kavi nhận định.

 

Trước khi nhận chiếu chỉ hoàng gia, ông Prayuth phát biểu: “Tôi sẵn sàng để gánh lấy sự mệt mỏi”. Con đường phía trước của ông Prayuth còn nhiều việc phải làm trước khi tổ chức bầu cử để lập ra một chính phủ dân chủ.

 

Giới quan sát nhận định trong khoảng 14 tháng tới, ông Prayuth sẽ điều hành đất nước và thực thi các cuộc cải tổ theo một kiểu chưa từng có trong những thập kỷ qua. Đó sẽ là một nhiệm vụ khó khăn.

 

NCPO, chính phủ lâm thời và Hội đồng cải tổ quốc gia sẽ sớm phải làm nhiệm vụ của mình để có thể đưa nước Thái đến một cuộc bầu cử dân chủ đúng thời hạn.

 

Một hiến pháp mới sẽ được soạn thảo, đem ra trưng cầu ý dân. Các cuộc cải tổ sẽ phải giải quyết các vấn đề lớn của đất nước như nạn tham nhũng, buôn lậu ma túy, băng đảng tội phạm có tổ chức và bất bình đẳng xã hội.

 

 Giới quan sát cho rằng chính phủ lâm thời sắp tới cũng sẽ phải vận hành một đất nước năng động, hội nhập với toàn cầu với GDP trên 11.000 tỉ baht (khoảng 344 tỉ USD).

 

Đường dài phía trước

 

Theo Bangkok Post, trong bài phát biểu hằng tuần gần đây nhất, ông Prayuth được miêu tả đã dùng những lời lẽ cứng rắn hơn bình thường.

 

Ông đặc biệt cảnh báo những ý đồ chống đối quyết định của NCPO và chính phủ lâm thời sắp tới. Thế nhưng, giới quan sát cũng cảnh báo ông Prayuth với tư cách là thủ tướng sẽ thường xuyên phải lắng nghe những cuộc tranh luận căng thẳng, thậm chí là những ý kiến chỉ trích và phản đối.

 

“Nếu muốn thành công trong việc đưa đất nước đến một thể chế dân chủ, ông Prayuth cần nhận ra sự khác biệt lớn giữa việc chỉ trích các chính sách với âm mưu chống lại chính phủ của ông” - bài xã luận ngày 25-8 trên Bangkok Post viết.

 

Khi được hỏi liệu phe áo đỏ thân cựu thủ tướng Thaksin và phong trào ngầm phản đối đảo chính sẽ phản ứng ra sao, chuyên gia Kavi nhận định rằng họ chỉ có cớ chống lại ông Prayuth nếu ông này đàn áp người dân.

 

“Cho đến nay ông ta không làm vậy. Ông ấy là một người rất thẳng thắn” - ông Kavi nói.

 

Tuần trước, một cuộc thăm dò dư luận do Trường đại học Bangkok thực hiện cho thấy NCPO được 6,9/10 điểm trong ba tháng đầu tiên điều hành đất nước sau đảo chính.

 

So với cùng thời gian đó, chính phủ của cựu thủ tướng Yingluck Shinawatra (đảng Phuea Thai thân ông Thaksin) xưa kia chỉ được 4,49/10 điểm và chính phủ của cựu thủ tướng Abhisit Vejjajiva (đảng Dân chủ) chỉ được 3,82/10 điểm.

 

Đối với vấn đề truy quét ma túy và vũ khí trái phép, NCPO nhận được sự đồng tình của 92% người được hỏi. Đối với vấn đề buôn người, tỉ lệ ưng thuận là 88%.

 

Theo Bangkok Post, tướng Prayuth cũng là sĩ quan quân đội đương chức đầu tiên trở thành thủ tướng kể từ khi tướng Suchinda Krapayoon giữ vị trí này vào tháng 4-1992.

 

Tuy nhiên, sau 47 ngày tại vị, tướng Suchinda đã buộc phải từ chức khi diễn ra các cuộc biểu tình đẫm máu trên đường phố.
DanQuyen.com
    Phản Hồi Của Độc Giả Về Bài Viết
Họ và Tên
Địa chỉ
Email
Tiêu đề
Nội dung
Gửi cho bạn bè Phản hồi

Các bài viết mới:
    Nước Pháp bước vào cuộc bỏ phiếu lịch sử (30-06-2024)
    Xe tăng chìm khi băng qua sông, 5 binh sĩ thiệt mạng (30-06-2024)
    150 máy bay, hơn 40 tàu rầm rộ tập trận hải quân lớn nhất thế giới (28-06-2024)
    Tổng thống Zelensky: Ukraine không muốn kéo dài xung đột với Nga (28-06-2024)
    Thổ Nhĩ Kỳ bắt giữ 28 nghi phạm IS trong chiến dịch truy quét toàn quốc (28-06-2024)
    Công ty Đức ngày càng tin tưởng đầu tư vào Ấn Độ (28-06-2024)
    Nga ký thỏa thuận cung cấp khí đốt cho Iran (26-06-2024)
    Máy bay Nga tiến vào không phận Mỹ: Đón quan chức hay mang thông điệp? (26-06-2024)
    Những tác động tiềm tàng từ cuộc bầu cử sớm ở Pháp (26-06-2024)
    Tòa án Hình sự Quốc tế phát lệnh bắt hai lãnh đạo quân đội Nga (25-06-2024)
    Nhà vua Nhật Bản Naruhito có chuyến thăm cấp nhà nước tới Anh (25-06-2024)
    Ai Cập cần nhập khẩu 1,18 tỷ USD nhiên liệu để giảm thiểu tình trạng thiếu điện (25-06-2024)
    Đoàn xe hộ tống Thủ tướng Hungary gặp tai nạn, cảnh sát dẫn đường tử vong (25-06-2024)
    Ấn Độ tịch thu ô tô cũ từ 10-15 năm tuổi đậu ở nơi công cộng (25-06-2024)
    Tổng thống Zelensky ra lệnh thanh lọc cận vệ nhà nước Ukraine (24-06-2024)
    Báo Mỹ: 'Trùm' tình báo Ukraine hé lộ tình hình xung đột, nói về 'lựa chọn duy nhất' cho Kiev (24-06-2024)
    Hợp tác song phương Trung Quốc - Ba Lan ngày càng sâu sắc (24-06-2024)
    Nga cảnh báo đáp trả các lệnh trừng phạt mới của EU (24-06-2024)
    Thời khắc cuộc tranh luận đầu tiên giữa ông Trump và ông Biden đến gần (24-06-2024)
    Israel không kích Bắc Gaza, 42 người chết (23-06-2024)

Các bài viết cũ:
    Tiến trình hòa bình Trung Đông: Vì ai nên nỗi? (K1) (26-08-2014)
    Syria lạnh lùng cảnh báo Mỹ (26-08-2014)
    "Lẳng lơ" với Mỹ Nhật, Ấn Độ vẫn cần Nga (26-08-2014)
    “Nhà nước Hồi giáo” kiếm tiền như thế nào? (26-08-2014)
    Ấn Độ đọ súng Pakistan: Trung Quốc tăng cường áp sát (25-08-2014)
    Bức thư cảm động nhà báo James Foley gửi cha mẹ (25-08-2014)
    Bước chuyển trong chính sách đối ngoại Đức (25-08-2014)
    Ấn Độ chứng minh sự "ấm nồng" với Nhật Bản (25-08-2014)
    Khủng hoảng Ukraine: Tổng thống Putin nắm “át chủ bài”? (25-08-2014)
    Canada cấm cửa phóng viên Trung Quốc vì có hành vi hung hăng (24-08-2014)
    Phong trào đòi dân chủ ở Hồng Kông lan sang Macau (24-08-2014)
    Trung Quốc có đủ can đảm buông Triều Tiên? (24-08-2014)
    Sai lầm chiến lược của phương Tây ở Ukraina (24-08-2014)
    Ấn Độ ráo riết phòng thủ trước Trung Quốc (23-08-2014)
    Mỹ “kết thân” với cựu thù để tấn công tổ chức khủng bố? (23-08-2014)
    Ám ảnh chiến tranh lạnh (K3): Tương lai khó đoán (23-08-2014)
    Vì sao khủng bố dùng công dân Anh để hành quyết nhà báo Mỹ? (23-08-2014)
    Vì sao Tổng thống Ukraine giải tán Quốc hội? (22-08-2014)
    Ám ảnh chiến tranh lạnh (K2): Diễn biến nguy hiểm (22-08-2014)
    Nữ chính trị gia: Ít số lượng, nhiều lợi thế (22-08-2014)
 
"Hoàng Sa, Trường Sa là của Việt Nam".

Chuyển Tiếng Việt


    Truyện Ngắn
48 Giờ Yêu Nhau


   Sự Kiện

Lời Di Chúc của Vua Trần Nhân Tôn





 

Copyright © 2010 DanQuyen.com - Cơ Quan Ngôn Luận Người Việt Hải Ngoại
Địa Chỉ Liên Lạc Thư Tín:
E-mail: danquyennews@aol.com
Lượt Truy Cập : 153838851.