Trang nhất
  Xã Luận
  Đọc Báo Trong Nước
  Truyện Ngắn
  Kinh Tế
  Âm vang sử Việt
  Tin Thể Thao
  Y Học
  Tâm lý - Xã hội
  Công Nghệ
  Ẩm Thực

    Diễn Đàn Biển Đông
Từ mai, Trung Quốc áp dụng luật cho phép bắt người nước ngoài trên biển
    Hình Ảnh Quê Nhà - Video Clip
Quảng Bình: Phát hiện sinh vật lạ tại Phong Nha- Kẻ Bàng
    Tin Thế Giới
Ukraine thất bại cô lập Nga và hồi kết cho xung đột bị bỏ ngỏ
    Tin Việt Nam
Tổng thống LB Nga Vladimir Putin thăm cấp Nhà nước tới Việt Nam
    Tin Cộng Đồng
G7 khởi động sáng kiến an ninh lương thực toàn cầu
    Tin Hoa Kỳ
Bầu cử Mỹ: Người vừa đánh bại ông Trump là ai?
    Văn Nghệ
Hòa Minzy 'xinh như công chúa' đón tuổi mới, Văn Toàn nói 1 từ liền gây chú ý
    Điện Ảnh
Quỳnh Kool nói gì khi bị chê phẫu thuật thẩm mỹ quá đà?
    Âm Nhạc
Westlife thông báo trở lại Việt Nam với 2 đêm diễn tại Hà Nội
    Văn Học
Đạt 29,9 điểm học bạ mới đỗ vào Học viện Ngân hàng năm 2024

Thông Tin Tòa Soạn

Tổng biên tập:
Tiến Sĩ
Nguyễn Hữu Hoạt
Phụ Tá Tổng Biên Tập
Tiến Sĩ
Nhật Khánh Thy Nguyễn
Tổng Thư ký:
Quách Y Lành




   Tin Thế Giới
Gánh nặng trên vai bà Merkel
Trong những ngày này, khi châu Âu đang lúng túng xử lý vấn đề nợ ở Hy Lạp và tìm cách duy trì sự thống nhất trong việc đối phó với Nga, mọi trông đợi lại đều được đặt lên vai một người phụ nữ - Thủ tướng Đức Angela Merkel.

 


 


 


Chỉnh đốn Hungary

 

Đầu tuần này, Thủ tướng Đức Angela Merkel đã tới Budapest, thực hiện chuyến thăm Hungary lần đầu tiên kể từ khi Thủ tướng Viktor Orban lên nắm quyền năm năm trước.

 

Không phải ngẫu nhiên mà bà Merkel tới Budapest. Suốt nhiều năm qua, Thủ tướng Viktor Orban luôn đứng ở ranh giới giữa một bên là Nga, còn bên kia là Liên hiệp châu Âu, nơi Hungary là thành viên.

 

Trong bối cảnh các cuộc xung đột ở Ukraine đang trở nên căng thẳng, EU dự kiến sẽ tiếp tục áp dụng các biện pháp trừng phạt nhằm vào Nga trong tuần này. Và đã đến lúc, EU muốn ông Orban phải bước hẳn về một bên, chứ không thể tiếp tục đứng giữa.

 

Bà Merkel là người được kỳ vọng sẽ đẩy ông Orban vào hàng ngũ EU. “Bà ấy đang cố gắng để duy trì sự thống nhất quan điểm trong EU đối với Nga. Điều này dường như khó khăn với những thủ tướng như ông Orban”, Csaba Toth, nhà phân tích tại Viện Cộng hòa, một tổ chức tư vấn trụ sở ở Budapest nói với hãng tin AFP.

 

Hungary gia nhập EU năm 2004, nhưng dưới thời ông Orban, nước này đã xa dần Brussels để dịch chuyển gần hơn về phía Moscow. Thủ tướng Orban được coi là một trong những lãnh đạo châu Âu thân thiện nhất của Tổng thống Nga V.Putin.

 

Năm ngoái, ông Orban đưa Nga ra làm ví dụ về loại hình dân chủ “hẹp” mà ông mong muốn sẽ áp dụng ở Hungary. Ông còn nói rằng EU đã “tự bắn vào chân mình” khi phá hỏng mối quan hệ thương mại với Nga.

“Làm thế nào để đối phó với thành viên EU như Hungary, đó là một thử nghiệm khó khăn cho cả Brussels và Berlin”, Peter Balazs, Bộ trưởng Ngoại giao cánh tả của Hungary giữa năm 2009 và 2010, nhận xét với hãng tin AFP.

 

Ông Balazs tỏ ra nghi ngờ một số các thỏa thuận mà Hungary đã thực hiện với Nga, trong chính sách “mở cửa về phía Đông” (Eastern Opening) do Thủ tướng Orban khởi xướng. Năm ngoái ông Orban đã ký với Kremlin một thỏa thuận cho vay trị giá 10 tỉ euro để cải tạo và mở rộng nhà máy hạt nhân duy nhất của Hungary.

 

Ông Orban cũng cho sửa luật để mở đường cho dự án đường ống khí đốt “dòng chảy phương Nam” từ Nga. Dự án này đưa khí từ Nga đến Hungary và bỏ qua Ukraine.

 

Các nhà phân tích cho rằng, trong số các nước EU, chỉ có Đức mới có thể kéo Hungary vào hàng ngũ. Đức - nền kinh tế lớn nhất châu Âu hiện là đối tác thương mại lớn nhất của Hungary. Hơn nữa, đảng Dân chủ Thiên chúa giáo của bà Merkel cùng nhóm trung hữu trong Nghị viện châu Âu với đảng Fidesz của ông Orban.

 

Sở dĩ nền kinh tế của Hungary hoạt động tốt như hôm nay, một phần là nhờ vào 6.000 công ty Đức đang hoạt động, tạo việc làm cho khoảng 300.000 người.

 

Bà Merkel đã khéo léo không công khai chỉ trích thủ tướng chủ nhà ở ngay thủ đô Budapest. Nhưng theo Daniel Hegedus, một nhà phân tích đối ngoại của Hội đồng Đức, đằng sau cánh cửa đóng kín, thông điệp của Thủ tướng Đức là rõ ràng: “Đảm bảo an ninh năng lượng là một chuyện, nhưng Hungary không nên làm suy yếu quan điểm của EU và Berlin về vấn đề Ukraine, và không nên trở thành con ngựa Trojan của Nga trong lòng EU”.

 

Cần lưu ý rằng, hai tuần sau khi bà Merkel về nước, đến lượt Tổng thống Nga V.Putin sang hội đàm với ông Orban. Đương nhiên, những gì ông Putin nói sẽ khó “hòa âm” với lời của bà Merkel, trong tai Thủ tướng Hungary.

 

Cứng rắn với Hy Lạp

 

Cũng từ đầu tuần này, Tân Thủ tướng Hy Lạp Alexis Tsipras bắt đầu thực hiện chuyến công du châu Âu nhằm vận động các nước xóa nợ. Ông dự kiến sẽ đến Pháp, Ý để tìm kiếm sự cảm thông, vì hai nước này từng kêu gọi nới lỏng chính sách thắt lưng buộc bụng trong khu vực đồng tiền chung. Thủ tướng Tsipras cũng muốn gặp lãnh đạo của Đức, nước hiện đang kiên quyết yêu cầu Hy Lạp thực hiện mọi cam kết nhận cứu trợ.

 

Phát biểu tại Cyprus, ông Tsipras được Reuters trích lời, tuyên bố cứng rắn: “Cả châu lục đang bị khủng hoảng, chứ không phải chỉ Hy Lạp hay Cyprus. Châu Âu nên đưa ra quyết định can đảm để đưa tăng trưởng trở lại”.

 

Ông Tsipras cho hay, đã đến lúc chấm dứt hệ thống giám sát đối với nền kinh tế của các quốc gia là con nợ. Theo cơ chế hiện nay các nhà kinh tế của các định chế cho vay gồm EU, Ngân hàng Trung ương châu Âu, Quỹ Tiền tệ quốc tế sẽ xem xét sự tuân thủ quy định một cách thường xuyên của các nước vay nợ, sau đó mới thông qua giải ngân các khoản vay. “Cơ chế này không có cơ sở pháp lý ở cấp toàn châu Âu”, ông Tsipras nhấn mạnh.

 

Bộ trưởng Tài chính Hy Lạp Yanis Varoufakis gọi việc Hy Lạp sống dựa vào các khoản cứu trợ giải ngân giống như tình trạng của “con nghiện” và chính phủ muốn chấm dứt “tình trạng nghiện ngập” này.

 

Tuy nhiên, đáp lại những tuyên bố đó, Thủ tướng Đức Angela Merkel đã thẳng thừng bác bỏ việc cơ cấu lại nợ cho Hy Lạp.

 

“Đã có một vài sự từ bỏ tự nguyện của các chủ nợ tư nhân. Hy Lạp đã được miễn nhiều tỉ của các ngân hàng. Tôi không thấy cần phải cắt giảm nợ nữa”, bà Merkel nói với tạp chí Đức Die Welt số ra tuần này.

 

“Châu Âu sẽ tiếp tục thể hiện sự đoàn kết với Hy Lạp, cũng như với các nước khác bị ảnh hưởng nặng nề bởi cuộc khủng hoảng, nếu họ tiến hành những cải cách của riêng mình”, bà Merkel khẳng định.

 

Bà cho rằng, nếu không có sự hỗ trợ của các nhà cho vay quốc tế, Hy Lạp sẽ lại sớm quay lại tình trạng khủng hoảng tài chính nghiêm trọng.

 

Thông điệp của bà Merkel đã rõ. Tất cả đều chờ đón cuộc gặp cấp cao Đức - Hy Lạp bên lề hội nghị thượng đỉnh EU tuần tới. Chưa rõ bà Merkel có gặp tân Thủ tướng Tsipras hay không.
DanQuyen.com
    Phản Hồi Của Độc Giả Về Bài Viết
Họ và Tên
Địa chỉ
Email
Tiêu đề
Nội dung
Gửi cho bạn bè Phản hồi

Các bài viết mới:
    Ukraine thất bại cô lập Nga và hồi kết cho xung đột bị bỏ ngỏ (17-06-2024)
    EU xúc tiến bầu chọn các vị trí chủ chốt sau bầu cử Nghị viện châu Âu (17-06-2024)
    Điện Kremlin thông báo thời gian Tổng thống Putin thăm Triều Tiên (17-06-2024)
    Nga nói về hội nghị ở Thụy Sỹ, Ukraine tin cầu Crưm hiện ít giá trị quân sự (17-06-2024)
    Hội nghị thượng đỉnh hòa bình Ukraine khó có thể tạo bước đột phá (16-06-2024)
    Tiết lộ số nước không ký tuyên bố chung của hội nghị thượng đỉnh hòa bình cho Ukraine (16-06-2024)
    Trung Quốc tăng tốc giải quyết khủng hoảng bất động sản (16-06-2024)
    Phương Tây tính cách hợp pháp buộc Moscow phải 'trả giá', quyết đưa tài sản Nga cho Ukraine vay bằng cách này (15-06-2024)
    Tàu chiến Mỹ-Nga cùng hiện diện, Cuba chỉ trích 'khách không mời' (15-06-2024)
    Lễ rước quân kỳ mừng sinh nhật Vua Charles III của Anh (15-06-2024)
    Đức: Tấn công bằng dao tại một bữa tiệc mừng khai mạc EURO 2024 (15-06-2024)
    Tổng thống Ukraine đến Thụy Sĩ, bước vào thử thách lớn (15-06-2024)
    Ukraine và phương Tây xung đột về chiến đấu cơ F-16 (14-06-2024)
    Thêm tàu chiến đến Cuba sau tàu chiến Nga, tàu ngầm Mỹ (14-06-2024)
    Nối gót Mỹ, Nhật Bản sẽ tung 'đòn trừng phạt chưa từng có' với Trung Quốc, chuyên gia cảnh báo sẽ có 'trả đũa' (14-06-2024)
    NATO đặt sở chỉ huy bộ binh mới tại Phần Lan (14-06-2024)
    Đức thu giữ lượng cocaine lớn kỷ lục (14-06-2024)
    Kiev xác nhận điều hiếm thấy, NATO ra điều kiện kết nạp Ukraine (13-06-2024)
    Hội nghị G7 khai mạc tại Italia, ra một loạt tuyên bố đáng chú ý (13-06-2024)
    Sau tuyên bố chấn động châu Âu của Tổng thống Pháp, lãnh đạo NATO gửi thông điệp (13-06-2024)

Các bài viết cũ:
    Riyadh lấy dầu “dụ” Nga bỏ Syria: Âm mưu chia rẽ Moscow-Damascus? (05-02-2015)
    Tầm nhìn chiến lược Ấn - Mỹ hướng về Trung Quốc (04-02-2015)
    Khủng hoảng Ukraina: Phương Tây sắp lộ hết bài? (04-02-2015)
    Thiêu sống man rợ tù binh: "Sai lầm chết người của IS" (04-02-2015)
    EU dùng lạt mềm buộc chặt với Hy Lạp (04-02-2015)
    Ẩn ý cuả Mỹ trong tuyên bố nhúng tay lật đổ chính quyền Ukraine (04-02-2015)
    HongKong biểu tình, Mỹ công khai ủng hộ Đạt Lai Lạt Ma (03-02-2015)
    Thủ tướng Shinjo Abe đau đầu tìm lời giải (03-02-2015)
    Học giả Úc: 'Nga - Trung còn nhiều bất đồng' (03-02-2015)
    Các lý do để người Nga vẫn tin tưởng Tổng thống Putin (03-02-2015)
    Hy Lạp mở đầu “hiệu ứng Domino” làm điên đảo Châu Âu (03-02-2015)
    Charlie Hebdo quyết định hoãn phát hành số tiếp theo (02-02-2015)
    Tổng thống Belarus ngả về Nga, bỏ phương Tây (02-02-2015)
    Những thách thức đang đợi ông Shinzo Abe (02-02-2015)
    Trung Quốc sợ người Duy Ngô Nhĩ gây thánh chiến Jihad (02-02-2015)
    IS chặt đầu nhà báo Goto: người Nhật đau đớn, giận dữ (01-02-2015)
    Tuần hành đòi phổ thông đầu phiếu lại nổ ra ở Hồng Kông (01-02-2015)
    Trung Quốc mưu đồ thống trị Ấn Độ Dương? (01-02-2015)
    Triều Tiên "vui vẻ" không cần Trung Quốc vì có Nga? (01-02-2015)
    Lãnh đạo Mỹ cấp tập công du châu Á (01-02-2015)
 
"Hoàng Sa, Trường Sa là của Việt Nam".

Chuyển Tiếng Việt


    Truyện Ngắn
48 Giờ Yêu Nhau


   Sự Kiện

Lời Di Chúc của Vua Trần Nhân Tôn





 

Copyright © 2010 DanQuyen.com - Cơ Quan Ngôn Luận Người Việt Hải Ngoại
Địa Chỉ Liên Lạc Thư Tín:
E-mail: danquyennews@aol.com
Lượt Truy Cập : 153618984.