Trang nhất
  Xã Luận
  Đọc Báo Trong Nước
  Truyện Ngắn
  Kinh Tế
  Âm vang sử Việt
  Tin Thể Thao
  Y Học
  Tâm lý - Xã hội
  Công Nghệ
  Ẩm Thực

    Diễn Đàn Biển Đông
Từ mai, Trung Quốc áp dụng luật cho phép bắt người nước ngoài trên biển
    Hình Ảnh Quê Nhà - Video Clip
Tạm dừng bơi lội, lặn ngắm san hô tại nhiều địa điểm ở Côn Đảo
    Tin Thế Giới
Thủ tướng Hungary nói về lý do Tổng thống Ukraine từ chối đề xuất ngừng bắn
    Tin Việt Nam
Thủ tướng Phạm Minh Chính thăm tổ hợp bán dẫn của Samsung
    Tin Cộng Đồng
Chuyện gì đã xảy ra trong thảm kịch 121 người chết ở Ấn Độ
    Tin Hoa Kỳ
Ông Biden lên tiếng sau màn khẩu chiến 'nảy lửa' với ông Trump
    Văn Nghệ
Hòa Minzy 'xinh như công chúa' đón tuổi mới, Văn Toàn nói 1 từ liền gây chú ý
    Điện Ảnh
Studio nhận bão chỉ trích, tẩy chay sau vụ Châu Bùi bị quay lén trong toilet
    Âm Nhạc
Tự hào là chính mình - Thông điệp tháng 6 kết nối nghệ sĩ và khán giả
    Văn Học
Một nam học sinh phao tin 'lộ đề thi tốt nghiệp THPT'

Thông Tin Tòa Soạn

Tổng biên tập:
Tiến Sĩ
Nguyễn Hữu Hoạt
Phụ Tá Tổng Biên Tập
Tiến Sĩ
Nhật Khánh Thy Nguyễn
Tổng Thư ký:
Quách Y Lành




   Âm vang sử Việt
Những điều cần biết về 21 điểm đảo Việt Nam đang kiểm soát ở Trường Sa
Theo các thông tin đã được xác nhận, tại khu vực quần đảo Trường Sa của Việt Nam, Hải quân nhân dân Việt Nam đang kiếm soát ít nhất 9 đảo nổi và 12 đảo đá ngầm.

 



 


A. ĐẢO NỔI: có 9 vị trí

 

1. Đảo Trường Sa

 

Là một hòn đảo được mệnh danh là “Thủ đô của huyện đảo Trường Sa” nổi lên như một pháo dài sừng sững kiên trung giữa Biển Đông, đảo Trường Sa ở vĩ độ 08038’30’’N và kinh độ 111055’55’’E, nằm ở phía Nam và là đảo lớn của quần đảo Trường Sa, cách Cam Ranh (Khánh Hòa) khoảng 254 hải lý. Đảo có hình dáng gần như một tam giác vuông, có cạnh huyền nằm theo hướng Đông Bắc - Tây Nam dài 630m, chiều rộng nhất khoảng 300m, diện tích toàn đảo khoảng 0,15km2; mặt đảo bằng phẳng, thổ nhưỡng trên đảo là cát san hô được phủ một lớp mùn mỏng lẫn phân chim của nhiều loài chim sinh sống như hải âu, hải yến, vịt biển. So với mực nước biển lúc thủy triều xuống thấp nhất, mặt đảo cao khoảng 3,4-5m.

 

Đảo nằm trên nền san hô ngập nước, nền san hô ở phía Đông rộng thoai thoải, phía Tây hẹp, dốc. Trên đảo có nước lợ nằm ở độ sâu khoảng 2m thuận tiện cho tắm, giặt, tưới cây, đây là sự ưu đãi của thiên nhiên cho con người ở đảo. Điều kiện khí hậu, thủy văn ở đảo Trường Sa mang đặc trưng khí hậu, thủy văn của quần đảo Trường Sa, có mùa hè mát mẻ, mùa đông ấm áp. Mùa khô từ tháng 2 đến tháng 5, mùa mưa từ tháng 5 đến tháng 1 năm sau. Những tháng mùa khô khí hậu rất khắc nghiệt, ngày nắng, nóng, oi bức kéo dài từ 4 giờ 30 phút đến 19 giờ hàng ngày, nhưng đây là thời kỳ sóng yên, biển lặng rất thuận lợi cho các đoàn khách từ đất liền ra kiểm tra, nắm tình hình, thăm hỏi, tham quan, động viên bộ đội và nhân dân trên đảo. Đồng thời cũng là mùa đánh bắt hải sản của ngư dân ở các tỉnh ven biển Trung bộ, Nam Trung bộ và Nam bộ, vì thế, tuy có nắng, nóng, chật chội và thiếu nước ngọt nhưng đây là những tháng mà mọi hoạt động của cán bộ, chiến sĩ, dân và quân trên đảo trở lên sôi động hơn.

 

Thủy triều ở khu vực đảo là chế độ nhật triều, một lần nước lên, một lần nước xuống. Ở vĩ độ thấp, gần đường xích đạo, số ngày nắng trên đảo nhiều, trên dưới 300 ngày trong năm. Nằm giữa biển khơi, chịu sự chi phối của 3 khối gió mùa Đông Bắc, Đông Nam và Tây Bắc thường xuyên thay nhau thịnh hành mang hơi nước từ biển thổi vào, gây hư hại cho các trang thiết bị, vũ khí và sự sinh trưởng của cây cối. Những tháng mùa mưa thời tiết mát mẻ hơn nhưng lại hay có giông gió bất thường ảnh hưởng đến các hoạt động trên đảo.

 

Thực vật ở đảo chủ yếu là cây phong ba, bàng vuông, xương rồng, phi lao, muống biển và một số loài cỏ lau thân mền, cỏ lá kim nhưng sự phát triển, sinh trưởng kém do sự khắc nghiệt của khí hậu. Xung quanh đảo có nhiều loài ốc, cá, hải sâm. Chim có một số loài, nhiều hơn cả là cò và một số loài chim di cư theo mùa. Khu vực biển quanh đảo có nguồn hải sản phong phú có giá trị kinh tế cao thu hút nhiều tàu đánh bắt cá xa bờ của ngư dân các tỉnh Quảng Ngãi, Quảng Nam, Khánh Hòa, Bình Thuận, Phú Yên,… Chính điều kiện trên đã làm cho mảnh đất nơi đây in đậm những dấu vết của người Việt xưa. Những phát hiện khảo cổ là căn cứ Lịch sử và pháp lý để khẳng định chủ quyền quần đảo Trường Sa là của nước Cộng hòa XHCN Việt Nam ngày nay.

 

Đảo Trường Sa (thị trấn Trường Sa) là trung tâm hành chính của huyện đảo Trường Sa tỉnh Khánh Hòa; bên cạnh các đơn vị quân đội, trên đảo có các hộ dân, các công trình dân sự, văn hóa tâm linh như: Trạm khí tượng thủy văn nằm trong hệ thống khí tượng thủy văn quốc gia và thế giới, thường xuyên cung cấp tình hình thời tiết, khí hậu, khí tượng ở khu vực Biển Đông, nhà khách Thủ đô, nhà tưởng niệm Bác Hồ, tượng đài liệt sĩ, chùa… Nằm ở trung tâm quần đảo Trường Sa, đảo Trường Sa là nơi thuận tiện cho ngư dân tránh gió. Trên thực tế, nhiều năm qua ngư dân các tỉnh Khánh Hòa, Ninh Thuận, Bình Thuận, Phú Yên, Quảng Ngãi, Quảng Nam và một số địa phương ven biển Nam bộ mỗi khi xa bờ, ra khơi sản xuất, bất ngờ có bão, giông, đau ốm, bệnh tật phần nhiều đã đến Trường Sa tạm lánh, cấp cứu, điều trị, tiếp nhận nước ngọt, lương thực, thực phẩm và rau xanh. Với vị trí thuận lợi, Trường Sa hoàn toàn có thể trở thành địa chỉ cung ứng dịch vụ nghề cá, cảng biển.

 

2. Đảo An Bang

 

Đảo An Bang nằm ở vĩ độ 07053’48’’N và kinh độ 112055’06’’E, cách đảo Trường Sa 75 hải lý về phía Đông Nam, cách đá Thuyền Chài 21 hải lý về phía Tây Nam. Đảo nằm dài theo hướng Bắc - Nam, chiều dài khoảng 220m, chiều rộng phân bố không đều, chỗ rộng nhất khoảng 100m, chỗ hẹp nhất khoảng 15-20m.

 

Đảo An Bang nằm trên thềm san hô ngập nước. Khi thủy triều xuống thấp nhất, độ cao của đảo khoảng 3m, mép bờ đảo xa thêm khoảng 50m. Đảo do các tảng đá san hô liên kết với nhau tạo nên. Bờ đảo được bao bọc bởi các tảng đá san hô lớn. Bờ Tây là một dải cát hẹp. Bờ Nam bãi cát thường thay đổi theo mùa, từ tháng 4 đến tháng 7 hàng năm được bồi thêm cát thành một bãi cát dài, đến tháng 8 bãi cát này biến mất và dịch sang bờ phía Đông của đảo. Do cấu trúc san hô của đảo dựng đứng nên 4 mùa sóng vỗ, do vậy việc ra vào đảo gặp nhiều khó khăn, nguy hiểm. Nhiều chuyến tàu từ đất liền đến thăm cán bộ, chiến sĩ đảo An Bang vào đúng mùa sóng dữ đã không thể vào được đảo. Là đảo nhỏ trong quần đảo Trường Sa, đảo An Bang mang đặc điểm, tính chất khí hậu, thủy văn của quần đảo Trường Sa. Mát về mùa hè, ấm về mùa đông. Số ngày nắng, nóng, giông tố lớn. Độ mặn trong hơi nước và không khí cao. Đảo không có nước ngọt. Thổ nhưỡng là cát san hô, bề mặt có phủ một lớp mùn mỏng, nghèo chất dinh dưỡng, rất khó cho cây cối phát triển. Mùa hè nắng, nóng, oi bức ảnh hưởng đến chất lượng học tập, huấn luyện, sinh hoạt của bộ đội.

 

Nằm ở phía Nam của quần đảo Trường Sa, đảo An Bang có vị trí rất quan trọng như cầu nối giữa các đảo thuộc quần đảo Trường Sa với khu vực dầu khí nằm trên thềm lục địa phía Nam của Tổ quốc, cùng với các đảo trong quần đảo Trường Sa, đảo An Bang tạo thành lá chắn vòng ngoài, ngăn chặn các hoạt động chống phá, tiến công của kẻ thù trên hướng biển; khống chế các máy bay quân sự, các tàu thuyền nước ngoài xâm phạm chủ quyền an ninh quốc gia; kết hợp với ngư dân các địa phương xây dựng thế trận quốc phòng toàn dân, trận địa chiến tranh nhân dân trên khu vực Nam Trường Sa. Về kinh tế, nằm gần đường hàng hải quốc tế tấp nập vào hàng thứ hai trên thế giới, nếu được đầu tư, đảo An Bang là địa điểm làm dịch vụ hàng hải mang lại lợi nhuận cao. Hiện nay, đèn biển trên đảo đã xây dựng xong từ năm 1996 và đưa vào khai thác góp phần vào nguồn thu ngoại tệ của Nhà nước. Trên các hố của thềm san hô có nhiều loài tôm, cá quý hiếm như cá ngừ, cá mú, tôm hùm, rùa biển rất thuận tiện cho đánh bắt, chế biến, xuất khẩu.

 

3. Đảo Trường Sa Đông

 

Đảo Trường Sa Đông nằm ở vĩ độ 08056’06’’N và kinh độ 112020’54’’E cách Cam Ranh, Khánh Hòa khoảng 260 hải lý, cách đảo Đá Tây khoảng 6,0 hải lý về phía Đông Bắc, cách Đá Đông khoảng 13 hải lý về phía Tây Bắc. Chiều dài của đảo khoảng 200m theo hướng Đông Tây; chiều rộng ở nửa phía Đông khoảng 60m, ở nửa phía Tây khoảng 5-15m; diện tích toàn đảo gồm cả bãi cát phía Tây đảo khoảng 0,03km2. Đảo nằm trên bãi san hô ngập nước dài khoảng 1 hải lý. Phía Tây có một bãi cát nhỏ. Khi thủy triều thấp nhất toàn bộ đảo và bãi cát đều khô nước. Thềm san hô xung quanh đảo độ dốc lớn, chỗ nhô ra, chỗ thụt vào. Bề mặt san hô không bằng phẳng, chỗ cao, chỗ thấp, khi nước thủy triều lên cao nhập bãi rất khó xác định độ nông, sâu, gây nguy hiểm cho tàu, xuồng ra vào. Lớp bùn san hô trên đảo mỏng, rất khó cho việc trồng cây xanh. Tương tự như các đảo khác trong quần đảo Trường Sa, thời tiết trên đảo Trường Sa Đông rất khắc nghiệt, nắng, mưa, giông gió thất thường, diện tích đảo lại hẹp nên việc ăn, ở, sinh hoạt của bộ đội khó khăn.

 

Cùng với các đảo trong quần đảo Trường Sa, đảo Trường Sa Đông có vị trí rất quan trọng về chính trị, quân sự, kinh tế, quốc phòng - an ninh. Nằm ở phía Đông Đông Bắc của đảo Trường Sa, từ Trường Sa Đông đến các đảo trong quần đảo Trường Sa không xa, thuận tiện cho việc giao lưu, trao đổi, học tập, xây dựng đảo không ngừng tiến bộ về mọi mặt, bảo vệ đảo trước âm mưu xâm chiếm của kẻ thù và tạo thành lá chắn vững chắc bảo vệ sườn phía Đông của đất nước.

 

Trong thềm san hô có nhiều loài hải sản quý như tôm hùm, cá ngừ, hải sâm, rùa biển và một số loài ốc có giá trị dinh dưỡng cao. Là một trong các đảo ở trung tâm của quần đảo Trường Sa, hàng năm số lượng tàu thuyền đi qua khu vực đảo Trường Sa Đông rất lớn, trong đó có nhiều tàu trọng tải từ 30.000 tấn trở lên, việc thực hiện các dịch vụ hàng hải sẽ mang lại lợi nhuận kinh tế cao. Do vị trí thuận lợi, hàng năm ngư dân các địa phương ven biển Trung bộ, Nam Trung bộ ra sản xuất, khai thác, đánh bắt hải sản tương đối đông, tạo thành thế trận quốc phòng - an ninh bảo vệ chủ quyền, quyền chủ quyền, quyền tài phán, tài nguyên môi trường và trật tự an ninh chính trị trong khu vực.

 

4. Đảo Sinh Tồn Đông

 

Đảo Sinh Tồn Đông nằm ở khu vực phía Bắc quần đảo Trường Sa, cách đảo Sinh Tồn khoảng 15 hải lý về phía Tây; nằm ở vĩ độ 09054’18’N và kinh độ 114033’42’E. Đảo chạy dài theo hướng Tây Bắc - Đông Nam và nằm trên một nền san hô ngập nước. Rìa ngoài của nền san hô ngập nước cách bờ đảo từ 300-600m. Đảo có chiều dài khoảng 160m, chiều rộng khoảng 60m. Xung quanh đảo bờ cát rộng từ 5-10m; phía hai đầu đảo có hai doi cát. Doi cát phía Đông Nam dài hơn doi cát phía Tây Tây Bắc và có kích thước khoảng 140x45m, cả hai doi cát này thường di chuyển theo mùa sóng gió.

 

Đất trên đảo là cát san hô nên hầu như không trồng được cây ăn quả, rau xanh, chỉ phù hợp với các loại cây nước lợ như mù u, phong ba, phi lao, rau muống biển, cây bàng quả vuông, cây bão táp, cỏ dại, đất qua cải tạo có thể trồng được rau xanh. Đảo không có nước ngọt.

 

Đảo Sinh Tồn (xã đảo Sinh Tồn) là một trong 3 xã, thị trấn của huyện đảo Trường Sa tỉnh Khánh Hòa; bên cạnh các đơn vị quân đội, trên đảo có các hộ dân sinh sống, các công trình dân sự, văn hóa tâm linh như: chùa, trạm khí tượng thủy văn nằm trong hệ thống khí tượng thủy văn quốc gia và thế giới.

 

5. Đảo Phan Vinh

 

Đảo Phan Vinh hay còn gọi là đảo Hòn Sập, nằm ở vĩ độ 08058’06’’N và kinh độ 113041’54’’E, nằm cách bãi đá Tốc Tan khoảng 14 hải lý về phía Tây Bắc và cách bãi đá Châu Viên (Trung Quốc chiếm giữ) khoảng 47 hải lý về phía Đông. Đảo nằm theo hướng Đông Bắc - Tây Nam, dài 132m, rộng 72m, ở đầu cuối phía Đông Bắc trên một nền san hô hình vành khuyên, dài khoảng 5 hải lý, theo hướng Đông Bắc - Tây Nam. Ở phía Tây của vành san hô này có 1 xác tàu đắm luôn nhô cao trên mặt nước biển.

 

Đảo không có nước ngọt, có cây xanh, lúc thủy triều xuống thấp nhất, người có thể lội bộ từ đảo đến xác tàu đắm. Ở giữa vành đai san hô là một hồ nước sâu. Rìa ngoài của vành san hô ở hướng Bắc và Đông Bắc đến bờ đảo dài khoảng 200m. Hiện nay ta đã xây dựng trên nền san hô đó 1 nhà lâu bền còn gọi là đảo Phan Vinh B. Tại điểm này có một lạch được dọn sạch đá san hô rất tiện cho việc chèo xuồng ra vào đảo; khi thủy triều xuống còn 0,4-0,5m, người có thể lội qua thềm san hô để vào đảo mà nước cũng chỉ sâu đến đầu gối chân. Tại thềm san hô tận cùng phía Tây của vành san hô hình vành khuyên, cách mép sóng khoảng 200m có 1 bãi san hô, khi thủy triều xuống còn 1,7m thì bãi này bắt đầu nhô lên khỏi mặt nước và khi thủy triều còn khoảng 1,5m thì bãi đá nổi cao thành hình một bãi san hô dài khoảng 50m, rộng từ 5-10m.

 

6. Đảo Song Tử Tây

 

Đảo Song Tử Tây nằm ở vĩ độ 11025’54’’N và kinh độ 14019’48’’E, cách đảo Song Tử Đông (do Philippin đang chiếm giữ) 1,5 hải lý. Về phía Nam cách 2,5 hải lý có đảo Đá Nam. Đảo Song Tử Tây có hình bầu dục diện tích khoảng 0,13km2, lòng đảo trũng xung quanh cao so với mực nước biển từ 4-6m đứng từ xa nhìn đảo như một khu rừng thu nhỏ mọc lên giữa đại dương. Màu xanh của cỏ cây hòa quyện với màu xanh của biển tạo nên màu xanh thanh bình, ổn định. Đảo có nhiều nước lợ thuận lợi cho việc tắm giặt và tưới cây, môi trường sinh thái của đảo khá thuận lợi. Hình như biển cả đã bao dung, ưu ái tặng cho con người nơi đây vị ngọt ngào, chân chất của đất liền, để bù lại những con sóng mạnh dội vào không ngớt, cho nên điều kiện trên đảo nuôi được bò, lợn, gà, trồng được nhiều rau xanh các loại tươi tốt bốn mùa. Đặc sản của đảo có cây sâm đất, bộ đội ta vẫn dùng làm nước uống khá ngon.

 

Đảo Song Tử Tây (xã đảo Song Tử) là một trong 3 xã, thị trấn của huyện đảo Trường Sa tỉnh Khánh Hòa; bên cạnh các đơn vị quân đội, trên đảo có các hộ dân sinh sống, các công trình dân sự, văn hóa tâm linh như: chùa, trạm khí tượng thủy văn của Nam Trung bộ, Âu tàu với sức chứa hàng trăm tàu cá công suất lớn, đây là địa chỉ an toàn cho ngư dân đánh bắt cá xa bờ, đảo còn có một trạm dịch vụ sửa chữa, cung cấp dầu diezen, nước ngọt cho tàu cá của ngư dân với giá bán bằng giá trong đất liền.

Đảo Song Tử Tây

 

7. Đảo Nam Yết

 

Đảo Nam Yết nằm ở phía Bắc quần đảo Trường Sa, nằm ở vĩ độ 10010’54’’N và kinh độ 114021’36’’E, cách đảo Sơn Ca khoảng 13 hải lý về phía Tây Nam, cách đảo Ba Bình (Đài Loan đang chiếm giữ) khoảng 11 hải lý về phía Nam, cách đá Ga Ven (Trung Quốc đang chiếm giữ) khoảng 7 hải lý về phía Đông, là một trong những đảo có vị trí chiến lược quan trọng trên quần đảo Trường Sa. Đảo Nam Yết có dáng hình bầu dục hơi hẹp bề ngang, nằm theo hướng Đông - Tây, dài khoảng 600m, rộng khoảng 125m, diện tích khoảng 0,6km2. Khi thủy triều thấp nhất đảo cao khoảng từ 3-4m. Đất trên đảo là cát san hô nên hầu như không trồng được các loại cây ăn quả, rau, chỉ phù hợp với các loại cây nước lợ như mù u, bàng quả vuông, phong ba, dừa và các loại cây leo, cỏ dại. Đất qua cải tạo có thể trồng được rau muống, bầu, bí. Đảo không có nước ngọt. Bãi san hô ngập nước bao quanh đảo, lan ra cách bờ từ 300-1.000m. Khi thủy triều thấp nhất, bãi san hô nhô lên khỏi mặt nước từ 0,2-0,4m.

 

Về thời tiết, mùa mưa liên tục từ tháng 6 đến tháng 1 năm sau, thời gian kéo dài từ 6 đến 8 tháng, lượng mưa trung bình hàng năm từ 2.848-3.235mm. Mùa khô từ tháng 2 đến tháng 5, thời gian kéo dài 4 tháng (có năm kéo dài 5 tháng). Nhiệt độ trung bình hàng năm ở đảo Nam Yết từ 250C-290C, cao nhất 350C, thấp nhất từ 140C-210C. Gió mùa Tây Nam thổi từ tháng 5 đến tháng 10. Gió Đông Bắc từ tháng 10 đến tháng 4 năm sau. Từ tháng 7 đến tháng tháng 12 thường hay có bão đổ bộ vào đảo. Khi biển lặng, sóng cao từ 0,2-0,5m. Biển động, sóng cao từ 4-5m. Từ tháng 8 đến tháng 12 là thời kỳ cao điểm mưa to, gió lớn, gây khó khăn cho tàu ta neo đậu làm nhiệm vụ tại đảo. Độ ẩm trung bình hàng năm trên đảo Nam Yết là 79%; độ ẩm cao nhất là 96%; thấp nhất: 61%. Độ ẩm cao mang theo nhiều hơi sương muối, làm cho trang bị vũ khí, khí tài nhanh xuống cấp và lương thực, thực phẩm nhanh hư hỏng.

 

8. Đảo Sinh Tồn

 

Đảo Sinh Tồn nằm ở khu vực phía Bắc quần đảo Trường Sa, nằm ở vĩ độ 90053’12’N và kinh độ 114019’42’E cách đảo Sinh Tồn Đông khoảng 15 hải lý về phía Tây. Đảo chạy dài theo hướng Đông - Tây có chiều dài 0,39km, rộng 0,11km và nằm trên một nền san hô ngập nước. Rìa ngoài của nền san hô ngập nước cách bờ đảo từ 300-600m. Xung quanh đảo có bờ cát rộng từ 5-10m; phía hai đầu đảo theo hướng Đông - Tây có hai doi cát. Doi cát phía Đông dài hơn doi cát phía Tây và có kích thước khoảng 140x45m, cả hai doi cát này thường di chuyển theo mùa sóng gió.

 

Đất trên đảo là cát san hô nên hầu như không trồng được cây ăn quả, rau xanh, chỉ phù hợp với các loại cây nước lợ như mù u, phong ba, phi lao, rau muống biển, cây bàng quả vuông, cây bão táp, cỏ dại, đất qua cải tạo có thể trồng được rau xanh. Đảo không có nước ngọt.

 

9. Đảo Sơn Ca

 

Đảo Sơn Ca nằm ở vĩ độ 10022’36’’N và kinh độ 114028’42’’E; cách đảo Ba Bình 6,2 hải lý về phía Đông. Đảo hình bầu dục, hẹp ngang, nằm theo hướng Tây Bắc - Đông Nam. Đảo dài khoảng 450m, rộng chừng 102m, khi thủy triều xuống thấp nhất đảo cao từ 3,5-3,8m. Trên đảo có nhiều cây cối xanh tốt, nhiều cây sống lâu năm lá xum xuê, rợp bóng mát rất thích nghi với điều kiện sinh sống của loài chim sơn ca. Do nhu cầu bản năng, chim sơn ca thường đến đây làm tổ, nuôi con và sinh sống nên người ta đặt tên cho đảo là Sơn Ca.

 

Là đảo nổi, mặt đảo bằng phẳng, thổ nhưỡng trên đảo là cát san hô, được phủ một lớp mùn mỏng lẫn phân chim, không có đất màu nên việc trồng rau xanh khó khăn. Nằm trên nền san hô ngập nước, đảo không có nước ngọt. Địa hình đảo nhô cao ở giữa, thoải dần về thềm san hô bao quanh đảo. Khí hậu, thủy văn ở đảo Sơn Ca mang đặc trưng khí hậu thủy văn của quần đảo Trường Sa, mùa hè mát, mùa đông ấm. Tuy nhiên do ở vĩ độ thấp nên thời tiết buổi trưa hơi oi bức. Mùa khô ở đảo bắt đầu từ tháng 2 đến tháng 5, mùa mưa từ tháng 5 đến tháng 1 năm sau. Những tháng mùa khô, thời tiết rất khắc nghiệt, ngày nắng, nóng kéo dài từ sáng sớm đến xẩm tối.

 

Thủy triều ở đảo là chế độ nhật triều, một lần nước lên, một lần nước xuống. Số ngày nắng trên đảo thường dao động trên dưới 300 ngày trong năm. Đảo chịu sự chi phối của 3 khối gió mùa Đông Bắc, Đông Nam và Tây Nam, mạnh và hoạt động dài ngày là gió mùa Đông Bắc về mùa đông và gió mùa Tây Nam về mùa hè, mang hơi nước từ biển gây hư hại cho vũ khí, trang thiết bị và sinh trưởng của cây cối. Những tháng mùa mưa thời tiết mát mẻ hơn, nhưng hay có giông gió bão ảnh hưởng đến các hoạt động trên đảo. Thực vật ở đảo khá phong phú, đa dạng về chủng loại, song nhiều hơn cả là cây bàng quả vuông, sồi, phi lao, muống biển và một số loài cỏ thân mềm có nguồn gốc tự nhiên và do cán bộ, chiến sĩ mang từ đất liền ra đảo, lâu ngày phù hợp với điều kiện thời tiết, thiên nhiên của đảo nên phát triển tốt, xanh mát quanh năm. Có thể nói, cùng với Song Tử Tây, Sơn Ca là một trong hai đảo có thảm thực vật phong phú xanh tốt. Xung quanh đảo, biển có nhiều loài ốc, cá, hải sâm. Chim có một số loài, nhiều hơn cả là chim sơn ca và một số loài chim di cư theo mùa.

 

Cùng với các đảo thuộc quần đảo Trường Sa, đảo Sơn Ca là lá chắn vòng ngoài bảo vệ sườn phía Đông của các tỉnh Nam Trung bộ. Nằm trong cụm Nam Yết, đảo Sơn Ca phối hợp với các đảo trong cụm và trong quần đảo tạo thành thế trận liên hoàn, bảo vệ cho mình và các đảo khác chống lại sự xâm chiếm, đóng xen kẽ của lực lượng nước ngoài. Xung quanh đảo Sơn Ca, phía sát ngoài rìa của thềm san hô có nhiều loài cá quý như chim, thu, ngừ, mú và một số loài hải sản có giá trị dinh dưỡng cao. Mùa sóng yên biển lặng, tàu thuyền tập thể, cá nhân các địa phương ven biển Việt Nam và các nước trong khu vực đến đánh bắt, khai thác, chế biến hải sản tương đối đông đúc. Một số loài cá xuất khẩu mang lại lợi nhuận kinh tế cao như cá ngừ đại dương, cá mú đã cho thấy giá trị kinh tế của khu vực đảo.

 

B. Đảo đá ngầm: Có 12 vị trí

 

1. Đảo Đá Nam

 

Đảo Đá Nam nằm ở phía Bắc quần đảo Trường Sa, vĩ độ 11023’18’’N và kinh độ 114017’54’’E, cách đảo Song Tử Tây khoảng 3,5 hải lý về phía Tây Nam, là một trong những đảo có vị trí quan trọng trên quần đảo. Đá Nam nằm theo hướng Đông Bắc - Tây Nam, dài khoảng 2,3km, rộng khoảng 1,5km. Khi thủy triều thấp có nhiều đá mồ côi nhô lên khỏi mặt nước. Độ cao trung bình khoảng 0,3m. Phía Đông Nam của bãi cạn có một hồ nhỏ dài khoảng 600m rộng 150m, khi thủy triều thấp nhất độ sâu của hồ từ 3-15m.

 

Về thời tiết ở đây cơ bản chỉ có hai mùa; mùa khô và mùa mưa. Mùa khô từ tháng 2 đến tháng 4, mùa mưa từ tháng 5 đến tháng 1 năm sau. Nhiệt độ trung bình hàng năm từ 250C-290C, thấp nhất 140C, cao nhất 350C. Độ ẩm trung bình hàng năm từ 76%-80%, cao nhất là 97%, thấp nhất là 60%. Độ ẩm mang theo nhiều hơi sương muối làm cho trang bị vũ khí, khí tài nhanh chóng xuống cấp và lương thực thực phẩm nhanh chóng bị hư hỏng. Mỗi năm ở đây có tới hơn 130 ngày có gió mạnh từ cấp 6 trở lên. Gió Đông Bắc thổi từ tháng 10 đến tháng 3 năm sau, gió mùa Tây Nam thổi từ tháng 5 đến tháng 10. Tháng 4 là tháng ít có gió mạnh nhất, đây là thời điểm chuyển tiếp từ gió mùa Đông Bắc sang gió mùa Tây Nam. Từ tháng 7 đến tháng 12 hàng năm thường có bão đi qua khu vực đảo, biển động, sóng cao từ 4m-5m, có những tháng cao điểm mưa to, gió lớn gây khó khăn cho tàu ra neo đậu làm nhiệm vụ tại đảo.

 

2. Đảo Đá Lớn

 

Đảo Đá Lớn thuộc bãi đá ngầm của nền san hô ngập nước, nằm ở vĩ độ 10003’42’’N và kinh độ 113051’06’’E. Cách đảo Nam Yết khoảng 28 hải lý về phía Tây - Tây Nam. Khí hậu thủy văn ở Đảo Đá Lớn mang đặc trưng khí hậu thủy văn của đảo Trường Sa, mùa hè mát, mùa đông ấm. Tuy nhiên do vĩ độ thấp nên buổi trưa hơi oi bức. Mùa khô ở đảo bắt đầu từ tháng 2 đến tháng 5, mùa mưa từ tháng 5 đến tháng 1 năm sau. Những tháng mùa khô thời tiết rất khắc nghiệt, ngày nắng nóng kéo dài từ sáng sớm đến tối xẩm. Tuy nhiên đây lại là thời kỳ sóng yên, biển lặng rất thuận tiện cho tàu thuyền đi lại, làm ăn trong khu vực.

 

Chế độ thủy triều của đảo là nhật triều, một lần nước lên, một lần nước xuống. Số ngày nắng trên đảo thường dao động trên dưới 300 ngày trong năm. Đảo chịu sự chi phối của 3 khối gió mùa Đông Bắc, Đông Nam và Tây Nam. Mùa gió mạnh và hoạt động dài ngày là gió mùa Đông Bắc về mùa Đông và gió mùa Tây Nam về mùa hè, mang hơi nước mặn từ biển gây hư hại cho vũ khí, trang bị và ảnh hưởng đến sức khỏe của cán bộ chiến sĩ trên đảo. Mùa mưa thời tiết mát mẻ hơn, nhưng hay có giông tố, bão, áp thấp. Cùng với các đảo trên quần đảo Trường Sa, Đá Lớn là lá chắn vòng ngoài bảo vệ sườn phía Đông của các tỉnh Nam Trung bộ. Nằm trong cụm đảo Nam Yết, Đá Lớn có thể phối hợp với các đảo trong cụm và trong quần đảo tạo thành thế trận liên hoàn, bảo vệ cho mình và cho các đảo khác chống lại sự xâm chiếm và lấn chiếm của các lực lượng nước ngoài.

 

Để giữ vững chủ quyền biển đảo của Tổ quốc, từ năm 1988 đến năm 1994, được sự chỉ đạo và đầu tư của Đảng, Nhà nước và Bộ Quốc phòng, Công binh Hải quân đã xây dựng 3 nhà lâu bền, mở một luồng vào lòng hồ. Tùy thuộc vào sóng gió mà tàu ra đảo có thể vào neo đậu ở gần các nhà lâu bền để làm công tác chuyển tải. Xung quanh Đá Lớn, sát ngoài rìa của thềm san hô có nhiều loài cá quý hiếm như: cá chim, cá thu, cá ngừ và một số loài hải sản có giá trị dinh dưỡng cao. Mùa sóng yên biển lặng, tàu thuyền của các địa phương ven biển Việt Nam và các nước trong khu vực đến đánh bắt, khai thác, chế biến hải sản tương đối đông đúc. Từ vị trí địa lý và giá trị kinh tế của đảo Đá Lớn nói riêng cũng như khu vực quần đảo Trường Sa nói chung, càng khẳng định việc bảo vệ vững chắc chủ quyền biển đảo và thềm lục địa có một ý nghĩa chiến lược rất to lớn trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc hiện nay.

 

3. Đảo Đá Thuyền Chài

 

Đảo Đá Thuyền Chài nằm ở vĩ độ 08011’00’’N và kinh độ 113018’36’’E cách đảo Trường Sa khoảng 87 hải lý về Đông Nam và cách đảo An Bang khoảng 20 hải lý về phía Đông Bắc. Đảo chạy theo hướng Đông - Tây Nam, dài khoảng 17 hải lý, rộng khoảng 3 hải lý. Xung quanh đảo có thềm san hô chiều rộng khoảng 200-350m, hai đầu thu nhỏ, giữa phình to, từ xa trông đảo có hình dáng một cái thuyền đánh cá của ngư dân, nên từ lâu người ta đặt tên cho đảo là đảo Thuyền Chài.

 

Phần phía Đông Bắc đảo có độ cao lớn hơn phần phía Đông Nam. Dọc theo suốt hai phần ba chiều dài của đảo, tính từ Tây Nam lên Đông Bắc, lác đác có những khối đá mồ côi cao trên mặt nước từ 0,2-0,4m (khi thủy triều xuống còn 0,5m). Dọc theo một phần ba đảo còn lại, đá mồ côi trồi lên mặt nước, dày hơn và cao hơn. Giữa đảo Thuyền Chài có một hồ nước sâu, khi thủy triều xuống thấp nhất vẫn bị ngập nước. Hồ có chiều dài khoảng 11km, chiều rộng trung bình 2km. Trong hồ có 3 bãi cát nhỏ nhô lên khi thủy triều xuống còn khoảng 0,5m và khi nước lớn, cả 3 bãi này đều bị ngập sâu 1m.

 

Ở bờ phía Đông của hồ, phía Nam đảo Thuyền Chài, Công binh Hải quân Việt Nam đã đào một luồng (năm 1987) cho tàu đi vào trong hồ. Luồng dài khoảng 300m, rộng 20m; khi thủy triều ở đảo Trường Sa cao 2m, độ sâu của luồng ở phía cửa và trong hồ 1,8m. Thềm san hô - tính từ phía Đông Bắc của hồ lên phía Bắc chạy dài theo hướng Bắc Nam, dài khoảng 13km, rộng 3km. Trên nền san hô này có những mô đá. Tháng 3 năm 1987, Công binh Hải quân đã xây dựng hai nhà lâu bền trên đảo Thuyền Chài (một nhà ở đầu Bắc, một nhà ở đầu Nam của đảo và 4 nhà cao chân (một nhà ở đầu Bắc, một nhà ở đầu Nam và hai nhà ở khoảng giữa bờ Tây của đảo).

 

4. Đảo Đá Cô Lin

 

Đảo Đá Cô Lin nằm ở vĩ độ 09046’24’’N và kinh độ 114015’12’’E, nằm cách đảo Sinh Tồn khoảng 9 hải lý về phía Tây Nam, cách bãi đá Gạc Ma (Trung Quốc chiếm giữ) khoảng 1,9 hải lý về phía Tây Bắc và cách bãi đá Len Đao khoảng 6,8 hải lý về phía Tây - Tây Nam. Đá Cô Lin có dạng một hình tam giác nhưng cạnh hơi cong, mỗi cạnh dài khoảng 1 hải lý. Khi thủy triều lên, đảo bị ngập chìm trong nước. Khi thủy triều xuống thấp, cả đảo chỉ lộ ra một vài hòn đá mồ côi.

 

Điều kiện khí hậu, thủy văn ở đá Cô Lin mang đặc trưng khí hậu, thủy văn của quần đảo Trường Sa, có mùa hè mát mẻ, mùa đông ấm áp. Mùa khô từ tháng 2 đến tháng 5, mùa mưa từ tháng 5 đến tháng 1 năm sau. Nhưng tháng mùa khô khí hậu rất khắc nghiệt, ngày nắng, nóng, oi bức kéo dài từ 4 giờ 30 phút đến 19 giờ hàng ngày. Tuy nhiên đây là thời kỳ sóng yên, biển lặng rất thuận lợi cho các đoàn khách từ đất liền ra kiểm tra nắm tình hình, tham quan, động viên bộ đội trên đảo. Đồng thời cũng là mùa đánh bắt hải sản của ngư dân các tỉnh ven biển Trung bộ, Nam Trung bộ và Nam bộ. Ở vĩ độ thấp, gần đường xích đạo, số ngày nắng trên đảo chịu sự chi phối của 3 khối gió mùa Đông Bắc, Đông Nam và Tây Bắc thường xuyên thay nhau thịnh hành mang hơi nước từ biển thổi vào, gây hư hại cho các trang thiết bị, vũ khí. Những tháng mùa mưa thời tiết mát mẻ hơn nhưng lại hay có giông gió bất thường, ảnh hưởng đến các hoạt động trên đảo.

 

Ở đá Cô Lin và khu vực quần đảo Trường Sa có nhiều loài chim sinh sống, đặc biệt là cò và một số loài chim di cư theo mùa. Xung quanh đảo, phía sát ngoài rìa của thềm san hô có nhiều loài cá quý như chim, thu, ngừ và một số loài hải sâm có giá trị dinh dưỡng cao. Mùa biển lặng, tàu thuyền tập thể, cá nhân của các cơ sở đánh bắt xa bờ, tàu của các nước trong khu vực đến đánh bắt hải sản tương đối đông đúc.

 

Thực hiện nhiệm vụ bảo vệ vùng biển, đảo của Tổ quốc, lực lượng Hải quân đã xây dựng ở đây một nhà lâu bền và một nhà cao chân; hai nhà này cách nhau khoảng 100m. Với vị trí tiền tiêu, đá Cô Lin cùng phối hợp với các đảo khác của quần đảo Trường Sa tạo thành thế trận liên hoàn, vững chắc; là lá chắn vòng ngoài bảo vệ biển, đảo; bảo vệ hướng phía Đông của các tỉnh Nam Trung bộ, Nam bộ.

 

5. Đảo Đá Len Đao

 

Đảo Đá Len Đao cùng với 2 hòn đá Cô Lin, Gạc Ma (Trung Quốc chiếm giữ) nổi lên như 3 cạnh của 1 hình tam giác. Đảo nằm ở vĩ độ 09046’48’’N và kinh độ 114022’12’’E. Cách đảo Sinh Tồn về phía Đông Nam 6,5 hải lý, cách đá Cô Lin về phía Đông 6,4 hải lý, cách đá Gạc Ma (Trung Quốc chiếm giữ) về phía Đông Bắc là 5,5 hải lý. Bề mặt Đá Len Đao tương đối bằng phẳng, khi nước thủy triều xuống thấp bãi san hô nổi lên khoảng 0,5m, khi nước thủy triều lên cao bãi ngập khoảng 1,8m. Bãi cát san hô trên đảo lấy tâm là nhà lâu bền cứ xoay một vòng là hết một năm, vào tháng 3, tháng 4 có gió mùa Đông Bắc bãi cát dịch chuyển về phía Tây Nam của đảo, khi nước triều lên có thời điểm bãi cát tạo thành hình bản đồ Việt Nam, đã có rất nhiều nhà báo đến thăm đảo chụp được hình ảnh có một không hai này.

 

Sự kiện ngày 14-3-1988 còn mãi in đậm trong tâm trí của mỗi người dân Việt Nam khi “nước ngoài” xâm lược. Sỹ quan trẻ thiếu úy Trần Văn Phương được lệnh chỉ huy bộ đội chốt giữ đá Gạc Ma đã bình tĩnh, thực hiện đúng đối sách, cùng lực lượng đóng giữ đảo đã khôn khéo, dũng cảm, kiên quyết chống lại, ôm chặt lá quốc kỳ, biểu tượng chủ quyền của Tổ quốc trên đảo. Trong cuộc chiến đấu một mất, một còn không cân sức đó, “nước ngoài” đã nổ súng vào đồng chí Trần Văn Phương, anh đã anh dũng hy sinh, máu thịt của anh đã quyện chặt với mảnh đất tiền tiêu của Tổ quốc.

 

Trong sự kiện này, 74 cán bộ, chiến sĩ cùng 3 tàu đã vĩnh viễn nằm lại trong lòng của biển cả. Và cũng tại nơi đây, nơi các anh đã anh dũng ngã xuống khi tuổi đời còn tươi đẹp nhất và từ đó cho đến ngày nay cứ vào dịp 14-3 hàng năm, những người lính đảo lại thắp hương để tưởng nhớ tới các anh. Các con tàu đưa các đoàn đại biểu đến thăm, kiểm tra đá Len Đao thường dừng lại, thả những vòng hoa xuống vùng biển và giành thời gian mặc niệm tưởng nhớ đến các đồng chí đã anh dũng hy sinh vì sự nghiệp bảo vệ quần đảo Trường Sa của Tổ quốc.

 

6. Đảo Đá Tiên Nữ

 

Đảo Đá Tiên Nữ nằm ở vĩ độ 08051’18’’N và kinh độ 114039’18’’E, cách Cam Ranh 374 hải lý, cách đá Tốc Tan 35 hải lý về phía Đông. Chiều dài nhất khoảng 6,5km, chiều rộng nhất khoảng 2,8km. Đảo là một vành đai san hô khép kín; gắn với câu chuyện huyền thoại về một người con gái xuất hiện giữa biển khơi, mang đến bình yên cho vùng này.

 

Khi thủy triều xuống còn khoảng 0,7m, có những gò san hô nổi lên, nhiều và cao nhất là rìa Bắc và rìa Đông của đảo. Ở rìa Đông có hai hòn đá mồ côi luôn cao hơn mặt nước biển. Khi thủy triều xuống còn 0,1m, toàn bộ vành ngoài mép san hô đều nổi cao lên, có thể đi bộ quanh đảo. Thềm san hô quanh đảo có chiều rộng từ 300-500m. Phía trong vành đai san hô là hồ. Chiều dài hồ khoảng 7,5km, chiều rộng khoảng 3,4km. Điều kiện thời tiết, thủy văn của đảo Tiên Nữ mang đặc điểm kiểu thời tiết, thủy văn của quần đảo Trường Sa, mát về mùa hè, ấm về mùa đông; có hai mùa mưa và khô. Mùa mưa từ tháng 5 đến tháng 10, mùa khô từ tháng 11 đến tháng 4. Đây là thời kỳ sóng biển tương đối êm ả, ít giông bão và không có thời tiết bất thường xảy ra. Chế độ thủy triều của đảo là nhật triều, một lần nước lên, một lần nước xuống. Lượng mưa phân bố không đều, về mùa khô cả tháng không có giọt nước mưa, về mùa mưa có ngày lượng mưa lên tới 300mm.

 

Đảo Đá Tiên Nữ có vị trí rất quan trọng. Nằm trong khu vực III của quần đảo Trường Sa. Từ đảo Tiên Nữ đến các đảo Tốc Tan, Núi Le, Phan Vinh và một số đảo ở phía Nam của quần đảo Trường Sa khoảng cách không xa, thuận tiện cho việc trao đổi thông tin, gặp gỡ, tiếp xúc giữa các đảo và là địa chỉ tin cậy của ngư dân các địa phương ra sản xuất trong khu vực này. Là đảo nằm ngoài cùng của sườn phía Đông quần đảo Trường Sa, như một vị trí tiền tiêu của quần đảo, dễ phát hiện mục tiêu từ xa tới và cùng với các đảo trong quần đảo tạo thành lá chắn ngoài cùng đầu tiên bảo vệ sườn phía Đông của đất nước. Xung quanh đảo có nhiều loài cá tôm cá quý hiếm như cá ngừ, cá mú, cá tráp, tôm hùm, rùa biển dễ đánh bắt, khai thác, chế biến phục vụ cho nhu cầu trong nước và xuất khẩu. Hiện trên đảo đã có nhà lâu bền, vừa là nơi học tập, sinh hoạt, công tác, ăn, ở, nghỉ ngơi, vừa là công trình chiến đấu phòng thủ đảo. Trong lòng hồ có phao buộc tàu, luồng ra vào có tiêu chỉ dẫn, thuận tiện cho tàu thuyền.

 

7. Đảo Đá Núi Le

 

Đá Núi Le là bãi cát san hô ngầm, nằm ở vĩ độ 08042’36’’N và kinh độ 114011’06’’E, cách Cam Ranh hơn 300 hải lý, cách đảo Tốc Tan 6,0 hải lý về phía Đông. Đảo trải dài theo hướng Bắc - Nam, chiều dài khoảng 10km, rộng khoảng 5km. Đảo có thềm san hô xung quanh tương đối khép kín, bên trong là hồ, chiều dài 11 hải lý, chiều rộng 2,3 hải lý. Khi thủy triều xuống thấp nhất, rải rác có những điểm nhô lên khỏi mặt nước.

 

Thời tiết khí hậu, thủy văn của đảo Núi Le phản ánh đặc trưng thời tiết, khí hậu, thủy văn của quần đảo Trường Sa, mát về mùa hè, ấm về mùa đông. Nắng, nóng, giông gió thất thường. Lượng mưa phân bổ không đều, mùa khô từ tháng 2 đến tháng 4 không có mưa, mùa mưa từ tháng 5 đến tháng 10 ngày nào cũng có mưa, có ngày lượng mưa hơn 200mm. Thủy triều của đảo là chế độ nhật triều, một lần nước lên, một lần nước xuống.

 

Đảo có vị trí rất quan trọng, nằm ở vị trí trung tâm của khu vực III thuộc quần đảo Trường Sa, gần các đảo Tốc Tan, Tiên Nữ, Phan Vinh, tạo thành lá chắn vòng ngoài, phía Đông của quần đảo Trường Sa bảo vệ sườn phía Đông của đất nước. Là địa chỉ tin cậy của ngư dân các địa phương mỗi khi ra đánh bắt hải sản ở khu vực này. Trong khu vực đảo có nhiều loài tôm cá quý như cá ngừ, cá mú, tôm hùm, rùa biển đang được khai thác phục vụ cho nhu cầu đời sống của nhân dân và xuất khẩu mang lại lợi nhuận cao.

 

8. Đảo Đá Tốc Tan

 

Đảo Đá Tốc Tan nằm ở vĩ độ 08048’42’’N và kinh độ 113059’00’’E, cách bãi đá Đông khoảng 78 hải lý về phía Đông. Khi thủy triều xuống một số đá mồ côi nhô lên khỏi mặt nước. Những ngày biển động, có thể phát hiện cụm bãi đá này từ xa nhờ sóng biển đập vào bờ san hô tung bọt trắng xóa. Cụm bãi đá Tốc Tan có chiều dài khoảng 20km, rộng khoảng 7km, diện tích trung bình 75km2. Thềm san hô phía Bắc rộng hơn phía Nam và tạo thành vành đai liền, còn thềm san hô phía Nam thường bị đứt quãng bởi các luồng vào hẹp và nông.

 

Độ sâu trung bình trong hồ của cụm bãi đá này tương đối lớn, giới hạn trong khoảng 15-25m. Trong hồ có nhiều đá mồ côi lập lờ dưới mặt nước có 3 phao buộc tàu, đường kính 2m, các phao được cố định với đáy bằng rùa bê tông, mỗi rùa nặng khoảng 3 tấn. Công binh Hải quân Việt Nam đã xây dựng trên thềm san hô của cụm bãi đá phía Tây 3 nhà lâu bền: Một nhà ở thềm san hô phía Tây Bắc (nhà B); một nhà ở thềm san hô phía Bắc (nhà C); một nhà ở thềm san hô phía Đông Nam (nhà A).




9. Đảo Đá Đông

 

Đảo Đá Đông nằm ở vĩ độ 08049’42’’N và kinh độ 112035’48’’E, cách đảo Đá Tây khoảng 19 hải lý về phía Đông, cách đảo Châu Viên (Trung Quốc chiếm giữ) 10 hải lý về phía Tây. Đảo nằm theo hướng Đông Tây, chiều dài của đảo khoảng 14km, chỗ rộng nhất của đảo khoảng 3,8km. Diện tích đảo Đá Đông khoảng 36,4km2. Cấu trúc vành đai san hô phía Bắc cao hơn so với vành đai san hô phía Nam. Khi thủy triều Trường Sa xuống 0,4m thì vành đai san hô phía Bắc đã nhô lên khỏi mặt nước, vành đai san hô phía Nam thấp hơn, nên khi thủy triều xuống còn 0,2m thì vành đai san hô mới nhô lên khỏi mặt nước.

 

Đảo Đá Đông thuộc cụm Trường Sa trong quần đảo Trường Sa. Khí hậu thủy văn của đảo Đá Đông mang đặc trưng khí hậu thủy văn của quần đảo Trường Sa, mùa hè mát, mùa đông ấm hơn trong đất liền. Tuy nhiên do ở vĩ độ thấp nên thời tiết buổi trưa hơi oi bức. Mùa khô ở đảo bắt đầu từ tháng 2 đến tháng 5, mùa mưa từ tháng 5 đến tháng 1 năm sau. Những tháng mùa khô thời tiết rất khắc nghiệt, ngày nắng kéo dài từ sáng sớm đến tối xẩm. Tuy nhiên đây là thời kỳ sóng yên, biển lặng rất thuận tiện cho tàu thuyền đi lại, làm ăn trong khu vực, nhất là các đoàn khách từ đất liền ra không mấy khi gặp sóng to, gió lớn. Thủy triều trên đảo là chế độ nhật triều, một lần nước lên, một lần nước xuống. Số ngày nắng trên đảo thường dao động trên dưới 300 ngày trong năm. Đảo chịu sự chi phối của 3 khối gió mùa Đông Bắc, Đông Nam và Tây Nam, mạnh và hoạt động dài ngày là gió mùa Đông Bắc về mùa đông và gió mùa Tây Nam về mùa hè, mang hơi nước từ biển vào nên gây hư hại cho vũ khí trang bị và ảnh hưởng đến đời sống sinh hoạt của bộ đội trên đảo. Những tháng mùa mưa thời tiết mát mẻ hơn nhưng hay có giông bão, ảnh hưởng tới hoạt động ở trên đảo.

 

Cùng với các đảo khác thuộc quần đảo Trường Sa, đảo Đá Đông là lá chắn vòng ngoài bảo vệ sườn phía Đông của các tỉnh Nam Trung bộ. Nằm trong cụm Trường Sa, đảo Đá Đông có thể phối hợp với các đảo trong cụm và trong quần đảo tạo thành thế trận liên hoàn, bảo vệ cho mình và các đảo khác chống lại sự xâm chiếm của các lực lượng nước ngoài. Xung quanh đảo Đá Đông, phía ngoài của thềm san hô có nhiều loài cá quý như chim, thu, ngừ, mú và một số loài hải sản có giá trị kinh tế cao. Mùa sóng yên, biển lặng, các loại tàu thuyền của ngư dân các địa phương ven biển Việt Nam và các nước trong khu vực đến đánh bắt, khai thác, chế biến hải sản tương đối đông đúc. Do đặc điểm là đảo đá ngầm, cho nên để bảo đảm cho lực lượng hải quân ăn ở, sinh hoạt và thực hiện nhiệm vụ, công binh Hải quân đã xây dựng trên bãi san hô Đá Đông 3 nhà lâu bền. Một nhà ở thềm san hô phía Tây; một nhà ở thềm san hô phía Bắc và một nhà ở thềm san hô phía Đông.

 

10. Đảo Đá Tây

 

Đảo Đá Tây nằm ở phía Nam quần đảo Trường Sa, vĩ độ 0805’30’’N và kinh độ 112013’06’’E, cách đảo Trường Sa khoảng 20 hải lý về phía Đông Bắc, là một trong những đảo có vị trí quan trọng trên quần đảo. Đảo Đá Tây có dạng hình quả trám, nằm theo hướng Đông Bắc - Tây Nam, ở giữa là một cái hồ, có độ sâu không đều. Chiều dài đảo có thể phân ra thành 4 đảo nhỏ riêng biệt được ngăn cách bằng các luồng. Ở bãi san hô phía Đông có một doi cát nổi lên, chỗ cao nhất khoảng 0,7m.

 

Về thời tiết ở đây cơ bản chỉ có hai mùa: Mùa khô và mùa mưa. Mùa khô từ tháng 2 đến tháng 4, mùa mưa từ tháng 5 đến tháng 1 năm sau. Nhiệt độ trung bình hàng năm từ 26-300C, thấp nhất 150C, cao nhất có khi lên đến 360C. Độ ẩm trung bình hàng năm từ 76-80%, cao nhất là 97%, thấp nhất là 60%. Độ ẩm mang theo nhiều hơi sương muối làm cho trang bị vũ khí, khí tài nhanh chóng xuống cấp và lương thực thực phẩm nhanh chóng bị hư hỏng.

 

Mỗi năm ở đây có tới hơn 130 ngày có gió mạnh từ cấp 6 trở lên. Gió Đông Bắc thổi từ tháng 10 đến tháng 3 năm sau, gió mùa Tây Nam thổi từ tháng 5 đến tháng 10. Tháng 4 là tháng ít có gió mạnh nhất, đây là thời điểm chuyển tiếp từ gió mùa Đông Bắc sang gió mùa Tây Nam. Từ tháng 7 đến tháng 12 hàng năm thường có bão đi qua khu vực đảo, có những tháng cao điểm mưa to, gió lớn gây khó khăn cho tàu ra neo đậu làm nhiệm vụ tại đảo.

 

11. Đảo Đá Lát

 

Đảo Đá Lát nằm ở phía Nam quần đảo Trường Sa, tọa độ 08040’42’’N và 111040’12’’E, cách đảo Trường Sa khoảng 14 hải lý về phía Tây. Đảo Đá Lát nằm theo hướng Đông Bắc - Tây Nam, dài khoảng 5,9km, rộng khoảng 1,6km, diện tích khoảng 9,9km2. Đá Lát là đảo san hô khép kín, phía trong là hồ nước, khi thủy triều lớn toàn đảo bị ngập nước, thủy triều xuống thấp các bãi san hô và đá mồ côi nhô lên khỏi mặt nước.Về thời tiết ở đây cơ bản chỉ có hai mùa: Mùa khô và mùa mưa. Mùa khô từ tháng 2 đến tháng 4, mùa mưa từ tháng 5 đến tháng 1 năm sau. Nhiệt độ trung bình hàng năm từ 26-300C, thấp nhất 150C, cao nhất có khi lên đến 360C. Độ ẩm trung bình hàng năm từ 76-80%, cao nhất là 97%, thấp nhất là 60%. Độ ẩm mang theo nhiều hơi sương muối làm cho trang bị vũ khí, khí tài nhanh chóng xuống cấp và lương thực thực phẩm nhanh chóng bị hư hỏng. Mỗi năm ở đây có tới hơn 130 ngày có gió mạnh từ cấp 6 trở lên. Gió Đông Bắc thổi từ tháng 11 đến tháng 3 năm sau, gió mùa Tây Nam thổi từ tháng 5 đến tháng 10. Tháng 4 là tháng ít có gió mạnh nhất, đây là thời điểm chuyển tiếp từ gió mùa Đông Bắc sang gió mùa Tây Nam. Từ tháng 7 đến tháng 12 hàng năm thường có bão đi qua khu vực đảo, có những tháng cao điểm mưa to, gió lớn gây khó khăn cho tàu ra neo đậu làm nhiệm vụ tại đảo.

 

12. Đảo Đá Thị

 

Đảo Đá Thị nằm ở phía Bắc quần đảo Trường Sa, vĩ độ 10024’42’’N và kinh độ 114022’12’’E, cách đảo Sơn Ca khoảng 6 hải lý về phía Đông - Đông Bắc, là một trong những đảo có vị trí quan trọng trên quần đảo. Đảo Đá Thị có hình hơi tròn và dẹt về hai đầu, nằm theo hướng Đông Bắc - Tây Nam, là đảo đá ngầm dài 1,5-2km, rộng khoảng 1-1,3km. Đảo có độ dốc về hướng Đông Nam, độ sâu của đảo không đều, khi nước thủy triều cao khoảng 1,2m thì toàn bộ đảo nằm dưới mặt nước khoảng 0,6m. Khi mặt đảo nhô lên khỏi mặt nước 0,3m thì ở giữa đảo vẫn còn chỗ có nước. Về thời tiết ở đây cơ bản có hai mùa: Mùa khô và mùa mưa. Mùa khô từ tháng 2 đến tháng 4, mùa mưa từ tháng 5 đến tháng 1 năm sau. Nhiệt độ trung bình hàng năm từ 25-290C, thấp nhất 140C, cao nhất 350C.Độ ẩm trung bình hàng năm từ 76-80%, cao nhất là 97%, thấp nhất là 60%. Độ ẩm mang theo nhiều hơi sương muối làm cho trang bị vũ khí, khí tài nhanh chóng xuống cấp và lương thực thực phẩm nhanh chóng bị hư hỏng. Mỗi năm ở đấy có tới hơn 130 ngày có gió mạnh từ cấp 6 trở lên. Gió Đông Bắc thổi từ tháng 10 đến tháng 3 năm sau, gió mùa Tây Nam thổi từ tháng 5 đến tháng 10. Tháng 4 là tháng ít có gió mạnh nhất, đây là thời điểm chuyển tiếp từ gió mùa Đông Bắc sang gió mùa Tây Nam. Từ tháng 7 đến tháng 12 hàng năm thường có bão đi qua khu vực đảo, biển động, sóng cao từ 4-5m, có những tháng cao điểm mưa to, gió lớn gây khó khăn cho tàu ra neo đậu làm nhiệm vụ tại đảo.
DanQuyen.com
    Phản Hồi Của Độc Giả Về Bài Viết
Họ và Tên
Địa chỉ
Email
Tiêu đề
Nội dung
Gửi cho bạn bè Phản hồi

Các bài viết mới:
    Bản đúc nổi trên đỉnh đồng ở Huế được ghi danh di sản tư liệu thế giới (08-05-2024)
    Sự tích về chúa Nguyễn Ánh và núi Bà Đen (18-02-2024)
    Chuyến thám hiểm dãy Trường Sơn của bác sĩ Yersin 133 năm trước (14-02-2024)
    Thêm 29 hiện vật, nhóm hiện vật được công nhận là Bảo vật Quốc gia (18-01-2024)
    Tặng thưởng Huân chương Dũng cảm cho 'thủ lĩnh' nhóm cứu hộ FAS Angel (26-12-2023)
    Bolero trở thành Di sản văn hóa phi vật thể của nhân loại (06-12-2023)
    Bảo tồn nghề truyền thống của người Tày gắn với phát triển du lịch cộng đồng (27-11-2023)
    Dòng chảy văn hóa Việt trong thiết kế nội thất (21-10-2023)
    Hội thảo đẩy mạnh sự phát triển võ cổ truyền Việt Nam (03-08-2023)
    Phát hiện khẩu súng thần công dài gần 2 m thời triều Nguyễn (16-07-2023)
    Di sản Thế giới đầu tiên tại Việt Nam được UNESCO vinh danh, giờ ra sao? (17-06-2023)
    Hành trình 30 năm Di sản văn hóa Huế hội nhập thế giới (15-06-2023)
    Khai mạc hội Gióng - Di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại (26-05-2023)
    Thành kính lễ Giỗ Tổ Hùng Vương tại Liên bang Nga (29-04-2023)
    Festival nghề truyền thống Huế 2023: Tôn vinh tinh hoa nghề bún (29-04-2023)
    Sắc phong Việt Nam bị rao bán tại Trung Quốc: Các bên tiếp tục phối hợp xử lý (20-04-2023)
    Mở lối cho việc trùng tu biệt thự Pháp cổ xuống cấp tại Hà Nội (15-04-2023)
    Ông Mai Hữu Tín tiếp tục được bầu Chủ tịch Vovinam Việt Nam (15-04-2023)
    Sắc phong của Việt Nam có thể bị rao bán ở Trung Quốc, Bộ VHTT&DL lên tiếng (12-04-2023)
    UNESCO 'hiến kế' cho Hà Nội bảo tồn và phát huy giá trị di sản (27-03-2023)

Các bài viết cũ:
    Văn tế vong hồn liệt sĩ Hoàng Sa - Trường Sa (16-03-2015)
    Không quân Việt Nam bảo vệ Trường Sa những năm 1980 thế nào? (16-03-2015)
    Hải chiến Trường Sa 1988: Lá cờ màu máu mãi thắm tươi (14-03-2015)
    Chủ quyền Hoàng Sa, Trường Sa của Việt Nam qua chứng cứ từ Trung Quốc (13-03-2015)
    Hải chiến Trường Sa 1988: Thiên sử anh hùng, bất diệt (12-03-2015)
    Cuộc đời thăng trầm và cái chết oanh liệt của người Việt đầu tiên sang Mỹ (09-03-2015)
    Vẻ đẹp bất tử trong cái chết của nữ tướng Bùi Thị Xuân (08-03-2015)
    Chiến lược kiểm soát Hoàng Sa của vua Minh Mạng (07-03-2015)
    Cách tổ chức quân đội nhà Trần giống quân đội La Mã (05-03-2015)
    Hé lộ thiên tình sử đẫm lệ nổi tiếng triều Trần (02-03-2015)
    Hồ Quý Ly - một hiện tượng lịch sử (01-03-2015)
    Quân thủy hùng mạnh và chủ quyền biển đảo triều Lê (28-02-2015)
    Những chuyện lý thú về loài dê trong lịch sử Việt Nam (27-02-2015)
    Sức mạnh hỏa khí của quân đội Đại Việt (26-02-2015)
    Những vị vua Việt lên ngôi ngày Tết Nguyên Đán (25-02-2015)
    Chính sử nhà Nguyễn viết gì về 'kẻ tử thù' Quang Trung? (24-02-2015)
    Từ Hải có phải là hình ảnh của Quang Trung - Nguyễn Huệ? (23-02-2015)
    Chống phương Bắc đồng hóa - cuộc đấu tranh vĩ đại của dân tộc Việt (22-02-2015)
    Những nghi án cung đình không lời giải trong lịch sử Việt Nam (13-02-2015)
    Chiến công hiển hách của hoàng tử Đại Việt trên đất Triều Tiên (10-02-2015)
 
"Hoàng Sa, Trường Sa là của Việt Nam".

Chuyển Tiếng Việt


    Truyện Ngắn
48 Giờ Yêu Nhau


   Sự Kiện

Lời Di Chúc của Vua Trần Nhân Tôn





 

Copyright © 2010 DanQuyen.com - Cơ Quan Ngôn Luận Người Việt Hải Ngoại
Địa Chỉ Liên Lạc Thư Tín:
E-mail: danquyennews@aol.com
Lượt Truy Cập : 153911648.