Trang nhất
  Xã Luận
  Đọc Báo Trong Nước
  Truyện Ngắn
  Kinh Tế
  Âm vang sử Việt
  Tin Thể Thao
  Y Học
  Tâm lý - Xã hội
  Công Nghệ
  Ẩm Thực

    Diễn Đàn Biển Đông
Từ mai, Trung Quốc áp dụng luật cho phép bắt người nước ngoài trên biển
    Hình Ảnh Quê Nhà - Video Clip
Tạm dừng bơi lội, lặn ngắm san hô tại nhiều địa điểm ở Côn Đảo
    Tin Thế Giới
Thủ tướng Hungary nói về lý do Tổng thống Ukraine từ chối đề xuất ngừng bắn
    Tin Việt Nam
Thủ tướng Phạm Minh Chính thăm tổ hợp bán dẫn của Samsung
    Tin Cộng Đồng
Chuyện gì đã xảy ra trong thảm kịch 121 người chết ở Ấn Độ
    Tin Hoa Kỳ
Ông Biden lên tiếng sau màn khẩu chiến 'nảy lửa' với ông Trump
    Văn Nghệ
Hòa Minzy 'xinh như công chúa' đón tuổi mới, Văn Toàn nói 1 từ liền gây chú ý
    Điện Ảnh
Studio nhận bão chỉ trích, tẩy chay sau vụ Châu Bùi bị quay lén trong toilet
    Âm Nhạc
Tự hào là chính mình - Thông điệp tháng 6 kết nối nghệ sĩ và khán giả
    Văn Học
Một nam học sinh phao tin 'lộ đề thi tốt nghiệp THPT'

Thông Tin Tòa Soạn

Tổng biên tập:
Tiến Sĩ
Nguyễn Hữu Hoạt
Phụ Tá Tổng Biên Tập
Tiến Sĩ
Nhật Khánh Thy Nguyễn
Tổng Thư ký:
Quách Y Lành




   Âm vang sử Việt
Vẻ đẹp bất tử trong cái chết của nữ tướng Bùi Thị Xuân
Lúc còn sống, người đời khâm phục Bùi Thị Xuân vì bà vừa có nhan sắc, vừa có sự dũng cảm và tài cầm quân của một kiệt tướng thì khi ra đi, bà khiến kẻ thù phải nể sợ trước khí tiết của một anh hùng.

 



 


Lịch sử đầy biến động của Việt Nam đã sản sinh ra rất nhiều anh hùng và không ít người trong số đó đã trở nên bất tử với cái chết kiên trung của mình. Cái chết của nữ tướng Bùi Thị Xuân là một trong những cái chết đã để lại dấu ấn sâu đậm trong lòng người, được kể lại qua nhiều thế hệ.

 

Bùi Thị Xuân (? – 1802) quê ở xã Bình Phú, huyện Tây Sơn, tỉnh Bình Định. Học võ từ thuở nhỏ, khi trưởng thành bà được gần xa biết đến vì nhan sắc hơn người, lại giỏi kiếm thuật, bắn cung, cưỡi ngựa và luyện voi.

 

Bằng tài nghệ cùng với lòng dũng cảm của mình, khi theo quân khởi nghĩa Tây Sơn, Bùi Thị Xuân đã trở thành một trong những tướng lĩnh trụ cột, góp công lớn trong những chiến thắng lẫy lừng của đội quân áo vải, tiêu biểu là chiến thắng trước 2 vạn quân Xiêm ở trận Rạch Gầm- Xoài Mút (Tiền Giang) năm 1785, trận đại phá quân Thanh tại Ngọc Hồi – Đống Đa vào đầu xuân Kỷ Dậu 1789.

 

Giữa lúc triều đại Tây Sơn đang hưng thịnh thì vào năm 1792, hoàng đế Quang Trung đột ngột băng hà. Sau mất mát vô cùng to lớn này, triều đại Tây Sơn bắt đầu suy yếu sụp đổ. Trải qua nhiều trận đánh ác liệt, binh lực hao mòn, nữ tướng Bùi Thị Xuân đã bị quân Nguyễn bắt và đưa về Phú Xuân để xử tội.

 

Tương truyền, khi nghe Bùi Thị Xuân bị bắt, chúa Nguyễn đã sai người áp giải bà đến trước mặt rồi hỏi với giọng đắc chí: “Ta và Nguyễn Huệ ai hơn?”.

 

Bà trả lời: “Chúa công ta, tay kiếm tay cờ mà làm nên sự nghiệp. Trong khi nhà người đi cầu viện ngoại bang, làm tan nát cả sơn hà, cũng đều bị chúa công ta đánh cho không còn manh giáp. Đem so với chúa công ta, nhà ngươi chẳng qua là ao trời nước vũng”.

 

Chúa Nguyễn gằn giọng: “Ngươi có tài sao không giữ nổi ngai vàng cho Cảnh Thịnh?”.

 

Bà đáp: “Nếu có một nữ tướng như ta nữa thì cửa Nhật Lệ không để lạnh. Nhà ngươi khó mà đặt chân được tới đất Bắc Hà...”.

 

Khi chúa Nguyễn hỏi bà có muốn xin ân xá không, nữ tướng đã nói dõng dạc: “Ta đâu có sợ chết mà phải chịu nhục, hạ mình trước một kẻ tiểu nhân đắc thế?”.

 

Chúa Nguyễn vốn rất căm thù Bùi Thị Xuân vì bà đã nhiều lần điều khiển binh sĩ tấn công quyết liệt, đã làm cho quân nhà Nguyễn nhiều phen nguy khốn. Với thái độ khẳng khái của mình, bà đã phải chịu hình phạt tàn nhẫn nhất.

 

Giáo sĩ người Pháp De La Bissachère, người có dịp chứng kiến cuộc hành hình đã mô tả cái chết của nữ tướng Bùi Thị Xuân trong cuốn ký sự "Relation sur le Tonkin et la Cochinchine" xuất bản năm 1802 như sau:

 

Đứa con gái trẻ của bà bị lột hết y phục. Một thớt voi từ từ tiến đến. Cô gái biến sắc rồi mặt trắng bệch như tờ giấy. Nàng ngoảnh nhìn mẹ, kêu thất thanh. Bùi Thị Xuân nghiêm mặt trách : Con phải chết anh dũng để xứng đáng là con của ta!...

 

Đến lượt bà, nhờ lớp vải ở bên trong quấn kín thân thể nên tránh khỏi sự lõa lồ, bà không đổi sắc tiến đến trước con voi như chọc tức nó. Mấy võ quan thét la om sòm bắt bà quỳ xuống. Bà cứ thản nhiên tiến bước.

 

Đến trước đầu voi, bà hét một tiếng thật lớn khiến voi giật mình lùi lại. Bọn lính phải vội vàng bắn hỏa pháo, đâm cây nhọn sau đùi con vật để nó trở nên hung tợn. Nó chạy bổ tới, giơ vòi quấn lấy bà tung lên trời...

 

Nhưng trái với lệ thường, con voi không chà đạp phạm nhân như mọi lần mà bỏ chạy vòng quanh pháp trường, rống lên những tiếng đầy sợ hãi khiến hàng vạn người xem hoảng hốt theo...

 

Cảm phục tinh thần của Bùi Thị Xuân, một tác giả khuyết danh đã làm bài thơ Bùi nữ tướng, được lưu truyền rộng rãi trong dân gian. Nội dung bài thơ như sau:

 

"Vận nước đang xoay chuyển 

Quần thoa cũng vẫy vùng 

Liều thân lo cứu chúa 

Công trận quyết thay chồng. 

Khảng khái khi lâm nạn! 

Kiên trinh lúc khốn cùng 

Ngàn thu gương nữ liệt 

Gương sáng hãy soi chung".
DanQuyen.com
    Phản Hồi Của Độc Giả Về Bài Viết
Họ và Tên
Địa chỉ
Email
Tiêu đề
Nội dung
Gửi cho bạn bè Phản hồi

Các bài viết mới:
    Bản đúc nổi trên đỉnh đồng ở Huế được ghi danh di sản tư liệu thế giới (08-05-2024)
    Sự tích về chúa Nguyễn Ánh và núi Bà Đen (18-02-2024)
    Chuyến thám hiểm dãy Trường Sơn của bác sĩ Yersin 133 năm trước (14-02-2024)
    Thêm 29 hiện vật, nhóm hiện vật được công nhận là Bảo vật Quốc gia (18-01-2024)
    Tặng thưởng Huân chương Dũng cảm cho 'thủ lĩnh' nhóm cứu hộ FAS Angel (26-12-2023)
    Bolero trở thành Di sản văn hóa phi vật thể của nhân loại (06-12-2023)
    Bảo tồn nghề truyền thống của người Tày gắn với phát triển du lịch cộng đồng (27-11-2023)
    Dòng chảy văn hóa Việt trong thiết kế nội thất (21-10-2023)
    Hội thảo đẩy mạnh sự phát triển võ cổ truyền Việt Nam (03-08-2023)
    Phát hiện khẩu súng thần công dài gần 2 m thời triều Nguyễn (16-07-2023)
    Di sản Thế giới đầu tiên tại Việt Nam được UNESCO vinh danh, giờ ra sao? (17-06-2023)
    Hành trình 30 năm Di sản văn hóa Huế hội nhập thế giới (15-06-2023)
    Khai mạc hội Gióng - Di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại (26-05-2023)
    Thành kính lễ Giỗ Tổ Hùng Vương tại Liên bang Nga (29-04-2023)
    Festival nghề truyền thống Huế 2023: Tôn vinh tinh hoa nghề bún (29-04-2023)
    Sắc phong Việt Nam bị rao bán tại Trung Quốc: Các bên tiếp tục phối hợp xử lý (20-04-2023)
    Mở lối cho việc trùng tu biệt thự Pháp cổ xuống cấp tại Hà Nội (15-04-2023)
    Ông Mai Hữu Tín tiếp tục được bầu Chủ tịch Vovinam Việt Nam (15-04-2023)
    Sắc phong của Việt Nam có thể bị rao bán ở Trung Quốc, Bộ VHTT&DL lên tiếng (12-04-2023)
    UNESCO 'hiến kế' cho Hà Nội bảo tồn và phát huy giá trị di sản (27-03-2023)

Các bài viết cũ:
    Chiến lược kiểm soát Hoàng Sa của vua Minh Mạng (07-03-2015)
    Cách tổ chức quân đội nhà Trần giống quân đội La Mã (05-03-2015)
    Hé lộ thiên tình sử đẫm lệ nổi tiếng triều Trần (02-03-2015)
    Hồ Quý Ly - một hiện tượng lịch sử (01-03-2015)
    Quân thủy hùng mạnh và chủ quyền biển đảo triều Lê (28-02-2015)
    Những chuyện lý thú về loài dê trong lịch sử Việt Nam (27-02-2015)
    Sức mạnh hỏa khí của quân đội Đại Việt (26-02-2015)
    Những vị vua Việt lên ngôi ngày Tết Nguyên Đán (25-02-2015)
    Chính sử nhà Nguyễn viết gì về 'kẻ tử thù' Quang Trung? (24-02-2015)
    Từ Hải có phải là hình ảnh của Quang Trung - Nguyễn Huệ? (23-02-2015)
    Chống phương Bắc đồng hóa - cuộc đấu tranh vĩ đại của dân tộc Việt (22-02-2015)
    Những nghi án cung đình không lời giải trong lịch sử Việt Nam (13-02-2015)
    Chiến công hiển hách của hoàng tử Đại Việt trên đất Triều Tiên (10-02-2015)
    Giải oan cho 'bạo chúa' Lê Long Đĩnh (07-02-2015)
    Trả lại vị trí lịch sử xứng đáng cho Ngô Thì Nhậm (04-02-2015)
    Thảm kịch của vị vua duy nhất chết trận trong sử Việt (02-02-2015)
    Trương Định – thủ lĩnh vĩ đại của nghĩa quân chống Pháp (30-01-2015)
    Cần nhìn nhận nhà Mạc là một vương triều chính thức (26-01-2015)
    Đông Kinh Nghĩa Thục, thử nhìn từ một góc độ khác (25-01-2015)
    Âm mưu trù yểm chấn động hậu cung nhà Trần (20-01-2015)
 
"Hoàng Sa, Trường Sa là của Việt Nam".

Chuyển Tiếng Việt


    Truyện Ngắn
48 Giờ Yêu Nhau


   Sự Kiện

Lời Di Chúc của Vua Trần Nhân Tôn





 

Copyright © 2010 DanQuyen.com - Cơ Quan Ngôn Luận Người Việt Hải Ngoại
Địa Chỉ Liên Lạc Thư Tín:
E-mail: danquyennews@aol.com
Lượt Truy Cập : 153913014.