Trang nhất
  Xã Luận
  Đọc Báo Trong Nước
  Truyện Ngắn
  Kinh Tế
  Âm vang sử Việt
  Tin Thể Thao
  Y Học
  Tâm lý - Xã hội
  Công Nghệ
  Ẩm Thực

    Diễn Đàn Biển Đông
Từ mai, Trung Quốc áp dụng luật cho phép bắt người nước ngoài trên biển
    Hình Ảnh Quê Nhà - Video Clip
Quảng Bình: Phát hiện sinh vật lạ tại Phong Nha- Kẻ Bàng
    Tin Thế Giới
Tòa án Hình sự Quốc tế phát lệnh bắt hai lãnh đạo quân đội Nga
    Tin Việt Nam
Thủ tướng Phạm Minh Chính hội đàm với Thủ tướng Trung Quốc Lý Cường
    Tin Cộng Đồng
Tìm thấy thi thể người phụ nữ gốc Việt mất tích trên Núi Đen
    Tin Hoa Kỳ
Bầu cử Mỹ: Người vừa đánh bại ông Trump là ai?
    Văn Nghệ
Hòa Minzy 'xinh như công chúa' đón tuổi mới, Văn Toàn nói 1 từ liền gây chú ý
    Điện Ảnh
Studio nhận bão chỉ trích, tẩy chay sau vụ Châu Bùi bị quay lén trong toilet
    Âm Nhạc
Nhạc sĩ Nguyễn Văn Chung nói gì về ca khúc đang bị lên án vì ca từ dung tục?
    Văn Học
Đạt 29,9 điểm học bạ mới đỗ vào Học viện Ngân hàng năm 2024

Thông Tin Tòa Soạn

Tổng biên tập:
Tiến Sĩ
Nguyễn Hữu Hoạt
Phụ Tá Tổng Biên Tập
Tiến Sĩ
Nhật Khánh Thy Nguyễn
Tổng Thư ký:
Quách Y Lành




   Tin Thế Giới
Thủ tướng Shinjo Abe đau đầu tìm lời giải
Việc tổ chức cực đoan Nhà nước Hồi giáo (IS) hành hình 2 con tin người Nhật Bản, Haruna Yukawa và Kenji Goto đã khiến Thủ tướng Nhật Bản Shinjo Abe đau đầu tìm lời giải cho hàng loạt bài toán khó mà ông đang phải đối mặt.

 


Há miệng mắc quai

 


Hậu khủng hoảng con tin Nhật: Thủ tướng Shinjo Abe đau đầu tìm lời giải - ảnh 1Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe - Ảnh: Reuters

 

Những phát biểu của Thủ tướng Shinzo Abe liên quan đến vụ khủng hoảng con tin vừa qua đang trở thành tâm điểm chỉ trích của nhiều nhà phê bình và chính khách đối lập trong nước.

 

Cụ thể, hôm 18.1, trong khuôn khổ chuyến công du đến khu vực Trung Đông, Thủ tướng Shinzo Abe đã tuyên bố tại Amman (thủ đô của Jordan) rằng Tokyo sẽ  hỗ trợ 200 triệu USD cho các quốc gia đang tham chiến chống IS, theo hãng tin DPA (Đức).

 

Sau cái chết của 2 con tin người Nhật Bản, nhiều ý kiến cho rằng chuyến công du Trung Đông và tuyên bố nhắm trực tiếp vào IS nêu trên chính là nguyên nhân khơi mào vụ khủng hoảng con tin gây rúng động xứ Phù Tang.

 

Ông Akikazu Hashimoto, giáo sư Khoa học chính trị thuộc Đại học tư thục J.F. Oberlin (Tokyo), cho rằng động cơ chuyến công du Trung Đông của Bộ Ngoại giao Nhật Bản là không thể hiểu nổi.

 

Nhận định của ông Hashimoto bắt nguồn từ việc một số quan chức Nhật Bản khẳng định Tokyo đã nhận thức về nguy cơ xảy ra vụ khủng hoảng con tin từ tháng 11 năm ngoái, nhưng lại không có những động thái phản ứng thích hợp. Hơn nữa, vấn đề con tin không hề được nhắc tới trong cuộc họp giữa ông Abe với các cố vấn quân sự quốc gia trước thềm chuyến công du Ai Cập, theo The Japan Time.

 


Một phụ nữ Nhật với mảnh giấy ghi dòng chữ "Trả tự do cho Kenji" - Ảnh: AFP

 

“Chúng ta lên án hành vi khủng bố, nhưng ông Abe cũng phải chịu trách nhiệm vì đã khiêu khích họ”, ông Ukeru Magosaki, cựu quan chức Bộ Ngoại giao, nguyên Đại sứ Nhật Bản tại Iran nhấn mạnh.

 

Chỉ ít ngày sau, trong một buổi họp báo tại Jerusalem, thủ đô của Israel, ông Abe lại có bài phát biểu đáp trả đoạn băng đe dọa hành quyết 2 con tin Nhật Bản và đòi tiền chuộc từ IS, trong đó có đoạn: “Tôi tin rằng cộng đồng quốc tế không được phép đầu hàng chủ nghĩa khủng bố”.

 

Không may cho ông Abe khi một số chuyên gia cho rằng phát biểu mạnh mẽ trên của ông là một động thái khờ khạo, quá khoa trương và không đúng lúc.

 

Giám đốc Trung tâm nghiên cứu Hồi giáo đương đại Nhật Bản  Osamu Miyata  viết trong bài xã luận trên nhật báo Asahi: “Thủ tướng đã đề cập đến chủ nghĩa khủng bố một cách thiếu cân nhắc, hơn nữa còn cường điệu hóa quá mức mối hữu hảo với Israel”.

 

Nhằm giải thích cho các vụ “vạ miệng” liên tiếp xảy đến với ông Abe, cựu quan chức Bộ Quốc phòng Kyoji Yanagisawa cho biết các chính khách Nhật Bản thường không xem xét cẩn trọng về cách người khác tiếp thu lời nói từ họ. Bên cạnh đó, chính sách ngoại giao do Tokyo xây dựng phụ thuộc quá nhiều vào quan điểm của Mỹ, khiến các nhận định của họ trở nên thiếu khách quan.

 

“Nhật Bản lẽ ra có thể phản ứng từ tốn hơn nếu họ chịu hiểu khu vực Trung Đông đúng theo góc nhìn và vị thế của mình”, DPA dẫn nhận xét của ông Yanasigawa.

 

Uy tín chưa giảm sút

 


Người dân tại thủ đô Tokyo xuống đường sau cái chết của 2 con tin Nhật Bản - Ảnh: AFP

 

May mắn cho thủ tướng Shinzo Abe khi tới thời điểm này, ông vẫn được nhiều quan chức trong nội các cùng hầu hết các kênh truyền thông chính thống lên tiếng bênh vực.

 

The International Business Times dẫn lời Chánh Văn phòng nội các Yoshihide Suga cho rằng việc buộc ông Abe phải chịu trách nhiệm cho “những hành vi khủng bố ti tiện và đánh khinh” là không đúng đắn: “Chuyến công du của thủ tướng dựa trên nhiều yếu tố, trong đó có cả quá trình theo dõi các động thái của IS và khả năng bảo đảm an ninh khu vực”.

 

Khảo sát của hãng tin Kyodo hôm 1.2 cho thấy, 60,6% người dân Nhật Bản ủng hộ cách chính phủ của họ đối phó với cuộc khủng hoảng con tin tại Syria, trong khi chỉ có khoảng 31% phản đối. Trước đó không lâu, một cuộc khảo sát khác của nhật báo  Sankei Shimbun cũng cho kết quả gần như tương tự.

 

Như vậy, tỉ lệ ủng hộ ông Abe hầu như không có sự thay đổi so với tháng trước, hãng tin DPA tổng kết.

 

Tuy nhiên, DPA nhận định những con số nêu trên có thể chỉ phản ánh sự ủng hộ lập trường kiên quyết của ông Abe, do chính phủ Nhật Bản đã che giấu hầu hết các kế hoạch giải cứu con tin, đồng thời chỉ cho biết “sẽ làm mọi cách có thể” và “hợp tác hết mình” với các quốc gia khác, khiến dân chúng không thể có được cái nhìn khách quan về các vấn đề nêu trên.

 

Trong hoàn cảnh nhạy cảm như hiện nay,  thủ tướng Abe sẽ cần sự sắc sảo về mặt chính trị để có thể lôi kéo sự ủng hộ từ công luận, đồng thời chứng minh ông hoàn toàn có đủ khả năng và uy tín trong việc bảo đảm an ninh quốc gia nói chung và sự an toàn cho công dân Nhật Bản nói riêng, BBC bình luận.

 

Bước ngoặt trong chính sách quốc phòng

 


Chính sách quốc phòng Nhật Bản sẽ trải qua bước ngoặt quan trọng? - Ảnh: Reuters

 

Cuộc khủng hoảng con tin vừa qua cho thấy một sự thật đau lòng rằng Nhật Bản không thể điều động lực lượng để giải cứu chính công dân của họ. Chia sẻ trên kênh truyền hình NHK, Tổng thư ký Đảng Dân chủ Tự do (LDP) cầm quyền, ông Sadakazu Tanihaki, nhận định những lỗ hổng về chính sách an ninh như thế cần phải được sửa chữa.

 

Trong phiên họp quốc hội khởi động vào cuối tháng 1.2015, liên minh cầm quyền của ông Abe đã đệ trình xin xem xét khoảng 80 dự thảo luật mới, trong số đó có 10 dự thảo liên quan đến các vấn đề an ninh và quốc phòng, theoThe Diplomat.

 

Cụ thể, 10 dự luật nêu trên đề cập tới khả năng nới lỏng một số quy tắc hạn chế việc điều động và sử dụng Lực lượng phòng vệ (SDF) ở nước ngoài, vốn là vấn đề trọng tâm trong Hiến pháp Nhật Bản kể từ sau Chiến tranh Thế giới thứ 2. Theo đó, tùy vào từng tình huống cụ thể mà SDF có thể tham gia vào các chiến dịch giải cứu con tin hoặc viện trợ khi đồng minh bị tấn công vũ trang, thậm chí tự phòng vệ trong trường hợp bất khả kháng.

 

Bloomberg nhận định, cuộc khủng hoảng con tin có thể sẽ gây ảnh hưởng tiêu cực đến quá trình biểu quyết của quốc hội Nhật Bản. Cuộc khảo sát do Nippon TV thực hiện từ ngày 16-18.1 cho thấy 54% số người được hỏi không tin tưởng vào triển vọng hòa bình mà các dự luật an ninh nêu trên mang lại.

 

Trong khi đó, một khảo sát khác của hãng tin Kyodo thực hiện sau khi con tin Haruna Yukawa bị sát hại cho thấy số người phản đối việc thông qua các dự luật đã tăng lên mức 21%.

 

Kể từ khi lên nắm quyền vào năm 2012, ông Abe đã có hàng loạt động thái tăng cường chi tiêu quân sự, dỡ bỏ lệnh cấm xuất khẩu thiết bị quốc phòng. Tuy nhiên, nếu các dự luật triển khai Lực lượng phòng vệ được quốc hội thông qua vào tháng 4 năm nay thì đó sẽ là thay đổi lớn nhất về chính sách quốc phòng của Tokyo trong vòng 60 năm trở lại đây, theo Reuters.

 

Bloomberg dẫn nhận định của nhà phân tích chính trị độc lập Minoru Morita: “Đây sẽ là bước ngoặt quan trọng trong chính sách quốc phòng và ngoại giao của Nhật Bản”.
DanQuyen.com
    Phản Hồi Của Độc Giả Về Bài Viết
Họ và Tên
Địa chỉ
Email
Tiêu đề
Nội dung
Gửi cho bạn bè Phản hồi

Các bài viết mới:
    Tòa án Hình sự Quốc tế phát lệnh bắt hai lãnh đạo quân đội Nga (25-06-2024)
    Nhà vua Nhật Bản Naruhito có chuyến thăm cấp nhà nước tới Anh (25-06-2024)
    Ai Cập cần nhập khẩu 1,18 tỷ USD nhiên liệu để giảm thiểu tình trạng thiếu điện (25-06-2024)
    Đoàn xe hộ tống Thủ tướng Hungary gặp tai nạn, cảnh sát dẫn đường tử vong (25-06-2024)
    Ấn Độ tịch thu ô tô cũ từ 10-15 năm tuổi đậu ở nơi công cộng (25-06-2024)
    Tổng thống Zelensky ra lệnh thanh lọc cận vệ nhà nước Ukraine (24-06-2024)
    Báo Mỹ: 'Trùm' tình báo Ukraine hé lộ tình hình xung đột, nói về 'lựa chọn duy nhất' cho Kiev (24-06-2024)
    Hợp tác song phương Trung Quốc - Ba Lan ngày càng sâu sắc (24-06-2024)
    Nga cảnh báo đáp trả các lệnh trừng phạt mới của EU (24-06-2024)
    Thời khắc cuộc tranh luận đầu tiên giữa ông Trump và ông Biden đến gần (24-06-2024)
    Israel không kích Bắc Gaza, 42 người chết (23-06-2024)
    Nga, Mỹ leo thang căng thẳng hạt nhân (23-06-2024)
    Tàu Mỹ bất ngờ cập cảng Hàn Quốc sau khi Nga - Triều ký Hiệp ước phòng thủ chung (23-06-2024)
    Ukraine yêu cầu Mỹ cho phép tấn công sâu vào lãnh thổ Nga (23-06-2024)
    Vì sao FBI khám xét nhà 'vua rác' David Duong và thị trưởng gốc Việt Sheng Thao? (21-06-2024)
    Thủ tướng Trung Quốc thăm New Zealand, Australia và Malaysia: Thêm bạn, tăng lợi ích (21-06-2024)
    Nghi phạm ám sát cố Thủ tướng Nhật Bản S.Abe đủ năng lực chịu trách nhiệm hình sự (19-06-2024)
    Quân đội Mỹ được phép tiếp cận tất cả các căn cứ quân sự của Thụy Điển (19-06-2024)
    Nga khẳng định lại vị thế là nhà cung cấp khí đốt hàng đầu của châu Âu (18-06-2024)
    Ukraine thất bại cô lập Nga và hồi kết cho xung đột bị bỏ ngỏ (17-06-2024)

Các bài viết cũ:
    Học giả Úc: 'Nga - Trung còn nhiều bất đồng' (03-02-2015)
    Các lý do để người Nga vẫn tin tưởng Tổng thống Putin (03-02-2015)
    Hy Lạp mở đầu “hiệu ứng Domino” làm điên đảo Châu Âu (03-02-2015)
    Charlie Hebdo quyết định hoãn phát hành số tiếp theo (02-02-2015)
    Tổng thống Belarus ngả về Nga, bỏ phương Tây (02-02-2015)
    Những thách thức đang đợi ông Shinzo Abe (02-02-2015)
    Trung Quốc sợ người Duy Ngô Nhĩ gây thánh chiến Jihad (02-02-2015)
    IS chặt đầu nhà báo Goto: người Nhật đau đớn, giận dữ (01-02-2015)
    Tuần hành đòi phổ thông đầu phiếu lại nổ ra ở Hồng Kông (01-02-2015)
    Trung Quốc mưu đồ thống trị Ấn Độ Dương? (01-02-2015)
    Triều Tiên "vui vẻ" không cần Trung Quốc vì có Nga? (01-02-2015)
    Lãnh đạo Mỹ cấp tập công du châu Á (01-02-2015)
    EU ép Hy Lạp như Nga siết nợ Ukraine? (01-02-2015)
    Họa xa khó tránh (31-01-2015)
    Lý do Tổng thống Mỹ không thể giải tán trại giam Guantanamo? (31-01-2015)
    Châu Âu tiếp tục trừng phạt Nga, nhưng… (31-01-2015)
    Nga đề phòng Trung Quốc lăm le Viễn Đông (31-01-2015)
    EU giáng thêm đòn mạnh, Nga "giận sôi" (30-01-2015)
    Cả châu Âu chống lại nước Đức (30-01-2015)
    Hy Lạp liệu có vì Nga mà 'phá rối' EU? (30-01-2015)
 
"Hoàng Sa, Trường Sa là của Việt Nam".

Chuyển Tiếng Việt


    Truyện Ngắn
48 Giờ Yêu Nhau


   Sự Kiện

Lời Di Chúc của Vua Trần Nhân Tôn





 

Copyright © 2010 DanQuyen.com - Cơ Quan Ngôn Luận Người Việt Hải Ngoại
Địa Chỉ Liên Lạc Thư Tín:
E-mail: danquyennews@aol.com
Lượt Truy Cập : 153770427.