Trang nhất
  Xã Luận
  Đọc Báo Trong Nước
  Truyện Ngắn
  Kinh Tế
  Âm vang sử Việt
  Tin Thể Thao
  Y Học
  Tâm lý - Xã hội
  Công Nghệ
  Ẩm Thực

    Diễn Đàn Biển Đông
Từ mai, Trung Quốc áp dụng luật cho phép bắt người nước ngoài trên biển
    Hình Ảnh Quê Nhà - Video Clip
Tạm dừng bơi lội, lặn ngắm san hô tại nhiều địa điểm ở Côn Đảo
    Tin Thế Giới
150 máy bay, hơn 40 tàu rầm rộ tập trận hải quân lớn nhất thế giới
    Tin Việt Nam
Hội kiến Tổng bí thư Tập Cận Bình, Thủ tướng kêu gọi đẩy nhanh kết nối giao thông
    Tin Cộng Đồng
Du khách Hàn Quốc bị lạc hơn 100km, tìm được người thân nhờ chiếc móc khóa xe
    Tin Hoa Kỳ
Ông Biden lên tiếng sau màn khẩu chiến 'nảy lửa' với ông Trump
    Văn Nghệ
Hòa Minzy 'xinh như công chúa' đón tuổi mới, Văn Toàn nói 1 từ liền gây chú ý
    Điện Ảnh
Studio nhận bão chỉ trích, tẩy chay sau vụ Châu Bùi bị quay lén trong toilet
    Âm Nhạc
Nhạc sĩ Nguyễn Văn Chung nói gì về ca khúc đang bị lên án vì ca từ dung tục?
    Văn Học
Một nam học sinh phao tin 'lộ đề thi tốt nghiệp THPT'

Thông Tin Tòa Soạn

Tổng biên tập:
Tiến Sĩ
Nguyễn Hữu Hoạt
Phụ Tá Tổng Biên Tập
Tiến Sĩ
Nhật Khánh Thy Nguyễn
Tổng Thư ký:
Quách Y Lành




   Tin Thế Giới
EU loay hoay như gà mắc tóc trong cuộc đối đầu Nga-Mỹ
Ngoại trưởng Nga cảnh báo EU sẽ tiếp tục mắc sai lầm khi nghe theo Mỹ để gia tăng các biện pháp trừng phạt lên kinh tế Nga.

 


Nga nói thẳng

 

Ngày 25/12/2014, Ngoại trưởng Nga Sergey Lavrov đã có cuộc phỏng vấn với tờ báo Kommersant về vấn đề những lệnh trừng phạt có thể được gia tăng vào kinh tế Nga trong năm mới 2015.

 

Trong cuộc phỏng vấn này, ông Lavrov đã nêu lại một lời nói của Phó Tổng thống Mỹ Joe Biden tại một trường đại học ở Mỹ rằng "Cứ nói thẳng, không phải ngần ngại." Và Ngoại trưởng Nga nói thẳng: Người Mỹ đang tạo sức ép để buộc EU phải trừng phạt Nga.

 

"Nhiều quốc gia châu Âu thậm chí tỏ ra dè dặt ngay từ lần trừng phạt đầu tiên. Tuy nhiên, sự thật không thể giấu diếm rằng người Mỹ đứng sau toàn bộ hoạt động trừng phạt mà EU chống lại Nga." - Ông Sergei Lavrov tuyên bố.

 

Ngoại trưởng Nga không đưa ra dự đoán về khả năng EU sẽ trừng phạt Nga hay không trong năm 2015, chỉ có điều ông khẳng định nước Nga đã, đang và sẽ đứng vững trên đôi chân của mình.

 

Ngoại trưởng Nga lý giải: "Nếu như nước Mỹ trông chờ vào EU để các biện pháp trừng phạt Nga có hiệu quả thì họ đã sai lầm. Nga có thể vực dậy nền kinh tế bằng những mối quan hệ mà chúng tôi có, đặc biệt là sự hợp tác với phương Đông, Mỹ Latinh, châu Phi. Những sự hợp tác này hoàn toàn có thể giúp Nga khôi phục kinh tế một cách nhanh chóng."

 


Ngoại trưởng Nga Sergei Lavrov

 

Ngoại trưởng Nga cũng tin tưởng rằng EU sẽ gặp thêm nhiều vấn đề rất đáng lo khi họ theo chân Mỹ và gia tăng trừng phạt với Nga. Ông Lavrov chỉ ra EU không phải một quốc gia thống nhất, đây là tổ chức của nhiều nước thành viên hợp thành, và mỗi thành viên trong đó có những đặc điểm kinh tế riêng biệt.

 

Vị trí địa lý, cơ cấu nền kinh tế khiến cho nhiều thành viên trong đó gắn chặt lợi ích vào nền kinh tế Nga. Có thể thấy rằng chỉ một vấn đề đồng ruble mất giá cũng khiến cho nhiều nước châu Âu gặp phải hệ lụy không nhỏ. Điều này lý giải vì sao khi EU tuyên bố sẽ trừng phạt Nga vào tháng 6/2014, đã có rất nhiều quốc gia thành viên phân vân.

 

Chỉ riêng kế hoạch trừng phạt hồi tháng Sáu đã khiến EU có những rạn nứt nội bộ, và nếu tiếp tục theo sức ép của Mỹ để trừng phạt Nga, vết nứt sẽ ngày càng lớn khi lợi ích kinh tế của các thành viên bị đụng chạm.

 

Sergei Lavrov đã phân tích đúng vào điểm yếu mà Mỹ hay EU lo ngại. Bản thân Tổng thống Mỹ Barack Obama đã từng phải kêu gọi rằng sự đoàn kết giữa EU và Mỹ là vũ khí hiệu quả nhất mà nước Nga e ngại.

 

Theo những gì Ngoại trưởng Sergei Lavrov phân tích, và những gì Tổng thống Mỹ đã thừa nhận, có thể thấy rằng, những thiệt hại mà EU phải gánh chịu chính là nguyên nhân để xuất hiện vết nứt trong nội bộ EU và trong lòng tin châu Âu - Mỹ.

 

EU tiến thoái lưỡng nan

 

Ông Sergei Lavrov đã chỉ thẳng vấn đề trong mối quan hệ địa chính trị, kinh tế trên thế giới. Hiện tại Nga không có đồng minh quân sự như khối NATO của Mỹ, nhưng họ có những đồng minh kinh tế mà trong đó, Trung Quốc nổi lên như cứu cánh của những thị trường khát tiền mặt.

 

Mối quan hệ giữa Nga-Trung Quốc đang dừng ở vị trí đôi bên cùng có lợi. Cả hai cường quốc này đều mâu thuẫn với Mỹ, và hai quốc gia đều sở hữu những thứ mà bên kia muốn, Trung Quốc có tiền, Nga có vũ khí, năng lượng, địa vị quốc tế...

 


Các đồng minh kinh tế của Nga

 

Ngoài ra, trong đường lối ngoại giao của Nga đang xuất hiện một khái niệm mới mang tên "cào bằng quan hệ". Nó cho phép Nga hợp tác với tất cả các nước dựa trên việc đôi bên cùng có lợi, nhưng được định hướng theo cách Nga sẽ là người làm chủ cục diện.

 

Đồng thời, Nga khéo léo khai thác những mâu thuẫn trong chính sách đối ngoại của Mỹ để mang lợi cho mình. Ví dụ như lợi dụng vào sự bất mãn của một số quốc gia Mỹ Latinh như Brasil, Venezuela... để tìm kiếm sự hợp tác sâu rộng về cả kinh tế, chính trị. Brasil đã đứng chung với Nga, Ấn Độ, Trung Quốc, Nam Phi trong nhóm BRICS nhằm tạo một đối trọng với đồng USD.

 

Nga cho thấy họ đang có những bước đi chủ động nhằm cân bằng vị thế với Mỹ và đồng minh. Trong khi đó, EU thực sự đang rất chênh vênh giữa hai dòng nước.

 

Hội nghị thượng đỉnh mùa Đông kết thúc hôm 19/12/2014 vừa rồi đã cho thấy EU phải thông qua một quỹ tài chính nhằm kích thích sự phát triển của nền kinh tế liên minh này, trong bối cảnh vài năm trở lại đây, sự tăng trưởng của EU gần bằng con số 0.

 

Tiếp đến, EU thừa nhận họ chỉ còn hơn 15 tỷ euro để đối phó những bất ổn của năm 2015, trong khi Ukraine cần gần đúng số tiền đó để tái thiết đất nước và cứu quốc gia này khỏi cảnh phá sản. Và tất nhiên, EU đã từ chối cứu trợ kinh tế Ukraine.

 

Thảm cảnh của EU dù không được công bố rộng rãi như tình cảnh của kinh tế Nga hiện tại, nhưng phải nhìn nhận khách quan rằng EU cũng đang gặp khó với sự suy thoái của chính mình.

 

Thêm trừng phạt với nước Nga, đồng nghĩa với thêm thiệt hại, và không bao giờ các quốc gia thành viên của châu Âu chấp nhận. Điều này cho thấy tiến lên theo đuổi trừng phạt Nga, họ gặp thiệt hại về lợi ích kinh tế. Nhưng lùi lại và duy trì những biện pháp trừng phạt hiện tại, thì sức ép của Mỹ đang ngày càng siết ở đằng sau.

 

Tiến lên mắc núi, trở lại mắc sông, EU đang phân vân với vai trò con át chủ bài trong cuộc đối đầu Nga - Mỹ và họ thực sự không thoải mái với vai trò này.
DanQuyen.com
    Phản Hồi Của Độc Giả Về Bài Viết
Họ và Tên
Địa chỉ
Email
Tiêu đề
Nội dung
Gửi cho bạn bè Phản hồi

Các bài viết mới:
    150 máy bay, hơn 40 tàu rầm rộ tập trận hải quân lớn nhất thế giới (28-06-2024)
    Tổng thống Zelensky: Ukraine không muốn kéo dài xung đột với Nga (28-06-2024)
    Thổ Nhĩ Kỳ bắt giữ 28 nghi phạm IS trong chiến dịch truy quét toàn quốc (28-06-2024)
    Công ty Đức ngày càng tin tưởng đầu tư vào Ấn Độ (28-06-2024)
    Nga ký thỏa thuận cung cấp khí đốt cho Iran (26-06-2024)
    Máy bay Nga tiến vào không phận Mỹ: Đón quan chức hay mang thông điệp? (26-06-2024)
    Những tác động tiềm tàng từ cuộc bầu cử sớm ở Pháp (26-06-2024)
    Tòa án Hình sự Quốc tế phát lệnh bắt hai lãnh đạo quân đội Nga (25-06-2024)
    Nhà vua Nhật Bản Naruhito có chuyến thăm cấp nhà nước tới Anh (25-06-2024)
    Ai Cập cần nhập khẩu 1,18 tỷ USD nhiên liệu để giảm thiểu tình trạng thiếu điện (25-06-2024)
    Đoàn xe hộ tống Thủ tướng Hungary gặp tai nạn, cảnh sát dẫn đường tử vong (25-06-2024)
    Ấn Độ tịch thu ô tô cũ từ 10-15 năm tuổi đậu ở nơi công cộng (25-06-2024)
    Tổng thống Zelensky ra lệnh thanh lọc cận vệ nhà nước Ukraine (24-06-2024)
    Báo Mỹ: 'Trùm' tình báo Ukraine hé lộ tình hình xung đột, nói về 'lựa chọn duy nhất' cho Kiev (24-06-2024)
    Hợp tác song phương Trung Quốc - Ba Lan ngày càng sâu sắc (24-06-2024)
    Nga cảnh báo đáp trả các lệnh trừng phạt mới của EU (24-06-2024)
    Thời khắc cuộc tranh luận đầu tiên giữa ông Trump và ông Biden đến gần (24-06-2024)
    Israel không kích Bắc Gaza, 42 người chết (23-06-2024)
    Nga, Mỹ leo thang căng thẳng hạt nhân (23-06-2024)
    Tàu Mỹ bất ngờ cập cảng Hàn Quốc sau khi Nga - Triều ký Hiệp ước phòng thủ chung (23-06-2024)

Các bài viết cũ:
    Nga: Giải cứu đồng Rúp là cuộc chiến “một mất, một còn” (26-12-2014)
    10 sự kiện quốc tế nổi bật năm 2014 (26-12-2014)
    Canada đối mặt với Chiến tranh Lạnh và Chiến tranh Nóng (25-12-2014)
    Điều ít biết về Taliban... (25-12-2014)
    Ukraine: Cái giá quá đắt cho giấc mộng NATO bên trời Âu (25-12-2014)
    Bộ trưởng mới của Nhật khiến Trung Quốc lo sợ? (25-12-2014)
    Châu Phi đang dần thức tỉnh trước giấc mộng Trung Hoa (25-12-2014)
    Nga-Trung khởi động đào kênh Nicaragua, đánh vào sân sau của Mỹ (24-12-2014)
    Quân đội Trung Quốc kêu gọi “sẵn sàng chiến đấu” là để đánh ai? (24-12-2014)
    FBI cảnh báo nguy cơ IS tấn công Mỹ (24-12-2014)
    Ukraine miệt mài theo củ cà rốt... ngoài tầm với (24-12-2014)
    Người dân Myanmar lại biểu tình chống Trung Quốc khai mỏ (24-12-2014)
    Nga khó trông chờ vào Trung Quốc (24-12-2014)
    Có việc bắt tay ngầm giữa Mỹ và Ảrập Xêút không? (23-12-2014)
    Mưu mẹo chính trị giúp Nga hóa giải thủ đoạn kinh tế Mỹ? (23-12-2014)
    Ai đã đánh sập Internet của Triều Tiên? (23-12-2014)
    Nga-Mỹ đối đầu bằng chiến tranh cục bộ tại Ukraine (23-12-2014)
    “Dấu ấn” 3 năm lên nắm quyền của Kim Jong Un (22-12-2014)
    Trung Quốc xây căn cứ quân sự lớn gần Senkaku/Điếu Ngư (22-12-2014)
    Chiến tranh tiền tệ Mỹ-Nga: Phần chìm của 'tảng băng nổi' Ukraine (22-12-2014)
 
"Hoàng Sa, Trường Sa là của Việt Nam".

Chuyển Tiếng Việt


    Truyện Ngắn
48 Giờ Yêu Nhau


   Sự Kiện

Lời Di Chúc của Vua Trần Nhân Tôn





 

Copyright © 2010 DanQuyen.com - Cơ Quan Ngôn Luận Người Việt Hải Ngoại
Địa Chỉ Liên Lạc Thư Tín:
E-mail: danquyennews@aol.com
Lượt Truy Cập : 153831937.