Trang nhất
  Xã Luận
  Đọc Báo Trong Nước
  Truyện Ngắn
  Kinh Tế
  Âm vang sử Việt
  Tin Thể Thao
  Y Học
  Tâm lý - Xã hội
  Công Nghệ
  Ẩm Thực

    Diễn Đàn Biển Đông
Chuyên gia phân tích 'nước cờ' của Trung Quốc và Philippines trước căng thẳng gia tăng tại Biển Đông
    Hình Ảnh Quê Nhà - Video Clip
Thừa Thiên Huế: Di sản văn hóa với hội nhập và phát triển
    Tin Thế Giới
Kiev xác nhận điều hiếm thấy, NATO ra điều kiện kết nạp Ukraine
    Tin Việt Nam
Quan hệ hợp tác Việt Nam và Trung Quốc đã bước sang một giai đoạn lịch sử mới
    Tin Cộng Đồng
Quốc hội Slovakia thông qua đề xuất sửa đổi Đạo luật về tị nạn
    Tin Hoa Kỳ
Bầu cử Mỹ: Người vừa đánh bại ông Trump là ai?
    Văn Nghệ
Hòa Minzy 'xinh như công chúa' đón tuổi mới, Văn Toàn nói 1 từ liền gây chú ý
    Điện Ảnh
Tổng thống Joe Biden trao huân chương cho Dương Tử Quỳnh tại Nhà Trắng
    Âm Nhạc
Westlife thông báo trở lại Việt Nam với 2 đêm diễn tại Hà Nội
    Văn Học
Nhà văn Lý Lan trở thành nữ 'Hiệp sĩ Dế Mèn' đầu tiên

Thông Tin Tòa Soạn

Tổng biên tập:
Tiến Sĩ
Nguyễn Hữu Hoạt
Phụ Tá Tổng Biên Tập
Tiến Sĩ
Nhật Khánh Thy Nguyễn
Tổng Thư ký:
Quách Y Lành




   Tin Thế Giới
Ukraine học bài của Nga, Moscow dùng đòn năng lượng?
Quân đội Ukraine cho biết đã đẩy lùi những cuộc tấn công dồn dập của ly khai, trong khi một lần nữa cụm từ trưng cầu dân ý được nhắc đến

 


Ukraine học bài

 

Nhiều ngày nay, điểm nóng Ukraine lại sôi sục vì vấn đề có hay không việc quốc gia này được tham gia vào NATO. Trong cuộc hội đàm giữa Ngoại trưởng Nga và Đức ở Moscow hôm 18/11, ông Sergei Lavrov đã lật bài và khẳng định nước Nga không muốn nhìn thấy Ukraine treo cờ của NATO ở trước cửa Bộ Quốc phòng.

 

Và sau khi hồ hởi tuyên bố hai bên đã gần như thỏa thuận được mọi mấu chốt của cuộc khủng hoảng Ukraine, Ngoại trưởng Đức Frank-Walter Steinmeier cũng khẳng định lập trường của Berlins là không đồng thuận cho Ukraine gia nhập NATO.

 

Dường như Nga và Đức đã tìm được tiếng nói chung trong vấn đề này. Cần chú ý rằng Đức đang là đầu tàu kinh tế của EU, tiếng nói có tầm ảnh hưởng nhất liên minh này. Và một khi  không có cái gật đầu của Đức, cơ hội đặt chân vào NATO của Ukraine dường như đã chấm hết.

 


Ngoại trưởng Đức và Ngoại trưởng Nga trong cuộc họp báo sau khi hội đàm

 

Tuy nhiên, chỉ sau đó vài ngày, hôm 23/11, tại hội nghị của Hội đồng Nghị viện NATO lần thứ 60, các đại diện khác của châu Âu và Mỹ đều khẳng định cánh cửa với Ukraine chưa hề khép lại bao giờ.

 

Đặc biệt, hội đồng này còn thông qua một bản Nghị với nội dung kiên quyết hỗ trợ Ukraine. Cụ thể, Nghị quyết này nêu rõ NATO đảm bảo thực hiện đầy đủ và nhanh chóng các cam kết giúp đỡ Kiev trước đó.

 

Các nước thành viên NATO nhanh chóng xem xét các biện pháp hỗ trợ nước này về kinh tế, chính trị, tài chính, kỹ thuật để giúp Ukraine bảo vệ chủ quyền và xây dựng nền dân chủ mạnh mẽ.

 

Đó là những điều quá mát tai với Ukraine, nhưng chưa hết, NATO cam kết đưa ra các gói trừng phạt với Nga cho đến khi Moscow tỏ thiện chí và thể hiện vai trò của mình như một yếu tố trung lập. Đồng thời, Crimea sẽ không bao giờ được các thành viên NATO công nhận là lãnh thổ của nước Nga.

 

Trước những động thái hậu thuẫn mạnh mẽ như vậy, Ukraine bắt đầu sử dụng chiêu bài mà đã rất nhiều lần Nga hay những người ly khai miền Đông thực hiện: Trưng cầu dân ý.

 

Từ khóa này một lần nữa nóng lên, nhưng lần này là dưới sự thực hiện của chính quyền Kiev. Trong ngày 24/11, khi Nghị quyết của Hội đồng NATO được ban bố, cũng là lúc ông Tổng thống Poroshenko tự tin tuyên cáo trước giới truyền thông rằng Ukraine sẽ trưng cầu dân ý để quyết định có gia nhập vào NATO hay không.

 

Thể hiện một chính quyền hoàn toàn dân chủ, Kiev lớn tiếng: "Gia nhập NATO hay không là vấn đề của Ukraine, và chỉ có nhân dân Ukraine quyết định được điều này. Một cuộc thăm dò ý dân là điều hợp lý. Ý nguyện đó sẽ được chấp thuận hoàn toàn."

 


Khung cảnh cuộc họp của Hội đồng NATO

 

Có thể thấy rằng, gia nhập NATO là giấc mơ của Kiev, thậm chí Kiev muốn điều đó đến càng nhanh càng tốt. Vấn đề ở đây không phải ý dân quyết thế nào, mà điều kiện cần và đủ đều là Mỹ và NATO đã đủ quyết tâm để đưa Ukraine đứng chung hàng ngũ với mình hay chưa.

 

Để thực hiện được mục đích chính trị của mình, một lần nữa những người dân Ukraine khốn khổ, đang chịu cảnh bom rơi đạn lạc, thiếu thốn lương thực, thuốc men, nhu yếu phẩm... dù ở miền Đông ly khai hay miền Tây, lại đang đóng vai trò cầm cân nảy mực.

 

Vì sao NATO sốt ruột?

 

Việc có được những thỏa thuận với Đức ở Moscow tưởng như đã đưa được vấn đề Ukraine đến chung kết, bao gồm quốc gia này không được vào NATO và các hiệp định ngừng bắn, cũng như biên giới kiểm soát của người ly khai đều được tôn trọng.

 

Tuy nhiên, một tiếng nói của Đức không đủ để thay đổi cục diện. Năm 2008, khi cuộc "cách mạng cam" ở Ukraine thành công, NATO đã ngấp nghé mời quốc gia Đông Âu sát biên giới Nga này vào cùng đội ngũ, nhưng chính nữ Thủ tướng Angela Merkel đã thành công trong việc ngăn cản điều này.

 

Nhưng cục diện lần này đã khác. NATO đang tỏ ra đoàn kết hơn và theo đuổi một quyết tâm đối đầu với Nga đến cùng. Sở dĩ có điều này, không phải xuất phát từ cán cân lực lượng mạnh yếu giữa Nga và NATO, mà khởi nguồn từ chính quyền Washington.

 

Người nắm quyền ở Nhà Trắng đang là Tổng thống Obama của Đảng Dân chủ. Tuy nhiên, chính quyền của ông đang vấp phải những phản ứng quyết liệt của Đảng Cộng hòa, khi kết quả cuộc bầu cử giữa kỳ vừa qua đã biến Quốc hội lưỡng viện trở thành đối đầu với Nhà Trắng.

 

Đồng thời, uy tín của chính quyền Obama hay của Đảng Dân chủ đang bị giảm sút nghiêm trọng khi quyền uy của nước Mỹ không được tôn trọng trong các vấn đề thế giới.

 


Cảnh hoang tàn ở miền Đông Ukraine

 

Để tìm lại uy tín của chính quyền, đã có một người phải ra đi, đó là Bộ trưởng Quốc phòng Chuck Hagel. Nhưng như vậy là chưa đủ. Người ta muốn nhìn thấy nhiều việc làm quyết liệt hơn. Đó là lý do vì sao từ việc muốn rút chân khỏi vũng bùn Ukraine, Mỹ đang quay trở lại nhanh chóng và đầy quyết tâm.

 

Chắc chắn sẽ có nhiều sức ép lớn hơn dành cho nước Nga, từ kinh tế đến chính trị. Thậm chí đã có thông tin rằng phương Tây đang muốn tái hiện một cuộc cách mạng lật đổ như thời Liên Xô để nhằm vào "đế chế Putin".

 

Và tờ báo Pháp nổi tiếng Le Figaro nhấn mạnh mối quan hệ giữa Nga và phương Tây đang chạm ngưỡng vạch đỏ, và chỉ một tác động nhỏ từ bất kỳ bên nào, họ sẽ quay trở lại thời kỳ Chiến tranh lạnh.

 

Nga dùng đến hạ sách?

 

Từ đầu cuộc khủng hoảng đến nay, Nga luôn cố tỏ ra mình là một thế lực hoàn toàn... trung lập. Điều đó lý giải vì sao Nga luôn tôn trọng mọi cuộc bầu cử của chính quyền Kiev, luôn kêu gọi ngừng bắn và sẵn sàng ngồi vào bất kỳ bàn đàm phán nào.

 

Thậm chí, người ta đã từng nghĩ chiêu bài năng lượng sẽ được dùng để tạo sức ép cho Ukraine và EU. Tuy nhiên, đến giờ G, trước khi mùa đông ập đến, Nga vẫn bán khí đốt giá thấp cho Ukraine với yêu cầu chỉ cần trả nợ. Quan điểm này hợp tình hợp lý với những nguyên tắc làm ăn sòng phẳng và những nhà tư bản phương Tây không có lý do gì để chê trách.

 


Sức ép từ năng lượng bắt đầu được Nga sử dụng ở cục diện khủng hoảng Ukraine

 

Nhưng khi sức ép được gia tăng, và Ukraine trong tương lai gần chắc chắn trở thành thành viên của NATO, Moscow đã không thể giữ bộ mặt quân tử lâu hơn được. Ngày 24/11, Nga bất ngờ đơn phương ngừng cung cấp than đá cho Ukraine.

 

Bộ trưởng Năng lượng Ukraine Yuri Prodan đã lặng người tuyên bố: "Nga vừa giáng một đòn vào nguồn năng lượng của Ukraine." Việc Donetsk và Lugansk ly khai đã khiến Kiev thiếu tới 40% lượng than đá cần thiết để vận hành các nhà máy năng lượng.

 

Việc mua được than đá của Nga sẽ khiến Ukraine tiết kiệm gần 3 lần số tiền bỏ ra đề mua than từ nước thứ ba, ví dụ như Nam Phi. Trong bôí cảnh mùa đông đã đến, ngân khố eo hẹp, đòn đánh về than đá này không khác gì chí mạng.

 

Nga đã phải dùng đến một phần của quân bài năng lượng. Và nếu tiếp tục căng thẳng, dồn ép, rất có thể Nga sẽ dùng dầu khí để gây tác động đến không chỉ Ukraine mà cả EU.
DanQuyen.com
    Phản Hồi Của Độc Giả Về Bài Viết
Họ và Tên
Địa chỉ
Email
Tiêu đề
Nội dung
Gửi cho bạn bè Phản hồi

Các bài viết mới:
    Kiev xác nhận điều hiếm thấy, NATO ra điều kiện kết nạp Ukraine (13-06-2024)
    Hội nghị G7 khai mạc tại Italia, ra một loạt tuyên bố đáng chú ý (13-06-2024)
    Sau tuyên bố chấn động châu Âu của Tổng thống Pháp, lãnh đạo NATO gửi thông điệp (13-06-2024)
    Hungary phản ứng trước quyết định của tòa án EU (13-06-2024)
    Thái Lan tìm biện pháp đưa đất nước trở thành trung tâm du lịch toàn cầu (13-06-2024)
    Phó Tổng thống Malawi và 9 người khác thiệt mạng trong vụ máy bay rơi (11-06-2024)
    Hezbollah tiếp tục tập kích tên lửa dữ dội sang Israel (11-06-2024)
    Nga thâu tóm thêm 2 làng tiền tuyến, Đức gửi tên lửa, đạn dược cho Ukraine (11-06-2024)
    Con đường vô vọng của Mỹ ở Trung Đông (11-06-2024)
    Khai mạc Hội nghị Bộ trưởng Ngoại giao BRICS (10-06-2024)
    Hội nghị hòa bình Ukraine dự kiến vắng bóng nguyên thủ một số nước quan trọng (10-06-2024)
    Cơn 'địa chấn' ở châu Âu và hàm ý với Ukraine (10-06-2024)
    Israel thành công giải cứu con tin, Hamas thề quyết không đầu hàng (09-06-2024)
    Mỹ kêu gọi các nước Arab không đặt thời hạn cho giải pháp hai nhà nước thời hậu chiến (09-06-2024)
    Bầu cử Tổng thống Iran: Chỉ 6 ứng cử viên đủ tư cách tranh cử (09-06-2024)
    Lính Nga tập trung ở ngoại ô Chasiv Yar, Pháp chuyển thêm vũ khí cho Ukraine (09-06-2024)
    Nguyên nhân Tổng thống Ukraine bất ngờ thay đổi lập trường với Trung Quốc (08-06-2024)
    Thách thức với Tổng thống Putin: Dân số suy giảm giữa xung đột kéo dài với Ukraine (08-06-2024)
    Du lịch 'nâng bước' quan hệ Trung Quốc-Campuchia (08-06-2024)
    Houthi lại tấn công tàu ở Biển Đỏ, Mỹ phản đòn (08-06-2024)

Các bài viết cũ:
    Thủ lĩnh biểu tình Hồng Kông Joshua Wong bị bắt (26-11-2014)
    Mỹ có vì đồng minh mà gây chiến với Trung Quốc? (26-11-2014)
    Ukraine bẽ mặt vì đồng minh phương Tây (25-11-2014)
    Putin khiến phương Tây phát sốt vì "đòn độc" (25-11-2014)
    Người gây “bão” trong lòng EU (24-11-2014)
    Kế hoạch B của Iran khi đàm phán hạt nhân thất bại (24-11-2014)
    Putin để ngỏ khả năng tiếp tục ứng cử Tổng thống (24-11-2014)
    Vì sao Triều Tiên xích lại gần Nga? (23-11-2014)
    Mỹ và Thổ Nhĩ Kỳ bàn việc “lật đổ” ông Assad (23-11-2014)
    Giới tài phiệt thao túng giá dầu để phá hoại Nga? (23-11-2014)
    Trung Quốc âm mưu bành trướng sang Địa Trung Hải? (23-11-2014)
    Mỹ - Nhật tập trận: Thế “Tam quốc mới” hình thành (23-11-2014)
    Phương Tây vỡ trận bẽ bàng trước Nga (22-11-2014)
    Quan hệ Trung – Mỹ căng thẳng (22-11-2014)
    Thêm biểu hiện Triều Tiên tích cực thân Nga (21-11-2014)
    Ukraina: Khi nào thì đánh? (21-11-2014)
    Câu chuyện đi hay ở của Anh tại EU (20-11-2014)
    Ông Putin muốn Nga "thân thiết" hơn với Triều Tiên (20-11-2014)
    Tình hình Ukraine: Có động thái chuẩn bị vũ khí? (19-11-2014)
    Đức có thể hòa giải Nga và EU? (19-11-2014)
 
"Hoàng Sa, Trường Sa là của Việt Nam".

Chuyển Tiếng Việt


    Truyện Ngắn
48 Giờ Yêu Nhau


   Sự Kiện

Lời Di Chúc của Vua Trần Nhân Tôn





 

Copyright © 2010 DanQuyen.com - Cơ Quan Ngôn Luận Người Việt Hải Ngoại
Địa Chỉ Liên Lạc Thư Tín:
E-mail: danquyennews@aol.com
Lượt Truy Cập : 153552206.