Trang nhất
  Xã Luận
  Đọc Báo Trong Nước
  Truyện Ngắn
  Kinh Tế
  Âm vang sử Việt
  Tin Thể Thao
  Y Học
  Tâm lý - Xã hội
  Công Nghệ
  Ẩm Thực

    Diễn Đàn Biển Đông
Từ mai, Trung Quốc áp dụng luật cho phép bắt người nước ngoài trên biển
    Hình Ảnh Quê Nhà - Video Clip
Tạm dừng bơi lội, lặn ngắm san hô tại nhiều địa điểm ở Côn Đảo
    Tin Thế Giới
EU 'nín thở' khi Hungary cam kết sẽ 'làm cho châu Âu vĩ đại trở lại'
    Tin Việt Nam
Việt Nam tham dự Hội nghị sĩ quan liên lạc Hiệp hội Cảnh sát các nước Đông Nam Á
    Tin Cộng Đồng
Du khách Hàn Quốc bị lạc hơn 100km, tìm được người thân nhờ chiếc móc khóa xe
    Tin Hoa Kỳ
Ông Biden lên tiếng sau màn khẩu chiến 'nảy lửa' với ông Trump
    Văn Nghệ
Hòa Minzy 'xinh như công chúa' đón tuổi mới, Văn Toàn nói 1 từ liền gây chú ý
    Điện Ảnh
Studio nhận bão chỉ trích, tẩy chay sau vụ Châu Bùi bị quay lén trong toilet
    Âm Nhạc
Tự hào là chính mình - Thông điệp tháng 6 kết nối nghệ sĩ và khán giả
    Văn Học
Một nam học sinh phao tin 'lộ đề thi tốt nghiệp THPT'

Thông Tin Tòa Soạn

Tổng biên tập:
Tiến Sĩ
Nguyễn Hữu Hoạt
Phụ Tá Tổng Biên Tập
Tiến Sĩ
Nhật Khánh Thy Nguyễn
Tổng Thư ký:
Quách Y Lành




   Tin Thế Giới
Báo chí nước ngoài viết về các ý đồ của Trung Quốc
Nhân dịp kết thúc năm 2014 và bước sang năm 2015, nhiều tờ báo ở nước ngoài đã tập trung phân tích những hoạt động đối ngoại của Trung Quốc trong năm qua và chỉ ra những ẩn ý sâu sắc của nước này trong những hoạt động đó nhằm hiện ý đồ “trỗi dậy” mạnh mẽ để thay đổi cục diện chính trị thế giới và đạt được những tham vọng nước lớn của mình.

 


Báo Liên hợp Buổi sáng ở Singapore nhận xét rằng năm 2014 là năm quan trọng đối với ngoại giao kinh tế của Trung quốc, theo đó các nhà lãnh đạo chủ chốt của nước này đã dồn dập tới nhiều nơi trên thế giới; đến đâu họ cũng ký nhiều hợp đồng và để lại nhiều “món quà viện trợ hào phóng” cho một số nước. Chỗ thì đầu tư 40 tỉ USD để thành lập Quỹ con đường tơ lụa, chỗ thì hứa rót tới 10 tỉ USD cho Ngân hàng Phát triển BRICS hay tới 41 tỉ USD cho quỹ BRICS… 

 

Tất cả chỉ nhằm sử dụng sức mạnh kinh tế làm đòn bẩy cho những thay đổi cục diện địa chính trị thế giới và thể hiện tham vọng nước lớn của Trung Quốc. Đối với các nước đang phát triển, Trung Quốc thường xuyên tặng các khoản tiền và vật chất dưới hình thức viện trợ; sử dụng nhiều hay ít còn tùy ở mức độ thân sơ, cũng có khi dùng cách hủy bỏ hoặc cắt giảm các hợp đồng, các khoản viện trợ để trừng phạt hoặc gây khó dễ cho các nước này về mặt chính trị. Kiểu ngoại giao kinh tế mang đặc sắc Trung Quốc này khiến họ trở thành “địa chủ” lớn nhất thế giới và với lượng tiền dường như tiêu mãi không hết của mình, Trung Quốc sẵn sàng đáp ứng nhu cầu của nước nào “làm vừa lòng họ”. 

 


 

Hãng tin Bloomberg của Mỹ thì nói thẳng rằng: “Trung Quốc dùng tiền để tạo ảnh hưởng” và tâm lý của Trung Quốc là “nếu không đánh bại được ai, chỉ cần dành cho họ nhiều tiền là có thể chiến thắng”. Đối với Trung Quốc, trong bối cảnh sức mạnh mềm của bản thân còn chưa đủ lớn thì phát huy sở trường nhằm che lấp sở đoản. Ngoài ra, “ngoại giao hợp đồng” còn giúp Trung Quốc thực hiện một số mục tiêu chính trị.

 

Báo Pháp Le Monde ngày 7/1/2015 nhận xét rằng trong một hội nghị ngoại giao toàn quốc cuối năm 2014 chính Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình đã chỉ đạo Trung Quốc phải có “một nền ngoại giao nước lớn mang đặc sắc Trung Quốc”. Để xứng với tầm vóc của một cường quốc, Bắc Kinh chủ trương “những con đường tơ lụa mới”: một về hàng hải nối với châu Phi, châu Âu qua ngả Đông Nam Á; một tuyến khác trên đất liền nối Trung Quốc với các nước Trung Á và Nga. Trên mặt trận tài chính, Trung Quốc không ngần ngại đề nghị các nước châu Á-Thái Bình Dương lập ra Ngân hàng đầu tư cơ sở hạ tầng châu Á (AIIB) để trực tiếp cạnh tranh với Ngân hàng phát triển chấu Á (ADB) mà Bắc Kinh cho là nằm dưới ảnh hưởng của Tokyo và Washington… Bắc Kinh giờ đây đang áp dụng một chính sách ngoại giao hống hách gây sức ép về kinh tế. Chính sách ngoại giao nước lớn này còn đặt ra nguy cơ gây xung đột quân sự, như giữa năm 2014 Trung Quốc ngang nhiên đưa giàn khoan dầu di động vào vùng thềm lục địa của Việt Nam.

 

Tuy nhiên, báo Le Monde cũng chỉ ra những hệ lụy mà Trung Quốc gặp phải khi thực hiện đường lối ngoại giao nói trên. Tờ báo viết: “Nhìn chung thì Trung Quốc đang tự đặt mình vào vị thế của một cường quốc hung hăng”. Tờ báo trích dẫn lời ông Du Tân Thiên, Viện trưởng Viện nghiên cứu quốc tế Thượng Hải nói: “Giờ đây vừa mới nổi lên như một cường quốc, Trung Quốc đã trở thành nguồn cơn của nhiều mối lo ngại mà ngày càng có nhiều nước châu Á – Thái Bình Dương bày tỏ một cách công khai điều này. Trung Quốc không còn là một nơi để ai đó muốn gửi gắm số phận của mình. Chính sách ngoại giao này đang là một thách thức lớn cho Trung Quốc và ông Tập Cận Bình cũng ý thức được những phản ứng đang dây lên từ những nước nằm bên vùng biển mà Trung Quốc đang đòi hỏi chủ quyền, cho đến sự phản kháng của các nước châu Phi, nơi mà Bắc Kinh đang dùng viện trợ để đổi lấy tài nguyên thiên nhiên”.

 

Trong bối cảnh nói trên, tại chuyên mục “Diễn đàn vấn đề quốc tế Trung Quốc”, chính tờ Nhân Dân nhật báo của Trung quốc ra ngày 7/1/2015 đã đăng bình luận của giáo sư Kim Sán Vinh từ Đại học Nhân dân Trung quốc về công tác ngoại giao từ Đại hội 18 Đảng cộng sản Trung Quốc đến nay, có đoạn viết: “… Những thách thức chủ yếu với Trung Quốc trong 10 năm tới sẽ có 3 loại chính: Loại thứ nhất là các vấn đề nội bộ. Đây là thách thức thực sự. Loại thứ hai là vấn đề ly khai, chia cắt. Trung Quốc là nước duy nhất trong số các nước lớn chưa thực hiện được thống nhất hoàn toàn. Loại thứ ba là các vấn đề thuần túy từ bên ngoài, nhất là từ việc Trung Quốc sẽ giữ vị trí cường quốc số hai thế giới trong thời gian dài”.

 
DanQuyen.com
    Phản Hồi Của Độc Giả Về Bài Viết
Họ và Tên
Địa chỉ
Email
Tiêu đề
Nội dung
Gửi cho bạn bè Phản hồi

Các bài viết mới:
    EU 'nín thở' khi Hungary cam kết sẽ 'làm cho châu Âu vĩ đại trở lại' (01-07-2024)
    Nước Pháp bước vào cuộc bỏ phiếu lịch sử (30-06-2024)
    Xe tăng chìm khi băng qua sông, 5 binh sĩ thiệt mạng (30-06-2024)
    150 máy bay, hơn 40 tàu rầm rộ tập trận hải quân lớn nhất thế giới (28-06-2024)
    Tổng thống Zelensky: Ukraine không muốn kéo dài xung đột với Nga (28-06-2024)
    Thổ Nhĩ Kỳ bắt giữ 28 nghi phạm IS trong chiến dịch truy quét toàn quốc (28-06-2024)
    Công ty Đức ngày càng tin tưởng đầu tư vào Ấn Độ (28-06-2024)
    Nga ký thỏa thuận cung cấp khí đốt cho Iran (26-06-2024)
    Máy bay Nga tiến vào không phận Mỹ: Đón quan chức hay mang thông điệp? (26-06-2024)
    Những tác động tiềm tàng từ cuộc bầu cử sớm ở Pháp (26-06-2024)
    Tòa án Hình sự Quốc tế phát lệnh bắt hai lãnh đạo quân đội Nga (25-06-2024)
    Nhà vua Nhật Bản Naruhito có chuyến thăm cấp nhà nước tới Anh (25-06-2024)
    Ai Cập cần nhập khẩu 1,18 tỷ USD nhiên liệu để giảm thiểu tình trạng thiếu điện (25-06-2024)
    Đoàn xe hộ tống Thủ tướng Hungary gặp tai nạn, cảnh sát dẫn đường tử vong (25-06-2024)
    Ấn Độ tịch thu ô tô cũ từ 10-15 năm tuổi đậu ở nơi công cộng (25-06-2024)
    Tổng thống Zelensky ra lệnh thanh lọc cận vệ nhà nước Ukraine (24-06-2024)
    Báo Mỹ: 'Trùm' tình báo Ukraine hé lộ tình hình xung đột, nói về 'lựa chọn duy nhất' cho Kiev (24-06-2024)
    Hợp tác song phương Trung Quốc - Ba Lan ngày càng sâu sắc (24-06-2024)
    Nga cảnh báo đáp trả các lệnh trừng phạt mới của EU (24-06-2024)
    Thời khắc cuộc tranh luận đầu tiên giữa ông Trump và ông Biden đến gần (24-06-2024)

Các bài viết cũ:
    Mỹ, Ấn Độ nhắm điều gì trong chuyến thăm của Obama? (25-01-2015)
    Cái giá đau đớn Châu Phi phải trả cho Trung Quốc (25-01-2015)
    Vũ điệu “vàng đen” - coi chừng sai nhịp (24-01-2015)
    Quốc vương Abdullah - nhà cải cách ở Trung Đông (24-01-2015)
    Bắc Cực: Điểm nóng tranh chấp mới của các cường quốc (24-01-2015)
    Video IS đòi cắt cổ con tin Nhật Bản là ghép? (24-01-2015)
    Mỹ bắc ghế ngồi xem kịch hay giữa Nga-EU (24-01-2015)
    Hết hạn nộp tiền để chuộc 2 con tin người Nhật, IS vẫn im lặng (23-01-2015)
    Thế kẹt của EU giữa lợi ích và giá trị về Nga (23-01-2015)
    Giải mã Tập Cận Bình-phần cuối: Người dân TQ nghĩ gì về ông Tập? (23-01-2015)
    Phản ứng của Trung Quốc khi Triều Tiên chọn lại 'bạn' (23-01-2015)
    Vụ bắt cóc con tin người Nhật: IS im lặng khó hiểu! (22-01-2015)
    Về đâu mối quan hệ Nga-EU? (22-01-2015)
    Mỹ khen khéo cách Ấn Độ chống Trung Quốc (22-01-2015)
    Nga chỉ trích thông điệp liên bang của Obama (22-01-2015)
    Trung Quốc toát mồ hôi khi người dân gia nhập IS (22-01-2015)
    Tổng thống Obama: "Tôi luôn là người thắng cuộc" (22-01-2015)
    Phương Tây bị tố âm mưu phá hoại kinh tế Nga, lật đổ Putin (21-01-2015)
    Giải mã Tập Cận Bình-phần 4: Ông Tập có 'vượt mặt' tiền bối? (21-01-2015)
    Ấn Độ Dương: Điểm nóng giữa Trung Quốc - Ấn Độ (21-01-2015)
 
"Hoàng Sa, Trường Sa là của Việt Nam".

Chuyển Tiếng Việt


    Truyện Ngắn
48 Giờ Yêu Nhau


   Sự Kiện

Lời Di Chúc của Vua Trần Nhân Tôn





 

Copyright © 2010 DanQuyen.com - Cơ Quan Ngôn Luận Người Việt Hải Ngoại
Địa Chỉ Liên Lạc Thư Tín:
E-mail: danquyennews@aol.com
Lượt Truy Cập : 153852822.