Trang nhất
  Xã Luận
  Đọc Báo Trong Nước
  Truyện Ngắn
  Kinh Tế
  Âm vang sử Việt
  Tin Thể Thao
  Y Học
  Tâm lý - Xã hội
  Công Nghệ
  Ẩm Thực

    Diễn Đàn Biển Đông
Từ mai, Trung Quốc áp dụng luật cho phép bắt người nước ngoài trên biển
    Hình Ảnh Quê Nhà - Video Clip
Tạm dừng bơi lội, lặn ngắm san hô tại nhiều địa điểm ở Côn Đảo
    Tin Thế Giới
EU 'nín thở' khi Hungary cam kết sẽ 'làm cho châu Âu vĩ đại trở lại'
    Tin Việt Nam
Việt Nam tham dự Hội nghị sĩ quan liên lạc Hiệp hội Cảnh sát các nước Đông Nam Á
    Tin Cộng Đồng
Du khách Hàn Quốc bị lạc hơn 100km, tìm được người thân nhờ chiếc móc khóa xe
    Tin Hoa Kỳ
Ông Biden lên tiếng sau màn khẩu chiến 'nảy lửa' với ông Trump
    Văn Nghệ
Hòa Minzy 'xinh như công chúa' đón tuổi mới, Văn Toàn nói 1 từ liền gây chú ý
    Điện Ảnh
Studio nhận bão chỉ trích, tẩy chay sau vụ Châu Bùi bị quay lén trong toilet
    Âm Nhạc
Tự hào là chính mình - Thông điệp tháng 6 kết nối nghệ sĩ và khán giả
    Văn Học
Một nam học sinh phao tin 'lộ đề thi tốt nghiệp THPT'

Thông Tin Tòa Soạn

Tổng biên tập:
Tiến Sĩ
Nguyễn Hữu Hoạt
Phụ Tá Tổng Biên Tập
Tiến Sĩ
Nhật Khánh Thy Nguyễn
Tổng Thư ký:
Quách Y Lành




   Tin Thế Giới
Ukraine rối loạn, Nga tranh thủ thời cơ nắm chắc Bắc Cực
Trong bối cảnh tình hình Ukraine diễn biến phức tạp, Nga vẫn không ngừng kế hoạch triển khai các lữ đoàn bộ binh cơ giới đầu tiên ở vùng Bắc Cực.

 


Hàng loạt nước đang nhăm nhe xâu xé “miếng bánh” Bắc Cực

 

Hiện nay, điều phối các hoạt động ở Bắc cực là Hội đồng Bắc Cực (AC), bao gồm 8 nước: Canada, Đan Mạch, Hoa Kỳ, Phần Lan, Iceland, Na Uy, Thụy Điển và Nga. Tại khu vực này đang diễn ra các hoạt động tranh đoạt dầu mỏ, khí tự nhiên, khoáng sản và một số tài nguyên thiên nhiên khác tuy ngấm ngầm nhưng không kém phần quyết liệt.

 

Thời gian qua, Bắc Cực là mục tiêu tranh chấp của Nga, Na Uy, Canada, Mỹ và Đan Mạch. Tuy nhiên, đến giữa tháng 12-2014, Đan Mạch đã là nước đầu tiên đã đệ đơn lên Ủy ban đáy biển Liên Hợp Quốc xin đăng ký vùng ngoại Cực cách 200 hải lý là vùng đặc quyền kinh tế của nước này.

 

Ngoài ra, tuyến đường Biển Bắc là hành lang giao thông chạy theo bờ biển phía bắc của Nga (gọi là tuyến đông bắc Bắc Cực), nối châu Âu và châu Á đang ngày càng thuận lợi cho giao thông thương mại, khi khí hậu ấm lên và băng ở biển Bắc Cực đang giảm đi.

 

Song song với tuyến đường ven biển của Nga, trong tương lai luồng đường tây bắc Bắc Cực có thể sẽ trở thành tuyến vận tải thương mại ngắn nhất từ Đông Á đến châu Âu, làm giảm tối đa chi phí vận chuyển.

 

Mặt khác, Mỹ và các đồng minh ở khối NATO thường xuyên tổ chức các cuộc tập trận quân sự ở vùng Bắc Cực với sự tham gia của các nước Bắc Âu (Thụy Điển, Na Uy và Phần Lan), kể cả ở thềm lục địa - khu vực tranh chấp lãnh thổ với Nga.

 

Đồng thời, hạm đội tàu ngầm hạt nhân của Mỹ đang hiện diện ở Biển Barents để tập luyện các hành động chiến sự ở Bắc Cực. Ở Alaska, Mỹ phát triển hệ thống phòng thủ tên lửa cùng với Canada. Ngoài ra, ở đó đã thành lập một lực lượng tấn công mạnh gồm các máy bay chiến thuật.

 

Ngoài ra, Mỹ đang tập trung ngân sách để tăng cường lực lượng tàu phá băng, đảm nhận nhiệm vũ khai phá, mở đường cho các biên đội tàu tác chiến tại đây.

 


Tổng thống Putin ra lệnh cho quân đội Nga bảo vệ “từng tấc đất” ở Bắc Cực

 

Chuyên gia Konstantin Sivkov, Phó Chủ tịch Học viện Các vấn đề địa chính trị, cho biết, Nga phải có các đơn vị quân đội ở vùng Bắc Cực bởi vì hoạt động quân sự ở khu vực này có những đặc điểm không giống với các địa bàn hoạt động quân sự khác: Năng lực hoạt động cực kỳ thấp, điều kiện thời tiết rất phức tạp, khu vực băng giá, nhiệt độ rất thấp.

 

Hơn nữa, trên địa bàn này có nhiều hòn đảo, trong khu vực này phần lục địa chỉ là bờ biển của Nga. Do đó, hạm đội và các tàu phá băng hạng nặng đóng vai trò hết sức quan trọng, và các đơn vị bộ binh và thủy quân lục chiến phải được đào tạo và trang bị các loại vũ khí để thực hiện các hoạt động chiến đấu trong điều kiện này.

 

Ông Konstantin Sivkov, nói: “Các quốc gia khác cũng củng cố lực lượng quân sự ở khu vực Bắc Cực. Mỹ đẩy mạnh hoạt động hải quân, các tàu ngầm của Hoa Kỳ thậm chí còn ‘tạt’ vào vùng lãnh hải của Nga. Không quân Mỹ hoạt động rất tích cực, phái các máy bay do thám tới khu vực này.

 

Tổng thống Nga ra lệnh bảo vệ “từng tấc đất” Bắc Cực

 

Trước tham vọng của Mỹ, Canada, Na Uy… đối với vùng đất giàu tài nguyên còn chưa được khai phá, Tổng thống Nga Vladimir Putin đã yêu cầu quân đội nước này phải bảo vệ từng tấc đất tấc biển ở thềm lục địa của nước Nga và hạ lệnh tăng cường binh lực tối đa cho Bộ tư lệnh chiến lược Bắc Cực.

 

Đây là một phần trong chương trình Bảo vệ biên giới Quốc gia Liên bang Nga giai đoạn 2012-2020 đang được Moscow ráo riết triển khai nhằm chiếm ưu thế trong chia sẻ quyền lợi tại vùng đất hiện đang “vô chủ” này.

 

Bộ trưởng Quốc phòng Nga Sergei Shoigu thông báo đến cuối năm 2014, quân đội Nga đã bố trí trên khắp vùng Bắc Cực - từ Murmansk cho đến Chukotka. Tuyên bố này vang lên như là lời đáp lại tham vọng lãnh thổ của Canada và Hoa Kỳ ở vùng thềm lục địa Bắc Cực.

 


Ngoài tài nguyên, Bắc Cực còn có vai trò rất quan trọng về giao thông

 

Nga xác định sẽ xây dựng tổng số 11 cơ sở bảo vệ biên giới ở Bắc Cực, bao gồm các lực lượng của quân đội và an ninh, trong khi đó các hệ thống giám sát tự động cũng sẽ được triển khai tại khu vực này, có sự tham gia của các sư đoàn bảo vệ bờ biển của FSB.

 

Trên đảo của khu vực Bắc Cực, bao gồm đảo Nova Zemlya, quần đảo Novosibirsk, đảo Wrangel, sừng Schmidt, Nga đã thành lập lực lượng tác chiến chiến lược liên hợp chịu sự chỉ huy của Bộ tư lệnh chiến lược Bắc Cực. Những đơn vị này triển khai làm nhiệm vụ vào tháng 10 năm 2014 và hiện đang hoàn thiện các cơ sở hạ tầng ở đây.

 

Bộ tư lệnh chiến lược Bắc Cực có quyền lực khá lớn. Nguồn tin Bộ Quốc phòng Nga tiết lộ, bộ tư lệnh mới thành lập tiếp nhận các lực lượng, tàu chiến từ Quân khu miền Tây, Trung tâm, miền Đông và miền Nam. Trong đó, một bộ phận lực lượng phòng không và không quân thuộc Hạm đội Biển Bắc của Quân khu miền Tây sẽ chịu sự quản lý của Bộ tư lệnh chiến lược Bắc Cực.

 

Trước đó, Trung tướng Mezentsev, chủ nhiệm Trung tâm quản lý phòng thủ quốc gia Nga từng tuyên bố, Moscow sẽ xây dựng 13 sân bay, 10 trạm radar ở khu vực Bắc Cực.  Trước đó, không quân Nga cũng đã khôi phục lại các sân bay, triển khai các tiêm kích đánh chặn nhanh nhất thế giới là MiG-31 ở khu vực này.

 

Người phụ trách lực lượng phòng không Không quân Nga Goumene gần đây cũng cho biết, sẽ xây dựng mạng lưới radar dày đặc bao quát khu vực Bắc Cực để tăng cường lực lượng phòng thủ của Quân đội Nga. Các hệ thống phòng không tối tân S-400 cũng được điều động đến hạm đội phương Bắc.

 

Ngoài ra, trước đó máy bay ném bom chiến lược và tàu ngầm hạt nhân chiến lược - 2 trong số 3 yếu tố cấu thành bộ 3 răn đe hạt nhân của Nga và hệ thống radar phòng thủ tên lửa siêu mạnh cũng đã được tăng cường triển khai hoạt động ở vùng Cực.

 


Nga điều đến bảo vệ Bắc Cực các vũ khí khủng như hệ thống phòng không S-400, máy bay ném bom chiến lược Tu-95MS, tiêm kích đánh chặn MiG-31…

 

Khi Nga mới bắt đầu xây dựng doanh trại cách biên giới Phần Lan 50 km, mà trước đây ở nơi này từng bố trí căn cứ quân sự của Liên Xô, các nước phương Tây đã đồng loạt lên tiếng phản đối. Họ cáo buộc Nga đang thi hành một chính sách “hiếu chiến”, khi đưa quân đội sát gần biên giới phía Tây và phía Bắc.

 

Nguyên nhân của những hành động như vậy là nguồn dự trữ phong phú của vùng Bắc Cực còn chưa được khai phá. Trong khi các quốc gia cũng muốn lấy phần “miếng bánh” Bắc Cực thì Nga phải củng cố quốc phòng để bảo vệ lợi ích của mình ở khu vực lạnh lẽo này.

 

Nga điều các sư biên phòng và ít nhất 2 lữ bộ binh cơ giới đến Bắc Cực

 

Theo học thuyết quân sự của Liên bang Nga, việc thành lập nhóm quân ở vùng Bắc Cực phục vụ mục tiêu đảm bảo an ninh cho sự phát triển kinh tế-xã hội của Nga ở Bắc Cực. Tuy nhiên, Moscow khẳng định, đây chỉ là biện pháp “kiềm chế mang tính chất phòng thủ”.

 

Cách đây một năm, Tổng thống Nga Vladimir Putin đã ký sắc lệnh về việc thành lập lữ đoàn bộ binh cơ giới vùng cực. Đơn vị chiến đấu mới được thành lập để bảo vệ các lợi ích của Nga ở vùng Bắc Cực. Bộ Quốc phòng Liên bang Nga chỉ mất vẻn vẹn một năm để thực hiện sắc lệnh của Tổng thống.

 

Các binh sĩ của lữ đoàn bộ binh cơ giới vùng cực của Nga đang tập luyện chiến đấu trong lớp tuyết dày, điều khiển các loại thiết bị hiện đại trong cái lạnh âm 40 độ C, để đạt đến mục đích cuối cùng là sống sót và hoàn thành nhiệm vụ trong điều kiện khắc nghiệt nhất.

 

Tại thị trấn nhỏ Alakurtti sát gần biên giới với Phần Lan đã xây dựng trại quân sự mới, nơi trú ngụ của các binh sĩ bảo vệ biên giới Nga ở vùng Bắc Cực. Điều quan trọng là, tại đó đã thành lập quân khu riêng.

 

Lữ đoàn mới nằm trong thành phần Bộ chỉ huy chiến lược thống nhất Hạm đội Phương Bắc như một chiến đoàn riêng. Một lực lượng không quân và phòng không lục quân hỗn hợp sẽ được thành lập và triển khai tại Bắc Cực trong năm 2015.

 


Lực lượng bộ binh cơ giới Bắc Cực của Nga luyện tập

 

Bộ tư lệnh chiến lược Bắc Cực sẽ còn thành lập 2 đơn vị tác chiến mặt đất nhằm vào đặc điểm địa mạo của Bắc Cực. Biên chế tổ chức cấp phân đội thấp nhất của một đơn vị bộ binh cơ giới tại Bắc Cực của Nga là bao gồm 30 người.

 

Đơn vị tác chiến mặt đất thứ nhất là Lữ đoàn vùng Cực mang tên “Phương Bắc” đã chính thức hiện diện và trấn thủ ở Bắc Cực từ ngày 01 tháng 12 năm 2014. Lữ đoàn này đã triển khai ở điểm cư dân Alakurtti, bang Murmansk và sẽ hoàn thành triển khai vào năm 2015

 

Đơn vị tác chiến mặt đất thứ hai dự kiến năm 2016 triển khai ở khu tự trị Yamal Nenets - Arkhangelsk. Đồng thời, trong hai năm tới, Nga sẽ tổ chức biên chế mới và bổ sung thêm các lữ đoàn, kết hợp với các sư đoàn biên phòng của FSB để hành động cả ở vùng Ngoại Cực.

 

Hiện nay, một Lữ đoàn bộ binh cơ giới Bắc Cực mới của Nga hiện đang trải qua huấn luyện tại thành phố Blagoveshchensk - Amur ở miền cực đông nước này. Những người lính được rèn luyện kỹ năng sinh tồn trong điều kiện địa lý toàn băng tuyết.

 

Các sỹ quan học viên được học và thực hành các kỹ thuật công binh, cơ cấu nguyên lý lắp ráp, phương pháp đánh cũng như gỡ bom, cũng như cứu thương trong điều kiện thời tiết đóng băng.

 

Trước đây, quân đội Nga triển khai tại vùng phía bắc thường dùng ván trượt tuyết để di chuyển nên tốn rất nhiều sức và cơ động không linh hoạt. Hiện nay, các quân nhân đã chuyển sang dùng xe mô tô trượt tuyết, nâng cao rất nhiều khả năng cơ động.

 

Trong tương lai, các sỹ quan này sẽ thực hiện các nhiệm vụ quân sự ở những vùng xa xôi hẻo lánh, có khí hậu khắc nghiệt nhất của vùng cực bắc nước Nga. Tại những khu vực đó, một năm làm nhiệm vụ sẽ được quy đổi tương đương 3 năm phục vụ ở những vùng ấm áp hơn.
DanQuyen.com
    Phản Hồi Của Độc Giả Về Bài Viết
Họ và Tên
Địa chỉ
Email
Tiêu đề
Nội dung
Gửi cho bạn bè Phản hồi

Các bài viết mới:
    EU 'nín thở' khi Hungary cam kết sẽ 'làm cho châu Âu vĩ đại trở lại' (01-07-2024)
    Nước Pháp bước vào cuộc bỏ phiếu lịch sử (30-06-2024)
    Xe tăng chìm khi băng qua sông, 5 binh sĩ thiệt mạng (30-06-2024)
    150 máy bay, hơn 40 tàu rầm rộ tập trận hải quân lớn nhất thế giới (28-06-2024)
    Tổng thống Zelensky: Ukraine không muốn kéo dài xung đột với Nga (28-06-2024)
    Thổ Nhĩ Kỳ bắt giữ 28 nghi phạm IS trong chiến dịch truy quét toàn quốc (28-06-2024)
    Công ty Đức ngày càng tin tưởng đầu tư vào Ấn Độ (28-06-2024)
    Nga ký thỏa thuận cung cấp khí đốt cho Iran (26-06-2024)
    Máy bay Nga tiến vào không phận Mỹ: Đón quan chức hay mang thông điệp? (26-06-2024)
    Những tác động tiềm tàng từ cuộc bầu cử sớm ở Pháp (26-06-2024)
    Tòa án Hình sự Quốc tế phát lệnh bắt hai lãnh đạo quân đội Nga (25-06-2024)
    Nhà vua Nhật Bản Naruhito có chuyến thăm cấp nhà nước tới Anh (25-06-2024)
    Ai Cập cần nhập khẩu 1,18 tỷ USD nhiên liệu để giảm thiểu tình trạng thiếu điện (25-06-2024)
    Đoàn xe hộ tống Thủ tướng Hungary gặp tai nạn, cảnh sát dẫn đường tử vong (25-06-2024)
    Ấn Độ tịch thu ô tô cũ từ 10-15 năm tuổi đậu ở nơi công cộng (25-06-2024)
    Tổng thống Zelensky ra lệnh thanh lọc cận vệ nhà nước Ukraine (24-06-2024)
    Báo Mỹ: 'Trùm' tình báo Ukraine hé lộ tình hình xung đột, nói về 'lựa chọn duy nhất' cho Kiev (24-06-2024)
    Hợp tác song phương Trung Quốc - Ba Lan ngày càng sâu sắc (24-06-2024)
    Nga cảnh báo đáp trả các lệnh trừng phạt mới của EU (24-06-2024)
    Thời khắc cuộc tranh luận đầu tiên giữa ông Trump và ông Biden đến gần (24-06-2024)

Các bài viết cũ:
    Chiến tranh tại Ukraine tiếp diễn, các bên muốn gì? (25-01-2015)
    Nga “đánh chặn” Mỹ tại Ấn Độ (25-01-2015)
    "Giọng nói con tin IS giết không phải của con trai tôi" (25-01-2015)
    Báo chí nước ngoài viết về các ý đồ của Trung Quốc (25-01-2015)
    Mỹ, Ấn Độ nhắm điều gì trong chuyến thăm của Obama? (25-01-2015)
    Cái giá đau đớn Châu Phi phải trả cho Trung Quốc (25-01-2015)
    Vũ điệu “vàng đen” - coi chừng sai nhịp (24-01-2015)
    Quốc vương Abdullah - nhà cải cách ở Trung Đông (24-01-2015)
    Bắc Cực: Điểm nóng tranh chấp mới của các cường quốc (24-01-2015)
    Video IS đòi cắt cổ con tin Nhật Bản là ghép? (24-01-2015)
    Mỹ bắc ghế ngồi xem kịch hay giữa Nga-EU (24-01-2015)
    Hết hạn nộp tiền để chuộc 2 con tin người Nhật, IS vẫn im lặng (23-01-2015)
    Thế kẹt của EU giữa lợi ích và giá trị về Nga (23-01-2015)
    Giải mã Tập Cận Bình-phần cuối: Người dân TQ nghĩ gì về ông Tập? (23-01-2015)
    Phản ứng của Trung Quốc khi Triều Tiên chọn lại 'bạn' (23-01-2015)
    Vụ bắt cóc con tin người Nhật: IS im lặng khó hiểu! (22-01-2015)
    Về đâu mối quan hệ Nga-EU? (22-01-2015)
    Mỹ khen khéo cách Ấn Độ chống Trung Quốc (22-01-2015)
    Nga chỉ trích thông điệp liên bang của Obama (22-01-2015)
    Trung Quốc toát mồ hôi khi người dân gia nhập IS (22-01-2015)
 
"Hoàng Sa, Trường Sa là của Việt Nam".

Chuyển Tiếng Việt


    Truyện Ngắn
48 Giờ Yêu Nhau


   Sự Kiện

Lời Di Chúc của Vua Trần Nhân Tôn





 

Copyright © 2010 DanQuyen.com - Cơ Quan Ngôn Luận Người Việt Hải Ngoại
Địa Chỉ Liên Lạc Thư Tín:
E-mail: danquyennews@aol.com
Lượt Truy Cập : 153852870.