Trang nhất
  Xã Luận
  Đọc Báo Trong Nước
  Truyện Ngắn
  Kinh Tế
  Âm vang sử Việt
  Tin Thể Thao
  Y Học
  Tâm lý - Xã hội
  Công Nghệ
  Ẩm Thực

    Diễn Đàn Biển Đông
Từ mai, Trung Quốc áp dụng luật cho phép bắt người nước ngoài trên biển
    Hình Ảnh Quê Nhà - Video Clip
Tạm dừng bơi lội, lặn ngắm san hô tại nhiều địa điểm ở Côn Đảo
    Tin Thế Giới
Kiev bị tấn công dữ dội, Nga ủng hộ đề xuất giải quyết xung đột của Thổ Nhĩ Kỳ
    Tin Việt Nam
Thủ tướng Phạm Minh Chính tiếp Tổng thư ký Ban Dân vận Đảng Nhân dân Campuchia Hun Many
    Tin Cộng Đồng
Ấn Độ: mưa lớn ảnh hưởng hơn 300 chuyến bay
    Tin Hoa Kỳ
Ông Biden lên tiếng sau màn khẩu chiến 'nảy lửa' với ông Trump
    Văn Nghệ
Son Ye Jin hiếm hoi tiết lộ về cuộc sống sau khi kết hôn, sinh con với Hyun Bin
    Điện Ảnh
Trấn Thành 'vượt mặt' Lý Hải giành giải 'Đạo diễn xuất sắc'
    Âm Nhạc
Tự hào là chính mình - Thông điệp tháng 6 kết nối nghệ sĩ và khán giả
    Văn Học
Một nam học sinh phao tin 'lộ đề thi tốt nghiệp THPT'

Thông Tin Tòa Soạn

Tổng biên tập:
Tiến Sĩ
Nguyễn Hữu Hoạt
Phụ Tá Tổng Biên Tập
Tiến Sĩ
Nhật Khánh Thy Nguyễn
Tổng Thư ký:
Quách Y Lành




   Kinh Tế
Cuộc chơi mới của ông Abe
Ông Abe đã tăng thuế quá nhanh, quá sớm trong khi người Nhật vốn quen với mức thuế tiêu dùng thấp.

 



 


Hôm 18/11, Thủ tướng Nhật Shinzo Abe cho biết ông muốn có một cuộc bầu cử sớm bằng cách giải tán Hạ viện vào ngày 21/11 để bầu ra Hạ viện mới dự định vào ngày 14/12 (theo luật thì bầu cử phải diễn ra trong vòng 40 ngày kể từ khi bị giải tán). Mục đích là để tìm kiếm lại sự chấp thuận cho các chính sách kinh tế của mình trong bối cảnh niềm hoài nghi về sự thành công của chúng đang ngày càng lên cao. 

 

Trong dịp này ông Abe cũng tuyên bố trì hoãn đợt tăng tiếp thuế tiêu dùng (từ 8% lên 10%) chỉ một ngày sau khi các số liệu kinh tế cho thấy nền kinh tế Nhật lại rơi vào suy thoái kỹ thuật khi tăng trưởng GDP ở mức âm liên tiếp trong 2 quý vừa qua, mà nguyên nhân được cho là do ảnh hưởng tiêu cực của đợt tăng thuế tiêu dùng lần đầu từ 5% lên 8% hồi tháng 4 năm nay đã kéo dài hơn dự tính.

 

Trước sự chỉ trích mạnh mẽ của dư luận và phe đối lập rằng chính sách kinh tế của ông, có tên lóng là Abenomics – một gói tổng hợp gồm chính sách tiền tệ siêu nới lỏng, tăng chi tiêu chính phủ và cải cách – đã thất bại và không có hiệu quả, ông Abe đã bật ngược lại rằng thực tế là không một ai phân tích được chính sách kinh tế hiện tại đúng hay sai và đưa ra được một ý tưởng cụ thể phải làm gì thay vào đó. Ông nhấn mạnh chính sách kinh tế hiện tại của mình là giải pháp duy nhất chấm dứt thiểu phát và phục hồi tăng trưởng kinh tế của Nhật.

 

Với chỉ trích cho rằng chính sách Abenomics chỉ làm lợi cho các công ty lớn và tầng lớp giàu có nhờ một đồng yen yếu và sự bùng nổ thị trường chứng khoán, nhưng lại làm hại người dân thường vì lạm phát đã tăng nhanh hơn tốc độ tăng lương của họ, dẫn đến tiêu dùng đã không tăng như kỳ vọng, ông Abe nói ông sẽ đưa ra các gói kích thích, đặc biệt đối với các doanh nghiệp nhỏ và địa phương nhỏ (gồm cả phiếu mua hàng), tuy giới truyền thông Nhật tin rằng các gói này sẽ có quy mô hạn chế, khoảng 2-3 nghìn tỷ yen. 

 

Nhưng trên hết, bất chấp sự phản đối, ông Abe khẳng định ông sẽ không từ bỏ chương trình cải tổ ngân sách để có tiền chi trả phúc lợi xã hội đang tăng nhanh chóng đồng thời giảm nợ công nay đã vượt quá gấp đôi GDP. Theo đó, thuế tiêu dùng sẽ được tăng thêm lần nữa vào tháng 4/2017, và sẽ không có lần trì hoãn thứ hai. 

 

Như vậy có thể thấy quyết tâm đi tới với công cuộc cải tổ ngân sách, với nòng cốt là tăng thuế tiêu dùng, thông qua tìm kiếm, một cách mạo hiểm, sự ủng hộ của giới chính trị gia là trọng tâm trong cuộc chơi mới này của ông Abe nhằm chống lại phe phản đối. Cũng cần lưu ý rằng tăng thuế là một vấn đề nhạy cảm ở Nhật vì nó mà một số lãnh đạo đã phải ra đi. Đa phần cử tri Nhật bỏ phiếu chống lại việc tăng thuế.

 

Vấn đề là tại sao thuế tiêu dùng dù có tăng thêm 3 điểm % nhưng mới chỉ là 8% ở Nhật lại gây ra tác động lớn đến vậy cho nền kinh tế Nhật, trong khi mức này ở châu Âu là 20% mà vẫn được chấp nhận? Thực tế là cho dù sau này có tăng lên 10% thì mức này ở Nhật cũng chỉ bằng phân nửa ở nhiều nước châu Âu. 

 

Câu trả lời có lẽ nằm ở việc tăng thuế quá nhanh, quá sớm ở Nhật, nơi mà người dân vốn quen với mức thuế tiêu dùng thấp. Mức tăng 3 điểm % hồi tháng 4 năm nay tương đương với 60% mức trước khi tăng (5%). Về mặt tâm lý, sự tăng như vậy là rất đáng kể nếu quy ra số tiền thực trả tăng lên. 

 

Ngược lại, trong lần tăng thuế tiêu dùng thêm 2,5 điểm % ở Anh năm 2011  mức tăng này chỉ tương đương với 14% mức hiện thời, và do đó không gây ra suy thoái. Việc tăng thuế tiêu dùng lên mức 20% tuy có làm cho tiêu dùng sụt giảm ở Anh trong quý đầu tiên sau khi tăng thuế (quý 1 năm 2011) và đi ngang trong quý kế tiếp, nhưng sau đó đã hồi phục hoàn toàn kể từ đó.

 

Tây Ban Nha cũng tăng thuế tiêu dùng từ 16% lên 21% từ 2010 nhưng họ thực hiện thành 2 đợt cách nhau 3 năm. Tương tự, Ý cũng tăng thuế từ 20% năm 2011 lên mức hiện tại là 22% qua 2 đợt tăng. Các đợt tăng thuế này đều không dẫn đến sụt giảm tiêu dùng ở nước sở tại.

Có lẽ đã họ được bài học từ sau đợt tăng thuế mạnh hồi tháng 4 lên 3 điểm %, ông Abe lần này đã quyết định trì hoãn đợt nâng thuế lần thứ 2 thêm 18 tháng nữa, từ thời điểm dự định áp dụng ban đầu vào tháng 10/2015 sang đến tháng 4/2017 để cho nền kinh tế Nhật có thêm thời gian thích nghi và điều chỉnh mà không gây thêm áp lực rơi vào suy thoái.

 

Dù vậy, vẫn phải thấy cuộc chơi mới này của ông Abe vẫn còn đầy rủi ro. Chính vì biết dù có tăng lên 10% ở Nhật nhưng mức này vẫn còn thấp so với các đối tác trong khối OECD nên sẽ có nhiều người Nhật lo sợ rằng sau đợt tăng lên 10% này sẽ còn những đợt khác xảy ra, làm khốn khó thêm cuộc sống của họ. Bởi vậy, với họ việc để ông Abe tiếp tục thực thi chính sách của mình là một điều khó có thể chấp nhận.
DanQuyen.com
    Phản Hồi Của Độc Giả Về Bài Viết
Họ và Tên
Địa chỉ
Email
Tiêu đề
Nội dung
Gửi cho bạn bè Phản hồi

Các bài viết mới:
    Vì sao nhiều quốc gia kiểm soát chặt thị trường vàng? (08-07-2024)
    Foxconn 'đổ' 551 triệu USD vào hai dự án tại Quảng Ninh (06-07-2024)
    Giá vàng hôm nay 7/7/2024: Giá vàng tăng mạnh, tín hiệu 'đèn xanh' khắp nơi, vàng nhẫn vọt tăng, SJC thu hẹp khoảng cách với thế giới (06-07-2024)
    Kỳ vọng thu hút FDI cả năm 2024 đạt 40 tỷ USD (06-07-2024)
    Kết nối đầu tư cho doanh nghiệp (05-07-2024)
    Giá tiêu hôm nay 6/7/2024, bị chi phối từ nhiều yếu tố, thị trường ngày càng khó đoán, tiêu Việt đang có lợi thế (05-07-2024)
    Giá vàng hôm nay 3/7/2024: Giá vàng vào xu hướng tăng mạnh, ai 'chiến thắng' trong cuộc đua bầu cử Mỹ 2024? (02-07-2024)
    Các tập đoàn công nghiệp hàng đầu Hàn Quốc mở rộng đầu tư, tăng nội địa hóa tại Việt Nam (01-07-2024)
    Tập đoàn Marriott bổ nhiệm lãnh đạo mới ở Việt Nam (01-07-2024)
    Tỷ phú Phạm Nhật Vượng lập công ty mua bán và cho thuê xe điện (01-07-2024)
    Xét xử cựu Chủ tịch FLC Trịnh Văn Quyết, xác định 30.403 người bị hại (01-07-2024)
    Giảm thuế giá trị gia tăng xuống 8% từ 1/7 đến 31/12/2024 (30-06-2024)
    Giá vàng hôm nay 1/7/2024: Giá vàng tiếp tục bị mắc kẹt, chờ điều gì đó 'rung chuyển', đừng theo đuổi thị trường này (30-06-2024)
    Giá tiêu hôm nay 1/7/2024, nguyên nhân giá nội địa tăng sốc rồi lại giảm sâu, thị trường định hình mặt bằng giá mới (30-06-2024)
    Đại sứ quán Việt Nam tại Hoa Kỳ tổ chức tọa đàm và kết nối doanh nghiệp (26-06-2024)
    Chủ tịch nước hoan nghênh các tập đoàn lớn của Ấn Độ đầu tư bán dẫn ở Việt Nam (26-06-2024)
    Giá vàng hôm nay 27/6/2024: Giá vàng SJC chưa nhích, thế giới chờ tin Mỹ, 'cá mập' ở Trung Quốc giảm mua (26-06-2024)
    Đại biểu Quốc hội: trả lương theo mức tăng GDP sẽ chống tham nhũng từ đầu (26-06-2024)
    Đề xuất giảm 50% lệ phí trước bạ ô tô lắp ráp trong nước (25-06-2024)
    Nhiều cơ hội xuất khẩu thủy sản sang thị trường Singapore (25-06-2024)

Các bài viết cũ:
    Có món nợ còn lớn hơn cả... nợ công? (20-11-2014)
    Những thân phận bị bỏ quên sau nỗi ám ảnh GDP (18-11-2014)
    Việt Nam nhập siêu từ Trung Quốc: Mình kém, họ cao tay? (17-11-2014)
    Con ốc vít và chuyện không hề nhỏ của nền công nghiệp Việt Nam (17-11-2014)
    Bế tắc của một bộ luật hay bế tắc của tư duy? (15-11-2014)
    Bí mật phía sau thủ đoạn lập "công ty sân sau" rút tiền Nhà nước (14-11-2014)
    Doanh nghiệp Việt trong vòng xoắn ốc tham nhũng (13-11-2014)
    Ngân sách vẫn là bầu sữa cho sự lạm dụng (13-11-2014)
    Sợ nhất “cái gì cũng thiết yếu, cũng độc quyền” (11-11-2014)
    Lại chuyện “bôi trơn” (09-11-2014)
    Tại sao, sân bay Long Thành? (09-11-2014)
    Cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước: Còn nguyên mối lo quản trị (08-11-2014)
    Đâu chỉ là ngân sách hay nợ công (07-11-2014)
    Việt Nam đang làm từ thiện cho...nước ngoài? (05-11-2014)
    "Thoát Trung": Việt Nam có dám loại bỏ...'rác'? (04-11-2014)
    "Thoát Trung": Nhập từ cái tăm..., có lợi ích nhóm không? (03-11-2014)
    Mô hình phát triển nào cho Việt Nam (03-11-2014)
    “Không đổi mới cán bộ không đổi mới được nền kinh tế” (02-11-2014)
    Nợ công tăng nhanh, Việt Nam đã tiêu hết tiền của 6 năm tới? (31-10-2014)
    "Thoát Trung": Nghĩ ngắn nên phụ thuộc... (30-10-2014)
 
"Hoàng Sa, Trường Sa là của Việt Nam".

Chuyển Tiếng Việt


    Truyện Ngắn
48 Giờ Yêu Nhau


   Sự Kiện

Lời Di Chúc của Vua Trần Nhân Tôn





 

Copyright © 2010 DanQuyen.com - Cơ Quan Ngôn Luận Người Việt Hải Ngoại
Địa Chỉ Liên Lạc Thư Tín:
E-mail: danquyennews@aol.com
Lượt Truy Cập : 153967430.