Trang nhất
  Xã Luận
  Đọc Báo Trong Nước
  Truyện Ngắn
  Kinh Tế
  Âm vang sử Việt
  Tin Thể Thao
  Y Học
  Tâm lý - Xã hội
  Công Nghệ
  Ẩm Thực

    Diễn Đàn Biển Đông
Từ mai, Trung Quốc áp dụng luật cho phép bắt người nước ngoài trên biển
    Hình Ảnh Quê Nhà - Video Clip
Tạm dừng bơi lội, lặn ngắm san hô tại nhiều địa điểm ở Côn Đảo
    Tin Thế Giới
'Đồng minh' của Tổng thống Putin tới Ukraine, kêu gọi ngừng bắn
    Tin Việt Nam
Thủ tướng Phạm Minh Chính thăm Hàn Quốc: Việt - Hàn hướng tới mục tiêu 150 tỷ USD thương mại song phương
    Tin Cộng Đồng
Giẫm đạp kinh hoàng tại lễ hội tôn giáo ở Ấn Độ, ít nhất 87 người thiệt mạng
    Tin Hoa Kỳ
Ông Biden lên tiếng sau màn khẩu chiến 'nảy lửa' với ông Trump
    Văn Nghệ
Hòa Minzy 'xinh như công chúa' đón tuổi mới, Văn Toàn nói 1 từ liền gây chú ý
    Điện Ảnh
Studio nhận bão chỉ trích, tẩy chay sau vụ Châu Bùi bị quay lén trong toilet
    Âm Nhạc
Tự hào là chính mình - Thông điệp tháng 6 kết nối nghệ sĩ và khán giả
    Văn Học
Một nam học sinh phao tin 'lộ đề thi tốt nghiệp THPT'

Thông Tin Tòa Soạn

Tổng biên tập:
Tiến Sĩ
Nguyễn Hữu Hoạt
Phụ Tá Tổng Biên Tập
Tiến Sĩ
Nhật Khánh Thy Nguyễn
Tổng Thư ký:
Quách Y Lành




   Tin Thế Giới
Vụ Charlie Hebdo: Ai thực sự là nạn nhân?
Thảm họa xảy ở Paris không chỉ là một cuộc tấn công vào những nhà vẽ biếm họa, những người đã trả giá bằng mạng sống của họ, mà còn là một cuộc tấn công vào chính những người Hồi giáo trên khắp thế giới, đặc biệt những người Hồi giáo ở châu Âu.

 



 


Tuần trước, thủ lĩnh nhóm Hezbollah ở Libăng đã lên tiếng chỉ trích hành động của những kẻ Hồi giáo cực đoan gây ra thảm họa ở Paris, và phát biểu rằng, những hành vi này làm tổn thương Islam hơn rất nhiều những gì các nhà biếm họa báo Charlie Hebdo đã làm.

 

Thảm họa xảy ở Paris không chỉ là một cuộc tấn công vào những nhà vẽ biếm họa, những người đã trả giá bằng mạng sống của họ, mà còn là một cuộc tấn công vào chính những người Hồi giáo trên khắp thế giới, đặc biệt những người Hồi giáo ở châu Âu. Mỗi khi có một cuộc tấn công dưới danh nghĩa Islam, dù ở quy mô nào, phần còn lại của thế giới Hồi giáo phải hứng chịu hậu quả của những hành động cực đoan này. Họ là những nạn nhân lớn nhất sau những cuộc tấn công.

 

“Chúng tôi phải hứng chịu những tổn thương tinh thần sau mỗi cuộc tấn công khủng bố xảy ra ở phương Tây. Cảm giác giống như đột nhiên chúng tôi phải cảm thấy tội lỗi vì những gì bọn khủng bố gây ra, cảm thấy sợ hãi bị người phương Tây kỳ thị và đánh giá. Gần đây tôi chợt nhận ra tôi bắt đầu có thói quen quan sát xem những đồng nghiệp châu Âu của tôi đang nghĩ gì, băn khoăn liệu họ có đang nghĩ về cuộc tấn công xảy ra ở Pháp và liên hệ việc đó với sự hiện diện của một người đạo Hồi ở đây là tôi. Ít ai thực sự tỉnh táo và bao dung để lắng nghe rằng chúng tôi cũng căm ghét chủ nghĩa khủng bố như bất kỳ ai, và mệt mỏi với việc phải chứng minh sự vô tội của chúng tôi chỉ bởi đức tin vào Islam”, một người bạn của tôi, gốc Thổ Nhĩ Kỳ sinh sống ở Berlin, tâm sự.

 

Rất nhiều người trong thế giới phương Tây không phân biệt được sự khác biệt giữa những kẻ khủng bố cực đoan và những người Hồi giáo bình thường. Bằng chứng là những phong trào chống Hồi giáo đang ngày một rộ lên mạnh mẽ ở châu Âu trong một tuần qua kể từ sau cuộc tấn công ở Paris. Tại Đức, nơi trú ngụ của hơn 4 triệu người Hồi giáo, chủ yếu gốc Thổ Nhĩ Kỳ, đã diễn ra hàng loạt cuộc biểu tình, kêu gọi chính phủ có những biện pháp kiểm soát vấn đề nhập cư chặt chẽ hơn và xóa bỏ chủ nghĩa đa sắc tộc ở Đức. Trong con mắt nhiều người, dù những vụ tấn công có được thực hiện bởi người đạo Hồi hay không, thì người đạo Hồi sẽ vẫn luôn là mục tiêu đầu tiên bị nhắm tới với những nghi hoặc và giận dữ. Người Ảrập Bắc Phi ở Pháp và người Hồi giáo Thổ Nhĩ Kỹ ở Đức đang và sẽ phải đối mặt với một thời kỳ đầy khó khăn trong thời gian tới. Những nỗi ám ảnh tràn ngập khắp nơi. Kết quả là ở Pháp, phe cánh hữu đang có lợi thế rất lớn trong các cuộc thăm dò, thậm chí nhiều người ủng hộ phe này đã bắt đầu kêu gọi trục xuất những người Hồi giáo ra khỏi Pháp. Không có nhiều hy vọng để thuyết phục được họ rằng những gì xảy ra chỉ là hành động của số ít kẻ khủng bố cực đoan mà thôi. Sự sợ hãi đã khiến nhiều người trở nên mù quáng.

 

Một bạn học cũ khác của tôi tham gia một buổi tuần hành “Je suis Charlie” ở Brussels, Bỉ chủ nhật vừa rồi, kể lại trong nỗi thất vọng: “Hai người đàn ông to con gốc Ảrập đứng bên kia đường dâng cao biểu ngữ và hô to khẩu hiểu chống khủng bố, một người phụ nữ Bỉ tóc vàng đứng cạnh tôi lẩm bẩm đủ để những người xung quanh nghe thấy: Bọn các người nên quay về nước mà giết nhau, đừng có sang châu Âu giết thêm người nữa”.

 

Có một sự thật mà ít ai nhận ra. Hơn một phần tư triệu người Syria bị giết trong ba năm qua và dường như thế giới không còn buồn nhắc tới. Hàng trăm nghìn người Iraq cũng chịu chung số phận nhưng liệu có bao nhiêu người trên thế giới này quan tâm? Thế nhưng khi một cuộc tấn công bởi những kẻ Hồi giáo cực đoan xảy ra ở phương Tây, cả thế giới dường như trở nên sôi sục, chĩa mũi giáo vào người đạo Hồi, dù họ vô tội và cũng như bao con người khác trên thế giới này, chỉ mong một cuộc sống hàng ngày yên bình, dù là ở Trung Đông hay châu Âu.

 

Tình hình chính trị thế giới đang trải qua những diễn biễn phức tạp và nhạy cảm. Hơn bao giờ hết, tôi cho rằng, những người Hồi giáo phải cùng nhau mạnh mẽ lúc này, nếu không muốn chủ nghĩa cực đoan thắng thế. Và ngược lại, người Pháp nói riêng và người phương Tây nói chung, cần đứng ở một vị trí bao dung để thể hiện rằng họ sẽ không vì những hành động cực đoan đơn lẻ kia mà làm tổn thương những người Hồi giáo vô tội. Điều này sẽ không chỉ tạo dựng mối quan hệ tốt đẹp giữa người theo đạo Hồi và không theo đạo Hồi ở Pháp, mà trên khắp thế giới.

 

Hy vọng là điều cần đến sau những tội ác.
DanQuyen.com
    Phản Hồi Của Độc Giả Về Bài Viết
Họ và Tên
Địa chỉ
Email
Tiêu đề
Nội dung
Gửi cho bạn bè Phản hồi

Các bài viết mới:
    'Đồng minh' của Tổng thống Putin tới Ukraine, kêu gọi ngừng bắn (02-07-2024)
    Hà Lan bắt đầu cung cấp máy bay F-16 cho Ukraine, Nga ráo riết ngăn chặn (02-07-2024)
    Tướng Nga dự đoán thời điểm xung đột với Ukraine kết thúc (02-07-2024)
    Lý do một thành viên NATO đột nhiên muốn gia nhập BRICS (02-07-2024)
    Ông Hun Sen đề nghị tất cả chùa đánh trống, bắn pháo hoa khi khởi công kênh đào Techo (01-07-2024)
    BTQP Nga yêu cầu các lực lượng chuẩn bị 'phản ứng' UAV của Mỹ trên Biển Đen (01-07-2024)
    Toàn quyền thứ 28 của Australia lạc quan về triển vọng của đất nước (01-07-2024)
    EU 'nín thở' khi Hungary cam kết sẽ 'làm cho châu Âu vĩ đại trở lại' (01-07-2024)
    Nước Pháp bước vào cuộc bỏ phiếu lịch sử (30-06-2024)
    Xe tăng chìm khi băng qua sông, 5 binh sĩ thiệt mạng (30-06-2024)
    150 máy bay, hơn 40 tàu rầm rộ tập trận hải quân lớn nhất thế giới (28-06-2024)
    Tổng thống Zelensky: Ukraine không muốn kéo dài xung đột với Nga (28-06-2024)
    Thổ Nhĩ Kỳ bắt giữ 28 nghi phạm IS trong chiến dịch truy quét toàn quốc (28-06-2024)
    Công ty Đức ngày càng tin tưởng đầu tư vào Ấn Độ (28-06-2024)
    Nga ký thỏa thuận cung cấp khí đốt cho Iran (26-06-2024)
    Máy bay Nga tiến vào không phận Mỹ: Đón quan chức hay mang thông điệp? (26-06-2024)
    Những tác động tiềm tàng từ cuộc bầu cử sớm ở Pháp (26-06-2024)
    Tòa án Hình sự Quốc tế phát lệnh bắt hai lãnh đạo quân đội Nga (25-06-2024)
    Nhà vua Nhật Bản Naruhito có chuyến thăm cấp nhà nước tới Anh (25-06-2024)
    Ai Cập cần nhập khẩu 1,18 tỷ USD nhiên liệu để giảm thiểu tình trạng thiếu điện (25-06-2024)

Các bài viết cũ:
    Thời điểm cực kỳ nguy hiểm đối với châu Âu (20-01-2015)
    Giải mã Tập Cận Bình-phần 3: Ai dám chống đối họ Tập? (20-01-2015)
    Chiến sự Ukraine nóng trở lại, EU duy trì trừng phạt Nga (20-01-2015)
    Điều ít biết về ‘Tổng thống nghèo nhất thế giới’ (20-01-2015)
    Mĩ muốn chặn đường TQ, ảnh hưởng của ASEAN ở Myanmar (19-01-2015)
    Pháp mất đoàn kết, chuyển sang chia rẽ vì Charlie Hebdo (19-01-2015)
    Phần 2: Ai là “quân sư” được Tập Cận Bình tin tưởng nhất? (19-01-2015)
    Vì sao Trung Quốc chủ trương xích lại Triều Tiên? (19-01-2015)
    Cuống cuồng lo khủng bố, EU “bỏ rơi” Ukraine? (19-01-2015)
    Afghanistan: Quân đội Mỹ rút, những gì còn lại? (18-01-2015)
    Ukraine hình thành từ Nga và lụi tàn bởi... (18-01-2015)
    Kinh tế châu Âu: họa đơn, họa kép (18-01-2015)
    Nga “dụ” quan hệ tốt đẹp với Hy Lạp, nếu rời EU (18-01-2015)
    Giải mã Tập Cận Bình-phần 1: Quan hệ họ Tập và họ Lý? (18-01-2015)
    Tổng thống Pháp: 'Người biểu tình không hiểu thông điệp Charlie Hebdo' (18-01-2015)
    Lời giải nào cho Nga và Mỹ trong cuộc chiến giá dầu? (17-01-2015)
    Châu Âu và vấn đề Hồi giáo (17-01-2015)
    Hậu tuần hành Paris: Mỹ khôn ngoan khi... vắng mặt? (17-01-2015)
    Khối 7 cường quốc “vỡ trận” trước Nga? (17-01-2015)
    Nếu Eurozone không còn Hy Lạp (17-01-2015)
 
"Hoàng Sa, Trường Sa là của Việt Nam".

Chuyển Tiếng Việt


    Truyện Ngắn
48 Giờ Yêu Nhau


   Sự Kiện

Lời Di Chúc của Vua Trần Nhân Tôn





 

Copyright © 2010 DanQuyen.com - Cơ Quan Ngôn Luận Người Việt Hải Ngoại
Địa Chỉ Liên Lạc Thư Tín:
E-mail: danquyennews@aol.com
Lượt Truy Cập : 153884840.