Trang nhất
  Xã Luận
  Đọc Báo Trong Nước
  Truyện Ngắn
  Kinh Tế
  Âm vang sử Việt
  Tin Thể Thao
  Y Học
  Tâm lý - Xã hội
  Công Nghệ
  Ẩm Thực

    Diễn Đàn Biển Đông
Từ mai, Trung Quốc áp dụng luật cho phép bắt người nước ngoài trên biển
    Hình Ảnh Quê Nhà - Video Clip
Tạm dừng bơi lội, lặn ngắm san hô tại nhiều địa điểm ở Côn Đảo
    Tin Thế Giới
Thủ tướng Hungary nói về lý do Tổng thống Ukraine từ chối đề xuất ngừng bắn
    Tin Việt Nam
Thủ tướng Phạm Minh Chính thăm tổ hợp bán dẫn của Samsung
    Tin Cộng Đồng
Chuyện gì đã xảy ra trong thảm kịch 121 người chết ở Ấn Độ
    Tin Hoa Kỳ
Ông Biden lên tiếng sau màn khẩu chiến 'nảy lửa' với ông Trump
    Văn Nghệ
Hòa Minzy 'xinh như công chúa' đón tuổi mới, Văn Toàn nói 1 từ liền gây chú ý
    Điện Ảnh
Studio nhận bão chỉ trích, tẩy chay sau vụ Châu Bùi bị quay lén trong toilet
    Âm Nhạc
Tự hào là chính mình - Thông điệp tháng 6 kết nối nghệ sĩ và khán giả
    Văn Học
Một nam học sinh phao tin 'lộ đề thi tốt nghiệp THPT'

Thông Tin Tòa Soạn

Tổng biên tập:
Tiến Sĩ
Nguyễn Hữu Hoạt
Phụ Tá Tổng Biên Tập
Tiến Sĩ
Nhật Khánh Thy Nguyễn
Tổng Thư ký:
Quách Y Lành




   Âm vang sử Việt
Hải chiến Trường Sa 1988: Thiên sử anh hùng, bất diệt
Máu và thân xác các anh đã hòa cùng sóng biển nhưng tấm gương dũng cảm, mưu trí bảo vệ chủ quyền Tổ quốc của các anh sẽ mãi là những thiên sử anh hùng, bất diệt.

 



 


Mỗi năm, cứ đến ngày 14/3, cả nước lại tổ chức tưởng niệm các anh, những người lính đã hy sinh xương máu của mình trong trận hải chiến bảo vệ đảo Gạc Ma năm 1988.

 

Lực lượng không cân sức, 3 tàu vận tải làm nhiệm vụ vận chuyển lực lượng công binh và nguyên vật liệu ra xây dựng các công trình nhằm phục vụ cho đời sống của quân, dân Việt Nam đang làm nhiệm vụ trên quần đảo Trường Sa theo kế hoạch thường niên đã đấu chọi với lực lượng Trung Quốc hùng mạnh với trên 6 tàu chiến được trang vị nhiều vũ khí hạng nặng. 64 chiến sĩ Hải quân Việt Nam đã hy sinh, 11 người bị thương, nhưng vẫn bảo vệ được Cô Lin và Len Đao...

 

Hành động của Trung Quốc trước trận chiến Trường Sa

 

Sự kiện ngày 14/3/1988, cùng với sự kiện 19/01/1974, là những dấu mốc lịch sử quan trọng trong quá trình dân tộc Việt Nam, Nhà nước Viêt Nam qua các thời kỳ đã chiến đấu bảo vệ sự toàn vẹn lãnh thổ của mình trong Biển Đông, là dấu ấn không bao giờ phai mờ trong tâm khảm của mỗi con dân đất Việt. Đây là sự kiện cần được quan tâm nghiên cứu đầy đủ và phải rút ra được những bài học quý giá nhằm phục vụ cho sự nghiệp đấu tranh bảo vệ chủ quyền thiêng liêng của Đất nước hiện tại và tương lai.

 

Thực ra, thời điểm ngày 14/3 chỉ là đỉnh điểm của cả một chiến dịch theo kịch bản đã được Trung Quốc tính toán, triển khai nhằm thực hiện quyết tâm đặt được chân lên khu vực quần đảo Trường Sa.

 

Thời điểm trước đó, CHND Trung Hoa chưa từng chiếm đóng được vị trí nào trên quần đảo Trường Sa của Việt Nam (trừ Đài Loan đã chiếm đóng trái phép đảo Ba Bình từ năm 1956), trong khi hầu hết các đảo nổi chủ yếu của quần đảo Trường Sa đều đã do các lực lượng Việt Nam đóng giữ, bảo vệ với tư cách những chủ nhân thật sự, ngoài ra còn có sự chiếm đóng của Philippinnes, Malaysia trên một số đảo ở phía Đông và Nam của quần đảo này.

 

Việt Nam đã tiếp quản các đảo nổi trong chiến dịch Hồ Chí Minh và tiếp tục thực hiện nhiệm vụ quản lý nhà nước đối với các đảo nổi, còn các đảo chìm, bãi cạn, bãi đá phụ thuộc, lúc đó Việt Nam chỉ tiến hành bảo vệ, quản lý bằng biện pháp quan sát, tuần tra định kỳ mà chưa có điều kiện xây dựng các công trình như hiện nay. Hơn nữa, ngay cả việc tuần tra kiểm soát đó trong điều kiện lúc bấy giờ cũng không phải lúc nào cũng thực hiện được… Đây là một tình thế mà Trung Quốc đã lợi dụng triển khai chiến dịch đánh chiếm các đảo chìm, các bãi đá…nhằm biến các bãi cạn này thành các căn cứ quân sự, các điểm đóng quân, để “đặt được chân” vào khu vực Trường Sa của Viêt Nam. Trung Quốc đã triển khai chiến dịch “đặt chân” này ngay từ đầu năm 1988, đồng thời với một loạt các động thái trên phương diện thông tin tuyên truyền, ngoại giao, pháp lý… diễn ra trước, trong và sau chiến dịch này nhằm biện minh cho hành động xâm chiếm băng vũ lực của họ… Cụ thể là: ngày 31/1/1988, họ đã chiếm đá Chữ Thập, ngày 18/2, chiếm đá Châu Viên, ngày 26/2/1988, chiếm đá Gaven, ngày 28/2, chiếm đá Huy gơ, ngày 23/3 chiếm đá Xu bi…

 

Việt Nam xây dựng, bảo vệ chủ quyền hòa bình

 

Trước tình hình đó, trong tình thế hết sức khó khăn về nhiều mặt, Việt Nam vẫn cố gắng tìm mọi cách xây dựng, củng cố các khu vực, các vị trí của quần đảo Trường Sa mà Việt Nam đang quản lý, bằng việc đưa tàu vận tải chở vật liệu xây dựng ra các đảo chìm, bãi đá theo một kề hoạch mang tên CQ-88:

 

Ngày 26/1, xây dựng đá Tiên Nữ

 

Ngày 5/2 xây dựng Đá Lát

 

Ngày 6/2, xây dựng Đá Lớn.

 

Ngày 18/2, xây dựng Đá Đông.

 

Ngày 27/2, xây dựng Tốc Tan

 

Ngày 2/3, cắm chốt Núi Le...

 

Về phía Trung Quốc, không chỉ dừng lại ở những vị trí chiếm đóng bất hợp pháp nói trên, họ còn tiếp tục tổ chức chiếm thêm 3 đá Cô Lin, Len Đao và Gạc Ma, gây ra sự kiện 14 tháng 3 đẫm máu.

 

Theo các nguồn thông tin đáng tin cậy, trong chiến dịch này, Trung Quốc đã huy động một liên đội tàu chiến gồm 9 đến 12 tàu chiến. Trong đó có 1 tàu khu trục tên lửa, 7 tàu hộ vệ tên lửa, 2 tàu hộ vệ pháo, 2 tàu đổ bộ, 3 tàu vận tải hỗ trợ. Ngoài ra, có tàu đo đạc, tàu kéo... và một Pông-Tông lớn

 

Trong khi đó, Việt Nam chỉ có 3 tàu vận tải, chủ yếu lực lượng Công binh Hải quân ra làm nhiệm vụ xây dựng đảo, đá với 2 phân đội công binh gồm 70 người và 4 tổ chiến đấu. Các tàu vận tải của Việt Nam gồm HQ-604, HQ-505, HQ- 605, đều là những tàu không trang bị vũ khí, ngoại trừ những khẩu AK của các chiến sỹ công binh để tự vệ khi cần thiết.

 

Từ thực trạng nói trên chúng ta thấy rõ một bên là Trung Quốc đã tổ chức một chiến dịch quân sự nhằm tiến hành xâm chiếm lãnh thổ thuộc chủ quyền của Việt Nam; trong khi đó, Việt Nam hoàn toàn không có ý định sử dụng lực lượng quân sự để tiến hành hải chiến theo quy luật chiến tranh thông thường mà chỉ sử dung 3 con tàu vận tải làm nhiệm vụ chi viện cho các đảo thuộc quyền quản lý của mình. Khi buộc phải nổ súng để tự vệ, các chiến sĩ công binh, bằng sức mạnh của lòng yêu nước, không tiếc máu xương, họ đã chiến đấu đến hơi thở cuối cùng để bảo vệ mảnh đất thiêng của cha ông để lại, giữ vững ngọn cờ vẻ vang của Tổ quốc luôn hiên ngang tung bay giữa trùng khơi sóng gió….

 

Thiên sử anh hùng

 

Theo các tài liệu, trận chiến Trường Sa năm 1988 được ghi lại khá đầy đủ, chi tiết.

 

Tại khu vực đá Gạc Ma, sáng ngày 14 tháng 3, từ tàu HQ-604 đang thả neo tại Gạc Ma làm nhiệm vụ xây dựng, Trần Đức Thông, Lữ đoàn phó Lữ đoàn 146, phát hiện thấy bốn chiếc tàu lớn của Trung Quốc đang tiến lại gần. Tổ 3 người gồm thiếu uý Trần Văn Phương và hai chiến sĩ Nguyễn Văn Tư, Nguyễn Văn Lanh được cử lên đá bảo vệ lá cờ Việt Nam đang tung bay trên đá Gạc Ma.

 

Phía Trung Quốc cử hai xuồng chở tám lính có vũ khí lao thẳng về phía đá. Chỉ huy Trần Đức Thông ra lệnh cho các thủy thủ từ tàu 604 tiến về bảo vệ để hình thành tuyến phòng thủ, không cho đối phương tiến lên.

 

Khoảng 6h sáng, Hải quân Trung Quốc thả ba thuyền nhôm và bốn mươi quân đổ bộ lên đá giật cờ Việt Nam. Hạ sĩ Nguyễn Văn Lanh bị lê đâm và bắn bị thương. Thiếu úy Trần Văn Phương bị bắn tử thương.

 

Lúc 7 giờ 30 phút, Trung Quốc dùng hai chiến hạm bắn pháo 100 mm vào tàu 604, làm tàu bị hỏng nặng. Hải quân Trung Quốc cho quân xông về phía tàu Việt Nam. Thuyền trưởng Vũ Phi Trừ chỉ huy đánh trả quyết liệt, buộc đối phương phải nhảy xuống biển bơi trở về tàu.

 

Hải quân Việt Nam vừa chiến đấu, vừa tổ chức băng bó, cứu chữa thương binh và hỗ trợ các chiến sĩ bảo vệ cờ. Trung Quốc tiếp tục nã pháo, tàu 604 của Việt Nam bị thủng nhiều lỗ và chìm dần xuống biển. Vũ Phi Trừ - thuyền trưởng, Trần Đức Thông - lữ đoàn phó Lữ đoàn 146, cùng một số thủy thủ trên tàu đã hy sinh cùng tàu 604 ở khu vực đá Gạc Ma.

 

Tại đá Cô Lin, 6h, tàu HQ-505 của Việt Nam đã cắm hai lá cờ trên đá. Khi thấy tàu 604 của Việt Nam bị chìm, thuyền trưởng tàu HQ-505, Vũ Huy Lễ ra lệnh nhổ neo cho tàu ủi bãi. Phát hiện tàu 505 đang lên bãi, 2 tàu của Trung Quốc quay sang tiến công tàu 505. Khi tàu HQ-505 trườn lên được hai phần ba thân tàu lên đá thì bốc cháy.

 

8h15, thủy thủ tàu 505 vừa triển khai lực lượng dập lửa cứu tàu, bảo vệ đá, và đưa xuồng đến cứu thủy thủ tàu 604 bị chìm ở phía bãi Gạc Ma ngay gần đó.

 

Hành động dũng cảm ủi bãi của thuyền trưởng Vũ Huy Lễ và đồng đội đã giữ được đá Cô Lin.

 

Tại đá Len Đao, 8 giờ 20 phút ngày 14 tháng 3, Hải quân Trung Quốc bắn mãnh liệt vào tàu HQ-605 của Hải quân Việt Nam. Tàu 605 bị bốc cháy và chìm lúc 6 giờ ngày 15 tháng 3.

 

Thượng uý Nguyễn Văn Chương và trung uý Nguyễn Sĩ Minh tổ chức đưa thương binh và chiến sĩ về tàu 505 (sau khi bị bắn cháy nằm trên đá Cô Lin). Thi hài các chiến sĩ Trần Văn Phương, Nguyễn Văn Tư, cùng các thương binh nặng được đặt trên xuồng. Số người còn sức một tay bám thành xuồng một tay làm mái chèo đưa xuồng về đến đá Cô Lin.

 

Nhiều cứ liệu lịch sử, nhiều bài báo nhắc đến sự kiện này. Trong đó, có đoạn video đầy xúc động về trận chiến Trường Sa, do một bạn trẻ yêu nước đưa lên mạng từ năm 2009. Video thu hút hàng triệu lượt người xem, khi xem video này nhiều người xúc động không cầm được nước mắt.

 

Khoảng một tháng sau trận hải chiến tại Gạc Ma, Hải quân Việt Nam đưa ba mươi lăm công binh và bảy thủy binh cùng vật liệu xây dựng bí mật đổ bộ trong đêm lên đá Len Đao xây nhà đánh dấu chủ quyền. Lặp lại kịch bản Gạc Ma, trong ngày Trung Quốc đưa bảy tàu chiến và nhiều xuồng nhỏ bao vây uy hiếp số quân Việt Nam trên đá. Tuy nhiên lần này Việt Nam cho bảy máy bay chiến đấu từ đất liền bay ra phía đá hỗ trợ nên số tàu chiến của Trung Quốc tản ra, đụng độ không nổ ra, phía Việt Nam giữ được đá và hoàn thành việc xây dựng nhà trên đá. Như vậy là Quân Đội nhân dân Việt Nam đã bảo vệ thành công Cô Lin và Len Đao trước âm mưu xâm chiếm lãnh thổ bằng vũ lực của Trung Quốc.

 

Trận chiến này, 64 chiến sĩ đã hy sinh, 11 chiến sĩ bị thương. Máu và thân xác các anh đã hòa cùng sóng biển nhưng tấm gương dũng cảm, mưu trí bảo vệ chủ quyền Tổ quốc của các anh sẽ mãi là những thiên sử anh hùng, bất diệt.
DanQuyen.com
    Phản Hồi Của Độc Giả Về Bài Viết
Họ và Tên
Địa chỉ
Email
Tiêu đề
Nội dung
Gửi cho bạn bè Phản hồi

Các bài viết mới:
    Bản đúc nổi trên đỉnh đồng ở Huế được ghi danh di sản tư liệu thế giới (08-05-2024)
    Sự tích về chúa Nguyễn Ánh và núi Bà Đen (18-02-2024)
    Chuyến thám hiểm dãy Trường Sơn của bác sĩ Yersin 133 năm trước (14-02-2024)
    Thêm 29 hiện vật, nhóm hiện vật được công nhận là Bảo vật Quốc gia (18-01-2024)
    Tặng thưởng Huân chương Dũng cảm cho 'thủ lĩnh' nhóm cứu hộ FAS Angel (26-12-2023)
    Bolero trở thành Di sản văn hóa phi vật thể của nhân loại (06-12-2023)
    Bảo tồn nghề truyền thống của người Tày gắn với phát triển du lịch cộng đồng (27-11-2023)
    Dòng chảy văn hóa Việt trong thiết kế nội thất (21-10-2023)
    Hội thảo đẩy mạnh sự phát triển võ cổ truyền Việt Nam (03-08-2023)
    Phát hiện khẩu súng thần công dài gần 2 m thời triều Nguyễn (16-07-2023)
    Di sản Thế giới đầu tiên tại Việt Nam được UNESCO vinh danh, giờ ra sao? (17-06-2023)
    Hành trình 30 năm Di sản văn hóa Huế hội nhập thế giới (15-06-2023)
    Khai mạc hội Gióng - Di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại (26-05-2023)
    Thành kính lễ Giỗ Tổ Hùng Vương tại Liên bang Nga (29-04-2023)
    Festival nghề truyền thống Huế 2023: Tôn vinh tinh hoa nghề bún (29-04-2023)
    Sắc phong Việt Nam bị rao bán tại Trung Quốc: Các bên tiếp tục phối hợp xử lý (20-04-2023)
    Mở lối cho việc trùng tu biệt thự Pháp cổ xuống cấp tại Hà Nội (15-04-2023)
    Ông Mai Hữu Tín tiếp tục được bầu Chủ tịch Vovinam Việt Nam (15-04-2023)
    Sắc phong của Việt Nam có thể bị rao bán ở Trung Quốc, Bộ VHTT&DL lên tiếng (12-04-2023)
    UNESCO 'hiến kế' cho Hà Nội bảo tồn và phát huy giá trị di sản (27-03-2023)

Các bài viết cũ:
    Cuộc đời thăng trầm và cái chết oanh liệt của người Việt đầu tiên sang Mỹ (09-03-2015)
    Vẻ đẹp bất tử trong cái chết của nữ tướng Bùi Thị Xuân (08-03-2015)
    Chiến lược kiểm soát Hoàng Sa của vua Minh Mạng (07-03-2015)
    Cách tổ chức quân đội nhà Trần giống quân đội La Mã (05-03-2015)
    Hé lộ thiên tình sử đẫm lệ nổi tiếng triều Trần (02-03-2015)
    Hồ Quý Ly - một hiện tượng lịch sử (01-03-2015)
    Quân thủy hùng mạnh và chủ quyền biển đảo triều Lê (28-02-2015)
    Những chuyện lý thú về loài dê trong lịch sử Việt Nam (27-02-2015)
    Sức mạnh hỏa khí của quân đội Đại Việt (26-02-2015)
    Những vị vua Việt lên ngôi ngày Tết Nguyên Đán (25-02-2015)
    Chính sử nhà Nguyễn viết gì về 'kẻ tử thù' Quang Trung? (24-02-2015)
    Từ Hải có phải là hình ảnh của Quang Trung - Nguyễn Huệ? (23-02-2015)
    Chống phương Bắc đồng hóa - cuộc đấu tranh vĩ đại của dân tộc Việt (22-02-2015)
    Những nghi án cung đình không lời giải trong lịch sử Việt Nam (13-02-2015)
    Chiến công hiển hách của hoàng tử Đại Việt trên đất Triều Tiên (10-02-2015)
    Giải oan cho 'bạo chúa' Lê Long Đĩnh (07-02-2015)
    Trả lại vị trí lịch sử xứng đáng cho Ngô Thì Nhậm (04-02-2015)
    Thảm kịch của vị vua duy nhất chết trận trong sử Việt (02-02-2015)
    Trương Định – thủ lĩnh vĩ đại của nghĩa quân chống Pháp (30-01-2015)
    Cần nhìn nhận nhà Mạc là một vương triều chính thức (26-01-2015)
 
"Hoàng Sa, Trường Sa là của Việt Nam".

Chuyển Tiếng Việt


    Truyện Ngắn
48 Giờ Yêu Nhau


   Sự Kiện

Lời Di Chúc của Vua Trần Nhân Tôn





 

Copyright © 2010 DanQuyen.com - Cơ Quan Ngôn Luận Người Việt Hải Ngoại
Địa Chỉ Liên Lạc Thư Tín:
E-mail: danquyennews@aol.com
Lượt Truy Cập : 153911389.