Trang nhất
  Xã Luận
  Đọc Báo Trong Nước
  Truyện Ngắn
  Kinh Tế
  Âm vang sử Việt
  Tin Thể Thao
  Y Học
  Tâm lý - Xã hội
  Công Nghệ
  Ẩm Thực

    Diễn Đàn Biển Đông
Từ mai, Trung Quốc áp dụng luật cho phép bắt người nước ngoài trên biển
    Hình Ảnh Quê Nhà - Video Clip
Tạm dừng bơi lội, lặn ngắm san hô tại nhiều địa điểm ở Côn Đảo
    Tin Thế Giới
Kiev bị tấn công dữ dội, Nga ủng hộ đề xuất giải quyết xung đột của Thổ Nhĩ Kỳ
    Tin Việt Nam
Thủ tướng Phạm Minh Chính tiếp Tổng thư ký Ban Dân vận Đảng Nhân dân Campuchia Hun Many
    Tin Cộng Đồng
Ấn Độ: mưa lớn ảnh hưởng hơn 300 chuyến bay
    Tin Hoa Kỳ
Ông Biden lên tiếng sau màn khẩu chiến 'nảy lửa' với ông Trump
    Văn Nghệ
Son Ye Jin hiếm hoi tiết lộ về cuộc sống sau khi kết hôn, sinh con với Hyun Bin
    Điện Ảnh
Trấn Thành 'vượt mặt' Lý Hải giành giải 'Đạo diễn xuất sắc'
    Âm Nhạc
Tự hào là chính mình - Thông điệp tháng 6 kết nối nghệ sĩ và khán giả
    Văn Học
Một nam học sinh phao tin 'lộ đề thi tốt nghiệp THPT'

Thông Tin Tòa Soạn

Tổng biên tập:
Tiến Sĩ
Nguyễn Hữu Hoạt
Phụ Tá Tổng Biên Tập
Tiến Sĩ
Nhật Khánh Thy Nguyễn
Tổng Thư ký:
Quách Y Lành




   Kinh Tế
Bế tắc của một bộ luật hay bế tắc của tư duy?
Dự thảo Luật Quản lý và Sử dụng vốn nhà nước đầu tư vào sản xuất, kinh doanh tại doanh nghiệp do Bộ Tài chính soạn thảo đã được Quốc hội xem xét hôm 11-11. Liệu nó có giải quyết được những bế tắc về quản lý nhà nước, quản lý tài chính và hàng loạt vấn đề khác ở khu vực doanh nghiệp nhà nước?

 


 


Dự thảo Luật Quản lý và Sử dụng vốn nhà nước đầu tư vào sản xuất, kinh doanh tại doanh nghiệp được kỳ vọng sẽ giúp chấn chỉnh lại việc đầu tư, kinh doanh vốn nhà nước sau những trường hợp đau đớn diễn ra ở Vinashin, Vinalines, Sông Đà, nhưng thật đáng tiếc, hầu hết các vấn đề then chốt lại chưa được dự luật này xử lý.


Phải nói ngay rằng, dự luật này được nhiều người kỳ vọng sẽ giúp chấn chỉnh lại việc đầu tư, kinh doanh vốn nhà nước sau những trường hợp đau đớn diễn ra ở Vinashin, Vinalines, Sông Đà và hàng loạt doanh nghiệp nhà nước (DNNN) khác; cũng như ở các bộ, ngành liên quan.


 

Người ta cũng kỳ vọng nó tách bạch được vai trò quản lý nhà nước với vai trò chủ sở hữu của các bộ, ngành và địa phương trong quan hệ với các DNNN. Lâu nay, mối quan hệ chồng chéo này làm dấy lên sự hoài nghi về lợi ích nhóm giữa các quan chức quản lý nhà nước và doanh nghiệp.

 

Còn rất nhiều vấn đề khác mà người ta hy vọng sẽ được xử lý rốt ráo bởi bộ luật này với mong muốn là tiền nhà nước - tức là tiền thuế của dân - sẽ được quản lý một cách minh bạch, và hiệu quả.

 

Song, thật đáng tiếc, hầu hết các vấn đề then chốt lại chưa được dự luật này xử lý.

 

Ví dụ, chương 2, mục 1, điều 7 quy định mục tiêu đầu tư vốn nhà nước vào doanh nghiệp là để: “Thực hiện vai trò nòng cốt, lực lượng vật chất quan trọng để Nhà nước định hướng, điều tiết nền kinh tế và ổn định kinh tế vĩ mô mang tính chiến lược trong từng giai đoạn, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội của đất nước theo định hướng xã hội chủ nghĩa”.

 

Gán cho các DNNN giữ “vai trò nòng cốt”, hay “lực lượng vật chất quan trọng” để khu vực này “điều tiết nền kinh tế” và “ổn định kinh tế vĩ mô” là không xác đáng. Thực tế, là các doanh nghiệp này không thể thực hiện được vai trò này và minh chứng rõ ràng nhất đã được kiểm nghiệm trong giai đoạn bất ổn vĩ mô 2008-2011 và hiện nay.

 

Viện trưởng Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương Nguyễn Đình Cung đã khẳng định: “DNNN không thể là công cụ ổn định kinh tế vĩ mô; nếu sử dụng chúng làm công cụ này, thì chỉ làm kinh tế thêm bất ổn về trung và dài hạn”.

 

Trước ông Cung, báo cáo của Ủy ban Kinh tế Quốc hội cũng đã kết luận như vậy sau khi phân tích hàng loạt ví dụ ở các DNNN, cũng như số liệu từ khu vực doanh nghiệp này.

 

Hầu như các nhà kinh tế, chuyên gia, học giả... đều phản bác vai trò này của khu vực DNNN trong suốt hơn một thập kỷ qua. Đáng tiếc, ý kiến của họ chưa được tiếp thu trong dự thảo.

 

Còn nữa, chương 1, điều 5 về đại diện chủ sở hữu nhà nước quy định: “Chính phủ chịu trách nhiệm trước Quốc hội thống nhất thực hiện quyền, trách nhiệm của đại diện chủ sở hữu nhà nước trong việc đầu tư vốn nhà nước vào doanh nghiệp và quản lý vốn nhà nước tại doanh nghiệp”.

 

Quy định như vậy là thiếu và sai lệch, không phù hợp với Hiến pháp mới. Điều 53 Hiến pháp ghi “...Các tài sản do Nhà nước đầu tư, quản lý là tài sản công thuộc sở hữu toàn dân do Nhà nước đại diện chủ sở hữu và thống nhất quản lý”. Có nghĩa, ở đây, Quốc hội là cơ quan quyền lực cao nhất, do dân bầu trực tiếp, phải nhận trách nhiệm đầu tiên và cao nhất với tư cách là đại diện chủ sở hữu. Quốc hội phải có chính sách sở hữu nhằm quản lý và sử dụng hiệu quả tài sản do Nhà nước đầu tư. Sau đó, Quốc hội giao cho Chính phủ thực hiện và chịu trách nhiệm trước Quốc hội.

 

Quốc hội không thể thoái thác trách nhiệm của mình trong vai trò là cơ quan được toàn dân ủy quyền thực hiện quyền chủ sở hữu và sử dụng tài sản này vì lợi ích của nhân dân. Còn Chính phủ chịu trách nhiệm trước Quốc hội, nhưng cũng phải chỉ rõ chịu trách nhiệm về cái gì, lấy chỉ tiêu nào để đánh giá là Chính phủ đã hoàn thành hay không hoàn thành nhiệm vụ; và khi đó, ai chịu trách nhiệm? Đáng tiếc là điểm này rất chung chung và chưa làm rõ trách nhiệm.

 

Vẫn chương 1, điều 5 về đại diện chủ sở hữu nhà nước quy định tiếp: “Thủ tướng Chính phủ, cơ quan đại diện chủ sở hữu của doanh nghiệp thực hiện một số quyền, trách nhiệm của đại diện chủ sở hữu nhà nước đối với doanh nghiệp do mình quyết định thành lập hoặc được giao quản lý và thực hiện quyền, trách nhiệm của đại diện chủ sở hữu nhà nước đối với vốn nhà nước đầu tư tại doanh nghiệp khác”.

 

Quy định như vậy sẽ làm xuất hiện hàng loạt câu hỏi. Thủ tướng có phải là một cơ quan đại diện chủ sở hữu không? Quy định trong dự thảo luật này là đúng như vậy? Thủ tướng có quyền như thế, nhưng trách nhiệm ra sao? Điều này chưa được làm rõ trong dự thảo luật.

 

Tóm lại, nội dung đại diện chủ sở hữu nhà nước còn quá sơ sài, không giải quyết được gì cả, thậm chí còn sai lệch.

 

Một điểm đáng chú ý nữa là dự thảo luật này cần phải được đặt trong bối cảnh Việt Nam đang đẩy nhanh đàm phán hàng loạt hiệp định thương mại tự do (FTA) với các quốc gia, và khu vực.

 

Theo Bộ Ngoại giao, các FTA và đặc biệt là Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP) mà Việt Nam đang đàm phán có cam kết về DNNN bao gồm (i) Yêu cầu tất cả DNNN cạnh tranh bình đẳng với doanh nghiệp tư nhân; (ii) Nhà nước không trợ cấp cho DNNN; (iii) Minh bạch hóa quản lý DNNN.

 

Bộ Ngoại giao phân tích, nội dung cam kết nói trên đặt ra thách thức về thể chế kinh tế: (i) Cơ chế “xin - cho” thời gian qua đã thúc đẩy hình thành “khu vực kinh tế địa tô” (rent-seeking) thu lợi nhờ các đặc quyền/độc quyền kinh doanh. Việc xóa bỏ cơ chế này đang gặp nhiều trở lực do sức ỳ lớn của nhiều DNNN và các nhóm lợi ích hưởng lợi từ cơ chế này.

 

(ii) Chế độ quản trị của DNNN ở nước ta nhìn chung còn chịu ảnh hưởng của tàn dư cơ chế quan liêu, chưa quan tâm đến các tiêu chuẩn, thông lệ quốc tế trong quản trị doanh nghiệp; do đó minh bạch hóa quản lý DNNN đặt ra yêu cầu cấp bách về đổi mới căn bản quản trị của DNNN.

 

(iii) Việc đặt các DNNN vào môi trường cạnh tranh “sòng phẳng” trong khi sức cạnh tranh còn hạn chế, nếu không có các thể chế hỗ trợ (như bảo vệ cạnh tranh lành mạnh, chống độc quyền, hỗ trợ không vi phạm cam kết...), không loại trừ khả năng bị thâu tóm, chi phối bởi độc quyền tư nhân và/hoặc độc quyền nước ngoài, nhất là trong những lĩnh vực cần có điều tiết của Nhà nước.

 

Có thể thấy, dự luật trên vẫn còn rất bế tắc, và chưa xử lý được những vấn đề của khu vực DNNN, nơi vẫn đang sử dụng nguồn lực tài chính, đất đai lớn nhất cả nước, mà lại không đem lại các lợi ích tương xứng. Sự bế tắc đó chính là sự bế tắc của tư duy.
DanQuyen.com
    Phản Hồi Của Độc Giả Về Bài Viết
Họ và Tên
Địa chỉ
Email
Tiêu đề
Nội dung
Gửi cho bạn bè Phản hồi

Các bài viết mới:
    Vì sao nhiều quốc gia kiểm soát chặt thị trường vàng? (08-07-2024)
    Foxconn 'đổ' 551 triệu USD vào hai dự án tại Quảng Ninh (06-07-2024)
    Giá vàng hôm nay 7/7/2024: Giá vàng tăng mạnh, tín hiệu 'đèn xanh' khắp nơi, vàng nhẫn vọt tăng, SJC thu hẹp khoảng cách với thế giới (06-07-2024)
    Kỳ vọng thu hút FDI cả năm 2024 đạt 40 tỷ USD (06-07-2024)
    Kết nối đầu tư cho doanh nghiệp (05-07-2024)
    Giá tiêu hôm nay 6/7/2024, bị chi phối từ nhiều yếu tố, thị trường ngày càng khó đoán, tiêu Việt đang có lợi thế (05-07-2024)
    Giá vàng hôm nay 3/7/2024: Giá vàng vào xu hướng tăng mạnh, ai 'chiến thắng' trong cuộc đua bầu cử Mỹ 2024? (02-07-2024)
    Các tập đoàn công nghiệp hàng đầu Hàn Quốc mở rộng đầu tư, tăng nội địa hóa tại Việt Nam (01-07-2024)
    Tập đoàn Marriott bổ nhiệm lãnh đạo mới ở Việt Nam (01-07-2024)
    Tỷ phú Phạm Nhật Vượng lập công ty mua bán và cho thuê xe điện (01-07-2024)
    Xét xử cựu Chủ tịch FLC Trịnh Văn Quyết, xác định 30.403 người bị hại (01-07-2024)
    Giảm thuế giá trị gia tăng xuống 8% từ 1/7 đến 31/12/2024 (30-06-2024)
    Giá vàng hôm nay 1/7/2024: Giá vàng tiếp tục bị mắc kẹt, chờ điều gì đó 'rung chuyển', đừng theo đuổi thị trường này (30-06-2024)
    Giá tiêu hôm nay 1/7/2024, nguyên nhân giá nội địa tăng sốc rồi lại giảm sâu, thị trường định hình mặt bằng giá mới (30-06-2024)
    Đại sứ quán Việt Nam tại Hoa Kỳ tổ chức tọa đàm và kết nối doanh nghiệp (26-06-2024)
    Chủ tịch nước hoan nghênh các tập đoàn lớn của Ấn Độ đầu tư bán dẫn ở Việt Nam (26-06-2024)
    Giá vàng hôm nay 27/6/2024: Giá vàng SJC chưa nhích, thế giới chờ tin Mỹ, 'cá mập' ở Trung Quốc giảm mua (26-06-2024)
    Đại biểu Quốc hội: trả lương theo mức tăng GDP sẽ chống tham nhũng từ đầu (26-06-2024)
    Đề xuất giảm 50% lệ phí trước bạ ô tô lắp ráp trong nước (25-06-2024)
    Nhiều cơ hội xuất khẩu thủy sản sang thị trường Singapore (25-06-2024)

Các bài viết cũ:
    Bí mật phía sau thủ đoạn lập "công ty sân sau" rút tiền Nhà nước (14-11-2014)
    Doanh nghiệp Việt trong vòng xoắn ốc tham nhũng (13-11-2014)
    Ngân sách vẫn là bầu sữa cho sự lạm dụng (13-11-2014)
    Sợ nhất “cái gì cũng thiết yếu, cũng độc quyền” (11-11-2014)
    Lại chuyện “bôi trơn” (09-11-2014)
    Tại sao, sân bay Long Thành? (09-11-2014)
    Cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước: Còn nguyên mối lo quản trị (08-11-2014)
    Đâu chỉ là ngân sách hay nợ công (07-11-2014)
    Việt Nam đang làm từ thiện cho...nước ngoài? (05-11-2014)
    "Thoát Trung": Việt Nam có dám loại bỏ...'rác'? (04-11-2014)
    "Thoát Trung": Nhập từ cái tăm..., có lợi ích nhóm không? (03-11-2014)
    Mô hình phát triển nào cho Việt Nam (03-11-2014)
    “Không đổi mới cán bộ không đổi mới được nền kinh tế” (02-11-2014)
    Nợ công tăng nhanh, Việt Nam đã tiêu hết tiền của 6 năm tới? (31-10-2014)
    "Thoát Trung": Nghĩ ngắn nên phụ thuộc... (30-10-2014)
    Gạo Việt "thua" Campuchia, Myanmar: Sợ gì vượt mặt! (30-10-2014)
    Cải cách thể chế: “Túm lại, các anh có bỏ được không?” (28-10-2014)
    Kinh tế Việt Nam đã hết động lực phát triển? (26-10-2014)
    Dân Việt Nam cần học cách để mất ngủ (26-10-2014)
    Thoát Trung: Nhập từ cái cúc áo... Việt Nam còn phụ thuộc! (25-10-2014)
 
"Hoàng Sa, Trường Sa là của Việt Nam".

Chuyển Tiếng Việt


    Truyện Ngắn
48 Giờ Yêu Nhau


   Sự Kiện

Lời Di Chúc của Vua Trần Nhân Tôn





 

Copyright © 2010 DanQuyen.com - Cơ Quan Ngôn Luận Người Việt Hải Ngoại
Địa Chỉ Liên Lạc Thư Tín:
E-mail: danquyennews@aol.com
Lượt Truy Cập : 153966927.