Trang nhất
  Xã Luận
  Đọc Báo Trong Nước
  Truyện Ngắn
  Kinh Tế
  Âm vang sử Việt
  Tin Thể Thao
  Y Học
  Tâm lý - Xã hội
  Công Nghệ
  Ẩm Thực

    Diễn Đàn Biển Đông
Từ mai, Trung Quốc áp dụng luật cho phép bắt người nước ngoài trên biển
    Hình Ảnh Quê Nhà - Video Clip
Tạm dừng bơi lội, lặn ngắm san hô tại nhiều địa điểm ở Côn Đảo
    Tin Thế Giới
150 máy bay, hơn 40 tàu rầm rộ tập trận hải quân lớn nhất thế giới
    Tin Việt Nam
Hội kiến Tổng bí thư Tập Cận Bình, Thủ tướng kêu gọi đẩy nhanh kết nối giao thông
    Tin Cộng Đồng
Du khách Hàn Quốc bị lạc hơn 100km, tìm được người thân nhờ chiếc móc khóa xe
    Tin Hoa Kỳ
Ông Biden lên tiếng sau màn khẩu chiến 'nảy lửa' với ông Trump
    Văn Nghệ
Hòa Minzy 'xinh như công chúa' đón tuổi mới, Văn Toàn nói 1 từ liền gây chú ý
    Điện Ảnh
Studio nhận bão chỉ trích, tẩy chay sau vụ Châu Bùi bị quay lén trong toilet
    Âm Nhạc
Nhạc sĩ Nguyễn Văn Chung nói gì về ca khúc đang bị lên án vì ca từ dung tục?
    Văn Học
Một nam học sinh phao tin 'lộ đề thi tốt nghiệp THPT'

Thông Tin Tòa Soạn

Tổng biên tập:
Tiến Sĩ
Nguyễn Hữu Hoạt
Phụ Tá Tổng Biên Tập
Tiến Sĩ
Nhật Khánh Thy Nguyễn
Tổng Thư ký:
Quách Y Lành




   Tin Thế Giới
Mưu mẹo chính trị giúp Nga hóa giải thủ đoạn kinh tế Mỹ?
Sau những ồn ào liên quan đến đối đầu Nga – Phương Tây trong cuộc khủng hoảng Ukraine, người ta bỗng nhận ra rằng, chiến tranh kinh tế - tiền tệ mà Mỹ phát động chống Nga là phần chìm của tảng băng nổi – tinh vi và khó chống đỡ hơn.

 


10 tháng qua, Mỹ đã tìm cách chia cắt Moskva với thị trường EU giàu lợi nhuận, cản phá Nga hoàn tất tuyến đường ống khí đốt “Dòng chảy phương Nam”, đánh lụi thị trường dầu mỏ thông qua vai trò “ủy quyền” của Saudi Arabia và hơn hết là đánh vào đồng nội tệ của Nga, làm cho đồng ruble trở thành đồng tiền mất giá nhất trên thế giới. 

 

Việc Mỹ phát động cuộc chiến kinh tế chống Nga cho đến lúc này đã cho thấy “thành công” phần nào của Washington. Nó cũng minh chứng rằng, Mỹ là “bậc thầy” về chiến tranh tiền tệ sau quá trình tích tụ tư bản hàng trăm năm. Mỹ sẽ không bao giờ từ bỏ mục tiêu tối thượng, quyết tước đoạt nguồn thu quan trọng của Nga từ dầu mỏ, phá hủy đồng ruble và mở toang cánh cửa vào Trung Á để phục vụ cho bước chuyển trọng tâm sang châu Á – Thái Bình Dương. Cuộc chiến ngầm này có thể đẩy Nga vào một ngã rẽ mới.

 


Kiểm soát chặt dòng vốn là điều cần thiết đối với nền kinh tế Nga. Ảnh: Reuters

 

Trong tình cảnh như vậy, nước Nga cần làm gì để đảo ngược tình thế? Nguyên lý cơ bản đầu tiên trong kinh doanh phải là sự thay đổi trong cách tiếp cận, tiếp đó là chuyển từ thế phòng thủ sang phản công. Bất kì một động thái tiếp theo nào từ Điện Kremlin đều mang ý nghĩa quyết định, bởi nó gửi tới Washington một thông điệp rằng: Moskva có chịu khuất phục trước sức ép hay không.

 

Nguồn lực của nước Nga hạn chế, nhưng vẫn còn đó nhiều lựa chọn theo các nguyên lý của chiến tranh bất đối xứng, ví dụ như đánh vào các thị trường. Hãy tưởng tượng ra kịch bản này: Vào một ngày đẹp trời, Tổng thống Putin chính thức phát đi thông cáo với nội dung: “Chúng tôi không thể hoàn trả các khoản tiền cho các chủ nợ ở Liên minh châu Âu (EU) cho đến khi đồng ruble ổn định. Chúng tôi rất lấy làm tiếc về sự bất tiện này và xin gửi lời xin lỗi chân thành”. Ngay lập tức, thị trường chứng khoán toàn cầu hoảng loạn, đổ dốc vì lo sợ sự sụp đổ từ Nga và điều này sẽ hủy hoại hệ thống ngân hàng EU. 

 

Ý tưởng này cũng đã xuất hiện trên bảng tin của hãng Bloomberg qua đánh giá của chuyên gia Sergei Markov: “Vì sự mất giá của đồng ruble là do yếu tố chính trị, nên cách thức đáp trả cũng phải mang sắc thái chính trị. Đơn cử như việc: Nga cho phê chuẩn một đạo luật cấm các công ty nội địa trả các khoản nợ cho đối tác phương Tây nếu đồng ruble mất giá quá 50%. Điều này sẽ giúp giảm sức ép lên đồng ruble và thực tế nhiều quốc gia đã từng áp dụng, nổi bật là Malaysia”. Chỉ một động thái như vậy thôi cũng khiến hàng loạt những “ông lớn” trong ngành tài chính ở châu Âu như The ING Group (Hà Lan), Raiffeisen Bank (Áo), Societe General (Pháp), UniCredit (Italy), Commerzbank (Đức) đứng ngồi không yên. 

 

Một lựa chọn khác là áp đặt các biện pháp kiểm soát vốn để tránh sự biến động quá mạnh trong tỉ giá giữa đồng ruble và đồng USD, cũng như tình trạng chảy máu ngoại tệ. “Vẻ đẹp” của biện pháp này chính là ở chỗ, nó tước đoạt quyền lực từ những gã “tai to” nhiều tiền lũng đoạn thế giới và giao lại quyền lực đó cho những quan chức được dân bầu ra. Kinh nghiệm của Malaysia trong cuộc khủng hoảng tài chính 1998 một lần nữa lại là ví dụ tốt cho Nga. 

 


Một điểm giao dịch tiền tệ tại Moskva vào ngày "thứ ba đen tối" 16/12, khi đồng nội tệ Nga rơi xuống dưới 80 ruble/USD.

 

Tại thời điểm đó, Malaysia cũng ở trong tình cảnh tương tự Nga lúc này: Có nguồn dự trữ ngoại tệ lớn, các khoản vay ngắn hạn phải trả thấp. Nhưng tính cả các khoản vay từ hộ gia đình và các tập đoàn, công ty thì tổng nợ lại là con số lớn. Đầu tiên, Phó Thủ tướng Malaysia lúc đó là Anwar Ibrahim cũng tuân thủ các biện pháp mang tính thị trường như: Tỉ giá linh hoạt, tăng lãi suất, giảm chi tiêu chính phủ. Thế nhưng, tình hình không có nhiều chuyển biến: Tiêu dùng và đầu tư ở mức thấp, tâm lý bi quan bao trùm xã hội, đẩy áp lực sang tỉ giá. 

 

Đến tháng 6, người kế nhiệm ông Ibrahim là Daim Zainuddin đã cho áp đặt các biện pháp kiểm soát dòng vốn: chuyển toàn bộ đồng ringgit ở thị trường nước ngoài về nước; cấm các nhà đầu tư nước ngoài chuyển lợi nhuận về nước trong vòng 1 năm. Bị phản đối mạnh, nhưng biện pháp đúng hướng này đã giúp Malaysia tránh được nguy cơ đổ vỡ, nhanh chóng hội nhập trở lại thị trường vốn quốc tế chỉ sau một năm, với việc phát hành thành công 1 tỉ USD trái phiếu vào tháng 5/1999.

 

Trong tình cảnh khốn khó, nếu không có biện pháp kiểm soát dòng vốn, những tay chơi ở Phố Wall kết hợp với giới đầu cơ có thể khoắng sạch tiền của một nền kinh tế, đẩy đất nước đó rơi vào phá sản. Đã đến lúc nước Nga cần chấm dứt sự tháo chạy của dòng tiền, dừng việc hoán đổi đồng ruble với đồng USD, buộc các nhà đầu tư phải quay vòng vốn trong nền kinh tế và cải tổ lại lãnh đạo Ngân hàng Trung ương. 

 

DanQuyen.com
    Phản Hồi Của Độc Giả Về Bài Viết
Họ và Tên
Địa chỉ
Email
Tiêu đề
Nội dung
Gửi cho bạn bè Phản hồi

Các bài viết mới:
    150 máy bay, hơn 40 tàu rầm rộ tập trận hải quân lớn nhất thế giới (28-06-2024)
    Tổng thống Zelensky: Ukraine không muốn kéo dài xung đột với Nga (28-06-2024)
    Thổ Nhĩ Kỳ bắt giữ 28 nghi phạm IS trong chiến dịch truy quét toàn quốc (28-06-2024)
    Công ty Đức ngày càng tin tưởng đầu tư vào Ấn Độ (28-06-2024)
    Nga ký thỏa thuận cung cấp khí đốt cho Iran (26-06-2024)
    Máy bay Nga tiến vào không phận Mỹ: Đón quan chức hay mang thông điệp? (26-06-2024)
    Những tác động tiềm tàng từ cuộc bầu cử sớm ở Pháp (26-06-2024)
    Tòa án Hình sự Quốc tế phát lệnh bắt hai lãnh đạo quân đội Nga (25-06-2024)
    Nhà vua Nhật Bản Naruhito có chuyến thăm cấp nhà nước tới Anh (25-06-2024)
    Ai Cập cần nhập khẩu 1,18 tỷ USD nhiên liệu để giảm thiểu tình trạng thiếu điện (25-06-2024)
    Đoàn xe hộ tống Thủ tướng Hungary gặp tai nạn, cảnh sát dẫn đường tử vong (25-06-2024)
    Ấn Độ tịch thu ô tô cũ từ 10-15 năm tuổi đậu ở nơi công cộng (25-06-2024)
    Tổng thống Zelensky ra lệnh thanh lọc cận vệ nhà nước Ukraine (24-06-2024)
    Báo Mỹ: 'Trùm' tình báo Ukraine hé lộ tình hình xung đột, nói về 'lựa chọn duy nhất' cho Kiev (24-06-2024)
    Hợp tác song phương Trung Quốc - Ba Lan ngày càng sâu sắc (24-06-2024)
    Nga cảnh báo đáp trả các lệnh trừng phạt mới của EU (24-06-2024)
    Thời khắc cuộc tranh luận đầu tiên giữa ông Trump và ông Biden đến gần (24-06-2024)
    Israel không kích Bắc Gaza, 42 người chết (23-06-2024)
    Nga, Mỹ leo thang căng thẳng hạt nhân (23-06-2024)
    Tàu Mỹ bất ngờ cập cảng Hàn Quốc sau khi Nga - Triều ký Hiệp ước phòng thủ chung (23-06-2024)

Các bài viết cũ:
    Ai đã đánh sập Internet của Triều Tiên? (23-12-2014)
    Nga-Mỹ đối đầu bằng chiến tranh cục bộ tại Ukraine (23-12-2014)
    “Dấu ấn” 3 năm lên nắm quyền của Kim Jong Un (22-12-2014)
    Trung Quốc xây căn cứ quân sự lớn gần Senkaku/Điếu Ngư (22-12-2014)
    Chiến tranh tiền tệ Mỹ-Nga: Phần chìm của 'tảng băng nổi' Ukraine (22-12-2014)
    Triều Tiên dọa cho 'nổ tung' Nhà Trắng (22-12-2014)
    Putin tự tin chơi đẹp giữa cuộc cấm vận (22-12-2014)
    Lo ngại biệt kích Triều Tiên nằm vùng nước Mỹ (21-12-2014)
    Nga sẽ không tha cho hành động thù địch của Mỹ (21-12-2014)
    Cuba trong ván cờ Chiến tranh lạnh 2.0 của Nga-Mỹ (21-12-2014)
    Nga-Mỹ-EU mải đấu đá, để TQ thừa cơ vươn vòi bạch tuộc (21-12-2014)
    Quan hệ Trung - Nhật: Như thế là thách thức! (20-12-2014)
    Chán trừng phạt, EU quay sang "hâm nóng" quan hệ với Nga? (20-12-2014)
    Mật đàm Mỹ - Cuba: Chuyện bây giờ mới kể (20-12-2014)
    Đồng minh ngán ngẩm trò “dạy dỗ” của phương Tây (19-12-2014)
    Hết tiền, EU thừa nhận không thể cứu Ukraine (19-12-2014)
    Nga: 'Nhân tố bí ẩn' trong rạn nứt quan hệ Trung-Triều (19-12-2014)
    Một trong những chương cuối cùng của Chiến tranh Lạnh đang khép lại (19-12-2014)
    Không 'thông cảm' với Putin, EU sẽ tiếp tục trừng phạt Nga (17-12-2014)
    Cuộc chiến giành Bắc Cực mở màn (17-12-2014)
 
"Hoàng Sa, Trường Sa là của Việt Nam".

Chuyển Tiếng Việt


    Truyện Ngắn
48 Giờ Yêu Nhau


   Sự Kiện

Lời Di Chúc của Vua Trần Nhân Tôn





 

Copyright © 2010 DanQuyen.com - Cơ Quan Ngôn Luận Người Việt Hải Ngoại
Địa Chỉ Liên Lạc Thư Tín:
E-mail: danquyennews@aol.com
Lượt Truy Cập : 153832145.