Trang nhất
  Xã Luận
  Đọc Báo Trong Nước
  Truyện Ngắn
  Kinh Tế
  Âm vang sử Việt
  Tin Thể Thao
  Y Học
  Tâm lý - Xã hội
  Công Nghệ
  Ẩm Thực

    Diễn Đàn Biển Đông
Từ mai, Trung Quốc áp dụng luật cho phép bắt người nước ngoài trên biển
    Hình Ảnh Quê Nhà - Video Clip
Tạm dừng bơi lội, lặn ngắm san hô tại nhiều địa điểm ở Côn Đảo
    Tin Thế Giới
'Đồng minh' của Tổng thống Putin tới Ukraine, kêu gọi ngừng bắn
    Tin Việt Nam
Thủ tướng Phạm Minh Chính thăm Hàn Quốc: Việt - Hàn hướng tới mục tiêu 150 tỷ USD thương mại song phương
    Tin Cộng Đồng
Giẫm đạp kinh hoàng tại lễ hội tôn giáo ở Ấn Độ, ít nhất 87 người thiệt mạng
    Tin Hoa Kỳ
Ông Biden lên tiếng sau màn khẩu chiến 'nảy lửa' với ông Trump
    Văn Nghệ
Hòa Minzy 'xinh như công chúa' đón tuổi mới, Văn Toàn nói 1 từ liền gây chú ý
    Điện Ảnh
Studio nhận bão chỉ trích, tẩy chay sau vụ Châu Bùi bị quay lén trong toilet
    Âm Nhạc
Tự hào là chính mình - Thông điệp tháng 6 kết nối nghệ sĩ và khán giả
    Văn Học
Một nam học sinh phao tin 'lộ đề thi tốt nghiệp THPT'

Thông Tin Tòa Soạn

Tổng biên tập:
Tiến Sĩ
Nguyễn Hữu Hoạt
Phụ Tá Tổng Biên Tập
Tiến Sĩ
Nhật Khánh Thy Nguyễn
Tổng Thư ký:
Quách Y Lành




   Âm vang sử Việt
Thái độ nghiêm khắc của người viết sử trong Đại Việt sử ký toàn thư
Trong việc viết sử, phê phán thẳng thắn, khách quan là một tinh thần vừa khó vừa quan trọng. Làm được điều ấy đòi hỏi phải có sự trung thực và tính can trường.

 



 


Trong kho tàng sử liệu hiếm hoi của dân tộc ta, bộ Đại Việt Sử Ký Toàn Thư là một báu vật vô giá. Sự vô giá của bộ sử này ở nhiều khía cạnh, nhưng trong đó có một khía cạnh quan trọng, đó là thái độ phê phán thẳng thắn, trung thực và nghiêm khắc của người chép sử. Về Đinh Tiên Hoàng, ngoài việc ca ngợi công đức, tài năng của ông, đến phần nhược điểm Lê Văn Hưu không ngại ngần hạ bút phê phán: “Đinh Tiên Hoàng không kê cứu cổ hoạc, mà bầy tôi đương thời lại không có ai biết giúp sửa cho đúng, để đến nỗi chìm đắm trong tình riêng, cùng lập 5 hoàng hậu. Sau hai triều Lê, Lý cũng phần nhiều bắt chước làm theo, ấy là do Tiên Hoàng khởi xướng sự rối loạn thứ bậc vậy”.

 

Đại Việt sử ký toàn thư (chữ Hán: 大越史記全書) là cuốn sách chữ Hán lớn chép về các sự kiện lịch sử nước Việt Nam (Quốc sử) qua các thời đại từ Kinh Dương Vương đến thời nhà Lê trung hưng năm 1675. Cuốn sử này được khắc in toàn bộ và công bố lần đầu tiên vào năm Đinh Sửu, niên hiệu Chính Hoà thứ 18, triều Lê Hy Tông, tức là năm 1697 và là cuốn sử Việt Nam cổ nhất còn tồn tại nguyên vẹn đến ngày nay do nhiều sử gia từ thời nhà Trần và nhà Hậu Lê soạn thảo ra.

 

Cuốn sách được Ngô Sĩ Liên, một nhà sử học thời Lê Thánh Tông viết với sự tham khảo và sao chép lại một phần từ các cuốn Đại Việt sử ký của Lê Văn Hưu thời nhà Trần và Đại Việt sử ký tục biên của Phan Phu Tiên (thời nhà Lê nhưng trước Ngô Sĩ Liên) và được các nhà sử học khác như Vũ Quỳnh, Lê Tung, Phạm Công Trứ, Lê Hy v.v.. hiệu chỉnh và bổ sung thêm sau này. Tên gọi chính thức của cuốn sách này do Ngô Sĩ Liên đặt.

 

Khi Lê Đại Hành thay nhà Đinh lên làm vua, công lao được sử thần xưng tụng: “Vua trừ nội gian mà lấy được nước, đuổi giặc ngoài để yên dân, trong nước vua thanh bình, Bắc Nam vô sự…”. Nhưng sự phê phán cũng không phải nhẹ khi xảy ra chuyện Lê Đại Hành đã lập vợ của Đinh Tiên Hoàng làm vợ mình. Sử thần Ngô Sĩ Liên nói: “Đại Hành thông dâm với vợ vua, đến chỗ nghiễm nhiên lập làm hoàng hậu, mất cả lòng biết hổ thẹn…”

 

Đến Lý Công Uẩn, người khơi nghiệp cho vương triều Lý cũng không phải là ngoại lệ. Sau khi ca ngợi công đức của Lý Thái Tổ là ứng mệnh trời, thuận lòng người, nhân thời mở vận, khoan thứ nhân từ… Lê Văn Hưu cũng thẳng thắn chỉ ra các nhược điểm như: “chưa dựng tông miếu, đàn xã tắc mà đã lập tám trăm chùa ở phủ Thiên Đức”. Còn Ngô Sĩ Liên thì phê phán: “Chưa làm sáng chính học, lại ưa thích dị đoan, bị lụy vì chuyện đó”. Tới Lý Phật Mã sự phê phán còn nhẹ nhàng hơn: “Người quân tử còn lấy việc khoe khoang thái quá để chê trách vua chưa hiền”. Còn Lý Thánh Tông lại bị “soi” ở khía cạnh khác, vung phí công sức và của cải của dân: “… nhọc sức dân xây tháp Báo Thiên, phí của dân dựng cung Dâm Đàm, đó là chỗ kém”. Sang tới Lý Anh Tông những hạn chế thuộc về bản chất vẫn bị đem ra lên án: “… không phân biệt được kẻ gian tà, hình phạt không sáng suốt…”. Khi chép về Trần Thái Tông, ông vua mở đầu cho triều đại Trần, các sử gia cũng thẳng thắn, khách quan đánh giá về ưu điểm và nhược điểm. “Vua khoan nhân đại độ, có lượng đế vương” nhưng rồi cũng không quên phê phán nhược điểm của vua là để cho: “… quy hoạch việc nước đều do Trần Thủ Độ làm và chốn buồng the cũng có điều hổ thẹn”. Đến Trần Thủ Độ, vị khai quốc công thần, người chính thức dựng triều Trần cũng bị quở trách nghiêm khắc vì hành vi giết Huệ Tông và cướp vợ của ông ta. Sử thần Ngô Sĩ Liên hạ bút một cách quyết liệt: “Thủ Độ coi việc đó là hết lòng trung, lo việc nước, nhưng biết đâu thiên hạ đời sau đều chỉ mặt gọi là giặc giết vua, huống chi lại còn làm thói chó lợn”. Trần Anh Tông cũng không tránh khỏi con mắt phán xét khắt khe của sử gia: “Vua khéo biết kế thừa, cho nên thời cuộc đi tới chỗ thái bình, chính trị trở nên tốt đẹp, văn vật chế độ ngày càng thịnh vượng, cũng là bậc vua tốt của triều Trần. Song tụ họp nhà sư trên núi Yên Tử, làm nhọc sức dân dựng gác Ánh Vân, thì chẳng phải là tỳ vết nhỏ trong đức lớn đó sao?”

 

Lê Thái Tổ, tức Lê Lợi, người khởi binh đánh đuổi giặc Minh, khai sáng triều Lê, được sử gia đánh giá là vị vua có mưu kế xa rộng, mở mang cơ nghiệp nhưng kèm theo đó là nhược điểm chết người: “… đa nghi, hiếu sát”. Chỉ rõ nhược điểm ấy của vua Lê Lợi là chính xác bởi vì trên thực tế quả là ông đã sát hại rất nhiều những cộng sự quan trọng của mình cũng như đã sai chém Tư mã Lê Lai, chém Lưu Nhân Chú, ruồng bỏ Nguyễn Trãi.

 

Những lời phán xét đanh thép trong Đại Việt Sử Ký Toàn Thư đúng sai còn phải bàn nhưng trước hết nó cho thấy được thái độ thẳng thắn của những người chép sử. Không có những lời lẽ đó, đời sau sẽ vượt qua dễ dàng các ranh giới đạo đức và không biết sợ dư luận. Việc nêu lên khuyết điểm, sai lầm của các bậc tiền nhân không làm hình ảnh họ bị méo đi, mà trái lại nó góp phần làm cho thế hệ sau thấy rõ hơn giá trị những thành quả mà họ có được. Các bậc đế vương cũng là con người, mà đã là con người thì ắt có sai lầm, khuyết điểm. Có sai lầm, khuyết điểm mà không bị chìm đắm, trái lại vẫn sáng giá, tồn tại với muôn năm thì còn quý hơn nhiều. Thời này rất cần tinh thần phê phán thẳng thắn, nghiêm khắc như trong Đại Việt Sử Ký Toàn Thư.
DanQuyen.com
    Phản Hồi Của Độc Giả Về Bài Viết
Họ và Tên
Địa chỉ
Email
Tiêu đề
Nội dung
Gửi cho bạn bè Phản hồi

Các bài viết mới:
    Bản đúc nổi trên đỉnh đồng ở Huế được ghi danh di sản tư liệu thế giới (08-05-2024)
    Sự tích về chúa Nguyễn Ánh và núi Bà Đen (18-02-2024)
    Chuyến thám hiểm dãy Trường Sơn của bác sĩ Yersin 133 năm trước (14-02-2024)
    Thêm 29 hiện vật, nhóm hiện vật được công nhận là Bảo vật Quốc gia (18-01-2024)
    Tặng thưởng Huân chương Dũng cảm cho 'thủ lĩnh' nhóm cứu hộ FAS Angel (26-12-2023)
    Bolero trở thành Di sản văn hóa phi vật thể của nhân loại (06-12-2023)
    Bảo tồn nghề truyền thống của người Tày gắn với phát triển du lịch cộng đồng (27-11-2023)
    Dòng chảy văn hóa Việt trong thiết kế nội thất (21-10-2023)
    Hội thảo đẩy mạnh sự phát triển võ cổ truyền Việt Nam (03-08-2023)
    Phát hiện khẩu súng thần công dài gần 2 m thời triều Nguyễn (16-07-2023)
    Di sản Thế giới đầu tiên tại Việt Nam được UNESCO vinh danh, giờ ra sao? (17-06-2023)
    Hành trình 30 năm Di sản văn hóa Huế hội nhập thế giới (15-06-2023)
    Khai mạc hội Gióng - Di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại (26-05-2023)
    Thành kính lễ Giỗ Tổ Hùng Vương tại Liên bang Nga (29-04-2023)
    Festival nghề truyền thống Huế 2023: Tôn vinh tinh hoa nghề bún (29-04-2023)
    Sắc phong Việt Nam bị rao bán tại Trung Quốc: Các bên tiếp tục phối hợp xử lý (20-04-2023)
    Mở lối cho việc trùng tu biệt thự Pháp cổ xuống cấp tại Hà Nội (15-04-2023)
    Ông Mai Hữu Tín tiếp tục được bầu Chủ tịch Vovinam Việt Nam (15-04-2023)
    Sắc phong của Việt Nam có thể bị rao bán ở Trung Quốc, Bộ VHTT&DL lên tiếng (12-04-2023)
    UNESCO 'hiến kế' cho Hà Nội bảo tồn và phát huy giá trị di sản (27-03-2023)

Các bài viết cũ:
    Vụ án 'hải tặc' chấn động thời Tự Đức (31-03-2015)
    Phận thảm của các cung nữ trong Tử Cấm thành Huế (28-03-2015)
    Cuộc đời bi thương của Hoàng thái tử Bảo Long (27-03-2015)
    Vụ án oan bi thảm chấn động nhà Trần (26-03-2015)
    Lý Quang Diệu và Việt Nam: Từ thù địch đến đối tác (24-03-2015)
    Nếu Madrid không cần Bale... (24-03-2015)
    Cuộc trở về của hậu duệ vua Hàm Nghi (22-03-2015)
    Những điều cần biết về 21 điểm đảo Việt Nam đang kiểm soát ở Trường Sa (19-03-2015)
    Văn tế vong hồn liệt sĩ Hoàng Sa - Trường Sa (16-03-2015)
    Không quân Việt Nam bảo vệ Trường Sa những năm 1980 thế nào? (16-03-2015)
    Hải chiến Trường Sa 1988: Lá cờ màu máu mãi thắm tươi (14-03-2015)
    Chủ quyền Hoàng Sa, Trường Sa của Việt Nam qua chứng cứ từ Trung Quốc (13-03-2015)
    Hải chiến Trường Sa 1988: Thiên sử anh hùng, bất diệt (12-03-2015)
    Cuộc đời thăng trầm và cái chết oanh liệt của người Việt đầu tiên sang Mỹ (09-03-2015)
    Vẻ đẹp bất tử trong cái chết của nữ tướng Bùi Thị Xuân (08-03-2015)
    Chiến lược kiểm soát Hoàng Sa của vua Minh Mạng (07-03-2015)
    Cách tổ chức quân đội nhà Trần giống quân đội La Mã (05-03-2015)
    Hé lộ thiên tình sử đẫm lệ nổi tiếng triều Trần (02-03-2015)
    Hồ Quý Ly - một hiện tượng lịch sử (01-03-2015)
    Quân thủy hùng mạnh và chủ quyền biển đảo triều Lê (28-02-2015)
 
"Hoàng Sa, Trường Sa là của Việt Nam".

Chuyển Tiếng Việt


    Truyện Ngắn
48 Giờ Yêu Nhau


   Sự Kiện

Lời Di Chúc của Vua Trần Nhân Tôn





 

Copyright © 2010 DanQuyen.com - Cơ Quan Ngôn Luận Người Việt Hải Ngoại
Địa Chỉ Liên Lạc Thư Tín:
E-mail: danquyennews@aol.com
Lượt Truy Cập : 153881657.