Trang nhất
  Xã Luận
  Đọc Báo Trong Nước
  Truyện Ngắn
  Kinh Tế
  Âm vang sử Việt
  Tin Thể Thao
  Y Học
  Tâm lý - Xã hội
  Công Nghệ
  Ẩm Thực

    Diễn Đàn Biển Đông
Từ mai, Trung Quốc áp dụng luật cho phép bắt người nước ngoài trên biển
    Hình Ảnh Quê Nhà - Video Clip
Quảng Bình: Phát hiện sinh vật lạ tại Phong Nha- Kẻ Bàng
    Tin Thế Giới
Tòa án Hình sự Quốc tế phát lệnh bắt hai lãnh đạo quân đội Nga
    Tin Việt Nam
Thủ tướng Phạm Minh Chính hội đàm với Thủ tướng Trung Quốc Lý Cường
    Tin Cộng Đồng
Tìm thấy thi thể người phụ nữ gốc Việt mất tích trên Núi Đen
    Tin Hoa Kỳ
Bầu cử Mỹ: Người vừa đánh bại ông Trump là ai?
    Văn Nghệ
Hòa Minzy 'xinh như công chúa' đón tuổi mới, Văn Toàn nói 1 từ liền gây chú ý
    Điện Ảnh
Studio nhận bão chỉ trích, tẩy chay sau vụ Châu Bùi bị quay lén trong toilet
    Âm Nhạc
Nhạc sĩ Nguyễn Văn Chung nói gì về ca khúc đang bị lên án vì ca từ dung tục?
    Văn Học
Đạt 29,9 điểm học bạ mới đỗ vào Học viện Ngân hàng năm 2024

Thông Tin Tòa Soạn

Tổng biên tập:
Tiến Sĩ
Nguyễn Hữu Hoạt
Phụ Tá Tổng Biên Tập
Tiến Sĩ
Nhật Khánh Thy Nguyễn
Tổng Thư ký:
Quách Y Lành




   Tin Thế Giới
Trung Quốc sợ người Duy Ngô Nhĩ gây thánh chiến Jihad
Như các nước phương tây, Trung Quốc ngán sợ người Duy Ngô Nhĩ gây thánh chiến Jihad ngay trên lãnh thổ,khi cộng đồng thiểu số Duy Ngô Nhĩ theo đạo Hồi ở Thổ Nhĩ Kỳ (TNK) có thể trở thành những chiến binh cực đoan hoặc được huấn luyện để chiến đấu ở nước ngoài.

 


Trung Quốc (TQ) từ lâu kiểm soát kỹ việc người Duy Ngô Nhĩ xuất cảnh, gồm một số người đã mở cuộc kháng chiến cấp thấp nhưng bạo lực để chống chính quyền TQ ở vùng tự trị Tân Cương mà họ gọi là Đông Turkestan.

 

“Tuyến xe lửa ngầm” từ Tân Cương “ghé” Đông Nam Á...

 

Bắc Kinh thường cáo buộc các chiến binh Duy Ngô Nhĩ được huấn luyện khủng bố ở Pakistan hoặc Afghanistan, và sợ những người trốn ra nước ngoài có thể trở về TQ mở cuộc tấn công hoặc tuyển người thông qua mạng internet.

Việc Trung Quốc ngán sợ người Duy Ngô Nhĩ gây thánh chiến Jihadđược thể hiện qua việc Bắc Kinh muốn dẹp “tuyến xe lửa ngầm”, theo cách gọi của giới truyền thông nhà nước TQ. 

 

Bắc Kinh nói là tuyến đường để người Duy Ngô Nhĩ gia nhập quân khủng bố Nhà nước Hồi giáo (IS) ở Syria và Iraq, hoặc để trốn khỏi TQ sau khi phạm pháp.

TNK, nơi cho người Duy Ngô Nhĩ định cư từ những năm 1950, theo chủ trương đón nhận các cộng đồng gốc TNK, nơi có hàng nghìn người tỵ nạn Duy Ngô Nhĩ, phần lớn nói tiếng Thổ và tự xem là một phần của dân tộc Thổ.

 

 Họ sống tập trung ở vùng ngoại ô  Zeytinburnu của thủ đô Istanbul, hoặc ở Kayseri, nơi chính quyền định cư người Duy Ngô Nhĩ trốn qua Afghanistan hồi năm 1965.

 

Một cụ ông nói sau nhiều năm bị tù ở khu tự trị Tân Cương (TQ) vì hoạt động đòi ly khai, ông trốn qua Myanmar, Lào, Thái Lan, Malaysia với giá 5.000 Nhân dân tệ (800 USD).

 

Cũng có một số người Duy Ngô Nhĩ đến TNK hợp pháp nhờ có hộ chiếu do TQ cấp. Một người ở Kayseri nói: bà rời TQ năm 2014 để trị vô sinh, nhưng không dám trở về, do chồng bà bị giam ở Tân Cương khi ông xin visa để đi theo vợ.

 

Sau cuộc nổi dậy của người Duy Ngô Nhĩ ở Urumqi năm 2009, Tổng thống TNK Recep Tayyip Erdogan đã khiến TQ phản ứng mạnh khi mô tả người Duy Ngô Nhĩ tại Tân Cương phải chịu nỗi đau “diệt chủng”.

 

Sau đó, TNK lập quan hệ thương mại-quân sự thân cận với TQ. Nhiều công ty TQ trúng thầu lớn xây các tuyến đường sắt ở TNK và phóng vệ tinh tình báo cho nước này.

 

Các quan chức TNK nói tầm ảnh hưởng của TQ không bào mòn quyết tâm của chính phủ là  giúp người Duy Ngô Nhĩ với lý do nhân đạo. Họ cũng nói TNK sẵn sàng giúp TQ chống khủng bố, như đã hợp tác với phương tây chặn dòng người phương tây qua TNK rồi đến Syria và Iraq để tham gia thánh chiến với IS.

 

Một quan chức TNK rành chuyện đàm phán về vấn đề này, nói: “Đây là một vấn đề nhạy cảm, dư luận giữ một vai trò quan trọng. Chúng tôi không có chủ trương khuyến khích người Duy Ngô Nhĩ đến đây. Dĩ nhiên, nếu ai đó đến trước cửa nhà chúng tôi, chúng tôi sẽ không để họ phải quay lưng ra đi”.

 

Khi được hỏi nếu có bằng chứng người Duy Ngô Nhĩ đến TNK để tham gia IS, quan chức này nêu trong nhóm nước cung cấp danh sách những đối tượng đáng ngại lại không có TQ.

 

Tuy nhiên vài tuần qua, quan hệ TQ-TNK căng thẳng. Hồi trung tuần tháng Giêng, Bộ Ngoại giao TNK nói 10 công dân TNK sắp bị xét xử về tội giúp người Duy Ngô Nhĩ trốn sang Syria, Afghanistan và Pakistan hoặc bán hộ chiếu giả với giá gần 10.000 USD.  

 

Bộ không nói ai được giúp đỡ, nhưng Hoàn cầu thời báo (TQ) nói đó là người Duy Ngô Nhĩ.

 


Di dân Duy Ngô Nhĩ ở TNK đốt cờ TQ 

 

Thái Lan, Malaysia bị ép dẫn độ người Duy Ngô Nhĩ về TQ

 

Tuyên bố này tiếp sau những cuộc biểu tình ở TNK kêu gọi chính phủ bảo vệ người Duy Ngô Nhĩ ở TQ.

 

Các quan chức TQ và TNK cãi nhau về việc khoảng 300 người Duy Ngô Nhĩ bị bắt ở Thái Lan tính từ tháng 3.2014. Cảnh sát Thái nói phát hiện họ trốn trong một đồn điền cao su.

 

Bắc Kinh ép Thái Lan phải trả về nước những nghi can Duy Ngô Nhĩ không giấy tờ nhưng nhận là người gốc TNK và muốn qua TNK.

 

Ngoại trưởng TNK Mevlut Cavusoglu hồi tháng 11.2014 nói công khai, rằng TNK đã thông báo với phía Thái Lan rằng họ muốn đón nhận nhóm người Duy Ngô Nhĩ bị bắt.

 

Bộ Ngoại giao TQ hồi âm: “Chúng tôi yêu cầu TNK lập tức chấm dứt can thiệp vào cách xử lý vụ việc này” và “chớ nên gởi tín hiệu sai ra thế giới bên ngoài, rằng TNK đồng lõa và thậm chí ủng hộ những hoạt động di trú trái pháp luật”.

 

Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Thái Lan Sek Wannamethee nói: Bangkok biết quan điểm của TQ và TNK, nhưng cần thời gian xác minh nhóm bị bắt gồm đàn ông, phụ nữ và trẻ em.

 


Nhóm phụ nữ Duy Ngô Nhĩ bị bắt ở Thái Lan 

 

TQ từng quy vụ thảm sát bằng dao tại một nhà ga xe lửa ở tỉnh Côn Minh (tây nam TQ) hồi tháng 3.2014 khiến 29 dân thường chết - cho người Duy Ngô Nhĩ đòi ly khai ở Tân Cương muốn trốn qua Đông Nam Á. 

Hồi tháng 5.2014, TQ mở chiến dịch “chống khủng bố” ở Tân Cương, bắt hàng trăm người, xử tử 21 người và tuyên án tử hình đối với 12 người.

 

Đấy là lý do do khiến càng có nhiều người Duy Ngô Nhĩ sợ, muốn trốn qua Đông Nam Á, như Thái Lan hay Malaysia, để rồi tìm đường tới TNK.

 

Ngày 19.1, giới truyền thông nhà nước TQ nói công an bắn chết 2 người Duy Ngô Nhĩ, bắt 1 người khác “chống nhân viên công vụ” khi nhóm này toan trốn qua Việt Nam.

 

Chính quyền các nước Thái Lan, Malaysia và Thổ Nhĩ Kỳ ước tính đã có hàng trăm, thậm chí hàng ngàn người Duy Ngô Nhĩ  trốn khỏi TQ từ vài năm qua.

 

Trong năm 2014, Bắc Kinh tăng cường sức ép lên chính phủ các nước này, để giúp họ truy lùng các chiến binh Duy Ngô Nhĩ, với lý do “khi khủng bố quốc tế xuyên biên giới, TQ kêu gọi các nước tham gia lực lượng” để chống khủng bố.   

 

Ngày 21.1.2015,  Bộ trưởng Nội vụ Malaysia Ahmad Zahid Hamidi cho biết: một thứ trưởng công an TQ xác định 300 người Duy Ngô Nhĩ  đã đến Malaysia để gia nhập IS ở Syria và Iraq.

 

Tháng 9.2014, chính quyền Indonesia cho biết đã bắt giữ bốn người Duy Ngô Nhĩ mang hộ chiếu TNK giả và liên hệ với một thủ lĩnh Hồi giáo cực đoan tại đây.

 

Vài quốc gia Đông Nam Á đã trục xuất người Duy Ngô Nhĩ về TQ: Campuchia năm 2009 tuyên bố trục những người nhập cảnh trái phép, Malaysia đã dẫn độ về TQ 18 “phiến quân” Duy Ngô Nhĩ.

 

Bộ Ngoại giao TQ nói tại các cuộc họp báo, rằng người Duy Ngô Nhĩ bị đưa về TQ đều là nghi can hình sự.

 

TQ phủ nhận chuyện đàn áp người Duy Ngô Nhĩ, nói chính sách của Bắc Kinh chỉ nhằm tạo sự ổn định ở Tân Cương.
DanQuyen.com
    Phản Hồi Của Độc Giả Về Bài Viết
Họ và Tên
Địa chỉ
Email
Tiêu đề
Nội dung
Gửi cho bạn bè Phản hồi

Các bài viết mới:
    Tòa án Hình sự Quốc tế phát lệnh bắt hai lãnh đạo quân đội Nga (25-06-2024)
    Nhà vua Nhật Bản Naruhito có chuyến thăm cấp nhà nước tới Anh (25-06-2024)
    Ai Cập cần nhập khẩu 1,18 tỷ USD nhiên liệu để giảm thiểu tình trạng thiếu điện (25-06-2024)
    Đoàn xe hộ tống Thủ tướng Hungary gặp tai nạn, cảnh sát dẫn đường tử vong (25-06-2024)
    Ấn Độ tịch thu ô tô cũ từ 10-15 năm tuổi đậu ở nơi công cộng (25-06-2024)
    Tổng thống Zelensky ra lệnh thanh lọc cận vệ nhà nước Ukraine (24-06-2024)
    Báo Mỹ: 'Trùm' tình báo Ukraine hé lộ tình hình xung đột, nói về 'lựa chọn duy nhất' cho Kiev (24-06-2024)
    Hợp tác song phương Trung Quốc - Ba Lan ngày càng sâu sắc (24-06-2024)
    Nga cảnh báo đáp trả các lệnh trừng phạt mới của EU (24-06-2024)
    Thời khắc cuộc tranh luận đầu tiên giữa ông Trump và ông Biden đến gần (24-06-2024)
    Israel không kích Bắc Gaza, 42 người chết (23-06-2024)
    Nga, Mỹ leo thang căng thẳng hạt nhân (23-06-2024)
    Tàu Mỹ bất ngờ cập cảng Hàn Quốc sau khi Nga - Triều ký Hiệp ước phòng thủ chung (23-06-2024)
    Ukraine yêu cầu Mỹ cho phép tấn công sâu vào lãnh thổ Nga (23-06-2024)
    Vì sao FBI khám xét nhà 'vua rác' David Duong và thị trưởng gốc Việt Sheng Thao? (21-06-2024)
    Thủ tướng Trung Quốc thăm New Zealand, Australia và Malaysia: Thêm bạn, tăng lợi ích (21-06-2024)
    Nghi phạm ám sát cố Thủ tướng Nhật Bản S.Abe đủ năng lực chịu trách nhiệm hình sự (19-06-2024)
    Quân đội Mỹ được phép tiếp cận tất cả các căn cứ quân sự của Thụy Điển (19-06-2024)
    Nga khẳng định lại vị thế là nhà cung cấp khí đốt hàng đầu của châu Âu (18-06-2024)
    Ukraine thất bại cô lập Nga và hồi kết cho xung đột bị bỏ ngỏ (17-06-2024)

Các bài viết cũ:
    IS chặt đầu nhà báo Goto: người Nhật đau đớn, giận dữ (01-02-2015)
    Tuần hành đòi phổ thông đầu phiếu lại nổ ra ở Hồng Kông (01-02-2015)
    Trung Quốc mưu đồ thống trị Ấn Độ Dương? (01-02-2015)
    Triều Tiên "vui vẻ" không cần Trung Quốc vì có Nga? (01-02-2015)
    Lãnh đạo Mỹ cấp tập công du châu Á (01-02-2015)
    EU ép Hy Lạp như Nga siết nợ Ukraine? (01-02-2015)
    Họa xa khó tránh (31-01-2015)
    Lý do Tổng thống Mỹ không thể giải tán trại giam Guantanamo? (31-01-2015)
    Châu Âu tiếp tục trừng phạt Nga, nhưng… (31-01-2015)
    Nga đề phòng Trung Quốc lăm le Viễn Đông (31-01-2015)
    EU giáng thêm đòn mạnh, Nga "giận sôi" (30-01-2015)
    Cả châu Âu chống lại nước Đức (30-01-2015)
    Hy Lạp liệu có vì Nga mà 'phá rối' EU? (30-01-2015)
    Số phận con tin Nhật và Jordan vẫn 'mờ mịt' (29-01-2015)
    Mỹ - Ấn ‘đảo chiều’ và thế trận đối phó Putin (29-01-2015)
    Triều Tiên từng 'đòi 10 tỉ USD' để họp thượng đỉnh với Hàn Quốc (29-01-2015)
    Ông Putin đánh vào mắt xích yếu nhất của phương Tây (29-01-2015)
    "Duyệt binh dọa Nhật Bản, Trung Quốc vẫn chưa trưởng thành" (28-01-2015)
    Mỹ bị cảnh báo chớ xen vào nội bộ Thái Lan (28-01-2015)
    Nga cao tay khiến EU rối loạn (28-01-2015)
 
"Hoàng Sa, Trường Sa là của Việt Nam".

Chuyển Tiếng Việt


    Truyện Ngắn
48 Giờ Yêu Nhau


   Sự Kiện

Lời Di Chúc của Vua Trần Nhân Tôn





 

Copyright © 2010 DanQuyen.com - Cơ Quan Ngôn Luận Người Việt Hải Ngoại
Địa Chỉ Liên Lạc Thư Tín:
E-mail: danquyennews@aol.com
Lượt Truy Cập : 153770425.