Trang nhất
  Xã Luận
  Đọc Báo Trong Nước
  Truyện Ngắn
  Kinh Tế
  Âm vang sử Việt
  Tin Thể Thao
  Y Học
  Tâm lý - Xã hội
  Công Nghệ
  Ẩm Thực

    Diễn Đàn Biển Đông
Từ mai, Trung Quốc áp dụng luật cho phép bắt người nước ngoài trên biển
    Hình Ảnh Quê Nhà - Video Clip
Tạm dừng bơi lội, lặn ngắm san hô tại nhiều địa điểm ở Côn Đảo
    Tin Thế Giới
Thủ tướng Hungary nói về lý do Tổng thống Ukraine từ chối đề xuất ngừng bắn
    Tin Việt Nam
Thủ tướng Phạm Minh Chính thăm tổ hợp bán dẫn của Samsung
    Tin Cộng Đồng
Chuyện gì đã xảy ra trong thảm kịch 121 người chết ở Ấn Độ
    Tin Hoa Kỳ
Ông Biden lên tiếng sau màn khẩu chiến 'nảy lửa' với ông Trump
    Văn Nghệ
Hòa Minzy 'xinh như công chúa' đón tuổi mới, Văn Toàn nói 1 từ liền gây chú ý
    Điện Ảnh
Studio nhận bão chỉ trích, tẩy chay sau vụ Châu Bùi bị quay lén trong toilet
    Âm Nhạc
Tự hào là chính mình - Thông điệp tháng 6 kết nối nghệ sĩ và khán giả
    Văn Học
Một nam học sinh phao tin 'lộ đề thi tốt nghiệp THPT'

Thông Tin Tòa Soạn

Tổng biên tập:
Tiến Sĩ
Nguyễn Hữu Hoạt
Phụ Tá Tổng Biên Tập
Tiến Sĩ
Nhật Khánh Thy Nguyễn
Tổng Thư ký:
Quách Y Lành




   Tin Thế Giới
Chiến thuật 'mượn sức thắng sức' của Nga
Ai cũng biết Tổng thống Nga V.Putin xuất thân là nhà tính báo và võ Judo, ông đã đạt đẳng cấp đai đen.

 


Có thể nói, từ cuộc khủng hoảng Ukraine, Nga, dưới sự lãnh đạo của Tổng thống Putin đã thi triển những “nước đi” hết sức ngoạn mục mà khiến cho đối thủ cũng phải “tâm phục khẩu phục”.

 

Ông-Tổng thống Putin luôn luôn áp dụng đúng lúc, đúng thời cơ tư tưởng chiến thuật của môn võ Judo vào trong các quyết sách xử lý tình huống, đó là “lấy nhu thắng cương” hay “mượn sức thắng sức” để quật ngã đối thủ.

 

Điểm đầu tiên-Crimea. Còn nhớ cuộc biểu tình bạo loạn lật đổ Tổng thống Ukraine Yanukovych trong tháng 2/2014. Có thể nói, phương Tây và giới chính trị đối lập thân phương Tây đã tạo ra một sức mạnh cuồng nộ như vậy thì không một chế độ nào có thể đứng vững trước làn sóng mang tên Maidan hay sức mạnh Maidan.

 

Cái đau không kịp kêu của Kiev là Nga đã dùng cái “sức mạnh” không được kiểm soát này để lẹ làng lấy Crimea mà không tốn một mũi tên, một con người. Đòn này hay ở chỗ là nó cùng lúc diễn ra trong ngày vui toàn thắng của lực lượng đối lập Ukraine, cho nên, cảm giác ban đầu, nó chỉ là một cái “nhói đau” mà thôi.

 

Mất Crimea, cái “nhói đau” ngấm dần, sâu, làm Ukraine lảo đảo, nhưng vẫn đang còn sức, Kiev vùng lên dùng sức mạnh để bình định miền Đông với những tuyên bố và hành động cực kỳ hung dữ, không khoan nhượng với ngay nhân dân của mình.

 

 Nhưng một lần nữa, sức mạnh “không được kiểm soát” này lại bị Nga lựa thế quật tiếp, mất miền Đông là hiện hữu. Lần này thì Ukraine quỵ hẳn, nội lực đã bị Nga triệt tiêu, Kiev chỉ biết kêu gào sự giúp đỡ của nước ngoài.

 

Có thể nói, chỉ với 2 đòn tá sức, Ukraine bị quỵ hẳn, do đó, vấn đề bây giờ là không phải Ukraine sẽ chống Nga như thế nào (vì đã bị Nga phế nội lực, loại khỏi vòng chiến), mà phương Tây và Mỹ sẽ đối đầu với Nga vì Ukraine ra sao mà thôi.

 

Điểm thứ hai-hủy bỏ South Stream. Đúng như thế, phương Tây với liên minh EU dưới sự chỉ huy của Mỹ đã dùng sức mạnh kinh tế để ra đòn trừng phạt Nga. EU đã cậy mạnh ra đòn tới tấp làm Nga phải gồng mình lên để chịu đòn, bao gồm cả “đòn dưới thắt lưng” là ngăn chặn Nga làm dự án South Stream.

 

Nói là “đòn dưới thắt lưng” bởi South Stream là dự án làm lợi lớn cho các thành viên Đông-Nam EU, nhưng do ban lãnh đạo châu Âu (EC) cho rằng, nếu dự án này hoàn thành thì Nga sẽ độc quyền về cung cấp năng lượng cho châu Âu, cho nên EC gây sức ép buộc Bulgaria từ chối.

 

Như vậy EC, vì “mưu đồ chính trị” đã bất chấp quyền lợi của 7 thành viên EU, bất chấp tình hình Ukraine bất ổn sẽ tạo ra nguy cơ 7 thành viên EU này có thể bị “bắt làm con tin”… để ra đòn với Nga tạo điều kiện cho Mỹ “cướp thị trường khí đốt của Nga” tại châu Âu sau này. Sự ngăn chặn của EC là rất quyết liệt nhằm buộc Nga hoặc là phải chấp nhận các điều kiện của EC đưa ra trong dự án South Stream, hoặc là không bán được khí đốt…

 

Nga đã rất lì đòn để chờ đợi thời điểm phản đòn. Và, Nga đã phản đòn sau chuyến thăm Thổ Nhĩ Kỳ của Putin: Hủy bỏ dự án South Stream.

 

Không cần bình luận nhiều, vì báo chí đã nói rất kỹ, ở đây, chúng ta chỉ cần biết là chính anh ra đòn (ngăn cấm), nhưng khi đối thủ “buộc” phải chấp nhận thì anh lại vội vã thu đòn (yêu cầu đối thủ tiến hành)…là một sự mâu thuẫn. Giải thích sự mâu thuẫn này chỉ có thể là: Đòn đánh của anh bị đối thủ dùng quật lại nguy hiểm, khủng khiếp hơn, thế thôi.

 

Vừa qua, báo chí đã có nhiều bài phân tích những bước “rẽ ngoặt” ngoạn mục của Nga trong chiến thuật chọc thủng vòng vây của Mỹ-phương Tây, như quan hệ với Trung Quốc, rồi đặc biệt trong chuyến thăm Ấn Độ vừa qua. Tuy nhiên, đó không phải là những đòn mang bản sắc “tình báo” và “judo” mà chỉ có 2 sự kiện mang tên Crimea và South Stream mới thể hiện đầy đủ, rõ nét nhất dấu ấn của nó. Đó là “mượn sức đánh sức”, chỉ phản công khi bị tấn công của môn võ judo, đó là đòn hiểm, làm nội bộ chia rẽ, rối loạn, làm đối phương tan rã từ bên trong…của môn tình báo.

 

Như vậy, trong tình hình hiện tại, sẽ có những pha phản đòn nào của Nga được coi nằm trong “top” trên không?

 

1- Sự kiện tàu Mistral của Pháp. Phải thừa nhận là Pháp ra đòn với Nga trước, khi hủy bỏ bàn giao tàu này cho Nga với lý do là Nga gây bất ổn ở Ukraine. Thực ra, Nga quá hiểu Pháp bị áp lực quá lớn của Mỹ nên Nga vẫn cù cưa kéo dài thời gian để chọn thời điểm thích hợp phản đòn, buộc Pháp phải lựa chọn. Miếng võ này sẽ lặp lại như trong lần phản đòn South Stream?

 




Tàu Mistral-niềm kiêu hãnh của nền công nghiệp quân sự nước Pháp hay là nơi chôn vùi danh dự nước Pháp?

 

Mới đây, Nga đã cho một số quan chức cấp cao Nga tuyên bố rằng, “đã đến lúc Nga không cần Mistral vì chưa hợp với phương án tác chiến hiện tại, Nga cần tiền hơn”, rằng “Nga có thừa khả năng và đang sẵn sàng đóng tàu loại như Mistral phù hợp với yêu cầu tác chiến hơn…”. Điều này có nghĩa là tàu Mistral với Nga bây giờ có cũng được, không có cũng chả sao. Phải chăng, đây là dấu hiệu Nga buộc Pháp trả lại tiền cọc 1,6 tỷ USD và bồi thường hợp đồng, ít nhất là 3,75 tỷ USD?

 

Nếu chọn đền bù hợp đồng, thì trong mắt châu Âu và thế giới, Pháp cũng chỉ vậy thôi, dưới gậy chỉ huy của Mỹ. Nga đã từng chỉ thẳng “Bulgaria không có chủ quyền” trong lý do Nga hủy South Stream thì Nga sẽ không kiệm lời để khích động dân tộc Pháp.

 

Nếu vẫn bàn giao tàu cho Nga thì Pháp chỉ còn cách là phải rời EU và NATO.

 

Như vậy, chính Pháp ra đòn với Nga trước và cũng chính đòn này lại khiến Pháp bị áp lực rất lớn và phải chịu 2 sự lựa chọn khắc nghiệt, trong khi cả hai lựa chọn của Pháp mà bất cứ lựa chọn nào hiện giờ cũng đều có lợi cho Nga.

 

2- Nga sẽ ký với Nhật Bản hiệp ước hòa bình? Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe nói rằng ông sẽ giải quyết các vấn đề tranh chấp lãnh thổ phía Bắc và ký một hiệp ước hòa bình với Moscow bằng mọi giá. Lịch sử đang lặp lại? Đây phải chăng giống như quyết định chưa tấn công Nga ở Viễn Đông trong thế chiến thứ 2 của Nhật Bản mà tình báo Nga biết được, đã khiến Nga thoát chết? Chưa nghe thấy động thái gì của Nga, nhưng chắc chắn Nga đã đang chuẩn bị kỹ cho chuyến thăm sắp tới của ông Putin.

 

Rõ ràng là Trung Quốc đừng vội hí hửng, bộc lộ quá sớm là sẽ bắt chẹt được Nga trong lúc hoạn nạn. Nga còn rất nhiều “khoảng trống để xử lý kỹ thuật”.

 

Trong “cái khó ló cái khôn”, Nga là một cường quân sự, một nước lớn gồm cả nghĩa đen lẫn nghĩa bóng, Nga không phải là Liên Xô trước đây, thế giới cũng khác thời Liên Xô… thì đe dọa, khuất phục nước Nga là điều hoang tưởng, ngộ nhận nguy hiểm, nó chỉ làm cho an ninh khu vực và thế giới căng thẳng mà thôi.
DanQuyen.com
    Phản Hồi Của Độc Giả Về Bài Viết
Họ và Tên
Địa chỉ
Email
Tiêu đề
Nội dung
Gửi cho bạn bè Phản hồi

Các bài viết mới:
    Thủ tướng Hungary nói về lý do Tổng thống Ukraine từ chối đề xuất ngừng bắn (03-07-2024)
    Rộ tin đồn Tổng thống Ukraine Zelensky thất vọng với Thủ tướng Shmyhal (03-07-2024)
    Trung Quốc hiện diện tại 4 căn cứ quân sự cũ của Liên Xô trên đất Cuba? (03-07-2024)
    'Đồng minh' của Tổng thống Putin tới Ukraine, kêu gọi ngừng bắn (02-07-2024)
    Hà Lan bắt đầu cung cấp máy bay F-16 cho Ukraine, Nga ráo riết ngăn chặn (02-07-2024)
    Tướng Nga dự đoán thời điểm xung đột với Ukraine kết thúc (02-07-2024)
    Lý do một thành viên NATO đột nhiên muốn gia nhập BRICS (02-07-2024)
    Ông Hun Sen đề nghị tất cả chùa đánh trống, bắn pháo hoa khi khởi công kênh đào Techo (01-07-2024)
    BTQP Nga yêu cầu các lực lượng chuẩn bị 'phản ứng' UAV của Mỹ trên Biển Đen (01-07-2024)
    Toàn quyền thứ 28 của Australia lạc quan về triển vọng của đất nước (01-07-2024)
    EU 'nín thở' khi Hungary cam kết sẽ 'làm cho châu Âu vĩ đại trở lại' (01-07-2024)
    Nước Pháp bước vào cuộc bỏ phiếu lịch sử (30-06-2024)
    Xe tăng chìm khi băng qua sông, 5 binh sĩ thiệt mạng (30-06-2024)
    150 máy bay, hơn 40 tàu rầm rộ tập trận hải quân lớn nhất thế giới (28-06-2024)
    Tổng thống Zelensky: Ukraine không muốn kéo dài xung đột với Nga (28-06-2024)
    Thổ Nhĩ Kỳ bắt giữ 28 nghi phạm IS trong chiến dịch truy quét toàn quốc (28-06-2024)
    Công ty Đức ngày càng tin tưởng đầu tư vào Ấn Độ (28-06-2024)
    Nga ký thỏa thuận cung cấp khí đốt cho Iran (26-06-2024)
    Máy bay Nga tiến vào không phận Mỹ: Đón quan chức hay mang thông điệp? (26-06-2024)
    Những tác động tiềm tàng từ cuộc bầu cử sớm ở Pháp (26-06-2024)

Các bài viết cũ:
    ​Phép thử cho chính sách kinh tế của Thủ tướng Abe (14-12-2014)
    Kiếm bộn tiền nhờ giống hệt Obama (14-12-2014)
    Tổng thống Ukraine đang thất hứa với dân? (14-12-2014)
    Nga lấy gì đáp trả đòn phạt mới của Mỹ? (14-12-2014)
    Nga “phản công” ngoạn mục, phương Tây sững sờ (13-12-2014)
    IS biết ơn Mỹ đã giúp tạo ra tổ chức (13-12-2014)
    Người dân Nicaragua kịch liệt phản đối "Con kênh Trung Quốc" (13-12-2014)
    Triều Tiên lần hai công khai "xa lánh" Trung Quốc (13-12-2014)
    Ai là người Trung Quốc? Chính trị bản sắc tại Đài Loan và Hong Kong (12-12-2014)
    Phong trào chiếm trung tâm Hồng Kông đạt được gì? (12-12-2014)
    Mỹ - Trung luận anh hùng (12-12-2014)
    Nga khoét sâu mâu thuẫn Mỹ-đồng minh (12-12-2014)
    Siết tay với Ấn Độ: Nga tiếp tục 'cào bằng quan hệ' (12-12-2014)
    Triều Tiên “sẽ có 20 quả bom hạt nhân vào năm 2016” (11-12-2014)
    ‘Phương Tây tạo bằng chứng giả biến Nga thành kẻ xâm lược’ (11-12-2014)
    Đằng sau những lời mềm mỏng của Nga-EU ở Ukraine (11-12-2014)
    Thêm bài học cảnh giác trước Trung Quốc (10-12-2014)
    Nước cờ của Nga ở Ankara (10-12-2014)
    Cuộc chiến tàn khốc ở Ukraine đã đến hồi kết? (10-12-2014)
    Tổn thương nặng, Đức vẫn không buông tha Nga? (10-12-2014)
 
"Hoàng Sa, Trường Sa là của Việt Nam".

Chuyển Tiếng Việt


    Truyện Ngắn
48 Giờ Yêu Nhau


   Sự Kiện

Lời Di Chúc của Vua Trần Nhân Tôn





 

Copyright © 2010 DanQuyen.com - Cơ Quan Ngôn Luận Người Việt Hải Ngoại
Địa Chỉ Liên Lạc Thư Tín:
E-mail: danquyennews@aol.com
Lượt Truy Cập : 153897472.