Trang nhất
  Xã Luận
  Đọc Báo Trong Nước
  Truyện Ngắn
  Kinh Tế
  Âm vang sử Việt
  Tin Thể Thao
  Y Học
  Tâm lý - Xã hội
  Công Nghệ
  Ẩm Thực

    Diễn Đàn Biển Đông
Từ mai, Trung Quốc áp dụng luật cho phép bắt người nước ngoài trên biển
    Hình Ảnh Quê Nhà - Video Clip
Tạm dừng bơi lội, lặn ngắm san hô tại nhiều địa điểm ở Côn Đảo
    Tin Thế Giới
Kế hoạch của ông Trump về NATO dần lộ diện
    Tin Việt Nam
Thủ tướng Phạm Minh Chính tiếp Tổng thư ký Ban Dân vận Đảng Nhân dân Campuchia Hun Many
    Tin Cộng Đồng
Chuyện gì đã xảy ra trong thảm kịch 121 người chết ở Ấn Độ
    Tin Hoa Kỳ
Ông Biden lên tiếng sau màn khẩu chiến 'nảy lửa' với ông Trump
    Văn Nghệ
Son Ye Jin hiếm hoi tiết lộ về cuộc sống sau khi kết hôn, sinh con với Hyun Bin
    Điện Ảnh
Trấn Thành 'vượt mặt' Lý Hải giành giải 'Đạo diễn xuất sắc'
    Âm Nhạc
Tự hào là chính mình - Thông điệp tháng 6 kết nối nghệ sĩ và khán giả
    Văn Học
Một nam học sinh phao tin 'lộ đề thi tốt nghiệp THPT'

Thông Tin Tòa Soạn

Tổng biên tập:
Tiến Sĩ
Nguyễn Hữu Hoạt
Phụ Tá Tổng Biên Tập
Tiến Sĩ
Nhật Khánh Thy Nguyễn
Tổng Thư ký:
Quách Y Lành




   Âm vang sử Việt
Sức mạnh hỏa khí của quân đội Đại Việt
Lịch sử phát triển hỏa khí Việt Nam cho thấy cha ông đã luôn bắt nhịp với thời đại. Thậm chí, có thời điểm, còn vượt lên thành nước hùng cường trong khu vực.

 



 


Khoảng thế kỷ 6 -7 loài người đã biết đến thuốc súng, song phải tới thế kỷ 10 - 11, nó mới được sử dụng trong chiến tranh dưới dạng những tạc đạn gây nổ, gây cháy. Năm 1275 mới xuất hiện loại ống bằng kim loại. Súng pháo ra đời tạo ra cuộc cách mạng trong lịch sử vũ khí loài người.

 

Tại Việt Nam, ngay từ thế kỷ 13, trong dân gian nước ta đã sử dụng phổ biến một loại pháo gọi là “bộc trúc”, tức là một dạng hỏa cụ gần với “hỏa đồng”, “hỏa thương” của Trung Quốc đương thời.

 

Cuộc cách mạng hỏa khí

 

Ở châu Âu, thế kỷ 15 mới xuất hiện thuyền chiến gắn pháo phổ biến. Còn Việt Nam, dấu hiệu chứng tỏ pháo được đưa lên thuyền từ khá sớm, với sự kiện pháo thuyền của Trần Khát Chân bắn chết Chế Bồng Nga ở Thăng Long (Hà Nội), năm 1390.

 

Ngoài ra, hiện tượng Hồ Nguyên Trừng, được người Minh tôn như “thần súng pháo”, chứng tỏ vào cuối thế kỷ 16, súng pháo đã trở thành vũ khí phổ biến ở nước ta.

 

Các bản vẽ của người phương Tây khoảng thế kỷ 16-17, khi vẽ thuyền chiến nước ta đều chú ý mô tả khẩu pháo lớn chĩa ra ở đằng mũi.

 

Nói về trang bị trên thuyền đàng Ngoài, linh mục Alexandre de Rhodes nhận xét: “Chiến thuyền của họ không thiếu vũ khí và pháo dùng cho chiến đấu”.

 

Một cha cố khác là B. Vachet cho biết loại thuyền chiến đàng Trong có nhiều pháo hơn: “Ba khẩu ở đằng mũi và hai khẩu khác nhỏ hơn ở hai bên”.

 

Phần lớn các pháo này thuộc loại này nòng dài trung bình, bắn loại đạn khoảng 3-6 kg, đường kính nòng khoảng 9-11cm, độ dài nòng khoảng 180-210cm, trọng lượng pháo trong khoảng 1.200 - 2.000kg.

 

Ngoài ra, có thể có một số pháo nòng ngắn trong sử sách thường gọi là “súng quá sơn”, có tác dụng bắn cầu vồng như những caronade của Hà Lan năm 1779.

 

Hầu hết, pháo trên thuyền thời này bắn đạn đặc, bằng đá hoặc gang. Ngoài ra, sử sách cũng chép nhiều đến kỹ thuật làm đạn nổ và việc quân Trịnh, Nguyễn sử dụng trong chiến tranh.

 

Trong Hổ trướng khu cơ của Đào Duy Từ (1572 - 1634) có mục chế quả nổ (hỏa cầu). Theo mô tả, có thể loại đạn “một mẹ mười con” mà Lê Quý Đôn nói trong Phủ biên tạp lục là thuộc loại quả nổ này: “Năm 1672, sai Hồ quận công Lê Thời Hiến ở lại đóng đồn tại xã Chính Thủy, ba lần đánh thành Trấn Ninh. Bắn hỏa pháo, một đạn mẹ mười đạn con, tiếng vang như sấm, bắn vào đâu đều gãy nát tan tành”.

 

Thế kỷ 16- 17, trang bị, huấn luyện, thủ đoạn tác chiến của quân đội Đàng Trong lẫn Đàng Ngoài đã có một bước chuyển biến rất căn bản trong lịch sử vũ khí, đó là cuộc cách mạng hỏa khí.

 

Theo các sử gia, trang bị của quân thủy nước ta đã phát triển một bước dài, thậm chí ở một số mặt, nó đã vươn tới những trang bị hiện đại nhất có thể có ở phương Đông đương thời.




Hỏa hổ và Hỏa cầu của vua Quang Trung

 

Hỏa cầu và hỏa hổ của nghĩa quân Tây Sơn làm khiếp đảm quân chúa Trịnh, chúa Nguyễn và góp phần vào trận đại thắng quân Thanh mùa xuân Kỷ Dậu (1789).

 

Theo sử sách, Hỏa cầu (còn gọi là Lưu hoàng) là loại quả nổ dùng để ném hoặc bắn, có tác dụng như lựu đạn hoặc phóng lựu. Tuy chất nạp mà quả nổ có thể tạo ra khói độc, nhựa cháy, mảnh vụn sát thương...

 

Hỏa hổ là một loại vũ khí hình ống. Theo Hổ trướng khu cơ, hỏa hổ chính là hỏa tiễn, “vì lửa cháy dữ dội, nên gọi là hỏa hổ”. Sử sách thời Nguyễn thường gọi Hỏa hổ là hỏa phún đồng.

 

Theo Binh thư yếu lược, bài thuốc súng và cách chế rất giống nhau: dùng một cái ống (bằng sắt hoặc bằng tre, gỗ) dài khoảng 25cm, nạp thuốc thành nhiều nấc.

 

Nấc đầu tiên là liều thuốc bắn, giã nén chặt dày khoảng 4cm, sau đó tiếp nấc thứ hai là liều thuốc phun, giã nén chặt, dày khoảng 12cm. Sau đó, nạp đạn ghém gồm các vật liệu sát thương, dày khoảng 4cm. Phần ống còn lại nạp dầy thuốc phun.

 

Gặp địch, người dùng hỏa hổ châm ngòi, cầm cán tre chĩa vào, thuốc phun và đạn sẽ phóng ra đốt cháy sát thương đối phương. Dùng xong lại có thể lấy ống đó nạp liều thuốc khác.

 

So sánh cách chế tạo thì thấy loại vũ khí này được cải tiến từ các hỏa đồng (ống lửa) hạng nhỏ thời Lê sơ. Trong tay nghĩa quân Tây Sơn, nó được dùng một cách tập trung, ồ ạt, tạo thành hỏa lực giáp chiến hết sức lợi hại.

 

Đáng nói hơn nữa, Quang Trung đã chế tạo ra hỏa hổ bằng những ống tre, trở thành một khí cá nhân có tính sát thương lớn. Nếu đem so với những khẩu súng hỏa đồng của quân nhà Trịnh hay súng pháo lớn cần hàng chục người vận chuyển của nhà Minh, nhà Thanh thì sáng tạo này của Quang Trung đã tiến xa cả về công nghệ lẫn ý nghĩa thực tiễn trong chiến đấu.

 

Theo tiến Nguyễn Việt, Giám đốc Trung tâm Tiền sử Đông Nam Á, thành công Hỏa hổ của Quang Trung là ứng dụng công nghệ truyền thống Việt Nam với kinh nghiệm của thế giới chế tạo vũ khí cá nhân.
DanQuyen.com
    Phản Hồi Của Độc Giả Về Bài Viết
Họ và Tên
Địa chỉ
Email
Tiêu đề
Nội dung
Gửi cho bạn bè Phản hồi

Các bài viết mới:
    Bản đúc nổi trên đỉnh đồng ở Huế được ghi danh di sản tư liệu thế giới (08-05-2024)
    Sự tích về chúa Nguyễn Ánh và núi Bà Đen (18-02-2024)
    Chuyến thám hiểm dãy Trường Sơn của bác sĩ Yersin 133 năm trước (14-02-2024)
    Thêm 29 hiện vật, nhóm hiện vật được công nhận là Bảo vật Quốc gia (18-01-2024)
    Tặng thưởng Huân chương Dũng cảm cho 'thủ lĩnh' nhóm cứu hộ FAS Angel (26-12-2023)
    Bolero trở thành Di sản văn hóa phi vật thể của nhân loại (06-12-2023)
    Bảo tồn nghề truyền thống của người Tày gắn với phát triển du lịch cộng đồng (27-11-2023)
    Dòng chảy văn hóa Việt trong thiết kế nội thất (21-10-2023)
    Hội thảo đẩy mạnh sự phát triển võ cổ truyền Việt Nam (03-08-2023)
    Phát hiện khẩu súng thần công dài gần 2 m thời triều Nguyễn (16-07-2023)
    Di sản Thế giới đầu tiên tại Việt Nam được UNESCO vinh danh, giờ ra sao? (17-06-2023)
    Hành trình 30 năm Di sản văn hóa Huế hội nhập thế giới (15-06-2023)
    Khai mạc hội Gióng - Di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại (26-05-2023)
    Thành kính lễ Giỗ Tổ Hùng Vương tại Liên bang Nga (29-04-2023)
    Festival nghề truyền thống Huế 2023: Tôn vinh tinh hoa nghề bún (29-04-2023)
    Sắc phong Việt Nam bị rao bán tại Trung Quốc: Các bên tiếp tục phối hợp xử lý (20-04-2023)
    Mở lối cho việc trùng tu biệt thự Pháp cổ xuống cấp tại Hà Nội (15-04-2023)
    Ông Mai Hữu Tín tiếp tục được bầu Chủ tịch Vovinam Việt Nam (15-04-2023)
    Sắc phong của Việt Nam có thể bị rao bán ở Trung Quốc, Bộ VHTT&DL lên tiếng (12-04-2023)
    UNESCO 'hiến kế' cho Hà Nội bảo tồn và phát huy giá trị di sản (27-03-2023)

Các bài viết cũ:
    Những vị vua Việt lên ngôi ngày Tết Nguyên Đán (25-02-2015)
    Chính sử nhà Nguyễn viết gì về 'kẻ tử thù' Quang Trung? (24-02-2015)
    Từ Hải có phải là hình ảnh của Quang Trung - Nguyễn Huệ? (23-02-2015)
    Chống phương Bắc đồng hóa - cuộc đấu tranh vĩ đại của dân tộc Việt (22-02-2015)
    Những nghi án cung đình không lời giải trong lịch sử Việt Nam (13-02-2015)
    Chiến công hiển hách của hoàng tử Đại Việt trên đất Triều Tiên (10-02-2015)
    Giải oan cho 'bạo chúa' Lê Long Đĩnh (07-02-2015)
    Trả lại vị trí lịch sử xứng đáng cho Ngô Thì Nhậm (04-02-2015)
    Thảm kịch của vị vua duy nhất chết trận trong sử Việt (02-02-2015)
    Trương Định – thủ lĩnh vĩ đại của nghĩa quân chống Pháp (30-01-2015)
    Cần nhìn nhận nhà Mạc là một vương triều chính thức (26-01-2015)
    Đông Kinh Nghĩa Thục, thử nhìn từ một góc độ khác (25-01-2015)
    Âm mưu trù yểm chấn động hậu cung nhà Trần (20-01-2015)
    Những cuộc tình 'loạn luân' trong cung đình chấn động sử Việt (15-01-2015)
    Nguồn gốc lịch sử của tên gọi quần đảo Trường Sa (14-01-2015)
    Nhà Thanh của Trung Quốc từng muốn dùng thợ mỏ chiếm Việt Nam (13-01-2015)
    Các vua triều Nguyễn đã chống nạn cờ bạc như thế nào? (11-01-2015)
    Chuyện vua bị ép trả lại ngai vàng độc nhất sử Việt (07-01-2015)
    Vai trò của cướp biển trong cuộc chiến chống nhà Thanh của vua Quang Trung (03-01-2015)
    Những tấn thảm kịch bi thương nhất trong cung đình Việt Nam (25-12-2014)
 
"Hoàng Sa, Trường Sa là của Việt Nam".

Chuyển Tiếng Việt


    Truyện Ngắn
48 Giờ Yêu Nhau


   Sự Kiện

Lời Di Chúc của Vua Trần Nhân Tôn





 

Copyright © 2010 DanQuyen.com - Cơ Quan Ngôn Luận Người Việt Hải Ngoại
Địa Chỉ Liên Lạc Thư Tín:
E-mail: danquyennews@aol.com
Lượt Truy Cập : 153961864.