Trang nhất
  Xã Luận
  Đọc Báo Trong Nước
  Truyện Ngắn
  Kinh Tế
  Âm vang sử Việt
  Tin Thể Thao
  Y Học
  Tâm lý - Xã hội
  Công Nghệ
  Ẩm Thực

    Diễn Đàn Biển Đông
Chuyên gia phân tích 'nước cờ' của Trung Quốc và Philippines trước căng thẳng gia tăng tại Biển Đông
    Hình Ảnh Quê Nhà - Video Clip
Lễ công bố Quyết định công nhận Khu du lịch quốc gia Mộc Châu
    Tin Thế Giới
Hàn Quốc, Triều Tiên không trao đổi thương mại qua biên giới trong năm 2023
    Tin Việt Nam
Việt Nam giành 7 Huy chương tại Olympic Tin học Châu Á 2024
    Tin Cộng Đồng
Bảo vệ trẻ em trước những tác động của ngành công nghiệp thuốc lá
    Tin Hoa Kỳ
Chiến dịch tranh cử của ông Trump nhận quyên góp bằng tiền điện tử
    Văn Nghệ
Hòa Minzy 'xinh như công chúa' đón tuổi mới, Văn Toàn nói 1 từ liền gây chú ý
    Điện Ảnh
Tổng thống Joe Biden trao huân chương cho Dương Tử Quỳnh tại Nhà Trắng
    Âm Nhạc
Westlife thông báo trở lại Việt Nam với 2 đêm diễn tại Hà Nội
    Văn Học
Nhà văn Lý Lan trở thành nữ 'Hiệp sĩ Dế Mèn' đầu tiên

Thông Tin Tòa Soạn

Tổng biên tập:
Tiến Sĩ
Nguyễn Hữu Hoạt
Phụ Tá Tổng Biên Tập
Tiến Sĩ
Nhật Khánh Thy Nguyễn
Tổng Thư ký:
Quách Y Lành




   Tin Thế Giới
Chiến lược an ninh ‘Kiềng ba chân’ Lý Quang Diệu
Tìm kiếm sự ủng hộ của các nước lớn; Đầu tư xây dựng quân đội hiện đại, tinh nhuệ; Tăng cường hợp tác khu vực. Ba nhóm giải pháp an ninh của cố Thủ tướng Lý Quang Diệu đã giúp Singapore đứng vững trên eo biển quốc tế chiến lược.

 



Quốc phòng và an ninh của Singapore có thể phát triển vững chắc như hiện nay, là nhờ công lao kiến tạo nền tảng ban đầu của ông Lý Quang Diệu.

 

Tách khỏi Malaysia năm 1965, giới chức Singapore luôn nhận thức được rằng, quốc đảo nằm trên eo biển quốc tế chiến lược này dễ bị xâm phạm cũng như dễ bị choáng ngợp bởi sức mạnh quân sự các láng giềng.

 

Tại Đối thoại An ninh châu Á- Thái Bình Dương Shangri-la 2014, Học giả cao cấp William Choogn thuộc Viện nghiên cứu chiếc lược quốc tế (IISS) nhận định: “Nỗi lo lớn nhất của một quốc gia như Singapore nằm ở hai góc độ: bị ép buộc bởi các cường quốc lớn hơn và bất ổn chiến lược do xung đột giữa các cường quốc”.

 

Thế nhưng, sau 50 năm độc lập, Singapore đứng vững trên eo biển quốc tế chiến lược, đồng thời sở hữu lực lượng quân sự hiện đại nhất Đông Nam Á.

 

Không quân, Lục quân và Hải quân Singapore hết sức tinh gọn, gồm các tàu đổ bộ, khinh hạm tàng hình, các tiêm kích đa dụng F-15SD, tiêm kích F-16D, máy bay cảnh báo sớm G550-AEW... Singapore cũng đang cân nhắc mua sắm siêu tiêu kích thế hệ thứ 5 F-35.

 

Trong khi đa số các nước ASEAN gặp khó khăn trong phát triển ngành công nghiệp quốc phòng, thì Singapore là một ngoại lệ với “năng lực tương đương các đối thủ quốc tế”, một nghiên cứu của McKinsey & Company cho biết. 

 

Sở dĩ quốc phòng và an ninh của Singapore có thể phát triển vững chắc như hiện nay, là nhờ công lao kiến tạo nền tảng ban đầu của vị Thủ tướng đầu tiên, ông Lý Quang Diệu.

 

Khi mới độc lập, Singapore chưa có Hải quân và Không quân. Lục quân của họ mới chỉ gồm một trung đoàn pháo binh bao gồm các lính tự nguyện, một trung đoàn xe bọc thép, còn bộ binh thường trực không đủ ba tiểu đoàn. Một lực lượng nhỏ bé như vậy không đủ sức bảo vệ đất nước trước bất kỳ một đối phương nào.

 

Thủ tướng Lý Quang Diệu khi đó, đã nhanh chóng nhận ra rằng cách thức tốt nhất đối với Singapore là thông qua 3 nhóm giải pháp gồm: thuyết phục các cường quốc lớn bảo vệ sự toàn vẹn của Singapore; phát triển lực lượng vũ trang; và thúc đẩy hợp tác khu vực.

 

Giải pháp mang tính thực dụng này đã chứng tỏ được tính hiệu quả lâu dài và còn nguyên giá trị tới nay:

 

Tìm kiếm sự ủng hộ từ các nước lớn

 

Lúc đầu, Singapore dựa vào lực lượng Anh đóng đồn trú theo hiệp định quốc phòng Anglo-Malaysia. Tới năm 1969, Anh đã thông báo ý định rời khỏi các căn cứ tại Singapore trước mùa xuân năm 1971.

 

Sự ra đi này không chỉ gây mối đe dọa nghiêm trọng đối với an ninh Singapore, mà còn phá vỡ sự tăng trưởng kinh tế của quốc đảo do nó gây tâm lý lo ngại cho các nhà đầu tư nước ngoài.

 

Để lấp lỗ hổng này, ông Lý đã tìm sự hỗ trợ từ một liên minh. Tháng 4/1971, Singapore ký Hiệp định quốc phòng 5 lực lượng với Anh, Malaysia, Australia và New Zealand.

 

Mặc dù hiệp định này không gồm những cam kế quốc phòng cụ thể, nhưng nó đã tạo ra cơ chế yêu cầu một lực lượng lớn ủng hộ Singapore trong tình huống xảy ra khủng hoảng. 

 

Đầu tư xây dựng quân đội

 

Nếu chỉ dựa vào các cường quốc bên ngoài để bảo vệ đất nước, Singapore sẽ luôn phải đối mặt với rủi ro. Thế nên, bên cạnh việc tìm kiếm sự ủng hộ từ các nước lớn, ông Lý Quang Diệu nhận ra rằng cần phải phát triển lực lượng quân đội.

 

Trong vấn đề này, ông Lý coi hệ thống quân sự Israel như một mô hình cho Singapore phát triển quân đội. Trong cuốn sách "From Third World to First: The Singapore Story 1965-2000," xuất bản năm 2000, ông Lý Quang Diệu đã nhắc tới điều này.

 

Năm 1967, một dự luật được thông qua nhằm bắt buộc tất cả nam giới đủ 18 tuổi phục vụ trong quân đội quốc gia, sau đó là phục vụ trong lực lượng dự bị. Điều luật này không chỉ tạo ra nguồn lực cho quân đội, mà còn xây dựng ý thức về bản sắc quốc gia.

 

Bên cạnh đó, Singapore cũng ưu tiên phát triển quân đội theo hướng hiện đại, tinh nhuệ.

 

Theo Viện nghiên cứu hòa bình quốc tế Stockholm (SIPRI), từ năm 2008-2012, với dân số chỉ khoảng 5,3 triệu người, nhưng Singapore là quốc gia nhập khẩu vũ khí lớn thứ 5 thế giới, với ngân sách quốc phòng luôn chiếm 20% ngân sách quốc gia.

 

Trong khoảng thời gian này, chỉ Ấn Độ, Trung Quốc, Pakistan và Hàn Quốc có thể chi cho vũ khí nhiều hơn Singapore.




Tăng cường hợp tác quốc tế

 

Ông Lý Quang Diệu còn nhận ra giá trị của việc xây dựng mối quan hệ hợp tác khu vực. Bằng cách thiết lập quan hệ hữu nghị và phát triển quan hệ kinh tế với các láng giềng, Singapore sẽ tăng cường được sự ổn định và tiềm lực.

 

Năm 1966, ông Lý quyết định khôi phục thương mại với Indonesia. Ông cũng thực hiện các chuyến thăm tới Kuala Lumpur và Jakarta nhằm xây dựng niềm tin lẫn nhau.

 

Tinh thần hợp tác khu vực đã dẫn tới sự hình thành Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) năm 1967, gồm Singapore, Indonesia, Malaysia, Thái Lan và Philippin là các thành viên sáng lập, tiến tới thiết lập Đông Nam Á thành “khu vực hòa bình, tự do và trung lập” năm 1972. Một trật tự khu vực như vậy là điều kiện để Singapore có thể tập trung vào các vấn đề quan trọng khác trong nước.

 

Khi nói về các vấn đề quốc phòng, ông Lý luôn bày tỏ những quan điểm chuẩn mực. Ông đã thúc đẩy giá trị của luật pháp quốc tế và các tổ chức quốc tế.

 

Trong một cuộc phỏng vấn năm 1994, ông Lý ủng hộ cơ chế Liên Hợp Quốc trong giải quyết các xung đột quốc tế. 

 

Ông Lý cũng nhận ra sức mạnh kinh tế sẽ là cách thức để Singapore tạo ra ảnh hưởng đối với các nước láng giềng và thế giới. 

 

“Kiềng ba chân” quân sự - an ninh của ông Lý Quang Diệu đã chứng tỏ tính thực dụng và hiệu quả. Các chương trình thực hiện của ông giúp cân bằng hữu hiệu quan hệ quân sự, mang lại nền an ninh quốc gia vững chắc.

 

Đây là môi trường thuận lợi để Singapore tập trung vào các lợi ích quốc gia khác. Chính sách thúc đẩy hợp tác khu vực hỗ trợ cho các chương trình kinh tế của ông Lý trong mở mang thị trường. Các thành tựu kinh tế lại tạo điều kiện thúc đẩy các mục tiêu an ninh và đoàn kết dân tộc.

 

Thông qua chiến lược an ninh quốc gia khôn ngoan, ông Lý Quang Diệu đã mở rộng ảnh hưởng và nâng cao vị thế của Singapore tại Đông Nam Á và trên trường quốc tế.
DanQuyen.com
    Phản Hồi Của Độc Giả Về Bài Viết
Họ và Tên
Địa chỉ
Email
Tiêu đề
Nội dung
Gửi cho bạn bè Phản hồi

Các bài viết mới:
    Hàn Quốc, Triều Tiên không trao đổi thương mại qua biên giới trong năm 2023 (31-05-2024)
    Nga chính thức là nền kinh tế lớn thứ 4 thế giới (31-05-2024)
    Hungary cảnh báo về 'ý tưởng điên rồ' của NATO (31-05-2024)
    Tổng thống Ukraine sa thải một loạt nhân sự thân Mỹ: Lời cảnh báo với Washington? (31-05-2024)
    Giá xăng quay đầu giảm gần 700 đồng/lít (30-05-2024)
    Sau tuyên bố của Mỹ, Nga cảnh báo có 'biện pháp răn đe bổ sung trong lĩnh vực hạt nhân' (30-05-2024)
    Ukraine dồn dập tấn công Crimea, Nga phóng tên lửa hàng loạt (30-05-2024)
    Nga thả 'siêu bom' vào Kharkov tạo cột khói hình nấm khổng lồ (30-05-2024)
    Lực lượng Houthi tấn công liên tiếp 6 tàu chở hàng (30-05-2024)
    Nga có tuyên bố mới về hội nghị hòa bình ở Thụy Sĩ (29-05-2024)
    Vũ khí châu Âu dồn dập hướng về Ukraine (29-05-2024)
    Ông Netanyahu thừa nhận sai lầm bi thảm vụ Israel không kích trại tị nạn ở Rafah (28-05-2024)
    Campuchia bác tin chiếc máy bay MH370 rơi ở trong rừng (28-05-2024)
    Tổng thống Putin: Những nỗ lực xâm nhập lãnh thổ Nga vấp phải phản ứng quyết liệt (28-05-2024)
    Mỹ-Trung Quốc nhất trí duy trì đối thoại để quản lý rủi ro hàng hải (28-05-2024)
    Nga tấn công sân bay Zaporozhye bằng tên lửa Kh-59 (28-05-2024)
    NATO huấn luyện tấn công hạt nhân vào lãnh thổ Nga (28-05-2024)
    Gác lại tang thương, Iran bắt đầu quá trình tìm kiếm tổng thống mới (27-05-2024)
    Ukraine nói Moscow mất nửa triệu quân, Nga tái khẳng định điều kiện đàm phán (27-05-2024)
    Thủ tướng Trung Quốc ca ngợi 'sự khởi đầu mới' với Hàn Quốc và Nhật Bản (27-05-2024)

Các bài viết cũ:
    Tranh vẽ hoa của Hitler được bán đấu giá với mức "khủng" (24-03-2015)
    Mỹ tìm cách thả lỏng Trung Quốc để chặn đứng Nga (24-03-2015)
    Thế giới mất một người khổng lồ đích thực (24-03-2015)
    Mỹ-Trung Quốc đối đầu vụ triển khai hệ thống phòng thủ tên lửa (24-03-2015)
    Cơn đau đầu mang tên bất hòa Hàn - Nhật (23-03-2015)
    Đan Mạch “phản pháo” đe dọa từ Nga (23-03-2015)
    Con trai cựu Tổng thống Ukraine tử nạn bí ẩn (23-03-2015)
    Phép màu Singapore dưới bàn tay Lý Quang Diệu (23-03-2015)
    Cựu thủ tướng Singapore Lý Quang Diệu từ trần (23-03-2015)
    60% người dân không hài lòng với Poroshenko (22-03-2015)
    Nga “xử” Đan Mạch nếu tham gia lá chắn tên lửa (22-03-2015)
    IS vươn vòi ra toàn cầu (22-03-2015)
    Không thể thiếu nhau, Nga và EU vẫn đối đầu? (21-03-2015)
    Điều Mỹ sợ nhất về Triều Tiên đã xảy ra? (21-03-2015)
    Trung Quốc mua quan hệ đánh bật Mỹ? (21-03-2015)
    IS là nhóm khủng bố giàu nhất lịch sử? (21-03-2015)
    Ông Putin đề xuất thành lập 'liên minh tiền tệ' (21-03-2015)
    Chiến thắng của Netanyahu khiến thế giới lo ngại (20-03-2015)
    Lương Thủ tướng Singapore cao nhất thế giới ? (20-03-2015)
    “Hiệp ước liên minh”: Hình thức sáp nhập kiểu mới của Nga? (20-03-2015)
 
"Hoàng Sa, Trường Sa là của Việt Nam".

Chuyển Tiếng Việt


    Truyện Ngắn
48 Giờ Yêu Nhau


   Sự Kiện

Lời Di Chúc của Vua Trần Nhân Tôn





 

Copyright © 2010 DanQuyen.com - Cơ Quan Ngôn Luận Người Việt Hải Ngoại
Địa Chỉ Liên Lạc Thư Tín:
E-mail: danquyennews@aol.com
Lượt Truy Cập : 153366601.