Trang nhất
  Xã Luận
  Đọc Báo Trong Nước
  Truyện Ngắn
  Kinh Tế
  Âm vang sử Việt
  Tin Thể Thao
  Y Học
  Tâm lý - Xã hội
  Công Nghệ
  Ẩm Thực

    Diễn Đàn Biển Đông
Từ mai, Trung Quốc áp dụng luật cho phép bắt người nước ngoài trên biển
    Hình Ảnh Quê Nhà - Video Clip
Tạm dừng bơi lội, lặn ngắm san hô tại nhiều địa điểm ở Côn Đảo
    Tin Thế Giới
Thủ tướng Hungary nói về lý do Tổng thống Ukraine từ chối đề xuất ngừng bắn
    Tin Việt Nam
Thủ tướng Phạm Minh Chính thăm tổ hợp bán dẫn của Samsung
    Tin Cộng Đồng
Chuyện gì đã xảy ra trong thảm kịch 121 người chết ở Ấn Độ
    Tin Hoa Kỳ
Ông Biden lên tiếng sau màn khẩu chiến 'nảy lửa' với ông Trump
    Văn Nghệ
Hòa Minzy 'xinh như công chúa' đón tuổi mới, Văn Toàn nói 1 từ liền gây chú ý
    Điện Ảnh
Studio nhận bão chỉ trích, tẩy chay sau vụ Châu Bùi bị quay lén trong toilet
    Âm Nhạc
Tự hào là chính mình - Thông điệp tháng 6 kết nối nghệ sĩ và khán giả
    Văn Học
Một nam học sinh phao tin 'lộ đề thi tốt nghiệp THPT'

Thông Tin Tòa Soạn

Tổng biên tập:
Tiến Sĩ
Nguyễn Hữu Hoạt
Phụ Tá Tổng Biên Tập
Tiến Sĩ
Nhật Khánh Thy Nguyễn
Tổng Thư ký:
Quách Y Lành




   Âm vang sử Việt
Hải chiến Trường Sa 1988: Lá cờ màu máu mãi thắm tươi
25 năm trước, ngày 14-3-1988, hải quân Trung Quốc đưa tàu đến gây sự ở 3 đảo Gạc Ma, Cô Lin và Len Đao thuộc quần đảo Trường Sa của Việt Nam. Trong cuộc chiến không cân sức ấy, những người lính hải quân Việt Nam đã xả thân giữ đảo, để máu mình tô thắm cờ Tổ quốc.

 



 


Quyết tử vì Gạc Ma

 

Dù đảo Gạc Ma đã bị Trung Quốc xâm chiếm trái phép nhưng trong cuộc hải chiến 14-3-1988, hình ảnh những cột cờ sống và “vòng tròn bất tử” vẫn khắc sâu trong tâm trí bao người...

 

Anh hùng Nguyễn Văn Lanh, người vào sáng 14-3-1988 đã cùng thiếu úy Trần Văn Phương và các chiến sĩ hải quân (hải quân) được cử từ tàu vận tải hải quân-604 lên đảo Gạc Ma bảo vệ cờ Tổ quốc, nhớ lại: “hải quân Trung Quốc (Trung Quốc) hạ xuồng từ tàu lớn mang theo nhiều lính trang bị vũ khí hạng nặng đổ bộ lên Gạc Ma. Chúng cho rằng công binh đang xây dựng đảo của ta ít, chỉ trang bị thô sơ, có người thậm chí không vũ khí trong tay, sẽ dễ dàng bị khuất phục. Nhưng chúng đã nhầm!”.

 

Còn cờ, còn đảo

 

Trong trận hải chiến ngày 14-3-1988, trong 3 đảo Gạc Ma, Cô Lin và Len Đao, cuộc đối đầu khốc liệt nhất diễn ra tại Gạc Ma. Theo đại tá Nguyễn Hữu Doanh, người chuyên lo kế hoạch cung ứng, tiếp tế nhu yếu phẩm và lên kế hoạch xây dựng nhà chủ quyền kiên cố trên các đảo ở Trường Sa những năm 1980, sở dĩ hải quân Trung Quốc tấn công Gạc Ma dữ dội nhất vì đảo này nằm ở vị trí đắc địa trong khu vực quần đảo Trường Sa và biển Đông.

 

Khi lính Trung Quốc đổ bộ lên Gạc Ma, đại úy Vũ Phi Trừ, thuyền trưởng tàu hải quân-604, giao nhiệm vụ cho thiếu úy Trần Văn Phương lên đảo cắm chốt, bảo vệ cờ Tổ quốc để xác định chủ quyền. Thấy lính Trung Quốc tiến vào đảo với số lượng lớn và sẵn sàng bắn vào ta, đại úy Trừ ra lệnh: “Ai bơi giỏi, lập tức vào hỗ trợ thiếu úy Phương”. “Tôi cùng 10 chiến sĩ nhảy xuống biển bơi vào đảo hỗ trợ anh Phương giữ cờ. Lúc ấy, trên đảo có khoảng 40 công binh của ta bị địch chĩa súng nã đạn không thương tiếc” - ông Nguyễn Văn Lanh hồi tưởng.

 

Ông Lanh không thể nào quên hình ảnh thiếu úy Phương hôm đó. Khi bị lính Trung Quốc bắn trọng thương, anh vẫn cố ngoi lên mặt nước, tay luôn giữ chặt lá cờ, tự biến mình thành cột cờ sống. “Khi bơi đến nơi, tôi đề nghị thiếu úy Phương về tàu cứu chữa nhưng anh ấy nói như ra lệnh: “Thà hy sinh chứ không thể để mất đảo. Hãy để cho máu của mình tô thắm lá cờ truyền thống của Quân chủng hải quân”. Sau khi dặn tôi và đồng đội tiếp tục giữ cờ Tổ quốc bằng mọi giá, anh Phương hy sinh” - ông Lanh nghẹn ngào.

 

Thấy người trước ngã xuống, người sau vẫn tiếp tục lao tới tự biến mình thành cột cờ sống trên biển, lính Trung Quốc lao đến giằng lấy. “Chúng dùng lưỡi lê và báng súng đâm và uy hiếp chúng tôi. Trong tay không vũ khí nhưng tôi vẫn chiến đấu không chút run sợ. Hai tên lính Trung Quốc lao vào, một tên đâm xuyên lưỡi lê qua vai tôi. Lúc đó, nhiều đồng đội bơi tới yểm trợ tôi tiếp tục giữ cờ” - ông Lanh xúc động.

 

Lòng quả cảm, ý chí sắt đá

 

Ông Nguyễn Văn Lanh cho biết những người lính hải quân Việt Nam trong gần 1 giờ quần thảo với lính Trung Quốc đã đứng kề vai nhau thành một “vòng tròn bất tử” để bảo vệ cờ, ngăn chặn chúng tiến sâu vào đảo. Chứng kiến ý chí chiến đấu quyết tử giữ đảo của hải quân ta, lính Trung Quốc đành rút về tàu. Chúng nã pháo điên cuồng vào tàu hải quân-604 neo đậu bên ngoài và những người lính trên đảo Gạc Ma. Trung tá Trần Đức Thông, Lữ đoàn phó Lữ đoàn 146, thuyền trưởng Vũ Phi Trừ và hầu hết cán bộ, chiến sĩ đã hy sinh hoặc chìm theo tàu hải quân-604 mất tích. Nhiều người bị thương nặng, trôi lênh đênh trên biển…

 

Anh hùng - đại tá Vũ Huy Lễ, người thuyền trưởng của tàu hải quân-505 nhận trách nhiệm đóng giữ đảo Cô Lin năm xưa, xúc động: “Tôi nhìn sang vùng biển Gạc Ma, thấy nhiều đồng đội vừa ngã xuống. Không thể để anh em nằm lại giữa biển khơi, chúng tôi đưa xuồng sang cứu. Tuy nhiên, hải quân Trung Quốc dùng súng AK bắn phá, không để chúng tôi cứu thương. Mặc, chúng tôi vẫn bình tĩnh, tiếp tục bơi xuồng sang. Suốt buổi sáng hôm ấy, chúng tôi đã vớt được 44 thương binh và tử sĩ”.

 

Đại tá Trần Minh Cảnh giờ đã bước sang tuổi 78 nhưng vẫn nhớ như in những giờ phút nóng bỏng 25 năm trước. Vị Chủ nhiệm Chính trị Vùng 4 hải quân vào thời điểm đó, người được anh em hải quân xem là “ra Trường Sa như đi xe buýt”, trầm mặc hồi tưởng những hình ảnh bi hùng của đồng đội năm xưa. “Đó là cuộc chiến không cân sức khi Trung Quốc với nhiều tàu chiến lớn, vũ khí hạng nặng; còn ta chủ yếu giữ đảo bằng lòng quả cảm và ý chí sắt đá bảo vệ chủ quyền” - ông tự hào.

 

Giữ vững Cô Lin, Len Đao

 

Sự kiện ngày 14-3-1988 được biết đến trong lịch sử hải quân Nhân dân Việt Nam với tên gọi CQ88 hay “Chủ quyền 88”. Khi đó, Tư lệnh hải quân là Đô đốc Giáp Văn Cương cùng Bộ Tham mưu đã trực tiếp chỉ huy Vùng 4 và các đơn vị có mặt ở Trường Sa chiến đấu, quyết giữ đảo. Một sở chỉ huy tiền phương được thành lập và đóng ở Quân cảng Cam Ranh - Khánh Hòa.

 

Đại tá Lê Xuân Bạ, nguyên chính ủy Lữ đoàn 146, Bí thư Huyện ủy Trường Sa, lúc đó là trung tá, Phó Chủ nhiệm Chính trị Vùng 4 hải quân - thuộc Sở Chỉ huy tiền phương, cho biết: Ngày 11-3-1988, tàu hải quân-604 của thuyền trưởng Vũ Phi Trừ được lệnh đến đóng giữ Gạc Ma, tàu hải quân-505 của thuyền trưởng Vũ Huy Lễ đóng giữ Cô Lin và tàu hải quân-605 nhận lệnh đến Len Đao. Phối hợp với các tàu này còn có 2 phân đội công binh thuộc Trung đoàn 83, 2 tổ chiến đấu thuộc Lữ đoàn 146 do trung tá - lữ đoàn phó Trần Đức Thông chỉ huy.

 

Sau trận hải chiến ngày 14-3-1988, dù chúng ta gặp tổn thất lớn về người với 64 chiến sĩ hy sinh nhưng hải quân Trung Quốc không dám mở rộng phạm vi xâm lấn; các đảo Cô Lin, Len Đao được giữ vững.
DanQuyen.com
    Phản Hồi Của Độc Giả Về Bài Viết
Họ và Tên
Địa chỉ
Email
Tiêu đề
Nội dung
Gửi cho bạn bè Phản hồi

Các bài viết mới:
    Bản đúc nổi trên đỉnh đồng ở Huế được ghi danh di sản tư liệu thế giới (08-05-2024)
    Sự tích về chúa Nguyễn Ánh và núi Bà Đen (18-02-2024)
    Chuyến thám hiểm dãy Trường Sơn của bác sĩ Yersin 133 năm trước (14-02-2024)
    Thêm 29 hiện vật, nhóm hiện vật được công nhận là Bảo vật Quốc gia (18-01-2024)
    Tặng thưởng Huân chương Dũng cảm cho 'thủ lĩnh' nhóm cứu hộ FAS Angel (26-12-2023)
    Bolero trở thành Di sản văn hóa phi vật thể của nhân loại (06-12-2023)
    Bảo tồn nghề truyền thống của người Tày gắn với phát triển du lịch cộng đồng (27-11-2023)
    Dòng chảy văn hóa Việt trong thiết kế nội thất (21-10-2023)
    Hội thảo đẩy mạnh sự phát triển võ cổ truyền Việt Nam (03-08-2023)
    Phát hiện khẩu súng thần công dài gần 2 m thời triều Nguyễn (16-07-2023)
    Di sản Thế giới đầu tiên tại Việt Nam được UNESCO vinh danh, giờ ra sao? (17-06-2023)
    Hành trình 30 năm Di sản văn hóa Huế hội nhập thế giới (15-06-2023)
    Khai mạc hội Gióng - Di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại (26-05-2023)
    Thành kính lễ Giỗ Tổ Hùng Vương tại Liên bang Nga (29-04-2023)
    Festival nghề truyền thống Huế 2023: Tôn vinh tinh hoa nghề bún (29-04-2023)
    Sắc phong Việt Nam bị rao bán tại Trung Quốc: Các bên tiếp tục phối hợp xử lý (20-04-2023)
    Mở lối cho việc trùng tu biệt thự Pháp cổ xuống cấp tại Hà Nội (15-04-2023)
    Ông Mai Hữu Tín tiếp tục được bầu Chủ tịch Vovinam Việt Nam (15-04-2023)
    Sắc phong của Việt Nam có thể bị rao bán ở Trung Quốc, Bộ VHTT&DL lên tiếng (12-04-2023)
    UNESCO 'hiến kế' cho Hà Nội bảo tồn và phát huy giá trị di sản (27-03-2023)

Các bài viết cũ:
    Chủ quyền Hoàng Sa, Trường Sa của Việt Nam qua chứng cứ từ Trung Quốc (13-03-2015)
    Hải chiến Trường Sa 1988: Thiên sử anh hùng, bất diệt (12-03-2015)
    Cuộc đời thăng trầm và cái chết oanh liệt của người Việt đầu tiên sang Mỹ (09-03-2015)
    Vẻ đẹp bất tử trong cái chết của nữ tướng Bùi Thị Xuân (08-03-2015)
    Chiến lược kiểm soát Hoàng Sa của vua Minh Mạng (07-03-2015)
    Cách tổ chức quân đội nhà Trần giống quân đội La Mã (05-03-2015)
    Hé lộ thiên tình sử đẫm lệ nổi tiếng triều Trần (02-03-2015)
    Hồ Quý Ly - một hiện tượng lịch sử (01-03-2015)
    Quân thủy hùng mạnh và chủ quyền biển đảo triều Lê (28-02-2015)
    Những chuyện lý thú về loài dê trong lịch sử Việt Nam (27-02-2015)
    Sức mạnh hỏa khí của quân đội Đại Việt (26-02-2015)
    Những vị vua Việt lên ngôi ngày Tết Nguyên Đán (25-02-2015)
    Chính sử nhà Nguyễn viết gì về 'kẻ tử thù' Quang Trung? (24-02-2015)
    Từ Hải có phải là hình ảnh của Quang Trung - Nguyễn Huệ? (23-02-2015)
    Chống phương Bắc đồng hóa - cuộc đấu tranh vĩ đại của dân tộc Việt (22-02-2015)
    Những nghi án cung đình không lời giải trong lịch sử Việt Nam (13-02-2015)
    Chiến công hiển hách của hoàng tử Đại Việt trên đất Triều Tiên (10-02-2015)
    Giải oan cho 'bạo chúa' Lê Long Đĩnh (07-02-2015)
    Trả lại vị trí lịch sử xứng đáng cho Ngô Thì Nhậm (04-02-2015)
    Thảm kịch của vị vua duy nhất chết trận trong sử Việt (02-02-2015)
 
"Hoàng Sa, Trường Sa là của Việt Nam".

Chuyển Tiếng Việt


    Truyện Ngắn
48 Giờ Yêu Nhau


   Sự Kiện

Lời Di Chúc của Vua Trần Nhân Tôn





 

Copyright © 2010 DanQuyen.com - Cơ Quan Ngôn Luận Người Việt Hải Ngoại
Địa Chỉ Liên Lạc Thư Tín:
E-mail: danquyennews@aol.com
Lượt Truy Cập : 153911911.