Trang nhất
  Xã Luận
  Đọc Báo Trong Nước
  Truyện Ngắn
  Kinh Tế
  Âm vang sử Việt
  Tin Thể Thao
  Y Học
  Tâm lý - Xã hội
  Công Nghệ
  Ẩm Thực

    Diễn Đàn Biển Đông
Từ mai, Trung Quốc áp dụng luật cho phép bắt người nước ngoài trên biển
    Hình Ảnh Quê Nhà - Video Clip
Tạm dừng bơi lội, lặn ngắm san hô tại nhiều địa điểm ở Côn Đảo
    Tin Thế Giới
Kiev bị tấn công dữ dội, Nga ủng hộ đề xuất giải quyết xung đột của Thổ Nhĩ Kỳ
    Tin Việt Nam
Thủ tướng Phạm Minh Chính tiếp Tổng thư ký Ban Dân vận Đảng Nhân dân Campuchia Hun Many
    Tin Cộng Đồng
Ấn Độ: mưa lớn ảnh hưởng hơn 300 chuyến bay
    Tin Hoa Kỳ
Ông Biden lên tiếng sau màn khẩu chiến 'nảy lửa' với ông Trump
    Văn Nghệ
Son Ye Jin hiếm hoi tiết lộ về cuộc sống sau khi kết hôn, sinh con với Hyun Bin
    Điện Ảnh
Trấn Thành 'vượt mặt' Lý Hải giành giải 'Đạo diễn xuất sắc'
    Âm Nhạc
Tự hào là chính mình - Thông điệp tháng 6 kết nối nghệ sĩ và khán giả
    Văn Học
Một nam học sinh phao tin 'lộ đề thi tốt nghiệp THPT'

Thông Tin Tòa Soạn

Tổng biên tập:
Tiến Sĩ
Nguyễn Hữu Hoạt
Phụ Tá Tổng Biên Tập
Tiến Sĩ
Nhật Khánh Thy Nguyễn
Tổng Thư ký:
Quách Y Lành




   Kinh Tế
Ngân sách vẫn là bầu sữa cho sự lạm dụng
Không quy được trách nhiệm cá nhân, không tạo sức ép cho trách nhiệm giải trình, không đảm bảo công khai minh bạch, ngân sách nhà nước sẽ tiếp tục là bầu sữa cho sự lạm dụng.

 



Ngành giao thông đang phải ra sức vay các ngân hàng thương mại cho các dự án làm đường. Ảnh: MINH KHUÊ 


Đầu tuần này, Quốc hội đã dễ dàng thông qua dự toán ngân sách nhà nước (NSNN) năm 2015 với mức bội chi đạt kỷ lục 226.000 tỉ đồng; nguồn thu ngày càng khó khăn do giá dầu thô giảm và sức ép hội nhập.

 

Lẽ ra Quốc hội đã có thể làm nhiều hơn là chỉ “bấm nút”, khi cơ cấu chi ngân sách đã bước vào thời kỳ lệch lạc, với tỷ lệ 72% dành cho chi thường xuyên để vận hành bộ máy. Bộ máy đó đã phình quá to, và đã trở thành gánh nặng cho phát triển. Ngoài ra, NSNN đang phải gánh vô số chi phí cho các cơ quan đoàn thể khác. Tổng cục Thống kê cho biết có 34.000 tổ chức như vậy.

 

Trong khi đó, bộ máy nhà nước vẫn không ngừng phình to. “Không phong tướng, anh em tâm tư”, Bộ trưởng Quốc phòng Phùng Quang Thanh khẳng định trước Quốc hội sau khi cho biết quân đội hiện đang có 489 tướng. Số tướng lĩnh bên quân đội, tuy vậy, vẫn “đuối” hơn so với bên công an. Bên cạnh đó, số lượng các ghế cấp phó đang nở rộ đến hồi khó kiểm soát ở gần như tất cả các cơ quan hành chính nhà nước trung ương và địa phương. Bộ Tài chính từng cho biết, có tổng cộng 8 triệu người đang hưởng lương, phụ cấp từ NSNN.

 

“Trước khi đi họp Quốc hội, có một lãnh đạo doanh nghiệp nói với tôi thế này: Các ông đặt vấn đề tái cơ cấu doanh nghiệp nhưng không thấy ai đặt vấn đề tái cơ cấu tổ chức bộ máy và tái cơ cấu chính các ông”, đại biểu Nguyễn Văn Hiến đã phát biểu như vậy tại buổi thảo luận về việc thực hiện tái cơ cấu nền kinh tế. “Nếu cứ duy trì bộ máy chính quyền địa phương ba cấp với tất cả ban bệ hệ thống như hiện nay thì không dân nào đóng thuế nuôi nổi bộ máy này”, đại biểu Trần Du Lịch nói trước đó. Lẽ ra, tất cả những điều đó cần phải được xem xét lại khi các đại biểu nhấn nút thông qua dự toán ngân sách.

 

Đó mới chỉ là một phần của bức tranh ngân sách.

 

“Ai chi sai, người đó sẽ phải chịu trách nhiệm... Không thể vơ hết vào Bộ trưởng Bộ Tài chính được”, Bộ trưởng Bộ Tài chính Đinh Tiến Dũng đã phải thốt lên một cách bất bình trong một cuộc họp bàn về dự thảo Luật NSNN sửa đổi trước kỳ họp thứ 8 của Quốc hội. Tâm tư của ông có thể hiểu được, khi việc chi tiêu, đặc biệt là cho đầu tư phát triển đã khó kiểm soát. Theo số liệu của bộ này, các địa phương đến hết năm 2011 còn 7.335 dự án đã có quyết định đầu tư với tổng số vốn 273.469 tỉ đồng, nhưng vẫn chưa bố trí được vốn. Đặc biệt, một số địa phương phải mất nhiều năm mới đầu tư hết cho các dự án này như Hưng Yên gần 24 năm; Lâm Đồng gần 19 năm; Nghệ An gần chín năm...

 

Một báo cáo của Ngân hàng Thế giới gửi tới Quốc hội cho biết thêm, chi đầu tư xây dựng cơ bản ở rất nhiều tỉnh thường chênh lệch tới 50% so với dự toán, vượt xa so với hướng dẫn về thông lệ tốt là duy trì chênh lệch chi tiêu ở mức không quá 5% dự toán.

 

Trong khi nhiều địa phương đang chi tiêu “mạnh tay” thì Chính phủ cũng vay mượn ngày càng nhiều để chi tiêu. Báo cáo của Bộ Tài chính cho biết, số vốn trái phiếu chính phủ đang tăng nhanh qua các năm gần đây (năm 2011 vay 162.000 tỉ đồng; năm 2012 vay 250.000 tỉ đồng; năm 2013 khoảng 320.000 tỉ đồng; năm 2014 vay xấp xỉ 400.000 tỉ đồng). “Hơn 98% vốn vay là để phục vụ chi đầu tư phát triển”, Bộ trưởng Đinh Tiến Dũng lên tiếng trấn an. Song, ông chưa giải thích được vì sao chi cho phát triển ngày càng giảm, từ mức 20% chi ngân sách trước đây, xuống còn 16% năm 2014. Bên cạnh đó, như Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và đầu tư Bùi Quang Vinh tiết lộ, NSNN cũng chỉ có thể rót cho Bộ Giao thông Vận tải 2.000 tỉ đồng làm vốn đối ứng, trong khi nhu cầu của bộ này cần ít nhất gấp 10 lần trong năm nay. Có nghĩa, các dự án ODA đang rất bế tắc ở khâu giải ngân, và ngành giao thông đang phải ra sức vay các ngân hàng thương mại cho các dự án làm đường.

 

Theo các chuyên gia, nguyên nhân của tình trạng NSNN thâm hụt cao kéo dài trong nhiều năm qua là do tổng chi NSNN quá cao chứ không phải do tổng thu thấp. Theo thống kê của IMF, tổng chi chính phủ của Việt Nam ổn định ở mức xấp xỉ 31% GDP kể từ năm 2006 đến nay. Con số này cao gấp 1,4 lần của Trung Quốc và Thái Lan, 1,6 lần của Indonesia và Philippines. Ngoài ra, đáng lưu ý là Việt Nam hiện có những cách hạch toán chưa theo thông lệ quốc tế. Nhiều khoản chi từ nguồn trái phiếu chính phủ không được tính vào chi tiêu NSNN. Điều đó làm cho việc đánh giá và quản lý tài khóa và rủi ro nợ công của Việt Nam gặp khó khăn. Đó là chưa kể món nợ khổng lồ, lên tới hơn 1,6 triệu tỉ đồng, của các doanh nghiệp nhà nước và 42.000 tỉ đồng của chính quyền địa phương.

 

Những vướng mắc này có thể từng bước được tháo gỡ, nếu Quốc hội thực sự phát huy quyền làm luật và giám sát tối cao của mình.

 

Hiến pháp mới quy định: “Các khoản thu, chi phải được dự toán”. Trên cơ sở đó, Ủy ban Tài chính Ngân sách của Quốc hội đã đề nghị bổ sung quy định “không một khoản chi nào được chi ra khỏi Kho bạc Nhà nước nếu không có dự toán được duyệt của cấp có thẩm quyền” vào điều 17 Luật NSNN sửa đổi về các hành vi bị cấm trong lĩnh vực NSNN, đồng thời quy định chế tài cụ thể để bảo đảm thực hiện kỷ luật tài chính. Bên cạnh đó, các khoản dự toán thu, chi ngân sách phải được công khai và minh bạch;  không áp dụng cơ chế báo cáo “Mật” đối với dự toán, quyết toán khi trình ra các cơ quan dân cử.
DanQuyen.com
    Phản Hồi Của Độc Giả Về Bài Viết
Họ và Tên
Địa chỉ
Email
Tiêu đề
Nội dung
Gửi cho bạn bè Phản hồi

Các bài viết mới:
    Vì sao nhiều quốc gia kiểm soát chặt thị trường vàng? (08-07-2024)
    Foxconn 'đổ' 551 triệu USD vào hai dự án tại Quảng Ninh (06-07-2024)
    Giá vàng hôm nay 7/7/2024: Giá vàng tăng mạnh, tín hiệu 'đèn xanh' khắp nơi, vàng nhẫn vọt tăng, SJC thu hẹp khoảng cách với thế giới (06-07-2024)
    Kỳ vọng thu hút FDI cả năm 2024 đạt 40 tỷ USD (06-07-2024)
    Kết nối đầu tư cho doanh nghiệp (05-07-2024)
    Giá tiêu hôm nay 6/7/2024, bị chi phối từ nhiều yếu tố, thị trường ngày càng khó đoán, tiêu Việt đang có lợi thế (05-07-2024)
    Giá vàng hôm nay 3/7/2024: Giá vàng vào xu hướng tăng mạnh, ai 'chiến thắng' trong cuộc đua bầu cử Mỹ 2024? (02-07-2024)
    Các tập đoàn công nghiệp hàng đầu Hàn Quốc mở rộng đầu tư, tăng nội địa hóa tại Việt Nam (01-07-2024)
    Tập đoàn Marriott bổ nhiệm lãnh đạo mới ở Việt Nam (01-07-2024)
    Tỷ phú Phạm Nhật Vượng lập công ty mua bán và cho thuê xe điện (01-07-2024)
    Xét xử cựu Chủ tịch FLC Trịnh Văn Quyết, xác định 30.403 người bị hại (01-07-2024)
    Giảm thuế giá trị gia tăng xuống 8% từ 1/7 đến 31/12/2024 (30-06-2024)
    Giá vàng hôm nay 1/7/2024: Giá vàng tiếp tục bị mắc kẹt, chờ điều gì đó 'rung chuyển', đừng theo đuổi thị trường này (30-06-2024)
    Giá tiêu hôm nay 1/7/2024, nguyên nhân giá nội địa tăng sốc rồi lại giảm sâu, thị trường định hình mặt bằng giá mới (30-06-2024)
    Đại sứ quán Việt Nam tại Hoa Kỳ tổ chức tọa đàm và kết nối doanh nghiệp (26-06-2024)
    Chủ tịch nước hoan nghênh các tập đoàn lớn của Ấn Độ đầu tư bán dẫn ở Việt Nam (26-06-2024)
    Giá vàng hôm nay 27/6/2024: Giá vàng SJC chưa nhích, thế giới chờ tin Mỹ, 'cá mập' ở Trung Quốc giảm mua (26-06-2024)
    Đại biểu Quốc hội: trả lương theo mức tăng GDP sẽ chống tham nhũng từ đầu (26-06-2024)
    Đề xuất giảm 50% lệ phí trước bạ ô tô lắp ráp trong nước (25-06-2024)
    Nhiều cơ hội xuất khẩu thủy sản sang thị trường Singapore (25-06-2024)

Các bài viết cũ:
    Sợ nhất “cái gì cũng thiết yếu, cũng độc quyền” (11-11-2014)
    Lại chuyện “bôi trơn” (09-11-2014)
    Tại sao, sân bay Long Thành? (09-11-2014)
    Cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước: Còn nguyên mối lo quản trị (08-11-2014)
    Đâu chỉ là ngân sách hay nợ công (07-11-2014)
    Việt Nam đang làm từ thiện cho...nước ngoài? (05-11-2014)
    "Thoát Trung": Việt Nam có dám loại bỏ...'rác'? (04-11-2014)
    "Thoát Trung": Nhập từ cái tăm..., có lợi ích nhóm không? (03-11-2014)
    Mô hình phát triển nào cho Việt Nam (03-11-2014)
    “Không đổi mới cán bộ không đổi mới được nền kinh tế” (02-11-2014)
    Nợ công tăng nhanh, Việt Nam đã tiêu hết tiền của 6 năm tới? (31-10-2014)
    "Thoát Trung": Nghĩ ngắn nên phụ thuộc... (30-10-2014)
    Gạo Việt "thua" Campuchia, Myanmar: Sợ gì vượt mặt! (30-10-2014)
    Cải cách thể chế: “Túm lại, các anh có bỏ được không?” (28-10-2014)
    Kinh tế Việt Nam đã hết động lực phát triển? (26-10-2014)
    Dân Việt Nam cần học cách để mất ngủ (26-10-2014)
    Thoát Trung: Nhập từ cái cúc áo... Việt Nam còn phụ thuộc! (25-10-2014)
    'Thoát Trung': Doanh nghiệp đừng khư khư dựa lưng vào Trung Quốc (23-10-2014)
    Khi bóng ma kinh tế ngầm lớn dần (23-10-2014)
    Châu Âu xung đột (22-10-2014)
 
"Hoàng Sa, Trường Sa là của Việt Nam".

Chuyển Tiếng Việt


    Truyện Ngắn
48 Giờ Yêu Nhau


   Sự Kiện

Lời Di Chúc của Vua Trần Nhân Tôn





 

Copyright © 2010 DanQuyen.com - Cơ Quan Ngôn Luận Người Việt Hải Ngoại
Địa Chỉ Liên Lạc Thư Tín:
E-mail: danquyennews@aol.com
Lượt Truy Cập : 153968489.