Trang nhất
  Xã Luận
  Đọc Báo Trong Nước
  Truyện Ngắn
  Kinh Tế
  Âm vang sử Việt
  Tin Thể Thao
  Y Học
  Tâm lý - Xã hội
  Công Nghệ
  Ẩm Thực

    Diễn Đàn Biển Đông
Từ mai, Trung Quốc áp dụng luật cho phép bắt người nước ngoài trên biển
    Hình Ảnh Quê Nhà - Video Clip
Tạm dừng bơi lội, lặn ngắm san hô tại nhiều địa điểm ở Côn Đảo
    Tin Thế Giới
Kiev bị tấn công dữ dội, Nga ủng hộ đề xuất giải quyết xung đột của Thổ Nhĩ Kỳ
    Tin Việt Nam
Thủ tướng Phạm Minh Chính tiếp Tổng thư ký Ban Dân vận Đảng Nhân dân Campuchia Hun Many
    Tin Cộng Đồng
Ấn Độ: mưa lớn ảnh hưởng hơn 300 chuyến bay
    Tin Hoa Kỳ
Ông Biden lên tiếng sau màn khẩu chiến 'nảy lửa' với ông Trump
    Văn Nghệ
Son Ye Jin hiếm hoi tiết lộ về cuộc sống sau khi kết hôn, sinh con với Hyun Bin
    Điện Ảnh
Trấn Thành 'vượt mặt' Lý Hải giành giải 'Đạo diễn xuất sắc'
    Âm Nhạc
Tự hào là chính mình - Thông điệp tháng 6 kết nối nghệ sĩ và khán giả
    Văn Học
Một nam học sinh phao tin 'lộ đề thi tốt nghiệp THPT'

Thông Tin Tòa Soạn

Tổng biên tập:
Tiến Sĩ
Nguyễn Hữu Hoạt
Phụ Tá Tổng Biên Tập
Tiến Sĩ
Nhật Khánh Thy Nguyễn
Tổng Thư ký:
Quách Y Lành




   Tin Thế Giới
Nga chứng tỏ châu Âu không thể thiếu Nga
Quan điểm này của Nga rõ ràng hơn những khái niệm về "tiêu chuẩn kép" của Mỹ.

 


Châu Âu tăng cường an ninh nội địa

 

Sau cuộc tuần hành lịch sử tại nước Pháp, châu Âu bày tỏ quyết tâm chống khủng bố, các chính khách bắt đầu bắt tay vào công việc thực hiện quyết tâm đó của mình. Thay vì gửi đi các lời tuyên chiến, các hành động điều quân và khí tài rầm rộ, họ tăng cường cảnh sát và các hoạt động an ninh.

 

"Nguy cơ khủng bố tại Pháp vẫn tồn tại" - đó là lời tuyên bố chắc nịch của Thủ tướng Pháp Manuel Valls ngày 12/1/2015. Ông Valls khẳng định Kế hoạch chống khủng bố sẽ được tiến hành ở mức cao nhất. Cụ thể, Pháp tăng gần 1 vạn quân - quân số cao nhất từ trước đến nay cho các chiến dịch chống khủng bố. Nhưng không phải điều đến Trung Đông như các chiến dịch của NATO, họ điều quân đến các tòa soạn, công sở, nhà thờ Do Thái, Hồi giáo... tất cả những địa điểm có thể coi là mục tiêu của khủng bố.

 

Trong khi đó, Đức nêu đề xuất tất cả các cơ quan tình báo của châu Âu và quốc tế phải hợp tác chặt chẽ với nhau hơn, thành lập một mạng lưới thông tin toàn cầu để kiểm soát các nguy cơ, đặc biệt về việc trao đổi dữ liệu về các hành khách đi máy bay hay các phương tiện nhập cư khác.

 

Đồng thời, Bộ trưởng Bộ nội vụ liên bang Đức, Thomas de Maiziere cho biết an ninh quốc gia này đã được gia tăng ở mức trên 200%. Berlin đảm bảo họ có đầy đủ sự chuẩn bị để ứng phó mọi trường hợp bất trắc. Đức đã lên danh sách ít nhất 260 đối tượng nguy hiểm.

 


Cảnh sát đặc nhiệm Pháp dày đặc trên các tuyến đường của Paris

 

Còn phía Anh, Thủ tướng David Cameron ngày 12/1 đã cam kết gia tăng quyền hạn cho các cơ quan an ninh và tình báo, trao cho họ mọi đặc quyền và các trang thiết bị cần thiết để chống khủng bố.

 

Về phía Italy, người đứng đầu lực lượng cảnh sát nước này, ông Alessandro Pansa cho biết chính phủ đã thắt chặt và tăng cường an ninh ở mức tối đa trên cả nước. Cảnh sát, quân đội đang tuần tra 24/24 trên tất cả các tuyến phố.

 

Cả châu Âu đang sôi sục, chưa bao giờ sự cảnh giác đề phòng cao đến như vậy. Và đó là những biện pháp mang tính tình thế, nhưng cần kíp để đối phó với những mối nguy trước mắt. Tuy nhiên, sẽ không thể duy trì tình trạng đó mãi mãi, châu Âu cần có một giải pháp lâu dài hơn và dứt điểm đối với tổ chức Hồi giáo cực đoan IS hay các tổ chức Hồi giáo khác.

 

Sự xuất hiện của Nga

 

Thời gian qua, Moscow dường như im hơi lặng tiếng trong cuộc đối đầu Nga - phương Tây, họ không đưa ra bất kỳ bình luận, đánh giá nào về các ý kiến mà Tổng thống Pháp hay Thủ tướng Đức kêu gọi trong việc gỡ bỏ các biện pháp cấm vận. Đó là việc của châu Âu, và Nga để cho EU tự dàn xếp với nhau.

 

Nhưng đến thời điểm hiện tại, Nga bắt đầu quay lại vũ đài quốc tế với vai trò và vị thế của một nước lớn. Ngày 12/1/2015, Ngoại trưởng Nga Sergei Lavrov cho rằng châu Âu đang đối diện với nhiều thách thức nguy hiểm, và là một cường quốc trong khu vực, Nga nhận thấy mình cần phải có trách nhiệm.

 

Ngoại trưởng Nga nhấn mạnh, đã đến lúc khôi phục mối quan hệ hợp tác chống khủng bố giữa Moscow và phương Tây. Ông Lavrov nhắc lại việc cuộc khủng hoảng ở Ukraine đã khiến mối quan hệ giữa hai bên bị đình lại, và bác bỏ các tư tưởng cho rằng nga phải thay đổi lập trường về Ukraine thì mới có thể hàn gắn mối quan hệ chống khủng bố.

 

Ông Lavrov khẳng định: "Mối quan hệ giữa Nga và phương Tây sẽ có lợi cho hòa bình thế giới. Moscow mong muốn nhận được những thái độ tích cực từ Brussel".

 


Cảnh sát Đức tuần tra các địa điểm công cộng

 

Còn nhớ hồi tháng 9/2014, khi Mỹ chủ trì cuộc họp Ngoại trưởng tham gia liên minh chống Nhà nước Hồi giáo IS, lúc đó có Ngoại trưởng Nga tham dự, Washington đã mời Moscow đứng chung hàng ngũ của mình, và đề nghị Nga sử dụng không lực từ các căn cứ ở Syria để tấn công IS. Nhưng Nga đã thẳng thừng từ chối.

 

Khi đó, truyền thông phương Tây đã đồng loạt lên án Moscow về việc bàng quan trước vận mệnh của thế giới văn minh, không hoàn thành sứ mệnh của nước lớn, và nhiều người theo đuổi thuyết âm mưu và bài Nga cho rằng Moscow chính là kẻ đứng sau IS gây ra cuộc khủng hoảng ở Trung Đông hiện tại.

 

Nhưng vào thời điểm hiện tại, Nga đã xuất hiện một cách khôn ngoan và phù hợp. Các luận điệu bắt bẻ Nga trước đây sẽ bị phản bác thuyết phục nhất bằng việc Nga hối thúc các nước châu Âu nối lại quan hệ cùng hợp tác chống khủng bố.

 

Nga đang một lần nữa khẳng định rằng họ không quan tâm đến các cuộc chiến hải ngoại, nơi mà mục đích trong sáng chống khủng bố đang bị biến tướng để phục vụ các ý đồ địa chính trị dưới bàn tay nhào nặn của Mỹ.

 

Nga chỉ quan tâm đến an ninh, lợi ích của quốc gia mình. Và hiện tại, an ninh của Nga bị ảnh hưởng bởi châu lục họ đứng chung đang bị khủng bố đe dọa.

 

Cần chú ý một điều, khi Tổng thống Ukraine Petro Poroshenko đứng chung hàng ngũ các lãnh đạo tuần hành trên đường phố Paris, Moscow đã tỏ ra khó chịu. Họ chỉ trích một khi Kiev chưa làm sáng tỏ vụ tấn công làm chết 40 người ở Odessa (do tổ chức cực đoan Pravy Sector thực hiện) thì khi đó Kiev chưa đủ tư cách đứng về phía lực lượng chống khủng bố.

 

Đến lúc này, quan điểm của Nga đã rõ ràng. Trong mắt họ, khủng bố là những thế lực mang lại sự bất ổn với thế giới, lấy đi mạng sống, an toàn của người dân trên mỗi quốc gia, bất kể đó là Hồi giáo cực đoan, dân tộc cực đoan hay là gì đi nữa. Quan điểm này của Nga rõ ràng hơn những khái niệm về "tiêu chuẩn kép" của Mỹ.

 


Châu Âu đang gia tăng quân đội và cảnh sát có vũ trang trên khắp các địa điểm nhạy cảm

 

Chưa biết Nga sẽ thể hiện những gì, và EU sẽ hoan nghênh họ như thế nào, nhưng Nga đã vào cuộc một cách rõ ràng, nhất quán, và cách họ ngoại giao, lựa chọn thời điểm đã chứng tỏ họ nắm tình thế một cách chủ động và đầy khôn ngoan.

 

Ukraine tiếp tục mắc kẹt

 

Việc Nga đề nghị hợp tác chống khủng bố với châu Âu, và diễn biến của việc một loạt quốc gia EU muốn gỡ bỏ cấm vận với Nga, đặc biệt là việc Bộ trưởng nông nghiệp Đức hi vọng Nga sẽ giảm nhẹ các biện pháp trả đũa với nông sản nước này cho thấy, mối quan hệ giữa Nga và EU ngày càng có nhiều biểu hiện tan băng.

 

Nút thắt cuối cùng trong việc nối lại quan hệ là hai bên đạt được những thỏa thuận giải quyết vấn đề Ukraine, cụ thể như tại cuộc họp 4 Ngoại trưởng ngày 12/1/2015: chấm dứt xung đột theo thỏa thuận Minsk, giữ nguyên hiện trạng, và tái thiết miền Đông.

 

Nga đã xuống nước trong việc tuyên bố họ không có tơ tưởng gì về cái gọi là "Nước Nga Mới" như những người ly khai tuyên bố. Moscow cũng không có dụng ý mở ra một vùng đệm nối liền từ biên giới Nga, qua Donetsk, Lugansk, Odessa và tới Crimea. Tổng thống Putin chỉ khẳng định chiến công duy nhất là đưa được bán đảo Crimea "về với cố quốc".

 

Và Tổng thống Pháp đã phải thừa nhận rằng ông tin tưởng Tổng thống Putin, và nhắc lại câu nói mà cựu Tổng thống Mỹ G.W.Bush nhận định về Tổng thống Nga: "Nhìn sâu vào đôi mắt của người đàn ông này, tôi cảm thấy sự trung thực và khiến người ta tin tưởng."

 

Thậm chí, Nga còn cân nhắc việc dẫn độ cựu Tổng thống Ukraine Yanukovych về nước khi nhận được thông báo truy nã toàn cầu của Interpol. Nga đã bày tỏ thiện chí với Ukraine và cả phương Tây như vậy đấy.

 


Ngoại trưởng Đức, Nga, Pháp, Ukraine sau cuộc đàm phán

 

Một khi Nga đã không quyết tâm thôn tính Donbass, thì EU cũng không có lý do đôi co thêm với Nga để chuốc thêm thiệt hại. Và dường như, các thành viên của EU đang thay nhau bẻ gãy từng mũi nhọn chống Nga trong chính quyền Kiev.

 

Ngày 9/1/2015, Thủ tướng Đức Angela Merkel có cuộc tiếp xúc với Thủ tướng Ukraine Arseny Yatsenyuk, sau cuộc gặp gỡ này, Ukraine có thêm 500 triệu euro.

 

Sau đó, trong cuộc tuần hành ở Pháp, Tổng thống Pháp và Thủ tướng Đức đã có cuộc gặp riêng nhanh chóng với Tổng thống Ukraine Poroshenko. Có thể thấy rằng, nội bộ Kiev có những sự chồng lấn, dẫm đạp lên nhau về quyền lực. Nhưng bất chấp họ tranh giành với nhau thế nào, thì EU đang ép Ukraine phải đi theo con đường mà EU định hướng.

 

Điều duy nhất mà Kiev có thể mong đợi vào lúc này là trông chờ sự giúp đỡ từ Mỹ. Nhưng từ kỳ nghỉ Giáng Sinh và Năm Mới cho đến nay, dường như Washington đã quên mất Ukraine, và các lời hứa của họ về viện trợ vũ khí sát thương hay tài chính đều không được thực hiện, dù chỉ là một viên đạn hay tờ 1 USD.

 

Sự lúng túng của Ukraine còn thể hiện ở chỗ, họ được phép lựa chọn khách mời cho cuộc đàm phán thượng đỉnh 4 bên sắp tới, nhưng họ không thể mời được đại diện nào của Washington, dù là Phó Tổng thống Joe Biden, người đã thường xuyên qua lại Kiev.

 

Ukraine đang mắc kẹt trong tình trạng ngày càng tan băng mối quan hệ giữa Nga và EU. Đến lúc này, Kiev phải nhìn nhận thực tế rằng từ đầu cuộc, EU là người cưu mang họ cho đến thời điểm này. Và một khi EU đã không muốn tiếp tục cuộc chơi, càng cố gắng ngoan cố, Kiev sẽ đứng trước nguy cơ... mất tất cả.
DanQuyen.com
    Phản Hồi Của Độc Giả Về Bài Viết
Họ và Tên
Địa chỉ
Email
Tiêu đề
Nội dung
Gửi cho bạn bè Phản hồi

Các bài viết mới:
    Kiev bị tấn công dữ dội, Nga ủng hộ đề xuất giải quyết xung đột của Thổ Nhĩ Kỳ (08-07-2024)
    Nga 'phá âm mưu lớn của Ukraine', kéo NATO vào cuộc (08-07-2024)
    Những biến số lớn có thể 'xoay vần' tương lai xung đột Nga-Ukraine, vì sao Kiev không còn tìm cách vào NATO bằng mọi giá? (08-07-2024)
    Kế hoạch của ông Trump về NATO dần lộ diện (06-07-2024)
    100 ngày thử thách đối với ông Keir Starmer (06-07-2024)
    Nga cảnh báo điều chỉnh học thuyết hạt nhân, bán lượng urani cao kỷ lục đến Mỹ (06-07-2024)
    Tân Thủ tướng Anh Starmer dừng kế hoạch trục xuất người tị nạn sang Rwanda (06-07-2024)
    Hamas phản đối việc lực lượng nước ngoài hiện diện tại Gaza (05-07-2024)
    Lãnh đạo nhiều nước chúc mừng tân Thủ tướng Anh Keir Starmer (05-07-2024)
    Thủ tướng Hungary Viktor Orban bất ngờ gặp Tổng thống Nga Putin (05-07-2024)
    Nguyên nhân Anh nghiêng về cánh tả, đi ngược xu hướng ở châu Âu (05-07-2024)
    Thủ tướng Hungary nói về lý do Tổng thống Ukraine từ chối đề xuất ngừng bắn (03-07-2024)
    Rộ tin đồn Tổng thống Ukraine Zelensky thất vọng với Thủ tướng Shmyhal (03-07-2024)
    Trung Quốc hiện diện tại 4 căn cứ quân sự cũ của Liên Xô trên đất Cuba? (03-07-2024)
    'Đồng minh' của Tổng thống Putin tới Ukraine, kêu gọi ngừng bắn (02-07-2024)
    Hà Lan bắt đầu cung cấp máy bay F-16 cho Ukraine, Nga ráo riết ngăn chặn (02-07-2024)
    Tướng Nga dự đoán thời điểm xung đột với Ukraine kết thúc (02-07-2024)
    Lý do một thành viên NATO đột nhiên muốn gia nhập BRICS (02-07-2024)
    Ông Hun Sen đề nghị tất cả chùa đánh trống, bắn pháo hoa khi khởi công kênh đào Techo (01-07-2024)
    BTQP Nga yêu cầu các lực lượng chuẩn bị 'phản ứng' UAV của Mỹ trên Biển Đen (01-07-2024)

Các bài viết cũ:
    Vì Ukraine, Đức quyết ép Nga đến cùng? (12-01-2015)
    Động thái mới của ông Abe: Viện trợ quân sự bằng ODA (12-01-2015)
    Thêm một tòa soạn báo ở châu Âu bị dọa tấn công (12-01-2015)
    Thụy Điển đóng cửa Viện Khổng Tử (12-01-2015)
    Cả châu Âu lao đao vì Mỹ tham vọng đơn cực (12-01-2015)
    Ấn Độ của Thủ tướng Modi (11-01-2015)
    Sau Pháp, đến lượt tòa soạn ở Đức bị tấn công (11-01-2015)
    Campuchia phản ứng về cây cầu không móng Trung Quốc xây (11-01-2015)
    Chiến tranh ở trước cửa nhà! (11-01-2015)
    EU không muốn chống lại nước Nga (10-01-2015)
    Mỹ trừng phạt Nga: Vì sao khó thành công? (10-01-2015)
    Đa Chiều: Tập Cận Bình lại ném đá dò đường, thử lòng Kim Jong-un (10-01-2015)
    Al-Qaeda chỉ đạo thảm sát và dọa tấn công mới tại Pháp (10-01-2015)
    Châu Âu đang gặp nguy hiểm hơn bao giờ hết (10-01-2015)
    Khi tự do ngôn luận xung đột với niềm tin tôn giáo (09-01-2015)
    Al-Qaeda lên kế hoạch thảm sát ở phương Tây (09-01-2015)
    Vì sao Pháp để lọt phần tử cực đoan trong vụ tấn công Charlie Hebdo? (09-01-2015)
    Putin đang cho EU nếm 'trái đắng' (09-01-2015)
    Mỹ lo lắng nhìn TQ 'ném phao' tiền cho Mỹ Latinh? (08-01-2015)
    Triều Tiên muốn "chiếm Hàn Quốc trong 7 ngày" (08-01-2015)
 
"Hoàng Sa, Trường Sa là của Việt Nam".

Chuyển Tiếng Việt


    Truyện Ngắn
48 Giờ Yêu Nhau


   Sự Kiện

Lời Di Chúc của Vua Trần Nhân Tôn





 

Copyright © 2010 DanQuyen.com - Cơ Quan Ngôn Luận Người Việt Hải Ngoại
Địa Chỉ Liên Lạc Thư Tín:
E-mail: danquyennews@aol.com
Lượt Truy Cập : 153970899.