Trang nhất
  Xã Luận
  Đọc Báo Trong Nước
  Truyện Ngắn
  Kinh Tế
  Âm vang sử Việt
  Tin Thể Thao
  Y Học
  Tâm lý - Xã hội
  Công Nghệ
  Ẩm Thực

    Diễn Đàn Biển Đông
Từ mai, Trung Quốc áp dụng luật cho phép bắt người nước ngoài trên biển
    Hình Ảnh Quê Nhà - Video Clip
Tạm dừng bơi lội, lặn ngắm san hô tại nhiều địa điểm ở Côn Đảo
    Tin Thế Giới
150 máy bay, hơn 40 tàu rầm rộ tập trận hải quân lớn nhất thế giới
    Tin Việt Nam
Hội kiến Tổng bí thư Tập Cận Bình, Thủ tướng kêu gọi đẩy nhanh kết nối giao thông
    Tin Cộng Đồng
Du khách Hàn Quốc bị lạc hơn 100km, tìm được người thân nhờ chiếc móc khóa xe
    Tin Hoa Kỳ
Ông Biden lên tiếng sau màn khẩu chiến 'nảy lửa' với ông Trump
    Văn Nghệ
Hòa Minzy 'xinh như công chúa' đón tuổi mới, Văn Toàn nói 1 từ liền gây chú ý
    Điện Ảnh
Studio nhận bão chỉ trích, tẩy chay sau vụ Châu Bùi bị quay lén trong toilet
    Âm Nhạc
Nhạc sĩ Nguyễn Văn Chung nói gì về ca khúc đang bị lên án vì ca từ dung tục?
    Văn Học
Một nam học sinh phao tin 'lộ đề thi tốt nghiệp THPT'

Thông Tin Tòa Soạn

Tổng biên tập:
Tiến Sĩ
Nguyễn Hữu Hoạt
Phụ Tá Tổng Biên Tập
Tiến Sĩ
Nhật Khánh Thy Nguyễn
Tổng Thư ký:
Quách Y Lành




   Công Nghệ
Ti vi Sony "chết" vì giá cao, chất lượng sa sút?
Từ cách đây mấy năm, sản phẩm điện tử của Samsung, LG đến từ Hàn Quốc có mức giá rẻ hơn đã đánh bật Sony. Ngoài ra, tốc độ toàn cầu hóa và thị trường ngày càng mở cửa đã mang lại cho người tiêu dùng cơ hội lựa chọn, so sánh các sản phẩm, khiến các công ty Nhật Bản mất dần vị thế đi đầu.

 


Theo một người chủ cửa hàng điện tử ở Machida, Tokyo, một người đã bán hàng điện tử của các hãng như Toshiba, Hitachi, Sharp, National, Panasonic và Sony trong hơn 40 năm, chất lượng sản phẩm Sony đã giảm sút trong nhiều năm qua. “Samsung đã vượt mặt Sony, đặc biệt ở mảng Ti vi”.

 

 

 

Một số chuyên gia nói rằng không giống như các công ty điện tử Hàn Quốc, các hãng Nhật Bản luôn đi đầu trong việc phát triển các sản phẩm mới. Sáng tạo luôn cần thời gian và rất tốn kém, nhưng trong thời kỳ vàng son, các kỹ sư Sony được tự do làm gì họ muốn, họ tập trung vào những công nghệ siêu thực hoặc khó thương mại hóa. Sony rất khuyến khích phát triển công nghệ mới. Nền văn hóa doanh nghiệp của Sony là “tự do và cởi mở”.

 

Yasunori Tateishi là một tác giả đã viết nhiều cuốn sách về Sony, trong đó có những cuốn mang tựa đề như: Sony: The Inside Story (Sony: câu chuyện bên trong). Ông còn được nhiều nhà báo khác gọi đùa là “Mr Sony”. Ngày 11/11/2011, Tateishi xuất bản cuốn “Sayonara, Our Sony” (Tạm biệt, Sony của chúng ta). Cuốn sách này miêu tả khá chi tiết, thuyết phục về việc CEO Idei và Stringer đã có những chính sách khiến Sony bị “tê liệt”.

 

Ngày 1/4/2012, ông Howard Stringer từ chức CEO Sony và ông Kazuo Hirai trở thành chủ tịch kiêm CEO của Sony vào ngày 5/4/2012. Theo ông Tateishi, vấn đề của Sony “không chỉ là vấn đề với riêng ông Hirai, mà với toàn bộ công ty từ thời CEO Idei”.

 

Ai đã “giết” Sony? Câu hỏi ngắn ngủi và đơn giản nhưng câu trả lời lại không hề đơn giản một chút nào. Theo Tateishi, một phần rắc rối của Sony nằm ở sự đa dạng. Người ta không còn hiểu rõ ràng Sony thực sự là công ty gì. Ở Nhật Bản, Sony là hãng điện tử tiêu dùng, nhưng ở Mỹ, theo cựu CEO Stringer, Sony lại là gương mặt của Người Nhện – là một công ty giải trí; và với nhiều nước khác, Sony có thể được xem là một công ty game – hãng sản xuất máy chơi game PlayStation. Có phải tất cả chỉ có thế?

 

TV Hàn Quốc giá rẻ hơn đã đánh bại Sony

 

Ti vi Sony luôn được định hình trong suy nghĩ của người tiêu dùng là một sản phẩm chất lượng cao. Không phải ngẫu nhiên mà nhiều người Việt Nam cũng từng luôn ví von “nét như Sony”. Tuy nhiên, đó là cách đây 20 năm. “Ti vi Sony có chất lượng rất tốt, hình ảnh rất đẹp”, một người bán hàng điện tử ở Tokyo nói.  “Nhưng ngày nay, chất lượng đã đi xuống”. Một vấn đề nữa là trước đây, giá TV Sony rất đắt. Bây giờ, không ai trả mức giá cao như thế để mua Ti vi  mới. “Sự thật là giá Ti vi đã giảm nhiều do sự cạnh tranh của các sản phẩm Hàn Quốc rẻ hơn”.

 

“Nói một cách công bằng, khi nhìn vào chất lượng màn hình, sản phẩm Nhật Bản vẫn tinh tế hơn sản phẩm Hàn Quốc. Nhưng giá Ti vi của Samsung hay LG rẻ hơn, và đó chính là điểm mạnh. Ngoài ra, chăm sóc sau bán hàng cũng là một vấn đề. Sản phẩm Sony có tuổi thọ cao hơn. Tôi nhận được phản hồi từ khách hàng rằng sản phẩm Samsung dễ hỏng hóc hơn.  Tôi có thể đảm bảo rằng Ti vi Sony có tuổi thọ ít nhất 10 năm”, người chủ cửa hàng nói.

 

 

 

Quả thật, trước đây, khẩu hiệu của các công ty Nhật là sản phẩm của họ phải có tuổi thọ “ít nhất 10 năm”. Người Nhật cũng từng rất tin tưởng vào thông tin “Made in Japan”. “Ngày  này, chúng tôi thường phát hiện lỗi trong khâu lắp ráp. Tôi nghe nói những khâu hoàn thiện sản phẩm và quá trình xác nhận chất lượng luôn rất khắt khe tại Nhật, khắt khe hơn những nước khác”, một chủ cửa hàng điện tử ở Tokyo nói. “Sony vẫn dẫn đầu ở mảng audio, nhưng Ti vi thì đang tụt hạng. Ti vi Sony vào những năm 1970 và 80 thực sự là những sản phẩm tốt, và bán rất chạy”.

 

“Đối với máy tính, những người đã từng dùng sản phẩm Sony ngay từ đầu sẽ tiếp tục mua của Sony. Nhưng hiện nay, máy tính Toshiba cũng bán rất chạy. Nói thật ra, điều  này cũng phụ thuộc nhiều yếu tố. Những người thích thiết kế của máy tính Toshiba, chất lượng linh kiện cũng tốt, giá cũng không đắt hơn, vì thế sản phẩm Toshiba bán tốt hơn”.

Các hãng Nhật Bản mất dần vị thế lãnh đạo

 

Sony được cho là đã thực hiện các cuộc nghiên cứu nội bộ về tỷ lệ lỗi trên các sản phẩm của họ và phát hiện ra rằng sản phẩm của Sony có độ bền lâu hơn nhiều so với đối thủ. Tuy nhiên, không hiểu từ đâu một số người tiêu dùng Nhật Bản lại có niềm tin trái ngược. Theo trang web của Japan Subculture Research Center, người Nhật vẫn truyền nhau câu chuyện về “the Sony Timer”. The Sony Timer là gì? Đó là những đồn đại cho rằng mỗi sản phẩm mà Sony tạo ra đều được cài sẵn chương trình tự phá hủy, nghĩa là sau một khoảng thời gian sử dụng, thường là khi hết hạn bảo hành, sản phẩm sẽ bị hỏng hóc, buộc người dùng phải mua sản phẩm mới. Không rõ lời đồn đại này đúng hay không, song nhiều người tin đó là sự thật.

 

 

 

Tuy nhiên, theo nghiên cứu, sự thật là để giảm chi phí, các công ty Nhật Bản trong đó có Sony đã sản xuất sản phẩm ở nước ngoài, như ở Thái Lan hay Trung Quốc. Đó là lý do tại sao sản phẩm của họ không còn mác “Made in Japan” nữa. Rất khó để hướng dẫn người nước ngoài cách lắp ráp từng linh kiện. Điều này được cho là nguồn cơn của những đồn đại về "the Sony Timer". 

 

Cách đây 2 năm, nếu muốn tìm một chiếc Ti vi Nhật Bản được sản xuất hoàn toàn tại Nhật, có thể chỉ còn những model Kageyama của Sharp. Nói về giá, chúng đắt hơn một chút, nhưng chúng hoàn toàn là hàng “Made in Japan”. Thậm chí Panasonic cũng có nhà máy ở nước ngoài. Nếu các linh kiện được sản xuất ở nước ngoài, nhưng sản phẩm cuối cùng lắp ráp tại Nhật, bạn có thể nói chúng là hàng “Made in Japan”. Chi phí đắt đỏ, nên các công ty thường sản xuất ở nước ngoài và lại nhập về Nhật Bản. Vẫn có một số lượng khán giả ít ỏi, khó tính chuộng hàng “Nhật xịn”, sẵn sàng trả giá cao hơn để sở hữu sản phẩm, nhưng Sony có vẻ đã mất đi những khán giả này.

 

Theo Hasegawa, một người từng viết sách về Sony và có nghiên cứu sâu về Sony, trước đây, người tiêu dùng Nhật Bản yêu thích các sản phẩm Nhật. “Nhưng gần đây, thị trường Nhật mở hơn và thị hiếu của người Nhật cũng thay đổi. Người Nhật từng chỉ thích Sony hay Toshiba, nhưng giờ họ so sánh các sản phẩm, và đôi khi họ chọn những sản phẩm nhập khẩu của  nước ngoài”, ông nói.

 

“Thị trường toàn cầu đang phát triển nhanh, thậm chí các công ty Hàn Quốc hay Trung Quốc cũng có thể sản xuất những sản phẩm chất lượng cao mà trước đây chỉ có công ty Nhật mới thành công. Nhưng gần đây, tốc độ sáng tạo đi rất nhanh, vì thế Nhật mất dần vị thế lãnh đạo”, Hasegawa giải thích.
DanQuyen.com
    Phản Hồi Của Độc Giả Về Bài Viết
Họ và Tên
Địa chỉ
Email
Tiêu đề
Nội dung
Gửi cho bạn bè Phản hồi

Các bài viết mới:
    Vietnam Airlines có thuê máy bay Embraer E190 để bay Côn Đảo? (23-06-2024)
    Biết gì về máy bay A-100 Premier AWACS? (15-06-2024)
    'Gã khổng lồ' xe điện Trung Quốc chính thức gia nhập thị trường Việt Nam (15-06-2024)
    Elon Musk xác nhận không có phiên bản mới của Tesla Model Y trong năm nay (10-06-2024)
    Nối gót Subaru, hãng xe Suzuki sẽ đóng cửa nhà máy tại Thái Lan vào năm 2025 (08-06-2024)
    Ra mắt Hyundai Accent thế hệ mới, giá từ 439 triệu đồng (30-05-2024)
    Cảnh báo việc gia tăng sử dụng AI tạo video lừa đảo trên mạng xã hội (29-05-2024)
    Thi tiếng Hàn 2024: Chặn gian lận bằng thiết bị công nghệ cao (15-05-2024)
    Những sản phẩm AI được ra mắt tại Google I/O 2024 (15-05-2024)
    Cần giải pháp toàn diện để phòng ngừa, ngăn chặn lừa đảo trên không gian mạng (13-05-2024)
    Đi ngược xu hướng kích cầu giảm giá, Kia Seltos bất ngờ tăng giá 10 triệu đồng (12-05-2024)
    Toyota bắt tay BYD sản xuất xe lai điện cắm sạc (12-05-2024)
    Vietnam Motor Show 2024: Hàng loạt 'ông lớn' tham gia (09-05-2024)
    Thủ tướng kỳ vọng ngành Ngân hàng sẽ đi đầu trong chuyển đổi số quốc gia (08-05-2024)
    Samsung chế giễu lỗi chuông báo thức trên iPhone của Apple (07-05-2024)
    5 vị trí công tác thuộc lĩnh vực tài chính phải thực hiện định kỳ chuyển đổi (07-05-2024)
    Olympic Paris 2024: Ban tổ chức sẵn sàng ứng phó với thách thức an ninh mạng (06-05-2024)
    'Đại bàng' công nghệ đổ xô đến Malaysia (03-05-2024)
    Land Cruiser Prado 2024 bất ngờ 'đội giá' lên đến 21.000 USD ở Mỹ (25-04-2024)
    Ông Biden ký luật yêu cầu TikTok thoái vốn ở Mỹ, chuyện gì tiếp theo? (25-04-2024)

Các bài viết cũ:
    Miếng dán bảo vệ smartphone: liệu có cần thiết? (15-02-2015)
    Đối thủ của Vertu ra mắt với giá từ 63 triệu đồng (14-02-2015)
    6 lưu ý để sạc pin di động hiệu quả hơn (13-02-2015)
    Thảm họa thời công nghệ (12-02-2015)
    Ốp lưng cho điện thoại - Tiềm ẩn nguy cơ đối với sức khỏe (11-02-2015)
    10 tính năng Android đi trước iOS (10-02-2015)
    Cơn sốt trí tuệ nhân tạo (09-02-2015)
    Ai đã "giết" Sony? (07-02-2015)
    Vì sao Apple giữ mãi ngôi vương? (06-02-2015)
    Android bị rơi vào thế 'thập diện mai phục' (05-02-2015)
    Smartphone hình găng tay của Samsung (04-02-2015)
    Galaxy S6 và Galaxy S Edge sẽ ra mắt vào ngày 1/3 (03-02-2015)
    Facebook, Google, Apple 'giành giật' cậu bé 15 tuổi (02-02-2015)
    Microsoft Office chính thức cập bến Android (01-02-2015)
    Facebook đang kết thân với Chính quyền Trung Quốc? (31-01-2015)
    Nokia N1: Cung không đủ cầu (30-01-2015)
    iPhone là con dao hai lưỡi? (29-01-2015)
    iPhone 6/6 Plus giúp Apple 'ngồi trên đống tiền' (28-01-2015)
    Facebook đang bị sập toàn cầu (27-01-2015)
    Hướng dẫn tìm lại iPhone thất lạc bằng Find My iPhone (26-01-2015)
 
"Hoàng Sa, Trường Sa là của Việt Nam".

Chuyển Tiếng Việt


    Truyện Ngắn
48 Giờ Yêu Nhau


   Sự Kiện

Lời Di Chúc của Vua Trần Nhân Tôn





 

Copyright © 2010 DanQuyen.com - Cơ Quan Ngôn Luận Người Việt Hải Ngoại
Địa Chỉ Liên Lạc Thư Tín:
E-mail: danquyennews@aol.com
Lượt Truy Cập : 153822616.