Trang nhất
  Xã Luận
  Đọc Báo Trong Nước
  Truyện Ngắn
  Kinh Tế
  Âm vang sử Việt
  Tin Thể Thao
  Y Học
  Tâm lý - Xã hội
  Công Nghệ
  Ẩm Thực

    Diễn Đàn Biển Đông
Từ mai, Trung Quốc áp dụng luật cho phép bắt người nước ngoài trên biển
    Hình Ảnh Quê Nhà - Video Clip
Tạm dừng bơi lội, lặn ngắm san hô tại nhiều địa điểm ở Côn Đảo
    Tin Thế Giới
Kiev bị tấn công dữ dội, Nga ủng hộ đề xuất giải quyết xung đột của Thổ Nhĩ Kỳ
    Tin Việt Nam
Thủ tướng Phạm Minh Chính tiếp Tổng thư ký Ban Dân vận Đảng Nhân dân Campuchia Hun Many
    Tin Cộng Đồng
Ấn Độ: mưa lớn ảnh hưởng hơn 300 chuyến bay
    Tin Hoa Kỳ
Ông Biden lên tiếng sau màn khẩu chiến 'nảy lửa' với ông Trump
    Văn Nghệ
Son Ye Jin hiếm hoi tiết lộ về cuộc sống sau khi kết hôn, sinh con với Hyun Bin
    Điện Ảnh
Trấn Thành 'vượt mặt' Lý Hải giành giải 'Đạo diễn xuất sắc'
    Âm Nhạc
Tự hào là chính mình - Thông điệp tháng 6 kết nối nghệ sĩ và khán giả
    Văn Học
Một nam học sinh phao tin 'lộ đề thi tốt nghiệp THPT'

Thông Tin Tòa Soạn

Tổng biên tập:
Tiến Sĩ
Nguyễn Hữu Hoạt
Phụ Tá Tổng Biên Tập
Tiến Sĩ
Nhật Khánh Thy Nguyễn
Tổng Thư ký:
Quách Y Lành




   Tin Thế Giới
Nguy cơ Hy Lạp rời Eurozone: Châu Âu bất hạnh!
Châu Âu đang đối diện với thiệt hại lớn nếu để Hy Lạp rời khỏi Eurozone, và nguy cơ đó đang đến rất gần

 


Nguy cơ Eurozone không có tên Hy Lạp

 

Mối lo ngại Hy Lạp sẽ phải ra khỏi khu vực sử dụng đồng tiền chung euro (Eurozone) ngày càng hiện hữu. Các nhà lãnh đạo châu Âu đã có một cụm từ để chỉ nguy cơ này là "Grexit".

 

Và tất cả các nhà lãnh đạo đó đều hiểu rằng Hy Lạp rời khỏi sẽ là một đòn choáng váng đối với khu vực đồng tiền chung, vốn được cho là mô hình chuẩn mực của các khu vực trên thế giới cho đến trước cuộc khủng hoảng nợ công năm 2010.

 

Vấn đề nằm ở việc ngày 25/1/2015 tới, cuộc bầu cử của Hy Lạp sẽ tạo ra khả năng cao sự nắm quyền của Đảng cực tả Syriza lên nắm quyền. Đảng này lấy chủ trương bài trừ các chính sách thắt lưng buộc bụng mà Eurozone đã yêu cầu chính phủ Hy Lạp thực hiện nhiều năm trở lại đây. Chính sách này đã tạo ra sự bất mãn trong lòng các công chức cũng như người dân Hy Lạp.

 


Khu vực đồng tiền chung châu Âu đang đối diện với nguy cơ thiếu đi một thành viên là Hy Lạp

 

Sở dĩ nhiều năm trời, Hy Lạp phải khắc khổ bởi gói tiền cứu trợ trị giá 240 tỷ euro (282 tỷ USD) mà châu Âu treo trước mặt họ. Gói cứu trợ này có tác dụng khiến Hy Lạp hồi sinh trước nguy cơ vỡ nợ, nhưng cuối cùng, chính sự thúc ép trong việc hoàn trả các khoản vay cứu trợ đang đặt ra khả năng Hy Lạp vỡ nợ lần nữa.

 

Hiện tại, lập trường của các nhà đứng đầu Eurozone vẫn đang đầy mâu thuẫn.

 

Cụ thể, Thủ tướng Đức Angela Merkel tuyên bố nước này đã sẵn sàng cho viễn cảnh một Eurozone không có Hy Lạp. Berlin sẽ phải khai trừ Hy Lạp, nếu thủ lĩnh Alexis Tsipras của đảng Syriza lên nắm quyền. Đức khẳng định các thành viên Eurozone sẽ sống tốt nếu không có Hy Lạp, còn Hy Lạp thì không thể sống nếu rời khỏi vòng tay của Eurozone.

 

Đức đưa ra nhiều con số chứng minh về việc Eurozone đã cưu mang Hy Lạp những năm qua ra sao, và nghĩa vụ của quốc gia này là tiếp tục duy trì thắt lưng buộc bụng để trả nợ. Có thể thấy rằng Berlin đang tạo sức ép để không có đất sống cho đảng đối lập Syriza thắng cử.

 

Nhưng ngược lại, Pháp cho rằng nếu Hy Lạp muốn rời khỏi Eurozone, hãy cứ để họ ra đi. Kết quả bầu cử của quốc gia này phản ánh ý nguyện người dân, và không thể không tôn trọng điều đó.

 


Thủ tướng Đức Merkel khẳng định không thắt lưng buộc bụng, Hy Lạp hãy rời khỏi Eurozone

 

Tuy nhiên, Eurozone đã thống nhất rằng dù cho chính phủ nào lên nắm quyền ở Hy Lạp, thì họ vẫn phải có nghĩa vụ quốc gia là trả hết những khoản nợ mà nước này đã vay từ chủ nợ quốc tế trước đó.

 

Vấn đề đặt ra là, khối đồng tiền chung này sẽ đối mặt với những nguy cơ nào khi Hy Lạp rời đi? Và nguy cơ đó sẽ để lại hậu quả gì?

 

Một châu Âu đầy bất ổn và cuộc tháo chạy của đồng vốn

 

Một thực tế rằng số tiền Hy Lạp nợ các nước đối tác trong khu vực chỉ tương đương với một tỷ lệ nhỏ so với tổng sức mạnh của kinh tế Eurozone, song nhiều nhà phân tích đã chứng minh răng dù Hy Lạp có "xù nợ" cũng không phải là mấu chốt của vấn đề.

 

Ông Guy Verhofstadt, quan chức trong Nghị viện châu Âu, nói việc Hy Lạp vỡ nợ 240 tỷ euro sẽ là một cú sốc đối với Eurozone.

 

Theo tính toán dựa trên số liệu từ EU của Giám đốc phụ trách nghiên cứu kinh tế của Trường quản lý IESEG (Pháp) Eric Dor, Đức sẽ là nước bị thiệt hại nặng nhất nếu Hy Lạp vỡ nợ, khi mất tổng cộng 56,5 tỷ euro, tức 699 euro trên mỗi người dân, còn Pháp mất 42,4 tỷ euro, hay 644 euro/người, Italy mất 37,3 tỷ euro, Tây Ban Nha 24,8 tỷ, Hà Lan 11,9 tỷ, Bỉ 7,2 tỷ, Áo 5,8 tỷ, Bồ Đào Nha 1,1 tỷ và Ireland 300 triệu euro.

 

Những con số trên nếu tính riêng là lớn nhưng lại rất nhỏ nếu so với nền kinh tế Eurozone. Khoản tiền 195 tỷ euro mà Hy Lạp đang nợ các nước đối tác chỉ tương đương 4% mức chi ngân sách của các nước Eurozone trong năm 2013. Thêm vào đó, số nợ dự kiến sẽ được hoàn trả trong nhiều năm.

 


Người Hy Lạp biểu tình phản đối chính sách kham khổ của chính phủ

 

Một điều cũng đáng chú ý nữa là các ngân hàng ở Eurozone không còn sở hữu số nợ của Hy Lạp lớn như trước đây. Theo tính toán gần đây của JPMorgan Cazennove, các tổ chức cho vay ở khu vực chỉ cho Hy Lạp vay 5 tỷ euro.

 

Nhưng một hệ lụy khác mà việc Hy Lạp nếu ra khỏi Eurozone sẽ gây ra là sự bất ổn cho nền kinh tế khu vực đang trong tình trạng trì trệ và điều này có thể là một cái giá đắt.

 

Điều đáng lo ngại nhất là sự tháo chạy của dòng vốn ra khỏi châu Âu. Nếu các nhà đầu tư không an tâm rằng kinh tế Eurozone vẫn ổn định, lãi suất có thể tăng và sau đó là đến chi phí đi vay. Ngoài ra, không riêng Hy Lạp đối diện với nguy cơ vỡ nợ, mà còn có Tây Ban Nha, Bồ Đào Nha, Italy... Chi phí vay mượn tăng cùng với đầu tư giảm sút sẽ là sự cản trở đối với những nỗ lực phục hồi tăng trưởng.

 

Cả EU đang đối diện với nhiều nguy cơ, trong đó có việc chủ nghĩa khủng bố trỗi dậy ở chính châu lục này, khủng hoảng ở Ukraine tác động lớn đến EU, và đặc biệt là cuộc chiến kinh tế với nước Nga. Thêm sự ra đi của Hy Lạp, châu Âu chỉ bày ra một bức tranh ảm đạm về kinh tế, chính trị, xã hội.

 

Và với bức tranh như vậy, sẽ chẳng có nhà đầu tư nào mạo hiểm tham gia thị trường của châu Âu. Đây chính là hệ lụy lớn nhất khi Hy Lạp không còn ở trong Eurozone.
DanQuyen.com
    Phản Hồi Của Độc Giả Về Bài Viết
Họ và Tên
Địa chỉ
Email
Tiêu đề
Nội dung
Gửi cho bạn bè Phản hồi

Các bài viết mới:
    Kiev bị tấn công dữ dội, Nga ủng hộ đề xuất giải quyết xung đột của Thổ Nhĩ Kỳ (08-07-2024)
    Nga 'phá âm mưu lớn của Ukraine', kéo NATO vào cuộc (08-07-2024)
    Những biến số lớn có thể 'xoay vần' tương lai xung đột Nga-Ukraine, vì sao Kiev không còn tìm cách vào NATO bằng mọi giá? (08-07-2024)
    Kế hoạch của ông Trump về NATO dần lộ diện (06-07-2024)
    100 ngày thử thách đối với ông Keir Starmer (06-07-2024)
    Nga cảnh báo điều chỉnh học thuyết hạt nhân, bán lượng urani cao kỷ lục đến Mỹ (06-07-2024)
    Tân Thủ tướng Anh Starmer dừng kế hoạch trục xuất người tị nạn sang Rwanda (06-07-2024)
    Hamas phản đối việc lực lượng nước ngoài hiện diện tại Gaza (05-07-2024)
    Lãnh đạo nhiều nước chúc mừng tân Thủ tướng Anh Keir Starmer (05-07-2024)
    Thủ tướng Hungary Viktor Orban bất ngờ gặp Tổng thống Nga Putin (05-07-2024)
    Nguyên nhân Anh nghiêng về cánh tả, đi ngược xu hướng ở châu Âu (05-07-2024)
    Thủ tướng Hungary nói về lý do Tổng thống Ukraine từ chối đề xuất ngừng bắn (03-07-2024)
    Rộ tin đồn Tổng thống Ukraine Zelensky thất vọng với Thủ tướng Shmyhal (03-07-2024)
    Trung Quốc hiện diện tại 4 căn cứ quân sự cũ của Liên Xô trên đất Cuba? (03-07-2024)
    'Đồng minh' của Tổng thống Putin tới Ukraine, kêu gọi ngừng bắn (02-07-2024)
    Hà Lan bắt đầu cung cấp máy bay F-16 cho Ukraine, Nga ráo riết ngăn chặn (02-07-2024)
    Tướng Nga dự đoán thời điểm xung đột với Ukraine kết thúc (02-07-2024)
    Lý do một thành viên NATO đột nhiên muốn gia nhập BRICS (02-07-2024)
    Ông Hun Sen đề nghị tất cả chùa đánh trống, bắn pháo hoa khi khởi công kênh đào Techo (01-07-2024)
    BTQP Nga yêu cầu các lực lượng chuẩn bị 'phản ứng' UAV của Mỹ trên Biển Đen (01-07-2024)

Các bài viết cũ:
    Nga chứng tỏ châu Âu không thể thiếu Nga (13-01-2015)
    Vì Ukraine, Đức quyết ép Nga đến cùng? (12-01-2015)
    Động thái mới của ông Abe: Viện trợ quân sự bằng ODA (12-01-2015)
    Thêm một tòa soạn báo ở châu Âu bị dọa tấn công (12-01-2015)
    Thụy Điển đóng cửa Viện Khổng Tử (12-01-2015)
    Cả châu Âu lao đao vì Mỹ tham vọng đơn cực (12-01-2015)
    Ấn Độ của Thủ tướng Modi (11-01-2015)
    Sau Pháp, đến lượt tòa soạn ở Đức bị tấn công (11-01-2015)
    Campuchia phản ứng về cây cầu không móng Trung Quốc xây (11-01-2015)
    Chiến tranh ở trước cửa nhà! (11-01-2015)
    EU không muốn chống lại nước Nga (10-01-2015)
    Mỹ trừng phạt Nga: Vì sao khó thành công? (10-01-2015)
    Đa Chiều: Tập Cận Bình lại ném đá dò đường, thử lòng Kim Jong-un (10-01-2015)
    Al-Qaeda chỉ đạo thảm sát và dọa tấn công mới tại Pháp (10-01-2015)
    Châu Âu đang gặp nguy hiểm hơn bao giờ hết (10-01-2015)
    Khi tự do ngôn luận xung đột với niềm tin tôn giáo (09-01-2015)
    Al-Qaeda lên kế hoạch thảm sát ở phương Tây (09-01-2015)
    Vì sao Pháp để lọt phần tử cực đoan trong vụ tấn công Charlie Hebdo? (09-01-2015)
    Putin đang cho EU nếm 'trái đắng' (09-01-2015)
    Mỹ lo lắng nhìn TQ 'ném phao' tiền cho Mỹ Latinh? (08-01-2015)
 
"Hoàng Sa, Trường Sa là của Việt Nam".

Chuyển Tiếng Việt


    Truyện Ngắn
48 Giờ Yêu Nhau


   Sự Kiện

Lời Di Chúc của Vua Trần Nhân Tôn





 

Copyright © 2010 DanQuyen.com - Cơ Quan Ngôn Luận Người Việt Hải Ngoại
Địa Chỉ Liên Lạc Thư Tín:
E-mail: danquyennews@aol.com
Lượt Truy Cập : 153971281.