Trang nhất
  Xã Luận
  Đọc Báo Trong Nước
  Truyện Ngắn
  Kinh Tế
  Âm vang sử Việt
  Tin Thể Thao
  Y Học
  Tâm lý - Xã hội
  Công Nghệ
  Ẩm Thực

    Diễn Đàn Biển Đông
Từ mai, Trung Quốc áp dụng luật cho phép bắt người nước ngoài trên biển
    Hình Ảnh Quê Nhà - Video Clip
Tạm dừng bơi lội, lặn ngắm san hô tại nhiều địa điểm ở Côn Đảo
    Tin Thế Giới
Thủ tướng Hungary nói về lý do Tổng thống Ukraine từ chối đề xuất ngừng bắn
    Tin Việt Nam
Thủ tướng Phạm Minh Chính thăm tổ hợp bán dẫn của Samsung
    Tin Cộng Đồng
Chuyện gì đã xảy ra trong thảm kịch 121 người chết ở Ấn Độ
    Tin Hoa Kỳ
Ông Biden lên tiếng sau màn khẩu chiến 'nảy lửa' với ông Trump
    Văn Nghệ
Hòa Minzy 'xinh như công chúa' đón tuổi mới, Văn Toàn nói 1 từ liền gây chú ý
    Điện Ảnh
Studio nhận bão chỉ trích, tẩy chay sau vụ Châu Bùi bị quay lén trong toilet
    Âm Nhạc
Tự hào là chính mình - Thông điệp tháng 6 kết nối nghệ sĩ và khán giả
    Văn Học
Một nam học sinh phao tin 'lộ đề thi tốt nghiệp THPT'

Thông Tin Tòa Soạn

Tổng biên tập:
Tiến Sĩ
Nguyễn Hữu Hoạt
Phụ Tá Tổng Biên Tập
Tiến Sĩ
Nhật Khánh Thy Nguyễn
Tổng Thư ký:
Quách Y Lành




   Âm vang sử Việt
Cách tổ chức quân đội nhà Trần giống quân đội La Mã
Với cách tổ chức, quản lý quân đội một cách chặt chẽ về các mặt, quân đội nhà Trần được đánh giá là dũng mãnh một cách lạ thường.

 



 


Tướng sĩ dũng mãnh lạ thường

 

Năm Thiệu Bảo 6 (1284) và Trùng Hưng nguyên niên (1285), vùng biên giới hết sức lộn xộn, quân Nguyên lăm le kéo vào xâm lược nước ta, nhà vua truyền cho các vương hầu mộ thêm dũng sĩ, binh tráng làm quân gia thuộc.

 

Để nắm rõ thế và lực của quân lính, tháng 8/1284 nhà vua thân chinh ra duyệt quân. Sai Hưng Đạo vương Trần Quốc Tuấn điều khiển các vương hầu, cùng bản bộ tập hợp binh lính ở Đông Bộ Đầu và phân đồn đóng ở bến Bình Than và các nơi sung yếu. Tháng 12 cùng năm, nhà vua lại ngự xa giá ra Hải Đông (tức Hải Dương hiện nay) sai Hưng Đạo Vương làm Tiết chế, đại hội tất cả quân trong nước ở Vạn Kiếp.

 

Trong ngày duyệt quân ấy đều bắt các quân ở Hải Đông, Vân Trà, Ba Điểm đến hội làm đội quân tiên phong. Lại khiến Hưng Võ Vương, Hưng Nhượng Vương, Hưng Trí Vương (đây là ba người con của Hưng Đạo Vương) đốc xuất các bộ quân ở Bằng Hà, Bang Ngạn, Vân Trà, An Sinh, Long Nhãn các xứ, hợp với các binh của các vương hầu, tất cả khoảng 20 vạn quân.

 

Dưới trướng Hưng Đạo Vương lúc ấy còn có các danh tướng: Trần Quang Khải, Trần Khánh Dư, Trần Nhật Duật lại còn có các gia tướng như Phạm Ngũ Lão, Yết Kiêu, Dã Tượng... Tướng sĩ dũng mãnh một cách lạ thường. Binh lính đóng liên tiếp một dải Vạn Kiếp, thuyền chiến san sát trên bến Lục Đầu, cờ xí trang nghiêm, qua mâu sáng ngời sẵn sàng xuất trận.

 

Buổi hội quân ở Vạn Kiếp tuy thế nhưng vẫn chưa đông đủ, vì ở đây mới chỉ điều quân ở mấy lộ miền Đông Nam mà thôi. Còn đội quân từ Thanh Hoá, Nghệ Tĩnh trở vào chưa điều động đến cho nên vua Trần Nhân Tông nói rằng: Cối Kê cựu sư quân tu ký, Hoan Diễn do tồn thập vạn binh (Cối Kê truyện cũ xin ghi nhớ; Hoan Diễn còn dư chục vạn quân).

 

Quân lực lúc bấy giờ rất sung túc, lúc vô sự cho về điền dã, khi có chiến sự nhập ngũ làm lĩnh. Nhà nước không phải chu cấp lương ăn lúc thái bình.

 

Tổ chức giống quân đội La Mã

 

Đến đời vua Trần Anh Tông (1293 - 1314), niên hiệu Hưng Long thứ 5 (1247) định lại phép quân, bắt thích ba chữ lên trán như: Thượng châu đô, Thuỷ dạ xoa, Toà Kim cương và thích hình rồng ở lưng và ở đùi. Đời Trần Minh Tông (1314 - 1324), niên hiệu Đại Khánh (1314) đổi phủ Liễu Đô ra làm Long Nha tướng và Phù Liễn quân ra làm Khấu Mã quân. Để phòng ngự mặt biển, năm Kỷ Sửu (1349) nhà vua đặt ra Vân Đồn trấn và Quân Bình Hải để canh phòng hải tặc và đi kiểm tra cuộc đồn binh ở bờ biển.

 

Với cách tổ chức, quản lý quân đội một cách chặt chẽ hoạt bị về các mặt, nhà Trần đã tổ chức theo cách ngụ binh ư nông (khi đất nước có giặc ngoại xâm thì toàn dân ai ai cũng là người lính xông ra nơi chiến trường. Khi đất nước thanh bình không có giặc dã, những người lính ấy lại trở về làng xã tham gia sản xuất). Lối ngụ binh ư nông thời Trần giống như cách tổ chức quân đội La Mã cách đây hơn 2.000 năm trước.

 

Ngoài biên chế quân đội do nhà vua quản lý thì ở các lộ, nhà vua cho các vương hầu được quyền mộ các tráng đinh làm lính. Đội quân của các vương hầu cũng là một lực lượng quan trọng. Hồi kháng chiến với giặc Mông Cổ, những vương hầu đã đem bản bộ gia binh tham gia cứu nước, hội quân tại Vạn Kiếp, dưới quyền tiết chế của Hưng Đạo Vương Trần Quốc Tuấn.
DanQuyen.com
    Phản Hồi Của Độc Giả Về Bài Viết
Họ và Tên
Địa chỉ
Email
Tiêu đề
Nội dung
Gửi cho bạn bè Phản hồi

Các bài viết mới:
    Bản đúc nổi trên đỉnh đồng ở Huế được ghi danh di sản tư liệu thế giới (08-05-2024)
    Sự tích về chúa Nguyễn Ánh và núi Bà Đen (18-02-2024)
    Chuyến thám hiểm dãy Trường Sơn của bác sĩ Yersin 133 năm trước (14-02-2024)
    Thêm 29 hiện vật, nhóm hiện vật được công nhận là Bảo vật Quốc gia (18-01-2024)
    Tặng thưởng Huân chương Dũng cảm cho 'thủ lĩnh' nhóm cứu hộ FAS Angel (26-12-2023)
    Bolero trở thành Di sản văn hóa phi vật thể của nhân loại (06-12-2023)
    Bảo tồn nghề truyền thống của người Tày gắn với phát triển du lịch cộng đồng (27-11-2023)
    Dòng chảy văn hóa Việt trong thiết kế nội thất (21-10-2023)
    Hội thảo đẩy mạnh sự phát triển võ cổ truyền Việt Nam (03-08-2023)
    Phát hiện khẩu súng thần công dài gần 2 m thời triều Nguyễn (16-07-2023)
    Di sản Thế giới đầu tiên tại Việt Nam được UNESCO vinh danh, giờ ra sao? (17-06-2023)
    Hành trình 30 năm Di sản văn hóa Huế hội nhập thế giới (15-06-2023)
    Khai mạc hội Gióng - Di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại (26-05-2023)
    Thành kính lễ Giỗ Tổ Hùng Vương tại Liên bang Nga (29-04-2023)
    Festival nghề truyền thống Huế 2023: Tôn vinh tinh hoa nghề bún (29-04-2023)
    Sắc phong Việt Nam bị rao bán tại Trung Quốc: Các bên tiếp tục phối hợp xử lý (20-04-2023)
    Mở lối cho việc trùng tu biệt thự Pháp cổ xuống cấp tại Hà Nội (15-04-2023)
    Ông Mai Hữu Tín tiếp tục được bầu Chủ tịch Vovinam Việt Nam (15-04-2023)
    Sắc phong của Việt Nam có thể bị rao bán ở Trung Quốc, Bộ VHTT&DL lên tiếng (12-04-2023)
    UNESCO 'hiến kế' cho Hà Nội bảo tồn và phát huy giá trị di sản (27-03-2023)

Các bài viết cũ:
    Hé lộ thiên tình sử đẫm lệ nổi tiếng triều Trần (02-03-2015)
    Hồ Quý Ly - một hiện tượng lịch sử (01-03-2015)
    Quân thủy hùng mạnh và chủ quyền biển đảo triều Lê (28-02-2015)
    Những chuyện lý thú về loài dê trong lịch sử Việt Nam (27-02-2015)
    Sức mạnh hỏa khí của quân đội Đại Việt (26-02-2015)
    Những vị vua Việt lên ngôi ngày Tết Nguyên Đán (25-02-2015)
    Chính sử nhà Nguyễn viết gì về 'kẻ tử thù' Quang Trung? (24-02-2015)
    Từ Hải có phải là hình ảnh của Quang Trung - Nguyễn Huệ? (23-02-2015)
    Chống phương Bắc đồng hóa - cuộc đấu tranh vĩ đại của dân tộc Việt (22-02-2015)
    Những nghi án cung đình không lời giải trong lịch sử Việt Nam (13-02-2015)
    Chiến công hiển hách của hoàng tử Đại Việt trên đất Triều Tiên (10-02-2015)
    Giải oan cho 'bạo chúa' Lê Long Đĩnh (07-02-2015)
    Trả lại vị trí lịch sử xứng đáng cho Ngô Thì Nhậm (04-02-2015)
    Thảm kịch của vị vua duy nhất chết trận trong sử Việt (02-02-2015)
    Trương Định – thủ lĩnh vĩ đại của nghĩa quân chống Pháp (30-01-2015)
    Cần nhìn nhận nhà Mạc là một vương triều chính thức (26-01-2015)
    Đông Kinh Nghĩa Thục, thử nhìn từ một góc độ khác (25-01-2015)
    Âm mưu trù yểm chấn động hậu cung nhà Trần (20-01-2015)
    Những cuộc tình 'loạn luân' trong cung đình chấn động sử Việt (15-01-2015)
    Nguồn gốc lịch sử của tên gọi quần đảo Trường Sa (14-01-2015)
 
"Hoàng Sa, Trường Sa là của Việt Nam".

Chuyển Tiếng Việt


    Truyện Ngắn
48 Giờ Yêu Nhau


   Sự Kiện

Lời Di Chúc của Vua Trần Nhân Tôn





 

Copyright © 2010 DanQuyen.com - Cơ Quan Ngôn Luận Người Việt Hải Ngoại
Địa Chỉ Liên Lạc Thư Tín:
E-mail: danquyennews@aol.com
Lượt Truy Cập : 153912968.