Trang nhất
  Xã Luận
  Đọc Báo Trong Nước
  Truyện Ngắn
  Kinh Tế
  Âm vang sử Việt
  Tin Thể Thao
  Y Học
  Tâm lý - Xã hội
  Công Nghệ
  Ẩm Thực

    Diễn Đàn Biển Đông
Từ mai, Trung Quốc áp dụng luật cho phép bắt người nước ngoài trên biển
    Hình Ảnh Quê Nhà - Video Clip
Tạm dừng bơi lội, lặn ngắm san hô tại nhiều địa điểm ở Côn Đảo
    Tin Thế Giới
Kiev bị tấn công dữ dội, Nga ủng hộ đề xuất giải quyết xung đột của Thổ Nhĩ Kỳ
    Tin Việt Nam
Thủ tướng Phạm Minh Chính tiếp Tổng thư ký Ban Dân vận Đảng Nhân dân Campuchia Hun Many
    Tin Cộng Đồng
Ấn Độ: mưa lớn ảnh hưởng hơn 300 chuyến bay
    Tin Hoa Kỳ
Ông Biden lên tiếng sau màn khẩu chiến 'nảy lửa' với ông Trump
    Văn Nghệ
Son Ye Jin hiếm hoi tiết lộ về cuộc sống sau khi kết hôn, sinh con với Hyun Bin
    Điện Ảnh
Trấn Thành 'vượt mặt' Lý Hải giành giải 'Đạo diễn xuất sắc'
    Âm Nhạc
Tự hào là chính mình - Thông điệp tháng 6 kết nối nghệ sĩ và khán giả
    Văn Học
Một nam học sinh phao tin 'lộ đề thi tốt nghiệp THPT'

Thông Tin Tòa Soạn

Tổng biên tập:
Tiến Sĩ
Nguyễn Hữu Hoạt
Phụ Tá Tổng Biên Tập
Tiến Sĩ
Nhật Khánh Thy Nguyễn
Tổng Thư ký:
Quách Y Lành




   Kinh Tế
Có món nợ còn lớn hơn cả... nợ công?
Để đời sống hàng triệu nông dân, ngư dân còn khó khăn, bất an là những nội dung các Đại biểu Quốc hội (ĐBQH)cho rằng, Chính phủ còn nhiều hạn chế trong điều hành, giải quyết từ các phiên trả lời chất vấn trước. “Món nợ” này của Chính phủ đối với dân còn hơn nợ xấu hay nợ công.

 


 


 


Theo ĐB Trần Du Lịch (Đoàn ĐB TP HCM), trong lợi thế về tự nhiên của Việt Nam có lẽ lớn nhất vẫn là lợi thế về nông nghiệp, hiểu nghĩa rộng bao gồm cả ngư nghiệp và kinh tế biển. Muốn giải quyết bài toán về phát triển trong kinh tế thị trường đối với nông nghiệp, chúng ta phải giải quyết ba việc: Sản xuất cái gì? Sản xuất bằng cách nào?

 

Sản xuất cho ai? Lâu nay sản xuất cái gì, trồng cây gì, nuôi con gì thì chúng ta nói rất hay, việc đó dễ nói. Tuy nhiên, sản xuất bằng cách nào với giá thành rẻ nhất có thể cạnh tranh được thì không giải được, sản xuất ra tức là bán đi đâu cũng không giải được, thành ra chúng ta ca bài ca muôn thuở "được mùa mất giá, được giá mất mùa".

 

Trong khi đó, ngành trăn nuôi cần 6 triệu tấn ngô, chúng ta chủ yếu phải nhập. Bởi vì, ngô sản xuất trong nước giá thành cao hơn (trên 6.000 đồng/kg), trong khi nhập khẩu 5.600 đồng/kg. Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN-PTNT) chỉ đạo làm ngô 200.000ha đồng bằng sông Cửu Long, nhưng ngô không bán được.

 

Nếu chúng ta không quan tâm đến vấn đề phương thức tổ chức sản xuất thì không đưa khoa học, công nghệ vào được, không đưa tín dụng vào được, không giảm giá thành được. Bài toán về nông nghiệp không biết đến bao giời mới được giải quyết?

 

Vấn đề tổ chức phương thức sản xuất nông nghiệp không thể cứ nói chúng ta có 12 sản phẩm nông nghiệp về năng suất sinh học đứng đầu thế giới là được. Năng suất sinh học đứng đầu thế giới nhưng tại sao người nông dân làm các sản phẩm đó vẫn nghèo?

 

Bởi vì, chúng ta làm ra giá thành cao hơn thiên hạ! Vậy sản xuất bằng cách nào? Đây là vấn đề cần phải có một biện pháp đồng bộ.

 

Còn về ngư nghiệp, nếu ngư dân đánh bắt, khai thác kiểu hiện nay mà cạnh tranh được thì rất khó. Chúng ta đã quy hoạch 5 trung tâm hậu cần nghề cá nhưng vẫn nặng hình thức.

 

Theo ĐB Lịch, chúng ta cần xây dựng ngay một trung tâm hậu cần làm nhiệm vụ tổng hợp trong đó có hướng dẫn, đào tạo cả ngư dân. Chúng ta bảo không có tiền, sao không bán mấy cái khách sạn ở Hà Nội, TP.HCM để làm trung tâm hậu cần nghề cá, đâu cần đi vay tiền. Vấn đề chính là ở tư duy quản lý.

 

Đối với vấn đề an ninh lương thực, câu hỏi đặt ra là giải quyết bài toán an ninh lương thực hay an ninh cả lương thực và thực phẩm. Đây là những vấn đề cần trao đổi và nghiên cứu một cách nghiêm túc. Nhiều người cứ nói nông nghiệp là lĩnh vực mà người sản xuất chịu hai loại rủi ro, rủi ro về tự nhiên và rủi ro về thị trường.

 

Ở các nước, về rủi ro tự nhiên, người ta giúp người nông dân xóa đi bằng cách mua bảo hiểm về rủi ro thiên tai, bão lụt. Còn rủi ro thị trường thì có cơ chế để chuyển rủi ro đó từ người sản xuất sang người kinh doanh, tức là các thị trường tương lai. Tuy nhiên trong tổng thể vẫn là giải quyết vấn đề sản xuất cái gì, sản xuất cách nào và sản xuất cho ai để giảm rủi ro cho người sản xuất.

 

Theo ĐB Huỳnh Văn Tính (Đoàn ĐB tỉnh Tiền Giang), vấn đề tiêu thụ về nông sản, thủy sản vẫn còn ách tắc. Về cơ bản nông dân, ngư dân vẫn phải tự bơi trong sản xuất và thị trường tiêu thụ. Trong thời gian tới, Chính phủ nên có chính sách, giải pháp cụ thể hơn, quyết liệt hơn để vấn đề tiêu thụ hàng nông sản, thủy sản của người nông dân được tốt và phải đảm bảo có lãi tối thiểu 30%.

 

Tuy nhiên, Bộ  NN - PTNT lại có quan điểm cẩn trọng hơn, đảm bảo an ninh lương thực tức là đảm bảo thu nhập của những người dân nghèo khi họ cần lương thực, họ có đủ lương thực để mua. Riêng điều này đối với một số trường hợp, đối với một số hộ dân nghèo ở những vùng rất khó khăn thì vẫn còn chưa được đảm bảo vững chắc.

 

Vì thế thời gian tới để đảm bảo vững chắc an ninh lương thực cho đất nước, Bộ NN-PTNT cho rằng, chúng ta sẽ tiếp tục duy trì năng lực sản xuất lương thực, thực phẩm. Nói cách khác là chúng ta phải nâng cao thu nhập cho những hộ còn có nhiều khó khăn để đảm bảo rằng tất cả mọi người dân nước ta luôn luôn có đầy đủ lương thực mà họ mong muốn.

 

Một quan ngại khác đối với đời sống nông dân là nạn phân bón, thuốc trừ sâu giả, kém chất lượng. Theo ĐB Trần Hoàng Ngân (Đoàn ĐB TP HCM), vấn đề hàng gian, hàng giả, hàng kém chất lượng, hàng nhập lậu đã và đang gây nhiều tác hại nghiêm trọng đến tình hình kinh tế xã hội, đến đời sống nhân dân, đến những người sản xuất chân chính và cả an ninh quốc gia và ngân sách của nhà nước.

 

Báo cáo của Bộ Công thương có ghi, trong 10 tháng đầu năm 2014 lực lượng quản lý thị trường đã kiểm tra gần 130.000 vụ thì phát hiện xử lý 80.000 vụ, tức là trên 50%. Điều đó cho thấy tình trạng này vẫn còn xảy ra một cách nghiêm trọng với quy mô lớn và phức tạp. Người nông dân đã nghèo nhưng mua phải phân bón giả, thuốc trừ sâu giả càng nghèo thêm.

 

Người dân ăn uống thì cảm thấy không an toàn, bệnh đi cấp cứu thì gặp thuốc giả rất đau lòng. Dân có rất nhiều bức bách và cảm thấy không an toàn trong cuộc sống. Đây là món nợ còn nặng hơn là nợ xấu hay nợ công.
DanQuyen.com
    Phản Hồi Của Độc Giả Về Bài Viết
Họ và Tên
Địa chỉ
Email
Tiêu đề
Nội dung
Gửi cho bạn bè Phản hồi

Các bài viết mới:
    Vì sao nhiều quốc gia kiểm soát chặt thị trường vàng? (08-07-2024)
    Foxconn 'đổ' 551 triệu USD vào hai dự án tại Quảng Ninh (06-07-2024)
    Giá vàng hôm nay 7/7/2024: Giá vàng tăng mạnh, tín hiệu 'đèn xanh' khắp nơi, vàng nhẫn vọt tăng, SJC thu hẹp khoảng cách với thế giới (06-07-2024)
    Kỳ vọng thu hút FDI cả năm 2024 đạt 40 tỷ USD (06-07-2024)
    Kết nối đầu tư cho doanh nghiệp (05-07-2024)
    Giá tiêu hôm nay 6/7/2024, bị chi phối từ nhiều yếu tố, thị trường ngày càng khó đoán, tiêu Việt đang có lợi thế (05-07-2024)
    Giá vàng hôm nay 3/7/2024: Giá vàng vào xu hướng tăng mạnh, ai 'chiến thắng' trong cuộc đua bầu cử Mỹ 2024? (02-07-2024)
    Các tập đoàn công nghiệp hàng đầu Hàn Quốc mở rộng đầu tư, tăng nội địa hóa tại Việt Nam (01-07-2024)
    Tập đoàn Marriott bổ nhiệm lãnh đạo mới ở Việt Nam (01-07-2024)
    Tỷ phú Phạm Nhật Vượng lập công ty mua bán và cho thuê xe điện (01-07-2024)
    Xét xử cựu Chủ tịch FLC Trịnh Văn Quyết, xác định 30.403 người bị hại (01-07-2024)
    Giảm thuế giá trị gia tăng xuống 8% từ 1/7 đến 31/12/2024 (30-06-2024)
    Giá vàng hôm nay 1/7/2024: Giá vàng tiếp tục bị mắc kẹt, chờ điều gì đó 'rung chuyển', đừng theo đuổi thị trường này (30-06-2024)
    Giá tiêu hôm nay 1/7/2024, nguyên nhân giá nội địa tăng sốc rồi lại giảm sâu, thị trường định hình mặt bằng giá mới (30-06-2024)
    Đại sứ quán Việt Nam tại Hoa Kỳ tổ chức tọa đàm và kết nối doanh nghiệp (26-06-2024)
    Chủ tịch nước hoan nghênh các tập đoàn lớn của Ấn Độ đầu tư bán dẫn ở Việt Nam (26-06-2024)
    Giá vàng hôm nay 27/6/2024: Giá vàng SJC chưa nhích, thế giới chờ tin Mỹ, 'cá mập' ở Trung Quốc giảm mua (26-06-2024)
    Đại biểu Quốc hội: trả lương theo mức tăng GDP sẽ chống tham nhũng từ đầu (26-06-2024)
    Đề xuất giảm 50% lệ phí trước bạ ô tô lắp ráp trong nước (25-06-2024)
    Nhiều cơ hội xuất khẩu thủy sản sang thị trường Singapore (25-06-2024)

Các bài viết cũ:
    Những thân phận bị bỏ quên sau nỗi ám ảnh GDP (18-11-2014)
    Việt Nam nhập siêu từ Trung Quốc: Mình kém, họ cao tay? (17-11-2014)
    Con ốc vít và chuyện không hề nhỏ của nền công nghiệp Việt Nam (17-11-2014)
    Bế tắc của một bộ luật hay bế tắc của tư duy? (15-11-2014)
    Bí mật phía sau thủ đoạn lập "công ty sân sau" rút tiền Nhà nước (14-11-2014)
    Doanh nghiệp Việt trong vòng xoắn ốc tham nhũng (13-11-2014)
    Ngân sách vẫn là bầu sữa cho sự lạm dụng (13-11-2014)
    Sợ nhất “cái gì cũng thiết yếu, cũng độc quyền” (11-11-2014)
    Lại chuyện “bôi trơn” (09-11-2014)
    Tại sao, sân bay Long Thành? (09-11-2014)
    Cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước: Còn nguyên mối lo quản trị (08-11-2014)
    Đâu chỉ là ngân sách hay nợ công (07-11-2014)
    Việt Nam đang làm từ thiện cho...nước ngoài? (05-11-2014)
    "Thoát Trung": Việt Nam có dám loại bỏ...'rác'? (04-11-2014)
    "Thoát Trung": Nhập từ cái tăm..., có lợi ích nhóm không? (03-11-2014)
    Mô hình phát triển nào cho Việt Nam (03-11-2014)
    “Không đổi mới cán bộ không đổi mới được nền kinh tế” (02-11-2014)
    Nợ công tăng nhanh, Việt Nam đã tiêu hết tiền của 6 năm tới? (31-10-2014)
    "Thoát Trung": Nghĩ ngắn nên phụ thuộc... (30-10-2014)
    Gạo Việt "thua" Campuchia, Myanmar: Sợ gì vượt mặt! (30-10-2014)
 
"Hoàng Sa, Trường Sa là của Việt Nam".

Chuyển Tiếng Việt


    Truyện Ngắn
48 Giờ Yêu Nhau


   Sự Kiện

Lời Di Chúc của Vua Trần Nhân Tôn





 

Copyright © 2010 DanQuyen.com - Cơ Quan Ngôn Luận Người Việt Hải Ngoại
Địa Chỉ Liên Lạc Thư Tín:
E-mail: danquyennews@aol.com
Lượt Truy Cập : 153967072.