Trang nhất
  Xã Luận
  Đọc Báo Trong Nước
  Truyện Ngắn
  Kinh Tế
  Âm vang sử Việt
  Tin Thể Thao
  Y Học
  Tâm lý - Xã hội
  Công Nghệ
  Ẩm Thực

    Diễn Đàn Biển Đông
Từ mai, Trung Quốc áp dụng luật cho phép bắt người nước ngoài trên biển
    Hình Ảnh Quê Nhà - Video Clip
Tạm dừng bơi lội, lặn ngắm san hô tại nhiều địa điểm ở Côn Đảo
    Tin Thế Giới
Nước Pháp bước vào cuộc bỏ phiếu lịch sử
    Tin Việt Nam
Thủ tướng Phạm Minh Chính: Những gì có lợi cho kiều bào, đất nước và quan hệ Việt Nam – Hàn Quốc thì hết sức làm
    Tin Cộng Đồng
Du khách Hàn Quốc bị lạc hơn 100km, tìm được người thân nhờ chiếc móc khóa xe
    Tin Hoa Kỳ
Ông Biden lên tiếng sau màn khẩu chiến 'nảy lửa' với ông Trump
    Văn Nghệ
Hòa Minzy 'xinh như công chúa' đón tuổi mới, Văn Toàn nói 1 từ liền gây chú ý
    Điện Ảnh
Studio nhận bão chỉ trích, tẩy chay sau vụ Châu Bùi bị quay lén trong toilet
    Âm Nhạc
Tự hào là chính mình - Thông điệp tháng 6 kết nối nghệ sĩ và khán giả
    Văn Học
Một nam học sinh phao tin 'lộ đề thi tốt nghiệp THPT'

Thông Tin Tòa Soạn

Tổng biên tập:
Tiến Sĩ
Nguyễn Hữu Hoạt
Phụ Tá Tổng Biên Tập
Tiến Sĩ
Nhật Khánh Thy Nguyễn
Tổng Thư ký:
Quách Y Lành




   Tin Thế Giới
Lối thoát cho 'người hùng' WikiLeaks
Các công tố viên Thụy Điển quyết định sang Anh thẩm vấn nhà sáng lập WikiLeaks Julian Assange, mở ra viễn cảnh ông có thể sớm được trả tự do.

 



Assange trong một lần phát biểu tại ban công của tòa đại sứ Ecuador tại London - Ảnh: AFP

 


Nữ công tố viên Thụy Điển Marianne Ny, người săn lùng ông Assange hơn 4 năm qua

 

Julian Assange có thể nhìn thấy chút ánh sáng tự do le lói ở phía cuối đường hầm sau khi các công tố viên Thụy Điển ngày 13.3 đề nghị sang London thẩm vấn ông về các cáo buộc tấn công tình dục. Dĩ nhiên, nhà hoạt động người Úc đồng ý ngay, nhất là sau nhiều năm mỏi mòn chờ đợi. Sáng kiến của phía Thụy Điển có thể giúp chấm dứt thế bế tắc của cuộc đối đầu pháp lý, vốn khiến nhà báo 43 tuổi hao phí 4 năm rưỡi cuộc đời, kể từ lúc bị truy nã.

 

Luật sư của Assange đã hoan nghênh đề xuất của Thụy Điển, đồng thời cho biết cuộc thẩm vấn sẽ là bước đi đầu tiên nhằm giúp thân chủ của mình tránh bị dẫn độ sang đất nước Bắc Âu. “Ông ấy chấp thuận cuộc thẩm vấn ở London. Chúng tôi sẽ hợp tác chặt chẽ. Chúng tôi đã chờ đợi điều này trong hơn 4 năm”, theo BBC dẫn lời luật sư Per Samuelsson, đồng thời cho hay ông Assange rất vui trước diễn tiến của sự việc. Bộ Ngoại giao Anh cũng cam kết hỗ trợ cuộc thẩm vấn: “Như đã đề cập trước đây, chúng tôi sẵn sàng giúp đỡ các công tố viên Thụy Điển theo yêu cầu”.

 

Các công tố viên Thụy Điển trước đây chỉ khăng khăng muốn đưa Assange sang nước này thẩm vấn. Lý giải cho sự thay đổi đột ngột trên, công tố viên Thụy Điển Marianne Ny nói: “Quan điểm của tôi luôn là việc tra hỏi ông ấy tại Đại sứ quán Ecuador ở Anh sẽ làm giảm chất lượng cuộc thẩm vấn. Nay vì thời gian không còn nhiều nên tôi đành chấp nhận một số thiếu sót như vậy trong cuộc điều tra, cũng như mọi rủi ro là cuộc thẩm vấn không giúp vụ việc tiến triển”.

 

Cuộc chiến dẫn độ

 

Stockholm đã phát lệnh bắt Assange vào năm 2010, theo sau các cáo buộc tấn công tình dục và cưỡng hiếp hai phụ nữ Thụy Điển, theo Reuters. Ông Assange được cho đã gặp hai phụ nữ trên khi đến nước này hồi tháng 8.2010. Luật sư của một nguyên đơn đã hối thúc giới chức Thụy Điển thẩm vấn Assange càng sớm càng tốt. “Đối với thân chủ tôi, các tội danh phải được đưa ra trước tháng 8 tới”, theo AFP dẫn lời luật sư Claes Borgstrom. Vị luật sư này giải thích thêm rằng thời hạn khởi tố đối với cáo buộc tấn công tình dục là 5 năm và 10 năm đối với tội cưỡng hiếp. Điều này có nghĩa theo luật Thụy Điển, thời hạn khởi tố tội tấn công tình dục đối với Assange sẽ hết hiệu lực vào tháng 8 tới. Cho đến nay, Assange vẫn chưa bị buộc tội chính thức, theo BBC. Ông chủ WikiLeaks cũng bác mọi tội danh chống lại mình và cho rằng việc Stockholm săn lùng ông là mang động cơ chính trị nhằm mở đường cho việc dẫn độ sang Mỹ.

 

Lo sợ bị London bắt giữ và đưa sang Thụy Điển, cha đẻ WikiLeaks đã đến tị nạn chính trị tại Đại sứ quán Ecuador ở London từ năm 2012 đến nay. Nhờ vậy, trong hơn 2 năm qua, Assange vẫn chưa bị dẫn độ sang Mỹ để đối mặt với các cáo buộc tiết lộ thông tin mật. “Nếu rời khỏi (Đại sứ quán Ecuador), ông ấy sẽ mất quyền miễn trừ chính trị và cuối cùng sẽ lãnh án 35 - 40 năm tù giam tại Mỹ”, theo BBC dẫn lời luật sư Samuelson. Washington đã mở cuộc điều tra vụ WikiLeaks tung 500.000 tập tin mật liên quan tới các cuộc chiến tại Afghanistan và Iraq cũng như 250.000 thư tín ngoại giao hồi năm 2010, khiến Mỹ bị một phen bẽ bàng.

 

Vụ vây hãm đắt giá

 

Trước quyết định của Thụy Điển, không chỉ Assange mà cả Anh và Ecuador có lẽ đều vui như mở cờ trong bụng. Kể từ khi ông Assange đến “ăn nhờ ở đậu” tại Đại sứ quán Ecuador, quốc gia Nam Mỹ gặp không ít khó khăn về mặt quan hệ ngoại giao với nhiều nước. London cũng tiêu tốn hết 15,4 triệu USD tiền thuế của người dân trong việc cắt cử cảnh sát đến tòa đại sứ canh giữ Assange suốt 24/7 trong hơn hai năm qua. Theo tính toán của trang Govwaste.co.uk, số tiền trên có thể giúp chi trả hơn 8 triệu bữa ăn cho người nghèo, tiền viện phí cho 38.043 giường bệnh trong một đêm hoặc học phí cả năm cho 17.226 trẻ em ở xứ sương mù.

 

Giới chức Ecuador đã không bỏ qua cơ hội để chỉ trích các công tố viên Thụy Điển, theo AFP. “Nếu họ chấp nhận đề nghị thẩm vấn ông ấy của Ecuador (tại đại sứ quán) 1.000 ngày về trước thì lẽ ra chúng tôi đã tiết kiệm được mớ tiền cũng như tránh mọi rắc rối”, Ngoại trưởng Ecuador Ricardo Patino viết trên trang mạng Twitter, đồng thời giải thích rằng tính đến ngày 16.3 là tròn 1.000 ngày Assange “đóng đô” tại Đại sứ quán Ecuador. WikiLeaks cũng chỉ trích các công tố viên Thụy Điển khi đưa ra quyết định quá chậm trễ. “Đây quả là sự xúc phạm khi giới chức Thụy Điển đợi tới 4 năm rưỡi mới có quyết định trên. Toàn bộ câu chuyện pháp lý này là vết nhơ trong hồ sơ nhân quyền của Thụy Điển. Đã đến lúc giới chức nước này phải đối mặt với nó và từ bỏ luôn vụ việc”, đại diện WikiLeaks Kristinn Hrafnsson nói với AFP.

 

Toàn cảnh vụ Assange

 

- 18.11.2010: Một công tố viên Thụy Điển phát lệnh truy nã toàn châu Âu đối với Assange về tội tấn công tình dục 2 phụ nữ. Assange phủ nhận mọi cáo buộc, đồng thời cho biết 2 phụ nữ trên đã tình nguyện quan hệ với ông. Cùng lúc, WikiLeaks bắt đầu công bố hơn 250.000 thư tín ngoại giao mật của Mỹ, tiết lộ những đánh giá thẳng thắn của giới chức Mỹ về loạt vấn đề lớn trên toàn cầu cũng như quan điểm của các chính phủ khác.

 

- 7.12.2010: Assange nộp mình cho cảnh sát London và bị giam giữ để chờ Anh ra phán quyết đối với yêu cầu dẫn độ của Thụy Điển. Sau đó, ông được cho tại ngoại. 

 

- 24.2.2011: Một tòa án ở Anh ra phán quyết Assange có thể bị dẫn độ sang Thụy Điển. Tháng 11, Tòa thượng thẩm Anh bác kháng cáo chống dẫn độ của ông.

 

 - 19.6.2012: Assange đến Đại sứ quán Ecuador ở London xin tị nạn chính trị. Ngay sau đó, ông được chính phủ Ecuador cấp quy chế tị nạn chính trị.

 

- 25.10.2013: Ecuador yêu cầu Anh mở hành lang an toàn để Assange có thể bay đến Quito nhưng bị từ chối.

 

- 18.8.2014: Assange nói sẽ sớm rời Đại sứ quán Ecuador. Thế nhưng, luật sư của Assange nói ông chỉ đi chừng nào được đảm bảo sẽ không bị dẫn độ sang Mỹ.

 

- 29.10.2014: Các công tố viên Thụy Điển khẳng định không có kế hoạch sang London thẩm vấn Assange.

 

- 6.2.2015: WikiLeaks tiết lộ chính phủ Anh phải bỏ ra 15 triệu USD để cử cảnh sát canh gác Assange trong thời gian qua. Theo cảnh sát Anh, họ đã tiêu tốn khoảng 11.500 USD/ngày vì công dân Úc này.

 

- 25.2.2015: Các luật sư của Assange lại nộp đơn kháng cáo lên Tòa án tối cao Thụy Điển tìm cách hủy bỏ lệnh truy nã.

 

- 13.3.2015: Các công tố viên Thụy Điển đề nghị sang London thẩm vấn Assange và ông đồng ý.
DanQuyen.com
    Phản Hồi Của Độc Giả Về Bài Viết
Họ và Tên
Địa chỉ
Email
Tiêu đề
Nội dung
Gửi cho bạn bè Phản hồi

Các bài viết mới:
    Nước Pháp bước vào cuộc bỏ phiếu lịch sử (30-06-2024)
    Xe tăng chìm khi băng qua sông, 5 binh sĩ thiệt mạng (30-06-2024)
    150 máy bay, hơn 40 tàu rầm rộ tập trận hải quân lớn nhất thế giới (28-06-2024)
    Tổng thống Zelensky: Ukraine không muốn kéo dài xung đột với Nga (28-06-2024)
    Thổ Nhĩ Kỳ bắt giữ 28 nghi phạm IS trong chiến dịch truy quét toàn quốc (28-06-2024)
    Công ty Đức ngày càng tin tưởng đầu tư vào Ấn Độ (28-06-2024)
    Nga ký thỏa thuận cung cấp khí đốt cho Iran (26-06-2024)
    Máy bay Nga tiến vào không phận Mỹ: Đón quan chức hay mang thông điệp? (26-06-2024)
    Những tác động tiềm tàng từ cuộc bầu cử sớm ở Pháp (26-06-2024)
    Tòa án Hình sự Quốc tế phát lệnh bắt hai lãnh đạo quân đội Nga (25-06-2024)
    Nhà vua Nhật Bản Naruhito có chuyến thăm cấp nhà nước tới Anh (25-06-2024)
    Ai Cập cần nhập khẩu 1,18 tỷ USD nhiên liệu để giảm thiểu tình trạng thiếu điện (25-06-2024)
    Đoàn xe hộ tống Thủ tướng Hungary gặp tai nạn, cảnh sát dẫn đường tử vong (25-06-2024)
    Ấn Độ tịch thu ô tô cũ từ 10-15 năm tuổi đậu ở nơi công cộng (25-06-2024)
    Tổng thống Zelensky ra lệnh thanh lọc cận vệ nhà nước Ukraine (24-06-2024)
    Báo Mỹ: 'Trùm' tình báo Ukraine hé lộ tình hình xung đột, nói về 'lựa chọn duy nhất' cho Kiev (24-06-2024)
    Hợp tác song phương Trung Quốc - Ba Lan ngày càng sâu sắc (24-06-2024)
    Nga cảnh báo đáp trả các lệnh trừng phạt mới của EU (24-06-2024)
    Thời khắc cuộc tranh luận đầu tiên giữa ông Trump và ông Biden đến gần (24-06-2024)
    Israel không kích Bắc Gaza, 42 người chết (23-06-2024)

Các bài viết cũ:
    Tổng thống Putin là mục tiêu ám sát tiếp theo? (15-03-2015)
    Trung Quốc sẽ giúp Nga theo cách nào? (15-03-2015)
    Chạy đua lập khối quân sự khu vực (15-03-2015)
    Bom Myanmar rơi trên đất Trung Quốc, 4 người thiệt mạng (15-03-2015)
    Nga bác tin ông Putin có con với người tình (14-03-2015)
    Tổng thống Venezuela đến Mỹ thách đấu Obama? (14-03-2015)
    Hy Lạp thất hứa với cử tri để chiều lòng chủ nợ? (14-03-2015)
    Một Trung Quốc trong lòng bàn tay Mỹ (14-03-2015)
    Rời EU, Anh sẽ là Triều Tiên ở Châu Âu (14-03-2015)
    Đức viết chương mới của lịch sử châu Âu: Thoát Mỹ? (13-03-2015)
    EU hụt hơi kéo Hy Lạp khỏi tay Nga? (13-03-2015)
    Ngoại trưởng Iran: Mỹ không đáng tin cậy!  (12-03-2015)
    Nữ chính trị gia lột sạch đồ để… tranh cử (12-03-2015)
    Điều gì đẩy các nước Mùa xuân Ảrập tiến gần Nga (12-03-2015)
    Vì sao các nạn nhân bị IS chặt đầu đều bình thản? (12-03-2015)
    Mỹ - Trung tranh giành Sudan (11-03-2015)
    Cái chết của Nemtsov tác động thế nào tới Putin? (11-03-2015)
    IS tung video trẻ em hành quyết điệp viên người Israel (11-03-2015)
    Mỹ đang phụ thuộc Iran (11-03-2015)
    Ngoại trưởng Anh dọa công khai tài sản của Putin và các phụ tá thân cận (11-03-2015)
 
"Hoàng Sa, Trường Sa là của Việt Nam".

Chuyển Tiếng Việt


    Truyện Ngắn
48 Giờ Yêu Nhau


   Sự Kiện

Lời Di Chúc của Vua Trần Nhân Tôn





 

Copyright © 2010 DanQuyen.com - Cơ Quan Ngôn Luận Người Việt Hải Ngoại
Địa Chỉ Liên Lạc Thư Tín:
E-mail: danquyennews@aol.com
Lượt Truy Cập : 153851145.