Trang nhất
  Xã Luận
  Đọc Báo Trong Nước
  Truyện Ngắn
  Kinh Tế
  Âm vang sử Việt
  Tin Thể Thao
  Y Học
  Tâm lý - Xã hội
  Công Nghệ
  Ẩm Thực

    Diễn Đàn Biển Đông
Từ mai, Trung Quốc áp dụng luật cho phép bắt người nước ngoài trên biển
    Hình Ảnh Quê Nhà - Video Clip
Quảng Bình: Phát hiện sinh vật lạ tại Phong Nha- Kẻ Bàng
    Tin Thế Giới
Nga ký thỏa thuận cung cấp khí đốt cho Iran
    Tin Việt Nam
Hội kiến Tổng bí thư Tập Cận Bình, Thủ tướng kêu gọi đẩy nhanh kết nối giao thông
    Tin Cộng Đồng
Tìm thấy thi thể người phụ nữ gốc Việt mất tích trên Núi Đen
    Tin Hoa Kỳ
Bầu cử Mỹ: Người vừa đánh bại ông Trump là ai?
    Văn Nghệ
Hòa Minzy 'xinh như công chúa' đón tuổi mới, Văn Toàn nói 1 từ liền gây chú ý
    Điện Ảnh
Studio nhận bão chỉ trích, tẩy chay sau vụ Châu Bùi bị quay lén trong toilet
    Âm Nhạc
Nhạc sĩ Nguyễn Văn Chung nói gì về ca khúc đang bị lên án vì ca từ dung tục?
    Văn Học
Một nam học sinh phao tin 'lộ đề thi tốt nghiệp THPT'

Thông Tin Tòa Soạn

Tổng biên tập:
Tiến Sĩ
Nguyễn Hữu Hoạt
Phụ Tá Tổng Biên Tập
Tiến Sĩ
Nhật Khánh Thy Nguyễn
Tổng Thư ký:
Quách Y Lành




   Tin Thế Giới
Nga-NATO đoạn tuyệt, châu Âu phải 'suy nghĩ 2 lần'
Chiến tranh với Nga, liệu có một nước nào trong NATO muốn làm điều đó với Nga không hay họ chỉ cậy nhờ vào Mỹ?

 Vào ngày 23/12/2014, quốc hội Ukraine đã thông qua dự luật từ bỏ quy chế quốc gia trung lập, nhằm mở đường cho Ukraine gia nhập vào NATO.


 

Nước Nga đã chỉ trích mạnh mẽ quyết định này, Thủ tướng Nga cảnh cáo “Trên thực tế, đây là đơn xin vào NATO và điều này sẽ biến Ukraina thành một đối thủ quân sự tiềm tàng của Nga và Moskva sẽ buộc phải hành động”.

 

Bộ trưởng quốc phòng Nga khẳng định: “Nếu quyết định này, trong tương lai, mang tính chất quân sự, chúng tôi sẽ đáp trả một cách thích hợp. Nga sẽ cắt đứt hoàn toàn mối quan hệ với NATO”. Và đây là tuyên bố thẳng thừng từ điện Kremlin: “Nga cần sự đảm bảo 100% rằng không ai nghĩ về tương lai Ukraine gia nhập NATO, nếu điều này xảy ra thì quan hệ Nga-NATO sẽ đoạn tuyệt”.

 

Có thể nói, đây chỉ là hành vi khiêu khích Nga, mới chỉ là “ý chí chính trị” của Ukraine mà thôi, nhưng điều Nga quan tâm, nhắm tới là những cái đầu nóng NATO dưới cái gậy chỉ huy của Mỹ, là những thành phần “chưa thấy quan tài chưa đổ lệ”. Vậy điều gì sẽ xảy ra khi Nga tuyên bố đoạn tuyệt quan hệ với NATO?

 




Tổng thông Nga Vladimir Putin công bố học thuyết quân sự mới.

 

Chắc chắn bất kỳ một người châu Âu nào trung thực cũng biết NATO do ai làm chủ, ai nuôi và tồn tại đến ngày nay nhằm mục đích gì…Rõ ra là, NATO do Mỹ chỉ huy và làm chủ, dùng để chống Nga, bao vây tiêu diệt Nga, biến Nga thành một “con gấu nhồi bông” như 28 thành viên NATO hiện tại, trong đó có cả Đức và Pháp.

 

NATO dành cho tất cả các nước châu Âu nhưng trừ Nga, vì sao như vậy thì dân châu Âu cũng hiểu rõ hơn ai hết và vì sao trong tình thế hiện nay, dân tộc Nga đoàn kết xung quanh tổng thống của họ đến thế, đã có câu trả lời. Không quá đáng khi nói rằng, danh dự châu Âu còn lại là nước Nga, đúng hay không hãy xem sự chi phối của Mỹ vào 2 tổ chức EU (chính trị-kinh tế) và NATO (quân sự) thì rõ.

 

Ngay nước Pháp, một cường quốc hạt nhân mà cũng phải cắn răng, thúc thủ trước Mỹ trong vụ tàu Mistral thì có quốc gia nào trong EU hay NATO mạnh hơn Pháp chống lại Mỹ? Bởi thế, chẳng có gì ngạc nhiên khi báo Mỹ đưa tin có hàng loạt lãnh đạo châu Âu phản kháng Mỹ trong lệnh trừng phạt Nga...

 

NATO là tổ chức quân sự đánh thuê cho Mỹ để được chia phần mà thôi, vì tất cả hoạt động của NATO đều chủ yếu phục vụ lợi ích của Mỹ. Ngay khi tiếng súng nội chiến của Libya còn chưa chấm dứt, nhiều quốc gia trong khố NATO đã hy vọng nhận được những hợp đồng khai thác dầu béo bở vì "công lao" đã giúp lực lượng nổi dậy tại đây lật đổ được chế độ Gaddafi đấy thôi. Tuy nhiên, “miếng bánh Nga” ngày nay là khó gặm nhất trong lịch sử và hiện tại của NATO mà nếu không cẩn thận, tổ chức đánh thuê cho Mỹ này bị Nga làm cho tan rã.

 

Rõ ràng NATO cho Mỹ đặt các lá chắn tên lửa chống Nga, NATO liên tục mở rộng về phía Đông bao vây Nga. Năm 2008, Nga đã có thông điệp cho NATO tại Gruzia, nhưng NATO vẫn tiếp tục thử Nga tại Ukraine, dẫn đến lời cảnh cáo cuối cùng: “đoạn tuyệt NATO” nếu cố tình kéo Ukraine vào NATO.

 

Đoạn tuyệt với NATO, thực chất đây là lời tuyên chiến của nước Nga với NATO để bắt đầu một cuộc chiến tranh lạnh hoặc nóng theo tình hình dựa theo học thuyết quân sự mới nhất của Nga khi coi sự mở về phía Đông của NATO là mối đe dọa hàng đầu an ninh Nga.

 

Đoạn tuyệt với NATO có nghĩa, cấu trúc an ninh châu Âu không còn tồn tại, NATO đã được coi là kẻ thù. Ngay khi Crưm tái sáp nhập vào Nga, NATO đã đình chỉ nhiều chương trình hợp tác với Nga. Theo Bộ Quốc phòng Nga thì Hiệp ước START-3 là một trong số ít những gì còn lại giữa Moskva và Washington trong lĩnh vực an ninh toàn cầu. Nếu hiệp ước này cũng bị vi phạm nốt thì chiến tranh hạt nhân là điều khó tránh khỏi.

 

Đoạn tuyệt với NATO, cuộc chiến tranh lạnh phiên bản 2 bắt đầu, Nga bắt buột thắt chặt một loạt về an ninh hàng không, hàng hải, năng lượng…với châu Âu. Châu Âu chắc chắn sẽ bị Nga cắt toàn bộ khí đốt…điều mà châu Âu không thể chấp nhận được trong tương lai gần.

 

Đoạn tuyệt NATO, đồng thời tại Ukraine, Nga sẽ thực hiện biện pháp quân sự mạnh để dè bẹp Kiev như học thuyết quân sự mới của Nga, buộc NATO phải lựa chọn hoặc là chiến tranh với Nga hoặc từ bỏ Kiev.

 

Chiến tranh với Nga, liệu có một nước nào trong NATO muốn làm điều đó với Nga không hay họ chỉ cậy nhờ vào Mỹ? Vậy thì nước Mỹ có muốn chiến tranh với Nga không? Nếu như Nga và Mỹ không bao giờ để xảy ra chiến tranh, vì nếu xảy ra thì cả 2 đều không sống sót, thì theo logic Mỹ sẽ sẵn sàng hy sinh một thành viên nào đó của NATO khi “bị gấu Nga cho ăn tát”.

 

Thực tế đã chỉ ra rằng, khi lợi ích quốc gia, an ninh quốc gia Nga bị đe dọa nghiêm trọng…thì tình huống xảy ra như ở Gruzia hoặc Ukraine là không tránh khỏi. Nga sẽ không bao giờ và không cần cân nhắc xem Gruzia hay Ukraine có là thành viên của NATO hay không.

 

Tư cách là cường quốc quân sự hạt nhân, Nga và Mỹ đều có “vạch đỏ giới hạn” về an ninh, lợi ích quốc gia, của mình để không ai xâm phạm. Nói cách khác là Mỹ có thể dùng NATO làm quân cờ để chơi với Nga chứ không đời nào NATO có thể dùng Mỹ làm quân cờ  để chơi với Nga được. Cho nên, 28 thành viên NATO thừa đủ tỉnh táo để biết cái “vạch đỏ giới hạn” của Nga trong cuộc khủng hoảng Ukraine là đâu để dừng lại.

 

Phải công nhận rằng, ngoại trừ vũ khí hạt nhân thì vũ khí thông thường NATO không kém Nga, nếu như không muốn nói là hùng hậu hơn, nhưng NATO không có những loại vũ khí có sức răn đe lớn mang tính quyết định thành bại chiến trường. Về quân số thì NATO cũng đông quân hơn, nhưng NATO là một đội quân ô hợp, nói là ô hợp vì truyền thống đánh nhau, lợi ích quốc gia của 28 thành viên rất khác nhau.

 

Có nước nào cho Mỹ triển khai vũ khí hạt nhân để nhận đòn giáng trả của Nga? Lịch sử chỉ ra rằng chỉ có quân Đức, Pháp ở châu Âu may ra cùng đẳng cấp với quân đội Nga, nhưng Đức, Pháp đã từng có gương của Hitler, Napoleon, lại là đầu tàu EU thì chỉ dùng thành viên làm quân cờ chứ dại gì biến mình là quân cờ cho các thành viên. Các thành viên NATO ở vùng Baltic là hung hăng chống Nga nhất là vì họ muốn đánh Nga bằng quân của Anh, Đức, Pháp…chứ quân đội của họ không đủ cho một sư đoàn Nga ra tay thì cho vàng cũng không dám.

 

Tuy nhiên với Nga thì khác đấy. Nếu như NATO chiến đấu với Nga vì lợi ích của Mỹ thì Nga chiến đấu với NATO vì lợi ích của dân tộc Nga, sau lưng người lính Nga là quê hương đất nước. Đây chính là sức mạnh vô địch của Liên bang Nga hiện nay.

 

Nga chưa bị bao vây tứ phía đến mức cùng đường, Nga chưa đến tình thế “không còn gì để mất” buộc phải gây chiến tranh để giải quyết mọi chuyện. Nhưng chính vì thế mà Nga sẵn sàng đoạn tuyệt với NATO có nghĩa là với châu Âu. Nga đã chuẩn bị tinh thần không có châu Âu nếu như lời cảnh báo của Nga không có giá trị với NATO.
DanQuyen.com
    Phản Hồi Của Độc Giả Về Bài Viết
Họ và Tên
Địa chỉ
Email
Tiêu đề
Nội dung
Gửi cho bạn bè Phản hồi

Các bài viết mới:
    Nga ký thỏa thuận cung cấp khí đốt cho Iran (26-06-2024)
    Máy bay Nga tiến vào không phận Mỹ: Đón quan chức hay mang thông điệp? (26-06-2024)
    Những tác động tiềm tàng từ cuộc bầu cử sớm ở Pháp (26-06-2024)
    Tòa án Hình sự Quốc tế phát lệnh bắt hai lãnh đạo quân đội Nga (25-06-2024)
    Nhà vua Nhật Bản Naruhito có chuyến thăm cấp nhà nước tới Anh (25-06-2024)
    Ai Cập cần nhập khẩu 1,18 tỷ USD nhiên liệu để giảm thiểu tình trạng thiếu điện (25-06-2024)
    Đoàn xe hộ tống Thủ tướng Hungary gặp tai nạn, cảnh sát dẫn đường tử vong (25-06-2024)
    Ấn Độ tịch thu ô tô cũ từ 10-15 năm tuổi đậu ở nơi công cộng (25-06-2024)
    Tổng thống Zelensky ra lệnh thanh lọc cận vệ nhà nước Ukraine (24-06-2024)
    Báo Mỹ: 'Trùm' tình báo Ukraine hé lộ tình hình xung đột, nói về 'lựa chọn duy nhất' cho Kiev (24-06-2024)
    Hợp tác song phương Trung Quốc - Ba Lan ngày càng sâu sắc (24-06-2024)
    Nga cảnh báo đáp trả các lệnh trừng phạt mới của EU (24-06-2024)
    Thời khắc cuộc tranh luận đầu tiên giữa ông Trump và ông Biden đến gần (24-06-2024)
    Israel không kích Bắc Gaza, 42 người chết (23-06-2024)
    Nga, Mỹ leo thang căng thẳng hạt nhân (23-06-2024)
    Tàu Mỹ bất ngờ cập cảng Hàn Quốc sau khi Nga - Triều ký Hiệp ước phòng thủ chung (23-06-2024)
    Ukraine yêu cầu Mỹ cho phép tấn công sâu vào lãnh thổ Nga (23-06-2024)
    Vì sao FBI khám xét nhà 'vua rác' David Duong và thị trưởng gốc Việt Sheng Thao? (21-06-2024)
    Thủ tướng Trung Quốc thăm New Zealand, Australia và Malaysia: Thêm bạn, tăng lợi ích (21-06-2024)
    Nghi phạm ám sát cố Thủ tướng Nhật Bản S.Abe đủ năng lực chịu trách nhiệm hình sự (19-06-2024)

Các bài viết cũ:
    Toan tính của Trung Quốc qua hệ thống giám sát biển (28-12-2014)
    'Thổ Nhĩ Kỳ không phải vật tế thần của EU' (27-12-2014)
    Học giả Hàn Quốc: Trung Quốc chỉ xem Nga như "chư hầu tài nguyên" (27-12-2014)
    Mỹ thực sự muốn gạt ảnh hưởng của Nga, và Trung Quốc ra khỏi Cuba (27-12-2014)
    Thủ tướng Nhật Bản muốn dồn lực đối phó Trung Quốc? (26-12-2014)
    Mỹ, Nga bí nước, cuộc cờ Ukraine dang dở trong tồi tệ (26-12-2014)
    Tại sao Trung Quốc muốn “bài trừ” ngày lễ Giáng Sinh? (26-12-2014)
    Bhutan, Nepal thành “chiến địa” mới trong đối đầu Ấn - Trung  (26-12-2014)
    Châu Âu tìm lại mình (26-12-2014)
    EU loay hoay như gà mắc tóc trong cuộc đối đầu Nga-Mỹ (26-12-2014)
    Nga: Giải cứu đồng Rúp là cuộc chiến “một mất, một còn” (26-12-2014)
    10 sự kiện quốc tế nổi bật năm 2014 (26-12-2014)
    Canada đối mặt với Chiến tranh Lạnh và Chiến tranh Nóng (25-12-2014)
    Điều ít biết về Taliban... (25-12-2014)
    Ukraine: Cái giá quá đắt cho giấc mộng NATO bên trời Âu (25-12-2014)
    Bộ trưởng mới của Nhật khiến Trung Quốc lo sợ? (25-12-2014)
    Châu Phi đang dần thức tỉnh trước giấc mộng Trung Hoa (25-12-2014)
    Nga-Trung khởi động đào kênh Nicaragua, đánh vào sân sau của Mỹ (24-12-2014)
    Quân đội Trung Quốc kêu gọi “sẵn sàng chiến đấu” là để đánh ai? (24-12-2014)
    FBI cảnh báo nguy cơ IS tấn công Mỹ (24-12-2014)
 
"Hoàng Sa, Trường Sa là của Việt Nam".

Chuyển Tiếng Việt


    Truyện Ngắn
48 Giờ Yêu Nhau


   Sự Kiện

Lời Di Chúc của Vua Trần Nhân Tôn





 

Copyright © 2010 DanQuyen.com - Cơ Quan Ngôn Luận Người Việt Hải Ngoại
Địa Chỉ Liên Lạc Thư Tín:
E-mail: danquyennews@aol.com
Lượt Truy Cập : 153796567.