Trang nhất
  Xã Luận
  Đọc Báo Trong Nước
  Truyện Ngắn
  Kinh Tế
  Âm vang sử Việt
  Tin Thể Thao
  Y Học
  Tâm lý - Xã hội
  Công Nghệ
  Ẩm Thực

    Diễn Đàn Biển Đông
Từ mai, Trung Quốc áp dụng luật cho phép bắt người nước ngoài trên biển
    Hình Ảnh Quê Nhà - Video Clip
Tạm dừng bơi lội, lặn ngắm san hô tại nhiều địa điểm ở Côn Đảo
    Tin Thế Giới
150 máy bay, hơn 40 tàu rầm rộ tập trận hải quân lớn nhất thế giới
    Tin Việt Nam
Hội kiến Tổng bí thư Tập Cận Bình, Thủ tướng kêu gọi đẩy nhanh kết nối giao thông
    Tin Cộng Đồng
Du khách Hàn Quốc bị lạc hơn 100km, tìm được người thân nhờ chiếc móc khóa xe
    Tin Hoa Kỳ
Ông Biden lên tiếng sau màn khẩu chiến 'nảy lửa' với ông Trump
    Văn Nghệ
Hòa Minzy 'xinh như công chúa' đón tuổi mới, Văn Toàn nói 1 từ liền gây chú ý
    Điện Ảnh
Studio nhận bão chỉ trích, tẩy chay sau vụ Châu Bùi bị quay lén trong toilet
    Âm Nhạc
Nhạc sĩ Nguyễn Văn Chung nói gì về ca khúc đang bị lên án vì ca từ dung tục?
    Văn Học
Một nam học sinh phao tin 'lộ đề thi tốt nghiệp THPT'

Thông Tin Tòa Soạn

Tổng biên tập:
Tiến Sĩ
Nguyễn Hữu Hoạt
Phụ Tá Tổng Biên Tập
Tiến Sĩ
Nhật Khánh Thy Nguyễn
Tổng Thư ký:
Quách Y Lành




   Tin Thế Giới
Nga-Mỹ đối đầu bằng chiến tranh cục bộ tại Ukraine
Tổng thống Ukraine và Phó Tổng thống Mỹ đã có cuộc đàm phán về hỗ trợ tài chính. Mỹ đang cố chứng tỏ điều gì?

 


Cây gậy và củ cà rốt...

 

Trong cuộc khủng hoảng Ukraine, Mỹ tiếp tục có những bước đi được đánh giá là không thể ngờ tới. Bởi chỉ mới trước khi cuộc bầu cử giữa nhiệm kỳ diễn ra hồi tháng 10/2014, Tổng thống Obama còn khẳng định Mỹ sẽ không giúp đỡ Ukraine về tài chính hay quân sự.

 

Nhưng đến nay, họ đã gia tăng biện pháp trừng phạt lên kinh tế Nga, viện trợ vũ khí sát thương cho Ukraine, và thêm một động thái cho những ngày cuối năm: Phó Tổng thống Mỹ Joe Biden đã điện đàm với Tổng thống Ukraine về những vấn đề hỗ trợ tài chính.

 

Trên cổng thông tin điện tử của Tổng thống Ukraine Petro Poroshenko đã đưa tin ông và Phó Tổng thống Mỹ Joe Biden đã điện đàm. Nội dung cuộc điện đàm chú trọng vào việc thảo luận các phương án để nhận các gói hỗ trợ tài chính từ Mỹ và có thể từ cả Liên minh châu Âu EU.

 

Phải nói rằng, với Kiev, Mỹ đã như một ông già Noel xuất hiện kịp thời, khen tặng những nỗ lực trở thành đứa trẻ ngoan của chính quyền Kiev. Mọi ước muốn của Ukraine: gia tăng sức ép lên Nga, vũ khí và tiền đều từng bước được Mỹ đáp ứng.

 

Những động thái gần đây của Mỹ, dù mới chỉ lời hứa, nhiệt thành với Ukraine đến mức người ta phải thừa nhận rằng, Washington đã chính thức tham dự vào cục diện cuộc khủng hoảng này, thay vì vẫy cờ cổ vũ từ xa như trước đây. Sự tham gia của Mỹ không phải ngẫu nhiên, nó là kết quả của một loạt diễn biến và thái độ của các bên liên quan trong thời gian qua, đặc biệt là tâm tư của châu Âu - những đồng minh già cỗi và tận tụy của Mỹ.

 


Cử chỉ thân mật của Joe Biden và Petro Poroshenko trong chuyến thăm Ukraine trước đây

 

Khi dự luật hỗ trợ tự do cho Ukraine được Tổng thống Mỹ ký kết ngày 18/12/2014, đánh dấu việc Mỹ chính thức gia tăng các lệnh trừng phạt Nga, đặc biệt nhằm vào các lĩnh vực vũ khí, năng lượng, và trên hết là vốn đầu tư. Tuy nhiên, các biện pháp trừng phạt này sẽ chỉ có hiệu quả với điều kiện EU cũng tham gia.

 

Nếu không có sự hưởng ứng của liên minh châu Âu, Mỹ chẳng khác gì đang làm một hành động vô nghĩa, bởi thực chất hợp tác thương mại giữa Mỹ và Nga gần như không đáng kể. Nhưng hưởng ứng lời kêu gọi trừng phạt của Mỹ hồi tháng 6, EU đã thiệt hại khoảng 40 - 50 tỷ USD, trong khi Mỹ vẫn sống khỏe và không hề bị tác động ngược.

 

Điều này đặt ra câu hỏi cho các nhà tư bản châu Âu rằng có nên hay không tiếp tục hi sinh lợi ích của mình để phục vụ lợi ích Mỹ, trong khi thứ duy nhất Mỹ mất là... nước bọt qua các lời cáo buộc, chỉ trích của ông Obama hay Ngoại trưởng John Kerry.

 

Thời điểm này là giai đoạn nhạy cảm để phép thử cho "tình cảm đồng minh" giữa nội bộ phương Tây, và Washington đã đủ hiểu không thể tiếp tục đứng ngoài cuộc Tổng thống Obama đã từng phát biểu "sự đoàn kết của EU và Mỹ là vũ khí mạnh nhất khiến Nga sợ hãi."

 

Washington đang cố gắng chứng minh cho EU thấy sự quan tâm của mình trong cuộc khủng hoảng Ukraine. Mỹ đang can dự sâu sắc vào cục diện này, đủ để cho EU thấy rằng họ sẽ không bị bỏ rơi. Một khi vai trò lãnh đạo, đi đầu của Mỹ nổi lên rõ ràng, EU sẽ vững tin mà đi theo hướng cây gậy chỉ đường của Mỹ. Đây vẫn là bài cũ, cây gậy và củ cà rốt mà Mỹ đã quen dùng từ thế kỷ 20.

 

Ngoài ra, sở dĩ Mỹ phải can dự vào Ukraine bởi họ hiểu rằng, cuộc chiến với Nga đã chính thức bắt đầu và không còn đường lùi. Với Moscow, Washington cũng đưa ra một phép thử, khi Ngoại trưởng John Kerry ở London hôm 19/12/2014 đã tuyên bố sẽ không có biện pháp trừng phạt nào nếu Nga thay đổi thái độ về vấn đề Ukraine.

 

Thì ngay ngày hôm sau, Tổng thống Putin ra một loạt sắc lệnh nhằm tổng động viên cứu nền kinh tế, đoàn kết dân tộc, ủng hộ chính phủ. Song song với đó, Nga tuyên bố đã khôi phục một loạt căn cứ quân sự tại Crimea.

 


Cả Nga và Mỹ đã không thể vãn hồi cuộc đối đầu của thế kỷ 21 này lại

 

Mỹ hiểu rằng, để nước Nga thay đổi quan điểm là không thể. Đạn đã lên nòng cho cuộc Chiến tranh lạnh 2.0, và như tiền lệ, Mỹ cần có sự giúp đỡ của châu Âu để đạt mục đích hạ gục nước Nga một lần nữa.

 

Nga-Mỹ sẽ đối đầu trực diện?

 

Việc Mỹ viện trợ cả tài chính và vũ khí cho Ukraine đã khẳng định một điều: Không bao giờ Kiev thỏa hiệp với những người ly khai. Và tất nhiên, đó cũng không phải là mục đích của nước Mỹ.

 

Còn với Nga, họ hiểu rằng nếu thua trong cuộc đối đầu này, thể chế của Nga sẽ tan rã. Bởi Ngoại trưởng Sergei Lavrov, hay Tổng thống Putin đã nhiều lần khẳng định: "Mục đích của Mỹ không phải ở Donbass, Ukraine, hay Crimea. Mục đích của họ là thay đổi thể chế của nước Nga."

 

Khi vào một trận chiến sinh tử, tất nhiên tinh thần, ý chí chiến đấu của chiến binh sẽ được phát huy đáng kể. Tuy nhiên, tinh thần là chưa đủ, Nga vẫn cần có những sự chuẩn bị cho riêng mình. Mỹ đang đi những bước đi đầu tiên nhằm đổ tiền, đổ vũ khí vào Ukraine. Và bước đi này để phục vụ mục đích củng cố lực lượng cho mình, mà đích ngắm là sự phục vụ, thần phục của châu Âu như trước đây.

 

Và Nga cũng cần tìm đồng minh cho mình. Tuy nhiên, đây là điểm yếu của nước Nga so với phương Tây. Ngày 22/12/2014, Ngoại trưởng Trung Quốc Vương Nghị đã tuyên bố hùng hồn về việc Bắc Kinh sẵn sàng trợ giúp Moscow nếu được yêu cầu.

 

 


Mối quan hệ Nga - Trung Quốc chưa đủ điều kiện để trở thành đồng minh, Bắc Kinh vẫn toan tính và thiếu sự chân thành

 

Lời tuyên bố trong lúc nước sôi lửa bỏng này có phải là tin vui với Nga, khi họ đã có một đồng minh khổng lồ? Nhưng có lẽ vẫn còn một chặng đường dài cho khái niệm đồng minh giữa Nga và Trung Quốc. Không cần nhiều dẫn chứng, trong lời nói của ông Vương Nghị cũng ẩn chứa đầy sự e dè:

 

"Nếu phía Nga cần, chúng tôi sẽ cung cấp sự hỗ trợ cần thiết trong khả năng của mình. Nhưng tôi tin Moscow có đủ tiềm lực để khắc phục các vấn đề kinh tế hiện nay, và họ cũng có "kinh nghiệm" đối phó với những tình huống tương tự."

 

Thực tế trong cục diện Ukraine hay cuộc đối đầu Nga - phương Tây, Trung Quốc sẽ chỉ giúp Nga với điều kiện họ sẽ có lợi ích tương xứng. Cuộc đấu này Nga buộc phải tự lo cho mình là chính.

 

Và thắng thua chắc chắn sẽ chỉ được định đoạt khi kết quả trên chiến trường Ukraine ngã ngũ. Ukraine sẽ là võ đài để vũ khí Nga đấu với vũ khí Mỹ, để tiền Nga đấu với tiền Mỹ.

 

Cuộc đối đầu giữa Nga - Mỹ tưởng chừng chỉ dừng ở cuộc chiến kinh tế không tiếng súng. Nhưng đến thời điểm này, máu sẽ bắt đầu đổ và họ sẽ đấu với nhau cho đến người Ukraine cuối cùng.
DanQuyen.com
    Phản Hồi Của Độc Giả Về Bài Viết
Họ và Tên
Địa chỉ
Email
Tiêu đề
Nội dung
Gửi cho bạn bè Phản hồi

Các bài viết mới:
    150 máy bay, hơn 40 tàu rầm rộ tập trận hải quân lớn nhất thế giới (28-06-2024)
    Tổng thống Zelensky: Ukraine không muốn kéo dài xung đột với Nga (28-06-2024)
    Thổ Nhĩ Kỳ bắt giữ 28 nghi phạm IS trong chiến dịch truy quét toàn quốc (28-06-2024)
    Công ty Đức ngày càng tin tưởng đầu tư vào Ấn Độ (28-06-2024)
    Nga ký thỏa thuận cung cấp khí đốt cho Iran (26-06-2024)
    Máy bay Nga tiến vào không phận Mỹ: Đón quan chức hay mang thông điệp? (26-06-2024)
    Những tác động tiềm tàng từ cuộc bầu cử sớm ở Pháp (26-06-2024)
    Tòa án Hình sự Quốc tế phát lệnh bắt hai lãnh đạo quân đội Nga (25-06-2024)
    Nhà vua Nhật Bản Naruhito có chuyến thăm cấp nhà nước tới Anh (25-06-2024)
    Ai Cập cần nhập khẩu 1,18 tỷ USD nhiên liệu để giảm thiểu tình trạng thiếu điện (25-06-2024)
    Đoàn xe hộ tống Thủ tướng Hungary gặp tai nạn, cảnh sát dẫn đường tử vong (25-06-2024)
    Ấn Độ tịch thu ô tô cũ từ 10-15 năm tuổi đậu ở nơi công cộng (25-06-2024)
    Tổng thống Zelensky ra lệnh thanh lọc cận vệ nhà nước Ukraine (24-06-2024)
    Báo Mỹ: 'Trùm' tình báo Ukraine hé lộ tình hình xung đột, nói về 'lựa chọn duy nhất' cho Kiev (24-06-2024)
    Hợp tác song phương Trung Quốc - Ba Lan ngày càng sâu sắc (24-06-2024)
    Nga cảnh báo đáp trả các lệnh trừng phạt mới của EU (24-06-2024)
    Thời khắc cuộc tranh luận đầu tiên giữa ông Trump và ông Biden đến gần (24-06-2024)
    Israel không kích Bắc Gaza, 42 người chết (23-06-2024)
    Nga, Mỹ leo thang căng thẳng hạt nhân (23-06-2024)
    Tàu Mỹ bất ngờ cập cảng Hàn Quốc sau khi Nga - Triều ký Hiệp ước phòng thủ chung (23-06-2024)

Các bài viết cũ:
    “Dấu ấn” 3 năm lên nắm quyền của Kim Jong Un (22-12-2014)
    Trung Quốc xây căn cứ quân sự lớn gần Senkaku/Điếu Ngư (22-12-2014)
    Chiến tranh tiền tệ Mỹ-Nga: Phần chìm của 'tảng băng nổi' Ukraine (22-12-2014)
    Triều Tiên dọa cho 'nổ tung' Nhà Trắng (22-12-2014)
    Putin tự tin chơi đẹp giữa cuộc cấm vận (22-12-2014)
    Lo ngại biệt kích Triều Tiên nằm vùng nước Mỹ (21-12-2014)
    Nga sẽ không tha cho hành động thù địch của Mỹ (21-12-2014)
    Cuba trong ván cờ Chiến tranh lạnh 2.0 của Nga-Mỹ (21-12-2014)
    Nga-Mỹ-EU mải đấu đá, để TQ thừa cơ vươn vòi bạch tuộc (21-12-2014)
    Quan hệ Trung - Nhật: Như thế là thách thức! (20-12-2014)
    Chán trừng phạt, EU quay sang "hâm nóng" quan hệ với Nga? (20-12-2014)
    Mật đàm Mỹ - Cuba: Chuyện bây giờ mới kể (20-12-2014)
    Đồng minh ngán ngẩm trò “dạy dỗ” của phương Tây (19-12-2014)
    Hết tiền, EU thừa nhận không thể cứu Ukraine (19-12-2014)
    Nga: 'Nhân tố bí ẩn' trong rạn nứt quan hệ Trung-Triều (19-12-2014)
    Một trong những chương cuối cùng của Chiến tranh Lạnh đang khép lại (19-12-2014)
    Không 'thông cảm' với Putin, EU sẽ tiếp tục trừng phạt Nga (17-12-2014)
    Cuộc chiến giành Bắc Cực mở màn (17-12-2014)
    Mỹ-Nga đang vờn nhau quanh miệng núi lửa (17-12-2014)
    Cuộc chiến giá dầu: OPEC đang chơi trên cơ Nga, Mỹ? (17-12-2014)
 
"Hoàng Sa, Trường Sa là của Việt Nam".

Chuyển Tiếng Việt


    Truyện Ngắn
48 Giờ Yêu Nhau


   Sự Kiện

Lời Di Chúc của Vua Trần Nhân Tôn





 

Copyright © 2010 DanQuyen.com - Cơ Quan Ngôn Luận Người Việt Hải Ngoại
Địa Chỉ Liên Lạc Thư Tín:
E-mail: danquyennews@aol.com
Lượt Truy Cập : 153832423.