Trang nhất
  Xã Luận
  Đọc Báo Trong Nước
  Truyện Ngắn
  Kinh Tế
  Âm vang sử Việt
  Tin Thể Thao
  Y Học
  Tâm lý - Xã hội
  Công Nghệ
  Ẩm Thực

    Diễn Đàn Biển Đông
Từ mai, Trung Quốc áp dụng luật cho phép bắt người nước ngoài trên biển
    Hình Ảnh Quê Nhà - Video Clip
Tạm dừng bơi lội, lặn ngắm san hô tại nhiều địa điểm ở Côn Đảo
    Tin Thế Giới
'Đồng minh' của Tổng thống Putin tới Ukraine, kêu gọi ngừng bắn
    Tin Việt Nam
Thủ tướng Phạm Minh Chính thăm Hàn Quốc: Việt - Hàn hướng tới mục tiêu 150 tỷ USD thương mại song phương
    Tin Cộng Đồng
Giẫm đạp kinh hoàng tại lễ hội tôn giáo ở Ấn Độ, ít nhất 87 người thiệt mạng
    Tin Hoa Kỳ
Ông Biden lên tiếng sau màn khẩu chiến 'nảy lửa' với ông Trump
    Văn Nghệ
Hòa Minzy 'xinh như công chúa' đón tuổi mới, Văn Toàn nói 1 từ liền gây chú ý
    Điện Ảnh
Studio nhận bão chỉ trích, tẩy chay sau vụ Châu Bùi bị quay lén trong toilet
    Âm Nhạc
Tự hào là chính mình - Thông điệp tháng 6 kết nối nghệ sĩ và khán giả
    Văn Học
Một nam học sinh phao tin 'lộ đề thi tốt nghiệp THPT'

Thông Tin Tòa Soạn

Tổng biên tập:
Tiến Sĩ
Nguyễn Hữu Hoạt
Phụ Tá Tổng Biên Tập
Tiến Sĩ
Nhật Khánh Thy Nguyễn
Tổng Thư ký:
Quách Y Lành




   Tin Thế Giới
Nga đặt cược vào G20?
Hội nghị thượng đỉnh Nhóm các nền kinh tế phát triển và mới nổi (G20) sẽ diễn ra trong tuần này tại Brisbane, Australia. Các sự kiện "kịch tính" xung quanh vấn đề Ukraine, việc bị loại khỏi G8 và thái độ của phương Tây đối với Moskva đã buộc Nga phải xem xét G20 dưới lăng kính của cuộc khủng hoảng Ukraine. Cuộc xung đột Ukraine không chỉ phản ánh nền chính trị toàn cầu mà còn là một “tập phim” trong quá trình hình thành một trật tự thế giới mới, trong đó G20 có khả năng đóng một vai trò khá quan trọng.

 


Trong nhiều năm qua, diễn đàn quốc tế này đã thu hút rất nhiều sự chú ý. So với các tổ chức truyền thống, vốn gặp khó khăn để thích nghi với những thay đổi nhanh chóng của tình hình quốc tế, G20 là một cấu trúc mới, đặc biệt được thành lập để đối phó với các thách thức hiện nay. Tổ chức này không có tính hợp pháp phổ quát, tương tự như của Liên Hợp Quốc, và không dựa trên một điều lệ chính thức cũng như các tiêu chí thành viên. Tuy nhiên, các thành viên của G20 không chỉ là những đại diện có ảnh hưởng và thịnh vượng về kinh tế, mà còn rất đa dạng và không thống nhất bằng một loại văn hóa hay tư tưởng nào.

 


G20 có lẽ phải là một ưu tiên đối với Nga.

 

Năm ngoái, Nga đã chủ trì thành công Hội nghị thượng đỉnh G20. Đỉnh điểm là cuộc họp của các nhà lãnh đạo tại St. Petersburg, thông qua các cuộc tham vấn quan trọng đã giúp ngăn chặn một cuộc chiến mới ở Trung Đông và tìm một giải pháp khả thi cho vấn đề vũ khí hóa học của Syria. Rõ ràng là Tổng thống Nga Vladimir Putin đã đóng một vai trò quan trọng trong vấn đề này. Tuy nhiên, giờ đây sự kiện đó dường như chỉ là một quá khứ xa xôi. Cuộc khủng hoảng Ukraine đã làm rung chuyển nền chính trị thế giới và Nga đã bị loại khỏi G8.

 

Hội nghị thượng đỉnh ở Australia tới chắc chắn sẽ rất căng thẳng. Một loạt nước sẽ tìm cách để chỉ trích Moskva, trong khi những nước khác sẽ chỉ ra sự cần thiết phải cùng nhau hành động để kích thích sự tăng trưởng của nền kinh tế thế giới. Hội nghị cấp cao G20 diễn ra trong bối cảnh tình hình kinh tế - chính trị vẫn còn nhiều khó khăn và triển vọng không sáng sủa. Sáu năm kể từ khi cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới nổ ra, nền kinh tế lớn nhất hành tinh là Mỹ đang tăng trưởng chậm chạp, không đồng đều và phải đối mặt với một loạt thách thức. Trong khi đó, mối quan hệ giữa một số nhà lãnh đạo G20 đang căng thẳng do những tranh cãi trong nhiều vấn đề. Nhiều nền kinh tế cũng bị chi phối bởi những cuộc xung đột triền miên mà nguy cơ tạo ra không còn gói gọn trong vấn đề kinh tế.   

           

Có lẽ là G20 dễ trở thành một hình mẫu của các đòn bẩy mới trong việc hình thành quy tắc toàn cầu hơn bất kỳ tổ chức nào khác. Do đó, G20 nhiều khả năng phải là một ưu tiên đối với Nga, bởi vì trong tổ chức này, Moskva sẽ không bao giờ bị “cô đơn” hay "cô lập". G8 đã chính thức loại Nga vì sự kiện sáp nhập Crimea, nhưng về cơ bản là bởi vì Nga từ lâu đã bị coi là một yếu tố “nước ngoài”. Điều này cũng được thể hiện rõ trong Hội đồng Nga-NATO và thậm chí là Tổ chức An ninh và Hợp tác châu Âu (OSCE): Nga ở một bên, và các nước còn lại về một bên.

 

Nhưng điều tương tự chắc chắn không thể xảy ra ở G20. Các cuộc tranh luận sôi nổi về Syria năm 2013 đã chứng minh một sự chia rẽ trong việc ủng hộ các cách tiếp cận của Mỹ và Nga về vấn đề này. Các nước có ảnh hưởng lớn trong khối G20 (như Trung Quốc, Brazil, Nam Phi và Ấn Độ) thường không theo sự “chỉ đạo” của Mỹ, tạo ra một “khoảng trống” nhất định cho sự “cơ động” và hình thành các liên minh. Vì vậy, Nga sẽ thích G-20, nơi được coi là một diễn đàn thảo luận về nền kinh tế toàn cầu, giờ đang chính thức chuyển sự chú ý sang các vấn đề chính trị quốc tế, bởi vì chính trị hiện nay có tác động mang tính quyết định đến nền kinh tế. 
DanQuyen.com
    Phản Hồi Của Độc Giả Về Bài Viết
Họ và Tên
Địa chỉ
Email
Tiêu đề
Nội dung
Gửi cho bạn bè Phản hồi

Các bài viết mới:
    'Đồng minh' của Tổng thống Putin tới Ukraine, kêu gọi ngừng bắn (02-07-2024)
    Hà Lan bắt đầu cung cấp máy bay F-16 cho Ukraine, Nga ráo riết ngăn chặn (02-07-2024)
    Tướng Nga dự đoán thời điểm xung đột với Ukraine kết thúc (02-07-2024)
    Lý do một thành viên NATO đột nhiên muốn gia nhập BRICS (02-07-2024)
    Ông Hun Sen đề nghị tất cả chùa đánh trống, bắn pháo hoa khi khởi công kênh đào Techo (01-07-2024)
    BTQP Nga yêu cầu các lực lượng chuẩn bị 'phản ứng' UAV của Mỹ trên Biển Đen (01-07-2024)
    Toàn quyền thứ 28 của Australia lạc quan về triển vọng của đất nước (01-07-2024)
    EU 'nín thở' khi Hungary cam kết sẽ 'làm cho châu Âu vĩ đại trở lại' (01-07-2024)
    Nước Pháp bước vào cuộc bỏ phiếu lịch sử (30-06-2024)
    Xe tăng chìm khi băng qua sông, 5 binh sĩ thiệt mạng (30-06-2024)
    150 máy bay, hơn 40 tàu rầm rộ tập trận hải quân lớn nhất thế giới (28-06-2024)
    Tổng thống Zelensky: Ukraine không muốn kéo dài xung đột với Nga (28-06-2024)
    Thổ Nhĩ Kỳ bắt giữ 28 nghi phạm IS trong chiến dịch truy quét toàn quốc (28-06-2024)
    Công ty Đức ngày càng tin tưởng đầu tư vào Ấn Độ (28-06-2024)
    Nga ký thỏa thuận cung cấp khí đốt cho Iran (26-06-2024)
    Máy bay Nga tiến vào không phận Mỹ: Đón quan chức hay mang thông điệp? (26-06-2024)
    Những tác động tiềm tàng từ cuộc bầu cử sớm ở Pháp (26-06-2024)
    Tòa án Hình sự Quốc tế phát lệnh bắt hai lãnh đạo quân đội Nga (25-06-2024)
    Nhà vua Nhật Bản Naruhito có chuyến thăm cấp nhà nước tới Anh (25-06-2024)
    Ai Cập cần nhập khẩu 1,18 tỷ USD nhiên liệu để giảm thiểu tình trạng thiếu điện (25-06-2024)

Các bài viết cũ:
    Người biểu tình Hồng Kông quyết không giải tán (14-11-2014)
    Ukraine: "Quân cờ" để Nga mặc cả với EU và NATO? (14-11-2014)
    Châu Á có còn lắng nghe Obama? (13-11-2014)
    Biên giới Hoa Kỳ - Canada: Không còn yên ả (13-11-2014)
    Ukraine trên bờ vực nội chiến (13-11-2014)
    Sự giả trá và khó lường của Trung Quốc (12-11-2014)
    Những tình huống “khó đỡ” ở thượng đỉnh APEC 2014 (12-11-2014)
    'Lo cho Ukraine để Đức chết đói à?' (11-11-2014)
    Mầm ly khai đang lan rộng (11-11-2014)
    Một thế giới ngổn ngang nhìn từ Bắc Kinh (11-11-2014)
    Anh sẵn sàng trừng phạt Nga vì Ukraine (11-11-2014)
    Cái bắt tay vụng về (11-11-2014)
    Mỹ - Trung và chuyện “rừng nào cọp nấy” (11-11-2014)
    Vệ sĩ Triều Tiên hé lộ sự thật về nhà họ Kim (10-11-2014)
    Cuộc 'hôn nhân vụ lợi' giữa Putin và Tập Cận Bình (10-11-2014)
    2 'việc lớn' của Tổng thống Putin tại APEC (10-11-2014)
    Tình hình Ukraine: Nga - Mỹ gây bất ngờ (09-11-2014)
    Sự sụp đổ bất ngờ của Bức tường Berlin (09-11-2014)
    Trung Quốc-Pakistan siết chặt tay đối phó Ấn Độ (09-11-2014)
    Trung Quốc muốn gì ở APEC? (09-11-2014)
 
"Hoàng Sa, Trường Sa là của Việt Nam".

Chuyển Tiếng Việt


    Truyện Ngắn
48 Giờ Yêu Nhau


   Sự Kiện

Lời Di Chúc của Vua Trần Nhân Tôn





 

Copyright © 2010 DanQuyen.com - Cơ Quan Ngôn Luận Người Việt Hải Ngoại
Địa Chỉ Liên Lạc Thư Tín:
E-mail: danquyennews@aol.com
Lượt Truy Cập : 153873737.