Trang nhất
  Xã Luận
  Đọc Báo Trong Nước
  Truyện Ngắn
  Kinh Tế
  Âm vang sử Việt
  Tin Thể Thao
  Y Học
  Tâm lý - Xã hội
  Công Nghệ
  Ẩm Thực

    Diễn Đàn Biển Đông
Từ mai, Trung Quốc áp dụng luật cho phép bắt người nước ngoài trên biển
    Hình Ảnh Quê Nhà - Video Clip
Quảng Bình: Phát hiện sinh vật lạ tại Phong Nha- Kẻ Bàng
    Tin Thế Giới
Nga ký thỏa thuận cung cấp khí đốt cho Iran
    Tin Việt Nam
Hội kiến Tổng bí thư Tập Cận Bình, Thủ tướng kêu gọi đẩy nhanh kết nối giao thông
    Tin Cộng Đồng
Tìm thấy thi thể người phụ nữ gốc Việt mất tích trên Núi Đen
    Tin Hoa Kỳ
Bầu cử Mỹ: Người vừa đánh bại ông Trump là ai?
    Văn Nghệ
Hòa Minzy 'xinh như công chúa' đón tuổi mới, Văn Toàn nói 1 từ liền gây chú ý
    Điện Ảnh
Studio nhận bão chỉ trích, tẩy chay sau vụ Châu Bùi bị quay lén trong toilet
    Âm Nhạc
Nhạc sĩ Nguyễn Văn Chung nói gì về ca khúc đang bị lên án vì ca từ dung tục?
    Văn Học
Một nam học sinh phao tin 'lộ đề thi tốt nghiệp THPT'

Thông Tin Tòa Soạn

Tổng biên tập:
Tiến Sĩ
Nguyễn Hữu Hoạt
Phụ Tá Tổng Biên Tập
Tiến Sĩ
Nhật Khánh Thy Nguyễn
Tổng Thư ký:
Quách Y Lành




   Tin Thế Giới
Bị Kiev tạt gáo nước lạnh, EU sững sờ
Trong khi giới chức lãnh đạo của Liên minh Châu Âu (EU) đang hoan hỉ trước thỏa thuận mà họ tuyên bố là đã được Nga và Ukraine chấp thuận, một thỏa thuận sẽ cứu giúp Châu Âu thoát khỏi viễn cảnh về một mùa đông tê cóng thì Kiev đã phũ phàng “dội ngay một gáo nước lạnh” vào sự vui mừng, phấn khích này. Kiev đã thẳng thừng tuyên bố rằng họ chưa nhất trí gì với bản thỏa thuận mà EU đứng ra làm trung gian nói trên.

 



 Ảnh minh họa

 

EU mừng vui, hoan hỉ

 

Chính quyền Kiev hôm qua (27/9) đã thể hiện sự bất đồng ý kiến về một thỏa thuận với Nga do EU đứng ra làm trung gian. Thỏa thuận này nhằm mục đích khôi phục lại nguồn cung cấp khí đốt cho Ukraine trong mùa đông giá lạnh sắp tới đồng thời cũng nhằm tạo dựng lại niềm tin giữa hai nước láng giềng đang đối đầu nhau gay gắt này.

 

Xuất hiện sau nhiều giờ diễn ra các cuộc đàm phán căng thẳng với những lời chỉ trích cay đắng được các bên tung vào nhau tại thủ đô Berlin hôm 26/9, Cao ủy năng lượng của Liên minh Châu Âu đã tỏ ra đầy hy vọng và lạc quan khi thông báo rằng, cuộc khủng hoảng khí đốt kéo dài 3 tháng qua giữa Nga và Ukraine sắp được giải quyết.

 

"Chúng tôi đã vạch ra được một kế hoạch hiệu quả cho gói mùa đông này”, ông Guenther Oettinger cho biết. Gói mùa đông là một gói gồm các biện pháp nhằm giải quyết cuộc khủng hoảng khí đốt giữa Nga và Ukraine.

 

Theo thỏa thuận “gói mùa đông” được EU đứng ra làm trung gian, Kiev sẽ trả khoản nợ 2 tỉ USD cho Nga vào cuối tháng 10 và thêm 1,1 tỉ USD vào cuối năm nay. Đổi lại, Nga sẽ cung cấp ít nhất 5 tỉ mét khối khí đốt cho Ukraine sau khi nhận được 2 tỉ USD đầu tiên. Giá cả được thảo luận đang ở mức 385 USD/1.000 mét khối khí đốt. Kế hoạch này được coi là nền tảng để giải quyết tranh chấp và bảo đảm nguồn cung cấp khí đốt cho Ukraine cũng như các nước thành viên EU trong vòng 6 tháng.

 

Cả ông Oettinger và Bộ trưởng Năng lượng Nga đều nói thêm rằng, một thỏa thuận cuối cùng có thể được ký kết vào tuần tới sau khi Moscow và Kiev có những cuộc tham vấn với giới lãnh đạo cấp cao nhất.

 

Sự nhượng bộ giữa Moscow và Kiev trong vấn đề khí đốt không chỉ cứu giúp đất nước Ukraine thoát khỏi một mùa đông tê cóng vì nguồn cung giảm mạnh mà nó còn đảm bảo rằng nguồn cung cấp khí đốt tự nhiên từ Nga cho các khách hàng Châu Âu không bị gián đoạn hay bị ảnh hưởng. Đây là lý do khiến EU hối hả tìm cách giải quyết “cuộc chiến” khí đốt giữa Nga và Ukraine. EU muốn tránh thảm họa về một mùa đông băng giá mà họ từng phải hứng chịu năm 2008 vì cuộc chiến khí đốt giữa Nga và Ukraine khi đó.

 

Kiev làm căng, gây khó dễ cho đồng minh Châu Âu

 

Trái với trạng thái hào hứng, lạc quan, hy vọng và có phần phấn kích từ Cao ủy Năng lượng EU Oettinger, giới chức năng lượng hàng đầu của Ukraine hôm qua đã thể hiện một thái độ cứng rắn và đầy thách thức khi thề sẽ tiếp tục “chiến đấu” với Nga về vấn đề giá cả khí đốt cũng như khoản nợ nhiều tỉ USD tiền hóa đơn khí đốt mà Kiev chưa thanh toán cho Moscow từ hồi năm ngoái.

 

"Không có quyết định cuối cùng nào được đưa ra. Cũng chẳng có thỏa thuận nào được ký kết – đó là tất cả", Tổng Giám đốc tập đoàn khí đốt quốc gia Ukraine Naftogaz – ông Andriy Kobolev đã tuyên bố lạnh lùng như vậy trên trang Facebook.

 

Theo Kiev, Ukraine và Nga có quan điểm khác nhau ở gần như mọi điểm được đưa ra trong thỏa thuận. "Vẫn có rất nhiều bất đồng”, Bộ trưởng Năng lượng Ukraine Yuriy Prodan tuyên bố ngay sau khi cuộc đàm phán ở Berlin kết thúc.

 

Ukraine kiên quyết không chấp nhận giá khí đốt mà Nga bán cho nước này. Kiev vẫn muốn được hưởng giá khí đốt ưu đãi mà Moscow từng hứa hẹn với Ukraine dưới thời Tổng thống Yanukovych. Tuy nhiên, sau khi cuộc khủng hoảng chính trị ở Ukraine nổ ra và Kiev tìm mọi cách quay lưng lại với Nga và kết thân với phương Tây, Moscow đã quyết định cắt đứt mọi ưu đãi cho Ukraine.

 

Không chấp nhận trả giá khí đốt cao, Kiev đã không thanh toán khoản nợ khí đốt từ năm 2013 cho Nga. Trước việc Kiev nhiều lần không chịu trả nợ theo những hạn định mà Moscow đưa ra, tập đoàn khí đốt quốc gia Nga – Gazprom đã quyết định cắt đứt nguồn cung cấp khí đốt cho Ukraine từ hồi tháng 6..

 

Cuộc chiến khí đốt cứ dùng dằng trong suốt thời gian qua và khi mùa đông đến gần, với nguồn cung cấp khí đốt ngày càng ít đi, không chỉ Kiev mà EU cũng bắt đầu thực sự thấy lo ngại và sốt ruột. 

 

Trên thực tế, nguồn cung cấp khí đốt của Nga cho Châu Âu đi qua mạng lưới đường ống trung chuyển của Ukraine chỉ chiếm khoảng 15%. Tuy nhiên, những cường quốc Châu Âu như Italia lại dựa nhiều vào nguồn cung cấp đi qua lãnh thổ Ukraine. Các nước này e ngại rằng, trong tình trạng thiếu năng lượng, Kiev có thể sẽ tìm cách “hút” bớt nguồn khí đốt cung cấp cho họ khi mùa đông đến.

 

Việc Kiev “không nể nang” Châu Âu và không quan tâm đến lợi ích của Châu Âu, tiếp tục làm căng với Moscow chắc chắn sẽ không khỏi khiến EU “sững sờ”.

 

Trong suốt cuộc khủng hoảng chính trị kéo dài nhiều tháng qua ở đất nước Ukraine, Liên minh Châu Âu cùng với Mỹ đã thể hiện sự ủng hộ mạnh mẽ cho Kiev. Không chỉ thông qua lời nói, EU đã sẵn sàng “hy sinh” lợi ích kinh tế rất lớn của mình trong mối quan hệ với Nga để ủng hộ cho chính quyền Kiev. Cụ thể, EU đã tung ra nhiều biện pháp trừng phạt đối với Nga bất chấp những đòn trừng phạt này gây tác động “gậy ông đập lưng ông” cho chính các nước thành viên EU.

 
DanQuyen.com
    Phản Hồi Của Độc Giả Về Bài Viết
Họ và Tên
Địa chỉ
Email
Tiêu đề
Nội dung
Gửi cho bạn bè Phản hồi

Các bài viết mới:
    Nga ký thỏa thuận cung cấp khí đốt cho Iran (26-06-2024)
    Máy bay Nga tiến vào không phận Mỹ: Đón quan chức hay mang thông điệp? (26-06-2024)
    Những tác động tiềm tàng từ cuộc bầu cử sớm ở Pháp (26-06-2024)
    Tòa án Hình sự Quốc tế phát lệnh bắt hai lãnh đạo quân đội Nga (25-06-2024)
    Nhà vua Nhật Bản Naruhito có chuyến thăm cấp nhà nước tới Anh (25-06-2024)
    Ai Cập cần nhập khẩu 1,18 tỷ USD nhiên liệu để giảm thiểu tình trạng thiếu điện (25-06-2024)
    Đoàn xe hộ tống Thủ tướng Hungary gặp tai nạn, cảnh sát dẫn đường tử vong (25-06-2024)
    Ấn Độ tịch thu ô tô cũ từ 10-15 năm tuổi đậu ở nơi công cộng (25-06-2024)
    Tổng thống Zelensky ra lệnh thanh lọc cận vệ nhà nước Ukraine (24-06-2024)
    Báo Mỹ: 'Trùm' tình báo Ukraine hé lộ tình hình xung đột, nói về 'lựa chọn duy nhất' cho Kiev (24-06-2024)
    Hợp tác song phương Trung Quốc - Ba Lan ngày càng sâu sắc (24-06-2024)
    Nga cảnh báo đáp trả các lệnh trừng phạt mới của EU (24-06-2024)
    Thời khắc cuộc tranh luận đầu tiên giữa ông Trump và ông Biden đến gần (24-06-2024)
    Israel không kích Bắc Gaza, 42 người chết (23-06-2024)
    Nga, Mỹ leo thang căng thẳng hạt nhân (23-06-2024)
    Tàu Mỹ bất ngờ cập cảng Hàn Quốc sau khi Nga - Triều ký Hiệp ước phòng thủ chung (23-06-2024)
    Ukraine yêu cầu Mỹ cho phép tấn công sâu vào lãnh thổ Nga (23-06-2024)
    Vì sao FBI khám xét nhà 'vua rác' David Duong và thị trưởng gốc Việt Sheng Thao? (21-06-2024)
    Thủ tướng Trung Quốc thăm New Zealand, Australia và Malaysia: Thêm bạn, tăng lợi ích (21-06-2024)
    Nghi phạm ám sát cố Thủ tướng Nhật Bản S.Abe đủ năng lực chịu trách nhiệm hình sự (19-06-2024)

Các bài viết cũ:
    Sau Scotland, đến lượt Catalonia trưng cầu dân ý (28-09-2014)
    Tại sao Đài Loan phản đối "nhất quốc lưỡng chế"? (28-09-2014)
    IS là con đẻ của Mỹ? (28-09-2014)
    Triều Tiên rời Trung Quốc, gần gũi với "bạn lớn" Nga (28-09-2014)
    Vì sao Trung Quốc đứng ngoài cuộc chiến chống IS? (28-09-2014)
    Giận cá chém thớt, báo Trung Quốc đả kích cả Doreamon (27-09-2014)
    Cuộc chiến Ukraine đã đã đi vào hồi kết? (27-09-2014)
    CNN: Cuộc chiến chống IS khó giành thắng lợi (27-09-2014)
    Nga-Trung: Quan hệ đồng minh hay “đối tác thực dụng”? (27-09-2014)
    Sự thật quanh cuộc đột kích tiêu diệt Bin Laden: Quýt làm, cam chịu (27-09-2014)
    "IS lên kế hoạch tấn công Paris và Mỹ" (26-09-2014)
    Làm sao để đánh bại IS? (26-09-2014)
    Quân đội Trung Quốc kháng thượng lệnh? (26-09-2014)
    Nga: Nhiều nhóm khủng bố phát triển là do Mỹ "nuôi ong tay áo" (25-09-2014)
    Thế cờ Nam Á (K1): Ấn Độ - quân tướng (25-09-2014)
    Ukraine: 'Con tốt thí' trên bàn cờ chính trị Nga-Mỹ? (25-09-2014)
    Obama “to tiếng” với Nga tại Liên hiệp quốc (25-09-2014)
    World leaders must take climate action now (25-09-2014)
    Nhật khó xử trong quan hệ với Nga? (24-09-2014)
    Tại sao Scotland lại thuộc Vương quốc Anh?-Kỳ cuối (24-09-2014)
 
"Hoàng Sa, Trường Sa là của Việt Nam".

Chuyển Tiếng Việt


    Truyện Ngắn
48 Giờ Yêu Nhau


   Sự Kiện

Lời Di Chúc của Vua Trần Nhân Tôn





 

Copyright © 2010 DanQuyen.com - Cơ Quan Ngôn Luận Người Việt Hải Ngoại
Địa Chỉ Liên Lạc Thư Tín:
E-mail: danquyennews@aol.com
Lượt Truy Cập : 153773196.