Trang nhất
  Xã Luận
  Đọc Báo Trong Nước
  Truyện Ngắn
  Kinh Tế
  Âm vang sử Việt
  Tin Thể Thao
  Y Học
  Tâm lý - Xã hội
  Công Nghệ
  Ẩm Thực

    Diễn Đàn Biển Đông
Từ mai, Trung Quốc áp dụng luật cho phép bắt người nước ngoài trên biển
    Hình Ảnh Quê Nhà - Video Clip
Tạm dừng bơi lội, lặn ngắm san hô tại nhiều địa điểm ở Côn Đảo
    Tin Thế Giới
'Đồng minh' của Tổng thống Putin tới Ukraine, kêu gọi ngừng bắn
    Tin Việt Nam
Thủ tướng Phạm Minh Chính thăm Hàn Quốc: Việt - Hàn hướng tới mục tiêu 150 tỷ USD thương mại song phương
    Tin Cộng Đồng
Giẫm đạp kinh hoàng tại lễ hội tôn giáo ở Ấn Độ, ít nhất 87 người thiệt mạng
    Tin Hoa Kỳ
Ông Biden lên tiếng sau màn khẩu chiến 'nảy lửa' với ông Trump
    Văn Nghệ
Hòa Minzy 'xinh như công chúa' đón tuổi mới, Văn Toàn nói 1 từ liền gây chú ý
    Điện Ảnh
Studio nhận bão chỉ trích, tẩy chay sau vụ Châu Bùi bị quay lén trong toilet
    Âm Nhạc
Tự hào là chính mình - Thông điệp tháng 6 kết nối nghệ sĩ và khán giả
    Văn Học
Một nam học sinh phao tin 'lộ đề thi tốt nghiệp THPT'

Thông Tin Tòa Soạn

Tổng biên tập:
Tiến Sĩ
Nguyễn Hữu Hoạt
Phụ Tá Tổng Biên Tập
Tiến Sĩ
Nhật Khánh Thy Nguyễn
Tổng Thư ký:
Quách Y Lành




   Âm vang sử Việt
Vua Hàm Nghi - người mở đầu cho nền hội họa hiện đại Việt Nam?
"Vua Hàm Nghi là một trong những họa sĩ đầu tiên của Việt Nam bắt đầu vẽ theo truyền thống châu Âu - với thể loại tranh sơn dầu, bằng sự tính toán theo phép phối cảnh. Hàm Nghi cần phải được coi là người mở đầu cho nền hội họa hiện đại của Việt Nam. Và điều rõ ràng là ông đã trở thành một họa sĩ chuyên nghiệp". Cố giáo sư, tiến sĩ N.L.Nikulin, nhà Việt Nam học người Nga từng nhận định như thế trong một bài viết.

 


"Tử Xuân, ơi hỡi, hoa vừa chớm nở/ Đã rơi cánh tả tơi trong bão tố phũ phàng/ Cùng một lúc đã đập vỡ bao hy vọng, bao bông hồng/ Và phá hủy cả những cung điện lộng lẫy sơn son và ngào ngạt hương trầm".

 

Khi đọc bài thơ "Tử Xuân" của nữ sĩ Judith Gautier tặng vua Hàm Nghi, Amandine Dabat đã băn khoăn suy nghĩ về một vị vua thuở nước mất nhà tan. Hậu duệ đời thứ 5 ở Pháp của cụ tổ Hàm Nghi (theo nhánh công chúa Như Lý - thứ nữ của vua Hàm Nghi) như cô làm sao hiểu hết nỗi đau đớn ấy. Nhưng trong sâu thẳm, cô vẫn ghi nhớ lời cha mình: gia đình ta tự hào có tổ tiên là người Việt Nam. Cô băn khoăn mường tượng về mảnh đất hình chữ S, nơi cô chưa từng được đặt chân tới, cố đô Huế giờ đã lắm đổi thay.

 

Bà nội, người tặng cô bài thơ, bảo rằng: Tử Xuân chính là bút danh của vua Hàm Nghi khi ông cầm cọ trong những năm tháng bị lưu đày ở Alger (thủ đô Algerie). "Tôi không ngờ gia đình mình lại có một di sản tuyệt vời như vậy mà chưa ai nghiên cứu, tìm hiểu. Tôi liền hỏi giáo sư hướng dẫn luận án tiến sĩ của mình về đề tài này, rồi lục tìm tư liệu về cuộc đời nghệ sĩ đặc biệt của ông". Cơ duyên đó đưa đẩy bước chân cô về Việt Nam, theo dấu vua Hàm Nghi ở Algerie, Pháp... để tìm điều ẩn tàng khiến nữ sĩ vĩ đại người Nga Sepkina Kupernhic thán phục: "Trên những chiếc bàn khắp nơi là phác thảo của hoàng tử, tranh của cha âng, chúng cho tôi biết rằng trong thân hình nhỏ bé như chiếc ngà voi kia ẩn giấu tâm hồn của một nghệ sĩ lớn".

 


Vua Hàm Nghi sáng tác tượng (ảnh chụp năm 1938).

 

Vua Hàm Nghi đến Alger vào tháng 1/1889. Ông không được gọi là nhà vua An Nam nữa mà là hoàng tử An Nam. Điều kiện ăn ở trong biệt thự Cây Thông rất tốt nhưng nhà vua luôn bị chính phủ Pháp giám sát gắt gao. Một sĩ quan người Pháp được cử theo dõi vua Hàm Nghi nhận thấy lúc rảnh rỗi, nhà vua thường vẽ. Biết ông có tài, viên sĩ quan giới thiệu ông học lớp họa của Marius Reynaud - một họa sĩ Pháp theo khuynh hướng phương Đông. Những khi bậc thầy hội họa này truyền thụ mỹ thuật cho ông hoàng mất ngôi bị lưu đày, người ta có cảm giác đang ngồi trong giờ họa ở Trường mỹ thuật Paris.

 

Vua Hàm Nghi bắt đầu vẽ từ năm 1889 nhưng không có bức vẽ nào thuộc giai đoạn 1889 đến đầu 1899 được lưu lại đến bây giờ. Người ta chỉ biết thông tin tác phẩm thông qua thư từ mà ông gửi bạn bè. Ông kể mình vẽ bãi biển, vẽ tĩnh vật như cái bình, quả cam, cái trống nhỏ… hoặc vẽ chân dung phụ nữ. Sở dĩ số lượng tác phẩm bị mất khá lớn vì năm 1962, khi xảy ra cuộc chiến tranh ở Algerie, nhà của vua Hàm Nghi bị cháy và cướp sạch. Gần 100 tác phẩm may mắn còn lưu lại đến bây giờ là những bức ông tặng người thân, bạn bè, được họ lưu giữ và đưa về Pháp. Bức tranh được coi là cổ nhất còn giữ được đến bây giờ là bức sơn dầu mô tả con đường nông thôn vẽ năm 1899.

 

Cuối thế kỷ 19 - đầu thế kỷ 20 là giai đoạn mà nền hội họa hiện đại Việt Nam chỉ mới manh nha và bức "Bình văn" hoặc bức "Chân dung cụ Lê Hy" (1895) được lấy làm mốc khởi đầu. Rõ ràng, thời điểm vua Hàm Nghi vẽ tranh theo kỹ thuật phương Tây bắt đầu sớm hơn Lê Văn Miến - người được coi là họa sĩ mở đầu cho nền hội họa hiện đại Việt Nam. Do đó, nhận định của GS Nikulin về vị trí tiên phong của vua Hàm Nghi trong nền hội họa hiện đại Việt Nam không phải là thiếu cơ sở.

 

Theo nhận xét của Amandine Dabat, tác phẩm của vua Hàm Nghi khá hàn lâm. Các bức tranh phong cảnh của ông thường chịu ảnh hưởng của trường phái ấn tượng, hậu ấn tượng và trường phái Nabi. Một số bức có ảnh hưởng của phong cách Paul Gauguin (một trong những họa sĩ tiêu biểu nhất của trường phái ấn tượng).

 

Trong các bức tranh của nhà vua, hình ảnh con người rất hiếm hoi. Nếu có, họ cũng chỉ là một hình bóng chấm phá, chìm khuất giữa đất trời, thiên nhiên rộng lớn. Hình bóng ấy bao giờ cũng cô lẻ, hun hút trên con đường về. Triết lý hội họa phương Đông (vẽ cảnh và người để gợi tâm trạng, nghĩ suy) thấm nhuần vào hồn tranh của cựu hoàng xa Tổ quốc.

 

Những bức tranh thực hiện từ năm 1904, màu sắc tươi tắn hơn, sử dụng nguyên tắc đậm nhạt, sáng tối, khác hẳn vẻ trầm buồn, u uẩn của những bức vẽ trước đây. Điều đó cũng dễ hiểu, bởi nụ hoa hạnh phúc đang bừng nở trong lòng cựu vương. Ông kết hôn. Hai con gái và một con trai lần lượt ra đời trong niềm vui vỡ òa. Ông mua đất trên một ngọn đồi và xây biệt thự Gia Long giữa khung cảnh thiên nhiên thơ mộng để hằng ngày thỏa sức tung cọ.

 

Thế nhưng hạnh phúc riêng tư vẫn không thể nào xoa dịu hoàn toàn nỗi đau mất nước và nỗi khắc khoải hoài thương cố quốc. Trong bức "Cây ô liu già" (1905) và "Chiều tà" (sáng tác năm 1915, được đấu giá tại Paris ngày 24/11/2010), bố cục rất giống tranh Việt Nam. Đó là thân cây to, cận cảnh, nằm đơn độc giữa đồng cỏ hay núi đồi mênh mông, xa hút gợi về cây đa, lũy tre giữa đồng lúa. Hình ảnh thân cây đơn độc là ẩn dụ cho một con người cô đơn, bơ vơ mà đường về cố quốc thì xa ngái. Thời gian này, ông áp dụng kỹ thuật mới là sử dụng phấn màu để vẽ. Cùng một khung cảnh, nhưng ông vẽ vào những thời điểm khác nhau để nghiên cứu sự thay đổi của ánh sáng. Đứng ở vị trí ngược sáng và vẽ hoàng hôn là một chủ đề lặp lại nhiều trong các sáng tác của ông.

 


Một bức tranh sơn dầu vua Hàm Nghi vẽ năm 1899.

 

"Trong tư liệu của vua Hàm Nghi còn có bài nghiên cứu về kỹ thuật vẽ theo trí nhớ. Giả thuyết của tôi là nhà vua đã vẽ lại hình ảnh phong cảnh Việt Nam mà ông đã lưu trong ký ức tuổi thơ" - Amandine Dabat nói.

 

Nếu đọc theo trật tự đúng của tiếng Hán thì bút danh của ông phải là Xuân Tử, nghĩa là người con trai của mùa xuân. Nhưng khi ký bằng chữ Hán hoặc chữ quốc ngữ lên tranh, ông cố ý ký là "Tử Xuân" để đúng theo trật tự ngữ pháp Việt Nam.

 

Năm 1899, nhà vua học thêm điêu khắc. Cứ hai năm một lần, ông lại đến Paris thọ giáo nhà điêu khắc lừng danh Auguste Rodin. Hàm Nghi làm nhiều tượng bằng thạch cao, đồng, đất sét... và chủ yếu là tượng phụ nữ toàn thân hoặc bán thân, nhưng đến nay không còn lại bức nào ngoài hình chụp lưu lại. Một bức tượng tiêu biểu của ông là "Nàng Eva" thực hiện năm 1925. Ngay cả trong từng thớ đồng, nỗi u hoài của Hoàng tử An Nam vẫn phảng phất. Tay trái Eva cầm quả táo cắn dở, đầu nàng gục lên cánh tay phải như khóc than cho thiên đường đã mất.

 

Sinh thời, vua Hàm Nghi không muốn công chúng biết đến mình là một họa sĩ. Ông coi nghệ thuật là chốn để trải lòng và nuôi dưỡng tâm hồn trong những năm tháng lưu biệt xứ người. Thế nên, triển lãm tranh vua Hàm Nghi tại một phòng tranh ở Paris năm 1926 được xem là đặc biệt. Catalogue của triển lãm này hiện được gìn giữ tại Viện Lịch sử Nghệ thuật Quốc gia Pháp. Cuốn catalogue có danh mục 50 tranh trưng bày. Thế nhưng, không phải tranh nào cũng được đặt tên và ghi chú thời gian, địa điểm thực hiện. Vậy nên, trong thư gửi cho con gái trước ngày triển lãm, ông viết: "Cha rất tiếc là con không có mặt ở đây. Bởi vì nếu con có mặt ở đây thì con đã giúp cha tìm được năm thực hiện bức tranh này. Và con sẽ có ý tưởng thật hay để đặt tên cho bức tranh".

 

Công chúng biết đến vua Hàm Nghi như một vị vua yêu nước, thương dân, sẵn sàng từ bỏ ngai vàng để lãnh đạo phong trào Cần Vương chống Pháp. Ông bị bắt, bị lưu đày. Và dường như trong tận cùng đau khổ, đày ải, con người nghệ sĩ phát tiết. Vua Hàm Nghi cũng có lẽ như thế chăng? Ông đã phát triển năng khiếu mỹ thuật trong không gian riêng tư, đầy tự nhiên và thổi nỗi buồn cố quốc vào cây lá xứ lạ, tạo nên những tác phẩm mang đậm tâm thức Việt ẩn trong lớp vỏ Tây phương.
DanQuyen.com
    Phản Hồi Của Độc Giả Về Bài Viết
Họ và Tên
Địa chỉ
Email
Tiêu đề
Nội dung
Gửi cho bạn bè Phản hồi

Các bài viết mới:
    Bản đúc nổi trên đỉnh đồng ở Huế được ghi danh di sản tư liệu thế giới (08-05-2024)
    Sự tích về chúa Nguyễn Ánh và núi Bà Đen (18-02-2024)
    Chuyến thám hiểm dãy Trường Sơn của bác sĩ Yersin 133 năm trước (14-02-2024)
    Thêm 29 hiện vật, nhóm hiện vật được công nhận là Bảo vật Quốc gia (18-01-2024)
    Tặng thưởng Huân chương Dũng cảm cho 'thủ lĩnh' nhóm cứu hộ FAS Angel (26-12-2023)
    Bolero trở thành Di sản văn hóa phi vật thể của nhân loại (06-12-2023)
    Bảo tồn nghề truyền thống của người Tày gắn với phát triển du lịch cộng đồng (27-11-2023)
    Dòng chảy văn hóa Việt trong thiết kế nội thất (21-10-2023)
    Hội thảo đẩy mạnh sự phát triển võ cổ truyền Việt Nam (03-08-2023)
    Phát hiện khẩu súng thần công dài gần 2 m thời triều Nguyễn (16-07-2023)
    Di sản Thế giới đầu tiên tại Việt Nam được UNESCO vinh danh, giờ ra sao? (17-06-2023)
    Hành trình 30 năm Di sản văn hóa Huế hội nhập thế giới (15-06-2023)
    Khai mạc hội Gióng - Di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại (26-05-2023)
    Thành kính lễ Giỗ Tổ Hùng Vương tại Liên bang Nga (29-04-2023)
    Festival nghề truyền thống Huế 2023: Tôn vinh tinh hoa nghề bún (29-04-2023)
    Sắc phong Việt Nam bị rao bán tại Trung Quốc: Các bên tiếp tục phối hợp xử lý (20-04-2023)
    Mở lối cho việc trùng tu biệt thự Pháp cổ xuống cấp tại Hà Nội (15-04-2023)
    Ông Mai Hữu Tín tiếp tục được bầu Chủ tịch Vovinam Việt Nam (15-04-2023)
    Sắc phong của Việt Nam có thể bị rao bán ở Trung Quốc, Bộ VHTT&DL lên tiếng (12-04-2023)
    UNESCO 'hiến kế' cho Hà Nội bảo tồn và phát huy giá trị di sản (27-03-2023)

Các bài viết cũ:
    Thái độ nghiêm khắc của người viết sử trong Đại Việt sử ký toàn thư (02-04-2015)
    Vụ án 'hải tặc' chấn động thời Tự Đức (31-03-2015)
    Phận thảm của các cung nữ trong Tử Cấm thành Huế (28-03-2015)
    Cuộc đời bi thương của Hoàng thái tử Bảo Long (27-03-2015)
    Vụ án oan bi thảm chấn động nhà Trần (26-03-2015)
    Lý Quang Diệu và Việt Nam: Từ thù địch đến đối tác (24-03-2015)
    Nếu Madrid không cần Bale... (24-03-2015)
    Cuộc trở về của hậu duệ vua Hàm Nghi (22-03-2015)
    Những điều cần biết về 21 điểm đảo Việt Nam đang kiểm soát ở Trường Sa (19-03-2015)
    Văn tế vong hồn liệt sĩ Hoàng Sa - Trường Sa (16-03-2015)
    Không quân Việt Nam bảo vệ Trường Sa những năm 1980 thế nào? (16-03-2015)
    Hải chiến Trường Sa 1988: Lá cờ màu máu mãi thắm tươi (14-03-2015)
    Chủ quyền Hoàng Sa, Trường Sa của Việt Nam qua chứng cứ từ Trung Quốc (13-03-2015)
    Hải chiến Trường Sa 1988: Thiên sử anh hùng, bất diệt (12-03-2015)
    Cuộc đời thăng trầm và cái chết oanh liệt của người Việt đầu tiên sang Mỹ (09-03-2015)
    Vẻ đẹp bất tử trong cái chết của nữ tướng Bùi Thị Xuân (08-03-2015)
    Chiến lược kiểm soát Hoàng Sa của vua Minh Mạng (07-03-2015)
    Cách tổ chức quân đội nhà Trần giống quân đội La Mã (05-03-2015)
    Hé lộ thiên tình sử đẫm lệ nổi tiếng triều Trần (02-03-2015)
    Hồ Quý Ly - một hiện tượng lịch sử (01-03-2015)
 
"Hoàng Sa, Trường Sa là của Việt Nam".

Chuyển Tiếng Việt


    Truyện Ngắn
48 Giờ Yêu Nhau


   Sự Kiện

Lời Di Chúc của Vua Trần Nhân Tôn





 

Copyright © 2010 DanQuyen.com - Cơ Quan Ngôn Luận Người Việt Hải Ngoại
Địa Chỉ Liên Lạc Thư Tín:
E-mail: danquyennews@aol.com
Lượt Truy Cập : 153881781.