Trang nhất
  Xã Luận
  Đọc Báo Trong Nước
  Truyện Ngắn
  Kinh Tế
  Âm vang sử Việt
  Tin Thể Thao
  Y Học
  Tâm lý - Xã hội
  Công Nghệ
  Ẩm Thực

    Diễn Đàn Biển Đông
Từ mai, Trung Quốc áp dụng luật cho phép bắt người nước ngoài trên biển
    Hình Ảnh Quê Nhà - Video Clip
Tạm dừng bơi lội, lặn ngắm san hô tại nhiều địa điểm ở Côn Đảo
    Tin Thế Giới
Nước Pháp bước vào cuộc bỏ phiếu lịch sử
    Tin Việt Nam
Thủ tướng Phạm Minh Chính: Những gì có lợi cho kiều bào, đất nước và quan hệ Việt Nam – Hàn Quốc thì hết sức làm
    Tin Cộng Đồng
Du khách Hàn Quốc bị lạc hơn 100km, tìm được người thân nhờ chiếc móc khóa xe
    Tin Hoa Kỳ
Ông Biden lên tiếng sau màn khẩu chiến 'nảy lửa' với ông Trump
    Văn Nghệ
Hòa Minzy 'xinh như công chúa' đón tuổi mới, Văn Toàn nói 1 từ liền gây chú ý
    Điện Ảnh
Studio nhận bão chỉ trích, tẩy chay sau vụ Châu Bùi bị quay lén trong toilet
    Âm Nhạc
Tự hào là chính mình - Thông điệp tháng 6 kết nối nghệ sĩ và khán giả
    Văn Học
Một nam học sinh phao tin 'lộ đề thi tốt nghiệp THPT'

Thông Tin Tòa Soạn

Tổng biên tập:
Tiến Sĩ
Nguyễn Hữu Hoạt
Phụ Tá Tổng Biên Tập
Tiến Sĩ
Nhật Khánh Thy Nguyễn
Tổng Thư ký:
Quách Y Lành




   Tin Thế Giới
Di sản của Lý Quang Diệu
“Khi đó thì tôi đã giã biệt cõi đời rồi. Sẽ có nhiều tiếng nói, quan điểm khác nhau nhưng tôi vẫn đứng vững với những thành tựu đạt được. Tôi đã làm một vài điều đau xót và nghiệt ngã để xử lý mọi việc đúng đắn. Có thể có một số người không đồng ý với điều tôi đã làm. Tàn nhẫn quá, nhưng ván bài đã lật ngửa và tôi muốn đất nước tôi thành công, chỉ có vậy thôi. Cuối cùng thì tôi được cái gì? Một Singapore thành công...”. Đó là chia sẻ của Lý Quang Diệu, vị khai quốc công thần của đất nước Singapore hiện đại với nhật báo The Straits Times (TST) qua quyển sách “Lý Quang Diệu - Những sự thật nghiệt ngã để giữ Singapore tiến lên”.

 



 


Singapore là một câu chuyện thành công gắn liền với tên tuổi của ông Lý. Nhưng công bằng mà nói, lịch sử Singapore đâu chỉ có Lý Quang Diệu. Trong những năm cuối thập niên 1940 và đầu 1950, một số thanh niên đầy nhiệt huyết của Singapore và Malaya đã lên đường sang Anh học nghề luật để thỏa mãn khát vọng thời trai trẻ và Quang Diệu nằm trong đội ngũ tinh hoa nói trên. Trở về nước với bằng cử nhân luật của Đại học Cambridge, Quang Diệu cùng các đồng chí thành lập đảng Hành động Nhân dân (PAP) vào năm 1952. Tháng 5-1959, chàng luật sư 35 tuổi họ Lý đã nắm quyền quản lý đất nước qua bầu cử và trở thành thủ tướng đầu tiên của đảo quốc Sư tử. Với triết lý dân chủ xã hội chủ nghĩa, PAP đã liên tục giành được đa số phiếu của người dân Singapore để chính danh lãnh đạo đất nước.

 

Nhưng một mô hình thành công lâu bền không thể chỉ dựa vào một cá nhân xuất chúng duy nhất và câu hỏi đặt ra là tương lai Singapore sẽ ra sao một ngày nào đó ông Lý không còn nữa. Thật vậy, di sản mà ông Lý đã để lại cho Singapore quá lớn với những dấu ấn đậm nét trong hầu hết mọi sắc thái của đời sống kinh tế, chính trị xã hội. Trong suốt 31 năm trên cương vị thủ tướng, ông Lý là kiến trúc sư trưởng của tất cả những thay đổi trong hệ thống chính trị phù hợp với điều kiện và hoàn cảnh đặc thù của một quốc gia bé nhỏ, mật độ dân số cao và xung quanh là những người láng giềng chẳng mấy thân thiện, không tài nguyên thiên nhiên, một hòn đảo lẻ loi không có đất liền với người dân đủ mọi thành phần sắc tộc, tôn giáo và văn hóa.

 

Năm 1990, Lý Quang Diệu rời bỏ chức vụ Thủ tướng nhưng vẫn còn ở lại nội các với chức danh Bộ trưởng Cao cấp. Tiến trình giao ca thế hệ đã diễn ra êm thắm với hai thủ tướng kế nhiệm là một Goh Chok Tong giỏi về kinh tế và một Lý Hiển Long xuất sắc về toán học và ngôn ngữ. Gần 20 năm sau, ông Lý thẳng thắn tuyên bố với TST rằng sứ mệnh của mình đã hoàn thành và không còn tham gia những quyết định “triều chính” nữa.

 

Ông cho biết công việc còn lại trên cương vị Bộ trưởng Cố vấn là ủng hộ và dẫn dắt các bộ trưởng trẻ tuổi còn non kém trên chính trường. Ông tiết lộ vấn đề hiện nay của Singapore là không có đủ người tài giỏi tham gia vào hoạt động chính trị và thậm chí thiếu cả nhân tài để điều hành nền kinh tế. Trong vòng 15-20 năm nữa, với tình trạng dân số già, nguy cơ chảy máu chất xám và những thách thức lãnh đạo nói trên, liệu Singapore có thể tiếp tục phát triển thịnh vượng như trong nhiều thập niên qua không?

 

Lời cảnh báo của Giáo sư chính trị học người Mỹ Samuel Huntington rằng di sản của Singapore sẽ theo Lý Quang Diệu xuống mồ từ lâu đã trở thành như nỗi lo nhức nhối của đảng cầm quyền PAP. Thậm chí những câu hỏi đại loại như: “PAP liệu có tồn tại mãi không?” hay “PAP có thể sống sót sau khi Lý Quang Diệu qua đời không?” còn được đưa ra bàn luận trong nội bộ PAP và cả giới học giả. Một số kịch bản đã được dự kiến và nhiều người đã không ngần ngại đưa ra những nguyên nhân có thể làm PAP sụp đổ như: tham nhũng, kiêu ngạo, lạm dụng quyền lực, mất gắn bó với người dân, bất bình đẳng xã hội, tự mãn, lãnh đạo kém, thiếu trình độ kỹ trị và kinh tế suy thoái trong một thời gian dài. Một câu hỏi khác cũng cụ thể không kém: ai sẽ kế nhiệm Lý Hiển Long để trở thành thủ tướng thứ tư của Singapore?

 

Tương lai sẽ trả lời cho những câu hỏi nói trên nhưng không thể quên một trong những tuyên bố quan trọng của Lý Quang Diệu trên cương vị thủ tướng ngay sau khi giành được tự chủ chính quyền là Singapore vẫn duy trì bức tượng của ngài Stamford Raffles, người đã có công sáng lập thuộc địa ở quảng trường Empress, nơi đặt trụ sở cai trị của thực dân Anh và đã khẳng định Singapore sẽ xây dựng lại đất nước trên những giá trị nền tảng lâu đời của người Anh là nhà nước pháp quyền, lòng khoan dung tôn giáo và trọng dụng nhân tài. Lịch sử đã chứng minh những giá trị nền tảng mà ông Lý đưa ra là hết sức vững chắc nhờ khôn khéo tiếp thu những tinh hoa về vật chất lẫn tinh thần của thực dân Anh. Tinh thần thượng tôn luật pháp và trọng dụng nhân tài đã giúp cho chính phủ cầm quyền của PAP luôn vững mạnh, trong sạch và nói không với tham nhũng. Vị thế địa chiến lược tuyệt vời đã cho phép Singapore trở thành trung tâm và đầu mối thương mại, dịch vụ, hàng không, hàng hải, hậu cần, thông tin và viễn thông. Nhưng tất cả những điều đó sẽ không thành hiện thực nếu Singapore không có nền chính trị ổn định và guồng máy điều hành nhà nước lành mạnh và hiệu quả.

 

Ánh hào quang quá lớn của ông Lý và thế thượng phong của PAP trong nhiều thập niên khiến ít người quan tâm đến thực tiễn nhà nước pháp quyền tại Singapore. Trong guồng máy vận hành nhà nước Singapore, có sự tách biệt rõ ràng giữa quyền lực chính trị (đứng đầu là các bộ trưởng) và hành chính công quyền (đứng đầu là các tổng trưởng - permanent secretary). Thủ tướng là người cao nhất trong số những người ngang hàng nhau.

 

Bộ trưởng và tổng trưởng cũng là những người ngang hàng và đối xử bình đẳng với nhau và tiến trình ra quyết định được thực hiện công khai, minh bạch với cơ chế kiểm tra và cân bằng (check and balance) cụ thể.

 

Phát biểu trong một diễn đàn vào năm 2004, ông Lý cho biết: “Chung quy lại thì nếu bạn vận hành hệ thống một cách đúng đắn, bạn phải có sự phân biệt rõ giữa cái gì là đảng phái và cái gì là chính phủ sao cho trong trường hợp anh nào không được người dân tín nhiệm qua lá phiếu phải bước ra khỏi chính trường mà guồng máy vẫn vận hành bình thường cho những nhà lãnh đạo chính trị khác. Mặc dù đảng đối lập còn yếu ớt, chúng ta vẫn duy trì hệ thống đó vận hành theo cách như vậy để trong trường hợp đảng cầm quyền bị truất phế, chính phủ, quốc hội và bộ máy công vụ vẫn hoạt động. Công an, quân đội sẽ gánh vác trong trường hợp cần thiết. Sẽ không có chuyện sụp đổ toàn hệ thống”.

 

Giới hạn của bài viết này không cho phép chia sẻ đầy đủ những di sản của Lý Quang Diệu cho đất nước Singapore nhưng những nguyên tắc căn bản về lập quốc và ngoại giao của ông đáng để cho nhiều nước học tập và suy gẫm. Tinh thần tự lực tự cường và không dựa dẫm ngoại bang của ông đã được các thế hệ Singapore quán triệt chặt chẽ và câu nói của ông “Không ai nợ chúng ta” (No one owes us a living) cũng là khẩu hiệu mà học sinh trung học thuộc nằm lòng. Chính sách ngoại giao thực dụng của Singapore không dựa vào bất cứ ý thức hệ hay học thuyết giáo điều nào mà chỉ theo nguyên tắc chỉ đạo lớn nhất là an ninh và thịnh vượng của Singapore. Theo cựu Bộ trưởng Ngoại giao Jayakumar, tầm vóc cây cao bóng cả của ông Lý và sự kính trọng mà nhiều nhà lãnh đạo trên thế giới dành cho ông là yếu tố rất quan trọng cho vị thế của Singapore trên trường quốc tế. Nhưng phải chăng điều đó cũng đặt cho thế hệ lãnh đạo mới của Singapore nhiều khó khăn và thách thức khi một ngày nào đó ông Lý phải giã biệt trần thế mà trở về với đất trời?
DanQuyen.com
    Phản Hồi Của Độc Giả Về Bài Viết
Họ và Tên
Địa chỉ
Email
Tiêu đề
Nội dung
Gửi cho bạn bè Phản hồi

Các bài viết mới:
    Nước Pháp bước vào cuộc bỏ phiếu lịch sử (30-06-2024)
    Xe tăng chìm khi băng qua sông, 5 binh sĩ thiệt mạng (30-06-2024)
    150 máy bay, hơn 40 tàu rầm rộ tập trận hải quân lớn nhất thế giới (28-06-2024)
    Tổng thống Zelensky: Ukraine không muốn kéo dài xung đột với Nga (28-06-2024)
    Thổ Nhĩ Kỳ bắt giữ 28 nghi phạm IS trong chiến dịch truy quét toàn quốc (28-06-2024)
    Công ty Đức ngày càng tin tưởng đầu tư vào Ấn Độ (28-06-2024)
    Nga ký thỏa thuận cung cấp khí đốt cho Iran (26-06-2024)
    Máy bay Nga tiến vào không phận Mỹ: Đón quan chức hay mang thông điệp? (26-06-2024)
    Những tác động tiềm tàng từ cuộc bầu cử sớm ở Pháp (26-06-2024)
    Tòa án Hình sự Quốc tế phát lệnh bắt hai lãnh đạo quân đội Nga (25-06-2024)
    Nhà vua Nhật Bản Naruhito có chuyến thăm cấp nhà nước tới Anh (25-06-2024)
    Ai Cập cần nhập khẩu 1,18 tỷ USD nhiên liệu để giảm thiểu tình trạng thiếu điện (25-06-2024)
    Đoàn xe hộ tống Thủ tướng Hungary gặp tai nạn, cảnh sát dẫn đường tử vong (25-06-2024)
    Ấn Độ tịch thu ô tô cũ từ 10-15 năm tuổi đậu ở nơi công cộng (25-06-2024)
    Tổng thống Zelensky ra lệnh thanh lọc cận vệ nhà nước Ukraine (24-06-2024)
    Báo Mỹ: 'Trùm' tình báo Ukraine hé lộ tình hình xung đột, nói về 'lựa chọn duy nhất' cho Kiev (24-06-2024)
    Hợp tác song phương Trung Quốc - Ba Lan ngày càng sâu sắc (24-06-2024)
    Nga cảnh báo đáp trả các lệnh trừng phạt mới của EU (24-06-2024)
    Thời khắc cuộc tranh luận đầu tiên giữa ông Trump và ông Biden đến gần (24-06-2024)
    Israel không kích Bắc Gaza, 42 người chết (23-06-2024)

Các bài viết cũ:
    Trung Quốc có cứu nổi Nga? (16-03-2015)
    Dân Đức muốn “đuổi” Hy Lạp khỏi eurozone (16-03-2015)
    NATO cần tính tới khả năng Thổ Nhĩ Kỳ rút khỏi liên minh (16-03-2015)
    Lối thoát cho 'người hùng' WikiLeaks (15-03-2015)
    Tổng thống Putin là mục tiêu ám sát tiếp theo? (15-03-2015)
    Trung Quốc sẽ giúp Nga theo cách nào? (15-03-2015)
    Chạy đua lập khối quân sự khu vực (15-03-2015)
    Bom Myanmar rơi trên đất Trung Quốc, 4 người thiệt mạng (15-03-2015)
    Nga bác tin ông Putin có con với người tình (14-03-2015)
    Tổng thống Venezuela đến Mỹ thách đấu Obama? (14-03-2015)
    Hy Lạp thất hứa với cử tri để chiều lòng chủ nợ? (14-03-2015)
    Một Trung Quốc trong lòng bàn tay Mỹ (14-03-2015)
    Rời EU, Anh sẽ là Triều Tiên ở Châu Âu (14-03-2015)
    Đức viết chương mới của lịch sử châu Âu: Thoát Mỹ? (13-03-2015)
    EU hụt hơi kéo Hy Lạp khỏi tay Nga? (13-03-2015)
    Ngoại trưởng Iran: Mỹ không đáng tin cậy!  (12-03-2015)
    Nữ chính trị gia lột sạch đồ để… tranh cử (12-03-2015)
    Điều gì đẩy các nước Mùa xuân Ảrập tiến gần Nga (12-03-2015)
    Vì sao các nạn nhân bị IS chặt đầu đều bình thản? (12-03-2015)
    Mỹ - Trung tranh giành Sudan (11-03-2015)
 
"Hoàng Sa, Trường Sa là của Việt Nam".

Chuyển Tiếng Việt


    Truyện Ngắn
48 Giờ Yêu Nhau


   Sự Kiện

Lời Di Chúc của Vua Trần Nhân Tôn





 

Copyright © 2010 DanQuyen.com - Cơ Quan Ngôn Luận Người Việt Hải Ngoại
Địa Chỉ Liên Lạc Thư Tín:
E-mail: danquyennews@aol.com
Lượt Truy Cập : 153851508.