Trang nhất
  Xã Luận
  Đọc Báo Trong Nước
  Truyện Ngắn
  Kinh Tế
  Âm vang sử Việt
  Tin Thể Thao
  Y Học
  Tâm lý - Xã hội
  Công Nghệ
  Ẩm Thực

    Diễn Đàn Biển Đông
Từ mai, Trung Quốc áp dụng luật cho phép bắt người nước ngoài trên biển
    Hình Ảnh Quê Nhà - Video Clip
Tạm dừng bơi lội, lặn ngắm san hô tại nhiều địa điểm ở Côn Đảo
    Tin Thế Giới
EU 'nín thở' khi Hungary cam kết sẽ 'làm cho châu Âu vĩ đại trở lại'
    Tin Việt Nam
Thủ tướng Phạm Minh Chính: Những gì có lợi cho kiều bào, đất nước và quan hệ Việt Nam – Hàn Quốc thì hết sức làm
    Tin Cộng Đồng
Du khách Hàn Quốc bị lạc hơn 100km, tìm được người thân nhờ chiếc móc khóa xe
    Tin Hoa Kỳ
Ông Biden lên tiếng sau màn khẩu chiến 'nảy lửa' với ông Trump
    Văn Nghệ
Hòa Minzy 'xinh như công chúa' đón tuổi mới, Văn Toàn nói 1 từ liền gây chú ý
    Điện Ảnh
Studio nhận bão chỉ trích, tẩy chay sau vụ Châu Bùi bị quay lén trong toilet
    Âm Nhạc
Tự hào là chính mình - Thông điệp tháng 6 kết nối nghệ sĩ và khán giả
    Văn Học
Một nam học sinh phao tin 'lộ đề thi tốt nghiệp THPT'

Thông Tin Tòa Soạn

Tổng biên tập:
Tiến Sĩ
Nguyễn Hữu Hoạt
Phụ Tá Tổng Biên Tập
Tiến Sĩ
Nhật Khánh Thy Nguyễn
Tổng Thư ký:
Quách Y Lành




   Tin Thế Giới
Những xiềng xích lịch sử Đông Á
Xin giới thiệu bài bình luận độc quyền của Giáo sư người Ấn Độ Brahma Chellaney về tác động của lịch sử đối với quan hệ giữa các nước ở Đông Á.

 



Thủ tướng Nhật Shinzo Abe (trái) và Tổng thống Hàn Quốc Park Geun-hye chưa có cuộc gặp song phương chính thức nào kể từ khi lên nắm quyền - Ảnh: AFP

 

Những mối quan hệ ngoại giao ở Đông Á từ lâu đã là con tin của lịch sử. Nhưng “vấn đề lịch sử” của khu vực leo thang trong thời gian gần đây và chủ nghĩa dân tộc giữa các bên liên quan chính như Trung Quốc, Nhật và Hàn Quốc đang châm ngòi cho các tranh chấp về mọi lĩnh vực từ lãnh thổ, tài nguyên thiên nhiên đến đài tưởng niệm chiến tranh và sách giáo khoa. Liệu các quốc gia Đông Á có thể vượt qua mâu thuẫn truyền kiếp để xây dựng một tương lai chung có lợi cho tất cả hay không?

 

Gặm nhấm quá khứ

 

Hãy xem quan hệ giữa hai đồng minh gần gũi nhất của Mỹ ở châu Á là Hàn Quốc và Nhật. Tuy những bất đồng lịch sử từ lâu đã đè nén mối quan hệ song phương này, nhưng chính lập trường chủ nghĩa dân tộc của Thủ tướng Nhật Shinzo Abe và Tổng thống Hàn Quốc Park Geun-hye càng làm cho tình trạng căng thẳng dai dẳng trở nên trầm trọng hơn. Nếu họ không thể cùng nhau ngăn chặn sự trở lại của những tranh chấp lịch sử cay đắng, quan hệ hai bên vẫn sẽ đóng băng, khiến Trung Quốc đắc lợi.

 

Và không ai chơi lá bài lịch sử nhiệt tình như Trung Quốc. Năm ngoái, Trung Quốc lập ra 2 ngày tưởng niệm cấp quốc gia nhằm tưởng nhớ cuộc chiến trường kỳ chống lại cuộc xâm lược của Nhật trong Thế chiến 2. Đó là ngày Chiến thắng kháng Nhật (3.9) và ngày Tưởng nhớ nạn nhân thảm sát Nam Kinh (13.12)...

 

Quả thực, việc chính trị hóa lịch sử vẫn là rào cản chính đối với sự hòa giải ở Đông Á. Những nỗ lực viết lại lịch sử - đôi khi theo cả nghĩa đen là sửa đổi sách giáo khoa - cùng những chính sách đậm tính dân tộc chủ nghĩa khiến việc tạo lập các thể chế khu vực là gần như không thể.

 

Điều đó không nên xảy ra. Chẳng hạn, Hàn Quốc và Nhật là những nền dân chủ năng động và nền kinh tế định hướng xuất khẩu, với những quan hệ văn hóa gần gũi và nhiều giá trị chung. Hay nói cách khác, họ là những ứng viên lý tưởng cho sự hợp tác. Tổng thống Mỹ Barack Obama nhận ra tiềm năng này nên đã xúc tiến tăng cường hợp tác chiến lược giữa Hàn Quốc và Nhật nhằm củng cố một liên minh an ninh 3 bên có thể làm đối trọng với một Trung Quốc đang trỗi dậy. Nhưng Hàn Quốc và Nhật không chịu thoát khỏi lịch sử.

 

Chẳng ai chịu ai

 

Chắc chắn có phần đúng trong cáo buộc của Hàn Quốc rằng Nhật phủ nhận một số hành vi của họ trong quá khứ. Nhưng cũng không sai khi nói rằng bà Park dùng lịch sử để làm hài lòng thành phần theo chủ nghĩa dân tộc. Quả thực, chọn lập trường cứng rắn giúp bà gột bỏ tai tiếng gia đình: cha của bà, nhà độc tài Park Chung-hee, từng hợp tác với quân đội Nhật khi Triều Tiên còn là thuộc địa.

 

Ông Abe cũng thêm dầu vào lửa, bằng cách thăm đền Yasukuni ở Tokyo - một đài tưởng niệm gây tranh cãi thờ cúng cả những tội phạm chiến tranh hạng A trong Thế chiến 2. Dù ông Abe thăm đền chỉ một lần, vào tháng 12.2013, ông cảm thấy cần phải làm thế để đáp trả việc Trung Quốc đơn phương lập Vùng nhận diện phòng không ở biển Hoa Đông.

 

Tất nhiên, những khác biệt trong câu chuyện lịch sử của Hàn Quốc và Nhật có từ rất lâu trước Thế chiến 2. Cách đây hơn một thế kỷ, nhà hoạt động Triều Tiên Ahn Jung-geun ám sát thủ tướng đầu tiên của Nhật, ông Hirobumi Ito, tại trạm xe lửa ở thành phố Cáp Nhĩ Tân của Trung Quốc, khiến Ahn được tôn vinh là anh hùng ở Triều Tiên, nhưng lại bị xem là khủng bố ở Nhật.

 

Năm ngoái, bà Park đề nghị ông Tập tôn vinh Ahn. Ông Tập đã cho xây tượng đài Ahn. Nhật phản ứng bằng cách chỉ trích Trung Quốc vinh danh một kẻ khủng bố và tuyên truyền quan niệm lịch sử “một chiều”, một động thái mà Nhật khẳng định “không có lợi cho việc xây dựng hòa bình và ổn định”.

 

Mọi quốc gia tìm cách hợp lý hóa câu chuyện của họ đều kết hợp sự kiện lịch sử với sự tưởng tượng. Tuy nhiên, trong vài trường hợp, những di sản lịch sử có sức ảnh hưởng lớn, lấn át khả năng đưa ra lựa chọn chính sách hợp lý của giới lãnh đạo. Điều đó lý giải tại sao bà Park tìm cách thắt chặt quan hệ với Trung Quốc dù đối tác khu vực tự nhiên của Hàn Quốc là Nhật. Hy vọng lóe lên từ chiến thắng áp đảo của ông Abe trong cuộc tổng tuyển cử mới đây, giúp ông có vốn liếng chính trị để tiến hành một cuộc đại mặc cả với bà Park: Nếu Nhật bày tỏ sự ăn năn rõ ràng hơn cho quá khứ quân phiệt, Hàn Quốc sẽ đồng ý gạt bỏ những oán hận lịch sử ra khỏi chính sách chính thức.

 

Nhật và Hàn Quốc không thể thay đổi quá khứ, nhưng họ có thể phấn đấu tạo một tương lai mang tính hợp tác hơn.

 

-----------------------------------

 


 

Ông Brahma Chellaney (ảnh) hiện là giáo sư nghiên cứu chiến lược tại Trung tâm nghiên cứu chính sách ở New Delhi. Ông từng là cố vấn cho Hội đồng an ninh quốc gia Ấn Độ và là thành viên nhóm cố vấn chính sách thuộc Bộ Ngoại giao Ấn Độ. Ông Chellaney còn được xem là một trong những nhà phân tích chiến lược hàng đầu của Ấn Độ và nhà bình luận nổi tiếng về các vấn đề quốc tế.
DanQuyen.com
    Phản Hồi Của Độc Giả Về Bài Viết
Họ và Tên
Địa chỉ
Email
Tiêu đề
Nội dung
Gửi cho bạn bè Phản hồi

Các bài viết mới:
    EU 'nín thở' khi Hungary cam kết sẽ 'làm cho châu Âu vĩ đại trở lại' (01-07-2024)
    Nước Pháp bước vào cuộc bỏ phiếu lịch sử (30-06-2024)
    Xe tăng chìm khi băng qua sông, 5 binh sĩ thiệt mạng (30-06-2024)
    150 máy bay, hơn 40 tàu rầm rộ tập trận hải quân lớn nhất thế giới (28-06-2024)
    Tổng thống Zelensky: Ukraine không muốn kéo dài xung đột với Nga (28-06-2024)
    Thổ Nhĩ Kỳ bắt giữ 28 nghi phạm IS trong chiến dịch truy quét toàn quốc (28-06-2024)
    Công ty Đức ngày càng tin tưởng đầu tư vào Ấn Độ (28-06-2024)
    Nga ký thỏa thuận cung cấp khí đốt cho Iran (26-06-2024)
    Máy bay Nga tiến vào không phận Mỹ: Đón quan chức hay mang thông điệp? (26-06-2024)
    Những tác động tiềm tàng từ cuộc bầu cử sớm ở Pháp (26-06-2024)
    Tòa án Hình sự Quốc tế phát lệnh bắt hai lãnh đạo quân đội Nga (25-06-2024)
    Nhà vua Nhật Bản Naruhito có chuyến thăm cấp nhà nước tới Anh (25-06-2024)
    Ai Cập cần nhập khẩu 1,18 tỷ USD nhiên liệu để giảm thiểu tình trạng thiếu điện (25-06-2024)
    Đoàn xe hộ tống Thủ tướng Hungary gặp tai nạn, cảnh sát dẫn đường tử vong (25-06-2024)
    Ấn Độ tịch thu ô tô cũ từ 10-15 năm tuổi đậu ở nơi công cộng (25-06-2024)
    Tổng thống Zelensky ra lệnh thanh lọc cận vệ nhà nước Ukraine (24-06-2024)
    Báo Mỹ: 'Trùm' tình báo Ukraine hé lộ tình hình xung đột, nói về 'lựa chọn duy nhất' cho Kiev (24-06-2024)
    Hợp tác song phương Trung Quốc - Ba Lan ngày càng sâu sắc (24-06-2024)
    Nga cảnh báo đáp trả các lệnh trừng phạt mới của EU (24-06-2024)
    Thời khắc cuộc tranh luận đầu tiên giữa ông Trump và ông Biden đến gần (24-06-2024)

Các bài viết cũ:
    Ukraine rối loạn, Nga tranh thủ thời cơ nắm chắc Bắc Cực (26-01-2015)
    Chiến tranh tại Ukraine tiếp diễn, các bên muốn gì? (25-01-2015)
    Nga “đánh chặn” Mỹ tại Ấn Độ (25-01-2015)
    "Giọng nói con tin IS giết không phải của con trai tôi" (25-01-2015)
    Báo chí nước ngoài viết về các ý đồ của Trung Quốc (25-01-2015)
    Mỹ, Ấn Độ nhắm điều gì trong chuyến thăm của Obama? (25-01-2015)
    Cái giá đau đớn Châu Phi phải trả cho Trung Quốc (25-01-2015)
    Vũ điệu “vàng đen” - coi chừng sai nhịp (24-01-2015)
    Quốc vương Abdullah - nhà cải cách ở Trung Đông (24-01-2015)
    Bắc Cực: Điểm nóng tranh chấp mới của các cường quốc (24-01-2015)
    Video IS đòi cắt cổ con tin Nhật Bản là ghép? (24-01-2015)
    Mỹ bắc ghế ngồi xem kịch hay giữa Nga-EU (24-01-2015)
    Hết hạn nộp tiền để chuộc 2 con tin người Nhật, IS vẫn im lặng (23-01-2015)
    Thế kẹt của EU giữa lợi ích và giá trị về Nga (23-01-2015)
    Giải mã Tập Cận Bình-phần cuối: Người dân TQ nghĩ gì về ông Tập? (23-01-2015)
    Phản ứng của Trung Quốc khi Triều Tiên chọn lại 'bạn' (23-01-2015)
    Vụ bắt cóc con tin người Nhật: IS im lặng khó hiểu! (22-01-2015)
    Về đâu mối quan hệ Nga-EU? (22-01-2015)
    Mỹ khen khéo cách Ấn Độ chống Trung Quốc (22-01-2015)
    Nga chỉ trích thông điệp liên bang của Obama (22-01-2015)
 
"Hoàng Sa, Trường Sa là của Việt Nam".

Chuyển Tiếng Việt


    Truyện Ngắn
48 Giờ Yêu Nhau


   Sự Kiện

Lời Di Chúc của Vua Trần Nhân Tôn





 

Copyright © 2010 DanQuyen.com - Cơ Quan Ngôn Luận Người Việt Hải Ngoại
Địa Chỉ Liên Lạc Thư Tín:
E-mail: danquyennews@aol.com
Lượt Truy Cập : 153852679.