Trang nhất
  Xã Luận
  Đọc Báo Trong Nước
  Truyện Ngắn
  Kinh Tế
  Âm vang sử Việt
  Tin Thể Thao
  Y Học
  Tâm lý - Xã hội
  Công Nghệ
  Ẩm Thực

    Diễn Đàn Biển Đông
Từ mai, Trung Quốc áp dụng luật cho phép bắt người nước ngoài trên biển
    Hình Ảnh Quê Nhà - Video Clip
Tạm dừng bơi lội, lặn ngắm san hô tại nhiều địa điểm ở Côn Đảo
    Tin Thế Giới
Thủ tướng Hungary nói về lý do Tổng thống Ukraine từ chối đề xuất ngừng bắn
    Tin Việt Nam
Thủ tướng Phạm Minh Chính thăm tổ hợp bán dẫn của Samsung
    Tin Cộng Đồng
Chuyện gì đã xảy ra trong thảm kịch 121 người chết ở Ấn Độ
    Tin Hoa Kỳ
Ông Biden lên tiếng sau màn khẩu chiến 'nảy lửa' với ông Trump
    Văn Nghệ
Hòa Minzy 'xinh như công chúa' đón tuổi mới, Văn Toàn nói 1 từ liền gây chú ý
    Điện Ảnh
Studio nhận bão chỉ trích, tẩy chay sau vụ Châu Bùi bị quay lén trong toilet
    Âm Nhạc
Tự hào là chính mình - Thông điệp tháng 6 kết nối nghệ sĩ và khán giả
    Văn Học
Một nam học sinh phao tin 'lộ đề thi tốt nghiệp THPT'

Thông Tin Tòa Soạn

Tổng biên tập:
Tiến Sĩ
Nguyễn Hữu Hoạt
Phụ Tá Tổng Biên Tập
Tiến Sĩ
Nhật Khánh Thy Nguyễn
Tổng Thư ký:
Quách Y Lành




   Tin Thế Giới
IS đã tấn công nước Úc?
rong khi liên minh quốc tế chống Nhà nước Hồi giáo tự xưng (IS) đang chia rẽ về chiến lược thì nhóm IS đã tiến hành phản công ngay tại chính các nước tham gia liên minh.

 



Các con tin bị khủng bố bắt giữ trong một quán cafe ở giữa trung tâm Sydney, Úc, sáng 15/12.

 

IS bắt con tin ngay tại Sydney

 

Sáng nay 15/12, truyền thông Úc đưa tin, nhiều con tin đã bị bắt giữ trong quán cafe Lindt Chocolat Cafe ở Martin Place, trung tâm thành phố Sydney.

 

Hình ảnh từ hiện trường qua cửa sổ của quán cho thấy có ít nhất 3 con tin giơ tay đầu hàng. Lực lượng chức năng Úc lo ngại đây là một vụ tấn công có liên quan tới các phần tử Hồi giáo do người ta cũng nhìn thấy qua cửa sổ một lá cờ màu đen có dòng chữ Arập. Lá cờ này cũng được giơ lên sau lưng các con tin. Các nhân chứng cho hay đã nghe thấy nhiều tiếng súng nổ, có thể là súng ngắn. Số con tin bị bắt giữ có thể lên tới hàng chục người.

 

Ngay lập tức, hàng chục nhân viên cảnh sát Úc được trang bị vũ khí hạng nặng với quần áo bảo hộ đã tới phong tỏa hiện trường. Người dân được khuyến cáo tránh xa khu vực này. Cảnh sát cũng chặn các tàu và xe bus. Các nhà điều hành tàu cho biết đã có một lời đe dọa đánh bom tại Martin Place.

 

Sáng nay Thủ tướng Úc Tony Abbott đã triệu tập khẩn cấp Ủy ban An ninh Quốc gia về vụ bắt cóc con tin. Tuyên bố từ Văn phòng Thủ tướng Abbott nêu rõ: "Rõ ràng, đó là một vụ việc rất đáng quan ngại, song tất cả người dân Úc cần được trấn an rằng các cơ quan thực thi luật pháp và an ninh của chúng ta được huấn luyện, trang bị tốt và họ đang xử lý vụ việc một cách triệt để và chuyên nghiệp".

 

Liên minh chống IS chia rẽ

 

Trong khi đó, cuộc chiến chống IS tại Iraq và Syria của liên minh do Mỹ đứng đầu vẫn chưa giành được thắng lợi cuối cùng. Lý do là vì liên minh này đang bị phân tán.

 

Tại cuộc họp mới đây ở Bruxelles, các thành viên NATO và các nước tham gia chống IS đã thể hiện rõ hơn sự khác biệt trong chiến lược chống IS.

 

Trước tiên là Mỹ, nước cầm đầu liên quân, với việc Bộ trưởng Quốc phòng Chuck Hagel từ chức. Nguyên nhân là do ông Hagel muốn tham chiến mạnh hơn ở Syria trong khi đó thì Nhà Trắng và các cố vấn của Tổng thống Obama lại đặt trọng tâm ở chiến trường Iraq. Và việc thay đổi Bộ trưởng quốc phòng cho thấy Mỹ sẽ tiếp tục tập trung ở Iraq. Mỹ làm như vậy cũng có lý của mình vì nước này đã đóng quân lâu ở Iraq và hiểu rõ tình hình ở đó. Hơn nữa, chủ lực của IS lại nằm ở Iraq.

 

Iran cũng đã tham gia không kích trên lãnh thổ Iraq và đã đẩy lùi được IS ở nhiều địa điểm. Như vậy, vô tình IS đã đẩy Mỹ và Iran về một chiến tuyến. Thế nhưng, Iran là đồng minh của chính quyền Syria, vì thế Mỹ cũng khó lòng tập trung đánh vào chiến trường Syria.

 

Trong khi đó, thì đồng minh của Mỹ là Thổ Nhĩ Kỳ lại ngày đêm mong muốn lật đổ Tổng thống Syria Bachar al Assad. Thổ Nhĩ Kỳ có đường ranh giới khá dài với Syria, và muốn thành lập vùng đệm và khu vực cấm bay ở ranh giới để tiếp nhận người chạy loạn từ Syria. Thế nhưng Mỹ lại không tha thiết với ý định này, đồng thời Mỹ cũng không muốn làm mất lòng Iran, một đối tác quan trọng trong cảnh dầu sôi lửa bỏng ở Iraq. Do đó, Thổ Nhĩ Kỳ chưa chấp nhận cho Mỹ sử dụng một căn cứ quân sự quan trọng của nước này.

 

Về phần mình, các nước đồng minh của Mỹ ở châu Âu như Pháp, Anh hay Tây Ban Nha thì muốn tập trung giải quyết mặt trận Syria trước. Các nước châu Âu cho rằng, sẽ không có chiến thắng quyết định nếu không giành được chiến thắng tiên quyết tại Syria, bởi vì lực lượng IS khi bị sức ép ở Iraq thì rút về ẩn trên đất Syria, chưa kể việc Syria là địa điểm chiêu mộ và điểm tập kết của các chiến binh Hồi giáo cực đoan từ khắp nơi trên thế giới của IS.

 

Hiện tại, các nước châu Âu chỉ mới có mặt trên chiến trường Iraq trong khi đó thì những nước Arập trong khu vực như Arập Xê út, Các Tiểu vương quốc Arập Thống nhất hay Bahrein thì chỉ hiện diện ở Syria. Điểm chung duy nhất giữa họ hiện tại là chỉ can thiệp trên không chưa dùng tới bộ binh.

 

Chính phủ Assad tại Syria nhân tình hình lộn xộn đã ra quân tấn công nhiều địa điểm trọng yếu và đẩy lùi quân nổi dậy ở nhiều nơi. Điều đó làm cho các nước chống Assad cảm thấy tức giận.

 

Còn đối với quân đội Iraq, dù được Mỹ tăng cường hỗ trợ, nhưng hiện vẫn còn nhiều vấn đề đặt ra. Tình trạng tham nhũng đang gây suy yếu quân đội nước này. Hiện có khoảng 50.000 vị trí “ma” trong quân đội Iraq, tức là có tên trên danh sách tiền lương nhưng không có mặt trên thực tế. Đây là một nguồn thu bất chính khổng lồ cho các quan chức cấp cao của quân đội Iraq.
DanQuyen.com
    Phản Hồi Của Độc Giả Về Bài Viết
Họ và Tên
Địa chỉ
Email
Tiêu đề
Nội dung
Gửi cho bạn bè Phản hồi

Các bài viết mới:
    Thủ tướng Hungary nói về lý do Tổng thống Ukraine từ chối đề xuất ngừng bắn (03-07-2024)
    Rộ tin đồn Tổng thống Ukraine Zelensky thất vọng với Thủ tướng Shmyhal (03-07-2024)
    Trung Quốc hiện diện tại 4 căn cứ quân sự cũ của Liên Xô trên đất Cuba? (03-07-2024)
    'Đồng minh' của Tổng thống Putin tới Ukraine, kêu gọi ngừng bắn (02-07-2024)
    Hà Lan bắt đầu cung cấp máy bay F-16 cho Ukraine, Nga ráo riết ngăn chặn (02-07-2024)
    Tướng Nga dự đoán thời điểm xung đột với Ukraine kết thúc (02-07-2024)
    Lý do một thành viên NATO đột nhiên muốn gia nhập BRICS (02-07-2024)
    Ông Hun Sen đề nghị tất cả chùa đánh trống, bắn pháo hoa khi khởi công kênh đào Techo (01-07-2024)
    BTQP Nga yêu cầu các lực lượng chuẩn bị 'phản ứng' UAV của Mỹ trên Biển Đen (01-07-2024)
    Toàn quyền thứ 28 của Australia lạc quan về triển vọng của đất nước (01-07-2024)
    EU 'nín thở' khi Hungary cam kết sẽ 'làm cho châu Âu vĩ đại trở lại' (01-07-2024)
    Nước Pháp bước vào cuộc bỏ phiếu lịch sử (30-06-2024)
    Xe tăng chìm khi băng qua sông, 5 binh sĩ thiệt mạng (30-06-2024)
    150 máy bay, hơn 40 tàu rầm rộ tập trận hải quân lớn nhất thế giới (28-06-2024)
    Tổng thống Zelensky: Ukraine không muốn kéo dài xung đột với Nga (28-06-2024)
    Thổ Nhĩ Kỳ bắt giữ 28 nghi phạm IS trong chiến dịch truy quét toàn quốc (28-06-2024)
    Công ty Đức ngày càng tin tưởng đầu tư vào Ấn Độ (28-06-2024)
    Nga ký thỏa thuận cung cấp khí đốt cho Iran (26-06-2024)
    Máy bay Nga tiến vào không phận Mỹ: Đón quan chức hay mang thông điệp? (26-06-2024)
    Những tác động tiềm tàng từ cuộc bầu cử sớm ở Pháp (26-06-2024)

Các bài viết cũ:
    Chiến thuật 'mượn sức thắng sức' của Nga (15-12-2014)
    ​Phép thử cho chính sách kinh tế của Thủ tướng Abe (14-12-2014)
    Kiếm bộn tiền nhờ giống hệt Obama (14-12-2014)
    Tổng thống Ukraine đang thất hứa với dân? (14-12-2014)
    Nga lấy gì đáp trả đòn phạt mới của Mỹ? (14-12-2014)
    Nga “phản công” ngoạn mục, phương Tây sững sờ (13-12-2014)
    IS biết ơn Mỹ đã giúp tạo ra tổ chức (13-12-2014)
    Người dân Nicaragua kịch liệt phản đối "Con kênh Trung Quốc" (13-12-2014)
    Triều Tiên lần hai công khai "xa lánh" Trung Quốc (13-12-2014)
    Ai là người Trung Quốc? Chính trị bản sắc tại Đài Loan và Hong Kong (12-12-2014)
    Phong trào chiếm trung tâm Hồng Kông đạt được gì? (12-12-2014)
    Mỹ - Trung luận anh hùng (12-12-2014)
    Nga khoét sâu mâu thuẫn Mỹ-đồng minh (12-12-2014)
    Siết tay với Ấn Độ: Nga tiếp tục 'cào bằng quan hệ' (12-12-2014)
    Triều Tiên “sẽ có 20 quả bom hạt nhân vào năm 2016” (11-12-2014)
    ‘Phương Tây tạo bằng chứng giả biến Nga thành kẻ xâm lược’ (11-12-2014)
    Đằng sau những lời mềm mỏng của Nga-EU ở Ukraine (11-12-2014)
    Thêm bài học cảnh giác trước Trung Quốc (10-12-2014)
    Nước cờ của Nga ở Ankara (10-12-2014)
    Cuộc chiến tàn khốc ở Ukraine đã đến hồi kết? (10-12-2014)
 
"Hoàng Sa, Trường Sa là của Việt Nam".

Chuyển Tiếng Việt


    Truyện Ngắn
48 Giờ Yêu Nhau


   Sự Kiện

Lời Di Chúc của Vua Trần Nhân Tôn





 

Copyright © 2010 DanQuyen.com - Cơ Quan Ngôn Luận Người Việt Hải Ngoại
Địa Chỉ Liên Lạc Thư Tín:
E-mail: danquyennews@aol.com
Lượt Truy Cập : 153897108.