Trang nhất
  Xã Luận
  Đọc Báo Trong Nước
  Truyện Ngắn
  Kinh Tế
  Âm vang sử Việt
  Tin Thể Thao
  Y Học
  Tâm lý - Xã hội
  Công Nghệ
  Ẩm Thực

    Diễn Đàn Biển Đông
Từ mai, Trung Quốc áp dụng luật cho phép bắt người nước ngoài trên biển
    Hình Ảnh Quê Nhà - Video Clip
Tạm dừng bơi lội, lặn ngắm san hô tại nhiều địa điểm ở Côn Đảo
    Tin Thế Giới
Kiev bị tấn công dữ dội, Nga ủng hộ đề xuất giải quyết xung đột của Thổ Nhĩ Kỳ
    Tin Việt Nam
Thủ tướng Phạm Minh Chính tiếp Tổng thư ký Ban Dân vận Đảng Nhân dân Campuchia Hun Many
    Tin Cộng Đồng
Ấn Độ: mưa lớn ảnh hưởng hơn 300 chuyến bay
    Tin Hoa Kỳ
Ông Biden lên tiếng sau màn khẩu chiến 'nảy lửa' với ông Trump
    Văn Nghệ
Son Ye Jin hiếm hoi tiết lộ về cuộc sống sau khi kết hôn, sinh con với Hyun Bin
    Điện Ảnh
Trấn Thành 'vượt mặt' Lý Hải giành giải 'Đạo diễn xuất sắc'
    Âm Nhạc
Tự hào là chính mình - Thông điệp tháng 6 kết nối nghệ sĩ và khán giả
    Văn Học
Một nam học sinh phao tin 'lộ đề thi tốt nghiệp THPT'

Thông Tin Tòa Soạn

Tổng biên tập:
Tiến Sĩ
Nguyễn Hữu Hoạt
Phụ Tá Tổng Biên Tập
Tiến Sĩ
Nhật Khánh Thy Nguyễn
Tổng Thư ký:
Quách Y Lành




   Kinh Tế
Việt Nam vướng bẫy thu nhập trung bình vì... kém sáng tạo
Năng lực khoa học, công nghệ và sáng tạo còn yếu, nếu không cải thiện Việt Nam có thể rơi vào bẫy thu nhập trung bình.

 


Đây là nhận định của Ngân hàng Thế giới (WB) và Tổ chức Hợp tác và phát triển kinh tế (OECD) trong Báo cáo đánh giá KHCN và đổi mới sáng tạo vừa được công bố.

 

Tờ TBKTSG Online dẫn báo cáo của WB chỉ ra việc đầu tư cho nghiên cứu và phát triển khoa học, công nghệ (KHCN) tại Việt Nam có quá nhiều nghịch lý so với thế giới. Cụ thể, mức đầu tư cho nghiên cứu ở Việt Nam quá thấp, chỉ chiếm 0,2% GDP.

 

Ngoài ra, trong khi ở nhiều nước khối doanh nghiệp (DN) tư nhân dốc sức rất nhiều cho đầu tư đổi mới KH&CN, đầu tư tư nhân chiếm ưu thế trong tỉ trọng đầu tư cho phát triển (có thể đạt trên 80%), thì ngược lại ở Việt Nam đầu tư cho phát triển từ nguồn vốn Chính phủ chiếm đến 90%, chỉ còn lại khoảng 10% từ khối DN tư nhân.

 

Điều đáng nói là qua nghiên cứu, WB nhận định hệ thống đổi mới sáng tạo Việt Nam hiện nay theo tiêu chuẩn hiện đại chỉ mới đang manh nha, dù trước đây Việt Nam đã đạt được nhiều thành tích đáng kể trong nghiên cứu khoa học.

 

Năng lực khoa học, công nghệ và sáng tạo còn yếu, hệ thống sáng tạo quốc gia còn non trẻ và manh mún.

 

:Nếu không cải thiện năng lực đổi mới sáng tạo trong nước, Việt Nam có thể rất dễ rơi vào bẫy thu nhập trung bình", báo cáo nêu.

 

Thực tế này được chỉ ra không phải quá bất ngờ bởi trước đó ông Nguyễn Chí Dũng,Thứ trưởng Bộ KHĐT từng nêu thực trạng kinh tế Việt Nam bắt đầu xu thế giảm từ năm 2007. Tới năm 2012, tăng trưởng kinh tế ở mức thấp nhất trong 15 năm. Từ 2013 tới nay, tăng trưởng cao hơn trước, nhưng chưa như kỳ vọng.

 

"Điều này do các tác động tăng trưởng truyền thống đã tới hạn, nền kinh tế mất cân đối và kém hiệu quả. Tăng trưởng dựa nhiều vào vốn và lao động, hiệu quả đầu tư thấp", ông Dũng nói.

 


Giới chuyên môn nhận định Việt Nam đang rơi vào tình trạng chưa giàu thì dân số đã già

 

Mới đây, tại cuộc hội thảo về “Bẫy thu nhập trung bình” do Ban Kinh tế Trung ương và Ban Tuyên giáo trung ương tổ chức, nhiều chuyên gia kinh tế lại cho rằng Việt Nam mới bước vào vị trí quốc gia có thu nhập trung bình được vài năm và vẫn đang là một nền kinh tế dựa vào tài nguyên, gia công và lắp ráp.

 

Giáo sư Kenichi Ohno (Nhật Bản), Giám đốc Dự án Diễn đàn Phát triển Việt Nam lo ngại, kể từ khi bước lên nấc thang cao hơn thì các dấu hiệu của bẫy thu nhập trung bình ở Việt Nam lại trở nên rõ ràng hơn.

 

Giáo sư Kenichi Ohno cũng chỉ rõ các vấn đề nảy sinh do tăng trưởng gây ra đều đã hiện hữu ở Việt Nam như lạm phát, bong bóng bất động sản, tắc nghẽn giao thông, môi trường, tham nhũng.

 

Ông cho rằng với mức thu nhập trung bình thấp như vậy thì còn quá sớm để chấp nhận tăng trưởng kinh tế chậm lại. Việt Nam có cơ cấu dân số vàng, với 70% dân số ở độ tuổi lao động trẻ. Điều này sẽ đóng góp lớn vào tăng trưởng kinh tế hàng năm. Nhưng hiện nay, dân số Việt Nam đang già đi.

 

“Nếu vẫn giữ tình trạng như hiện nay, rất có thể, Việt Nam sẽ rơi vào cảnh chưa giàu đã già”, GS Ohno cảnh báo.

 

TS Trần Đình Thiên, Viện trưởng Viện Kinh tế Việt Nam cũng thẳng thắn: “Ta hãy còn sĩ diện khi nói thẳng vào vấn đề này. Theo tôi là chúng ta ta đã rơi vào bẫy thu nhập trung bình rồi”.

 

Mới đây Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và đầu tư Bùi Quang Vinh cho biết, Việt Nam đã chọn được 3 trọng tâm phát triển là cơ sở hạ tầng, phát triển thể chế và nguồn nhân lực để tránh “Bẫy thu nhập trung bình”.

 

Theo ông Vinh, đây chính là thời điểm Việt Nam cần phải có phương thức phát triển mới. Chính phủ đã xây dựng chương trình tái cơ cấu, nâng cao năng lực cạnh tranh cho nền kinh tế.

 

“Nếu trước đây chúng ta chỉ tập trung vào tăng trưởng vốn, tài nguyên, lao động giá rẻ, thì nay phải là tăng năng suất lao động, quản trị hiện đại, tập trung khai thác tiềm năng con người”, Bộ trưởng Vinh khẳng định.

 

Tuy nhiên tại diễn đàn phát triển châu Á lần thứ 5 vừa qua giới chuyên môn cho rằng phải tới năm 2058 Việt Nam mới thoát “bẫy thu nhập trung bình”.Trong các nước châu Á, Việt Nam thuộc nhóm phải mất nhiều thời gian nhất để cải thiện.
DanQuyen.com
    Phản Hồi Của Độc Giả Về Bài Viết
Họ và Tên
Địa chỉ
Email
Tiêu đề
Nội dung
Gửi cho bạn bè Phản hồi

Các bài viết mới:
    Vì sao nhiều quốc gia kiểm soát chặt thị trường vàng? (08-07-2024)
    Foxconn 'đổ' 551 triệu USD vào hai dự án tại Quảng Ninh (06-07-2024)
    Giá vàng hôm nay 7/7/2024: Giá vàng tăng mạnh, tín hiệu 'đèn xanh' khắp nơi, vàng nhẫn vọt tăng, SJC thu hẹp khoảng cách với thế giới (06-07-2024)
    Kỳ vọng thu hút FDI cả năm 2024 đạt 40 tỷ USD (06-07-2024)
    Kết nối đầu tư cho doanh nghiệp (05-07-2024)
    Giá tiêu hôm nay 6/7/2024, bị chi phối từ nhiều yếu tố, thị trường ngày càng khó đoán, tiêu Việt đang có lợi thế (05-07-2024)
    Giá vàng hôm nay 3/7/2024: Giá vàng vào xu hướng tăng mạnh, ai 'chiến thắng' trong cuộc đua bầu cử Mỹ 2024? (02-07-2024)
    Các tập đoàn công nghiệp hàng đầu Hàn Quốc mở rộng đầu tư, tăng nội địa hóa tại Việt Nam (01-07-2024)
    Tập đoàn Marriott bổ nhiệm lãnh đạo mới ở Việt Nam (01-07-2024)
    Tỷ phú Phạm Nhật Vượng lập công ty mua bán và cho thuê xe điện (01-07-2024)
    Xét xử cựu Chủ tịch FLC Trịnh Văn Quyết, xác định 30.403 người bị hại (01-07-2024)
    Giảm thuế giá trị gia tăng xuống 8% từ 1/7 đến 31/12/2024 (30-06-2024)
    Giá vàng hôm nay 1/7/2024: Giá vàng tiếp tục bị mắc kẹt, chờ điều gì đó 'rung chuyển', đừng theo đuổi thị trường này (30-06-2024)
    Giá tiêu hôm nay 1/7/2024, nguyên nhân giá nội địa tăng sốc rồi lại giảm sâu, thị trường định hình mặt bằng giá mới (30-06-2024)
    Đại sứ quán Việt Nam tại Hoa Kỳ tổ chức tọa đàm và kết nối doanh nghiệp (26-06-2024)
    Chủ tịch nước hoan nghênh các tập đoàn lớn của Ấn Độ đầu tư bán dẫn ở Việt Nam (26-06-2024)
    Giá vàng hôm nay 27/6/2024: Giá vàng SJC chưa nhích, thế giới chờ tin Mỹ, 'cá mập' ở Trung Quốc giảm mua (26-06-2024)
    Đại biểu Quốc hội: trả lương theo mức tăng GDP sẽ chống tham nhũng từ đầu (26-06-2024)
    Đề xuất giảm 50% lệ phí trước bạ ô tô lắp ráp trong nước (25-06-2024)
    Nhiều cơ hội xuất khẩu thủy sản sang thị trường Singapore (25-06-2024)

Các bài viết cũ:
    Ông Abe tìm lối thoát cho kinh tế Nhật Bản? (24-11-2014)
    Trung Quốc hạ lãi suất và những tác động đến Việt Nam (23-11-2014)
    Người Mỹ càng già càng giàu (23-11-2014)
    Cuộc chơi mới của ông Abe (21-11-2014)
    Có món nợ còn lớn hơn cả... nợ công? (20-11-2014)
    Những thân phận bị bỏ quên sau nỗi ám ảnh GDP (18-11-2014)
    Việt Nam nhập siêu từ Trung Quốc: Mình kém, họ cao tay? (17-11-2014)
    Con ốc vít và chuyện không hề nhỏ của nền công nghiệp Việt Nam (17-11-2014)
    Bế tắc của một bộ luật hay bế tắc của tư duy? (15-11-2014)
    Bí mật phía sau thủ đoạn lập "công ty sân sau" rút tiền Nhà nước (14-11-2014)
    Doanh nghiệp Việt trong vòng xoắn ốc tham nhũng (13-11-2014)
    Ngân sách vẫn là bầu sữa cho sự lạm dụng (13-11-2014)
    Sợ nhất “cái gì cũng thiết yếu, cũng độc quyền” (11-11-2014)
    Lại chuyện “bôi trơn” (09-11-2014)
    Tại sao, sân bay Long Thành? (09-11-2014)
    Cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước: Còn nguyên mối lo quản trị (08-11-2014)
    Đâu chỉ là ngân sách hay nợ công (07-11-2014)
    Việt Nam đang làm từ thiện cho...nước ngoài? (05-11-2014)
    "Thoát Trung": Việt Nam có dám loại bỏ...'rác'? (04-11-2014)
    "Thoát Trung": Nhập từ cái tăm..., có lợi ích nhóm không? (03-11-2014)
 
"Hoàng Sa, Trường Sa là của Việt Nam".

Chuyển Tiếng Việt


    Truyện Ngắn
48 Giờ Yêu Nhau


   Sự Kiện

Lời Di Chúc của Vua Trần Nhân Tôn





 

Copyright © 2010 DanQuyen.com - Cơ Quan Ngôn Luận Người Việt Hải Ngoại
Địa Chỉ Liên Lạc Thư Tín:
E-mail: danquyennews@aol.com
Lượt Truy Cập : 153967239.