Trang nhất
  Xã Luận
  Đọc Báo Trong Nước
  Truyện Ngắn
  Kinh Tế
  Âm vang sử Việt
  Tin Thể Thao
  Y Học
  Tâm lý - Xã hội
  Công Nghệ
  Ẩm Thực

    Diễn Đàn Biển Đông
Từ mai, Trung Quốc áp dụng luật cho phép bắt người nước ngoài trên biển
    Hình Ảnh Quê Nhà - Video Clip
Tạm dừng bơi lội, lặn ngắm san hô tại nhiều địa điểm ở Côn Đảo
    Tin Thế Giới
'Đồng minh' của Tổng thống Putin tới Ukraine, kêu gọi ngừng bắn
    Tin Việt Nam
Thủ tướng Phạm Minh Chính thăm Hàn Quốc: Việt - Hàn hướng tới mục tiêu 150 tỷ USD thương mại song phương
    Tin Cộng Đồng
Giẫm đạp kinh hoàng tại lễ hội tôn giáo ở Ấn Độ, ít nhất 87 người thiệt mạng
    Tin Hoa Kỳ
Ông Biden lên tiếng sau màn khẩu chiến 'nảy lửa' với ông Trump
    Văn Nghệ
Hòa Minzy 'xinh như công chúa' đón tuổi mới, Văn Toàn nói 1 từ liền gây chú ý
    Điện Ảnh
Studio nhận bão chỉ trích, tẩy chay sau vụ Châu Bùi bị quay lén trong toilet
    Âm Nhạc
Tự hào là chính mình - Thông điệp tháng 6 kết nối nghệ sĩ và khán giả
    Văn Học
Một nam học sinh phao tin 'lộ đề thi tốt nghiệp THPT'

Thông Tin Tòa Soạn

Tổng biên tập:
Tiến Sĩ
Nguyễn Hữu Hoạt
Phụ Tá Tổng Biên Tập
Tiến Sĩ
Nhật Khánh Thy Nguyễn
Tổng Thư ký:
Quách Y Lành




   Tin Thế Giới
Phương Tây tăng cường trừng phạt Nga: Putin không lùi bước…
Liên minh châu Âu (EU) đã áp đặt các lệnh trừng phạt mới mạnh tay hơn đối với Nga, vì cho rằng Moscow đang hậu thuẫn cho lực lượng nổi dậy đòi ly khai ở miền Đông Ukraine. Mặc dù các lệnh trừng phạt của Mỹ và EU bắt đầu phát huy tác dụng, làm cho nền kinh tế Nga lao đao, song biện pháp răn đe không khiến chính quyền của Tổng thống Vladimir Putin lùi bước trong ván cờ Ukraine.

 



Mối quan hệ Nga và EU đang khá căng thẳng. Nguồn: internet

 

Theo các lệnh trừng phạt bổ sung của EU, bắt đầu có hiệu lực vào ngày 12/9, 5 ngân hàng Nhà nước lớn của Nga gồm Sberbank, VTB Bank, Gazprombank, Vnesheconombank và Rosselkhozbank sẽ không được phép vay vốn tại các thị trường châu Âu; 3 công ty dầu khí gồm Rosneft, Transneft và Gazprom Neft và 3 tập đoàn công nghiệp quân sự của Nga bị giới hạn làm ăn với EU. Ngoài ra, EU còn bổ sung hàng chục quan chức cấp cao của Moscow, các thủ lĩnh lực lượng ly khai miền Đông Ukriane vào danh sách những đối tượng bị đóng băng tài sản nếu có và cấm đi lại ở châu Âu.

 

Đây là các biện pháp trừng phạt khắc nghiệt nhất mà phương Tây áp đặt lên Nga liên quan tới cuộc khủng hoảng Ukraine. Tác động ngay lập tức của các biện pháp trừng phạt bổ sung của EU là khiến cho đồng nội tệ của Nga tiếp tục sụt giảm xuống mức thấp nhất từ trước đến nay. Theo kênh CNNMoney, tỷ giá đồng rúp của Nga đã giảm giá trị khoảng 13% trong năm nay. Moscow đã bắt đầu cảm thấy những tổn thất về mặt tài chính mà các lệnh trừng phạt của Mỹ và phương Tây gây ra, trong bối cảnh đầu tư giảm, lạm phát tăng cao, tăng trưởng chậm hơn và giá trị tài sản sụt giảm. Các quan sát viên tại Nga cho biết, lạm phát dự kiến sẽ tăng ít nhất 1 điểm phần trăm từ nay đến cuối năm. Theo một con số ước tính, có ít nhất 100 tỷ USD vốn đã thất thoát khỏi Nga, sau khi EU áp lệnh trừng phạt lên nước này. Ngày 1/9 vừa qua, Bộ Phát triển kinh tế Nga đã hạ kỳ vọng tăng trưởng từ 2% xuống còn 1% cho năm 2015. Ngân hàng Thế giới cho biết, tăng trưởng của Nga đã giảm xuống dưới 1% trong nửa đầu năm 2014. Song, theo các chuyên gia, bất kể nền kinh tế đang giảm tốc và bị tổn thương, điều đó chưa đủ để thuyết phục Tổng thống Putin từ bỏ tham vọng Ukraine.

 

Nếu mục tiêu của các lệnh trừng phạt của Mỹ và EU là nhằm gây sức ép lên Tổng thống Putin ngừng nhúng tay vào cuộc khủng hoảng ở Ukraine thì rõ ràng phương Tây chưa thể đạt mục đích này. Thay vào đó, ngày 2/9 vừa qua, báo Guardian của Anh trích tuyên bố của Tổng thống Putin nói với các nhà lãnh đạo EU rằng, các lực lượng của Nga hoàn toàn có thể chinh phục Ukraine trong vòng 2 tuần nếu muốn. Tuy nhiên, Cố vấn chính sách đối ngoại của Điện Kremlin Yuri Ushakov khẳng định, tuyên bố trên của ông Putin đã bị hiểu sai khi đưa ra khỏi ngữ cảnh.

 

Trước đó, các nhà quan sát đã hy vọng rằng EU sẽ chỉ từng bước thắt chặt các biện pháp hạn chế đang tồn tại và đánh giá lại tác động của các lệnh trừng phạt Nga, trong bối cảnh Moscow và Kiev đạt thỏa thuận ngừng bắn ở miền Đông Ukraine. Tuy nhiên, bất cứ sự trì hoãn nào trong việc đưa ra các lệnh trừng phạt tăng cường sẽ làm giảm uy tín của EU trong lĩnh vực đối ngoại. Hơn nữa, trong bối cảnh các nhà hoạch định chính sách phương Tây không thể đồng thuận về một giải pháp quân sự, trừng phạt kinh tế vẫn là trọng tâm trong phản ứng của châu Âu trước cuộc khủng hoảng Ukraine.

 

Các nhà bình luận cho rằng, phương Tây đang tiến hành chiến tranh kinh tế với Nga, nhưng lại không sẵn sàng sử dụng các vũ khí gây sát thương nhất mà họ có. Cụ thể, châu Âu và Mỹ không hạn chế các công ty phương Tây xử lý trái phiếu quốc tế của Nga, hay cấm Nga sử dụng hệ thống giao dịch ngân hàng quốc tế SWIFT, mạng lưới thông tin liên lạc tối quan trọng của hệ thống ngân hàng thế giới. Điều đó cho thấy, Mỹ và EU đang áp đặt các lệnh trừng phạt kinh tế Nga một cách hạn chế, bởi biện pháp răn đe này có thể gây phản tác dụng lên các nền kinh tế châu Âu. Sự phụ thuộc của châu Âu vào nguồn nhập khẩu khí tự nhiên từ Nga có nghĩa rằng nền kinh tế của EU có thể sẽ phải gánh chịu tổn thất nghiêm trọng, nếu Moscow trả đũa bằng cách ngừng cung cấp nguồn nhiên liệu thiết yếu cho liên minh này. Mujtaba Rahman, người đứng đầu bộ phận phân tích rủi ro châu Âu của Eurasia Group cho biết, EU nên áp dụng các lệnh trừng phạt vừa phải lên Nga, để có thể tiếp tục chính sách ngoại giao với chính quyền Putin trong việc xử lý cuộc khủng hoảng Ukraine.
DanQuyen.com
    Phản Hồi Của Độc Giả Về Bài Viết
Họ và Tên
Địa chỉ
Email
Tiêu đề
Nội dung
Gửi cho bạn bè Phản hồi

Các bài viết mới:
    'Đồng minh' của Tổng thống Putin tới Ukraine, kêu gọi ngừng bắn (02-07-2024)
    Hà Lan bắt đầu cung cấp máy bay F-16 cho Ukraine, Nga ráo riết ngăn chặn (02-07-2024)
    Tướng Nga dự đoán thời điểm xung đột với Ukraine kết thúc (02-07-2024)
    Lý do một thành viên NATO đột nhiên muốn gia nhập BRICS (02-07-2024)
    Ông Hun Sen đề nghị tất cả chùa đánh trống, bắn pháo hoa khi khởi công kênh đào Techo (01-07-2024)
    BTQP Nga yêu cầu các lực lượng chuẩn bị 'phản ứng' UAV của Mỹ trên Biển Đen (01-07-2024)
    Toàn quyền thứ 28 của Australia lạc quan về triển vọng của đất nước (01-07-2024)
    EU 'nín thở' khi Hungary cam kết sẽ 'làm cho châu Âu vĩ đại trở lại' (01-07-2024)
    Nước Pháp bước vào cuộc bỏ phiếu lịch sử (30-06-2024)
    Xe tăng chìm khi băng qua sông, 5 binh sĩ thiệt mạng (30-06-2024)
    150 máy bay, hơn 40 tàu rầm rộ tập trận hải quân lớn nhất thế giới (28-06-2024)
    Tổng thống Zelensky: Ukraine không muốn kéo dài xung đột với Nga (28-06-2024)
    Thổ Nhĩ Kỳ bắt giữ 28 nghi phạm IS trong chiến dịch truy quét toàn quốc (28-06-2024)
    Công ty Đức ngày càng tin tưởng đầu tư vào Ấn Độ (28-06-2024)
    Nga ký thỏa thuận cung cấp khí đốt cho Iran (26-06-2024)
    Máy bay Nga tiến vào không phận Mỹ: Đón quan chức hay mang thông điệp? (26-06-2024)
    Những tác động tiềm tàng từ cuộc bầu cử sớm ở Pháp (26-06-2024)
    Tòa án Hình sự Quốc tế phát lệnh bắt hai lãnh đạo quân đội Nga (25-06-2024)
    Nhà vua Nhật Bản Naruhito có chuyến thăm cấp nhà nước tới Anh (25-06-2024)
    Ai Cập cần nhập khẩu 1,18 tỷ USD nhiên liệu để giảm thiểu tình trạng thiếu điện (25-06-2024)

Các bài viết cũ:
    “Cuộc chiến tranh Iraq lần thứ 3”? (15-09-2014)
    Trỗi dậy xu hướng ly khai (K1):Tiền lệ Crimea (15-09-2014)
    Lò lửa Catalonia (14-09-2014)
    ‘Món hời’ từ những phi vụ buôn vũ khí (14-09-2014)
    Cơn lốc ly khai ở châu Âu - Độc lập cho Scotland: Có hay không? (14-09-2014)
    Ông Putin đã dùng 'đòn Judo' ở Ukraina như thế nào? (14-09-2014)
    Trưng cầu ý dân Scotland thổi lửa vào các phong trào ly khai (13-09-2014)
    Tổng thống Pháp F.Hollande: Những ngày gian nan (13-09-2014)
    Phương Tây đang phá hoại hòa bình ở Ukraina? (13-09-2014)
    Vì sao Scotland muốn “đường ai nấy đi”? (13-09-2014)
    EU: Lệnh trừng phạt mới với Nga có hiệu lực (12-09-2014)
    Quan chức Trung Quốc đe dọa Hồng Kông (12-09-2014)
    Nhật-Trung “giành giật” đồng minh (12-09-2014)
    Khu vực Châu Á - Thái Bình Dương lại sôi động (12-09-2014)
    Truyền thông thế giới lên tiếng về bài phát biểu đánh bại IS của Mỹ (12-09-2014)
    Đa số dân TQ muốn đánh nhau với Nhật Bản trước 2020 (11-09-2014)
    Anh chạy đua với thời gian nhằm bảo vệ sự toàn vẹn lãnh thổ (11-09-2014)
    Vì sao Mỹ mời Trung Quốc tham gia liên minh chống IS? (11-09-2014)
    Chống IS: Cuộc chiến vĩnh cửu của Iraq - Kỳ cuối: Những đường biên giới cát (11-09-2014)
    Mỹ và gánh nặng siêu cường (11-09-2014)
 
"Hoàng Sa, Trường Sa là của Việt Nam".

Chuyển Tiếng Việt


    Truyện Ngắn
48 Giờ Yêu Nhau


   Sự Kiện

Lời Di Chúc của Vua Trần Nhân Tôn





 

Copyright © 2010 DanQuyen.com - Cơ Quan Ngôn Luận Người Việt Hải Ngoại
Địa Chỉ Liên Lạc Thư Tín:
E-mail: danquyennews@aol.com
Lượt Truy Cập : 153886502.