Trang nhất
  Xã Luận
  Đọc Báo Trong Nước
  Truyện Ngắn
  Kinh Tế
  Âm vang sử Việt
  Tin Thể Thao
  Y Học
  Tâm lý - Xã hội
  Công Nghệ
  Ẩm Thực

    Diễn Đàn Biển Đông
Từ mai, Trung Quốc áp dụng luật cho phép bắt người nước ngoài trên biển
    Hình Ảnh Quê Nhà - Video Clip
Tạm dừng bơi lội, lặn ngắm san hô tại nhiều địa điểm ở Côn Đảo
    Tin Thế Giới
Thủ tướng Hungary nói về lý do Tổng thống Ukraine từ chối đề xuất ngừng bắn
    Tin Việt Nam
Thủ tướng Phạm Minh Chính thăm tổ hợp bán dẫn của Samsung
    Tin Cộng Đồng
Chuyện gì đã xảy ra trong thảm kịch 121 người chết ở Ấn Độ
    Tin Hoa Kỳ
Ông Biden lên tiếng sau màn khẩu chiến 'nảy lửa' với ông Trump
    Văn Nghệ
Hòa Minzy 'xinh như công chúa' đón tuổi mới, Văn Toàn nói 1 từ liền gây chú ý
    Điện Ảnh
Studio nhận bão chỉ trích, tẩy chay sau vụ Châu Bùi bị quay lén trong toilet
    Âm Nhạc
Tự hào là chính mình - Thông điệp tháng 6 kết nối nghệ sĩ và khán giả
    Văn Học
Một nam học sinh phao tin 'lộ đề thi tốt nghiệp THPT'

Thông Tin Tòa Soạn

Tổng biên tập:
Tiến Sĩ
Nguyễn Hữu Hoạt
Phụ Tá Tổng Biên Tập
Tiến Sĩ
Nhật Khánh Thy Nguyễn
Tổng Thư ký:
Quách Y Lành




   Tin Việt Nam
Mải nói tới TPP, VN quên mất một hiệp định thương mại quan trọng không kém
Hiệp định thương mại tự do mới được kỳ vọng giúp GDP Việt Nam tăng thêm 10-15%, xuất khẩu sang thị trường EU tăng 30-40%.

 



Nếu việc Việt Nam gia nhập Hiệp định thương mại tự do Xuyên Thái Bình Dương (TPP) được kỳ vọng sẽ mang lại tầm ảnh hưởng lớn hơn so với WTO mang lại, thì có một hiệp định thương mại khác có tầm ảnh hưởng không kém nhưng lại ít được nhắc tới hơn.

Đó là hiệp định Thương mại tự do giữa Việt Nam và EU (EVFTA).

 

Trong khi TPP mới chính thức kết thúc đàm phán và đang chờ các nước thành viên xem xét thì EVFTA đã được ký kết tại Burssels, Bỉ. Đây được xem là bước đi mở ra thời kỳ mới sau 25 năm giao thương giữa Việt Nam với một trong những thị trường lớn nhất và khó tính nhất thế giới: 28 quốc gia ở châu Âu.

 

Tại sao EVFTA lại quan trọng? Có 2 lý do chính.

 

Thứ nhất đó là EU hiện là đối tác thương mại lớn thứ 2 và là một trong hai thị trường xuất khẩu lớn nhất của Việt Nam. Kim ngạch thương mại hai chiều Việt Nam-EU đã tăng từ 17,75 tỷ đôla Mỹ vào năm 2010 lên 36,8 tỷ đôla Mỹ năm 2014.

 

Chỉ trong 6 tháng đầu năm 2015, con số đã đạt 19,4 tỷ USD, trong đó, xuất khẩu sang EU đạt 14,9 tỷ USD và nhập khẩu đạt 4,5 tỷ USD.

 

Thứ hai đó là những hỗ trợ của Hiệp định này không quá dàn trải nhưng tỏ ra thiết thực cho cả phía Việt Nam và EU, có thể đảm bảo cân bằng lợi ích cả đôi bên trong đó đã lưu ý đến chênh lệch về trình độ phát triển.

 

Cụ thể ở đây là lợi thế về xuất khẩu. Cam kết mở cửa thị trường mạnh mẽ trong Hiệp định EVFTA sẽ giúp mở rộng hơn nữa thị trường xuất khẩu những sản phẩm mà hai bên có thế mạnh. Với Việt Nam là dệt may, giày dép, nông thủy sản, đồ gỗ. Ngược lại, phía EU là máy móc, thiết bị, ô tô, đồ uống có cồn, một số loại nông sản đặc trưng.

 

Như vậy, các mặt hàng được hỗ trợ là thế mạnh của cả 2 bên và không cạnh tranh trực tiếp với nhau. Đây cũng là điểm nổi trội của EVFTA.

 

Việt Nam và EU sẽ xóa bỏ thuế nhập khẩu đối với hơn 99% số dòng thuế. Đối với rất ít số dòng thuế còn lại, hai bên sẽ dành cho nhau hạn ngạch thuế quan hoặc cắt giảm thuế quan một phần.

 

Bên cạnh những ưu đãi lớn nhất dành cho lĩnh vực xuất khẩu, EU cũng cam kết đầu tư thoáng và cởi mở hơn với Việt Nam. Tính đến hết 6 tháng đầu năm 2015, có 23 trong số 28 nước EU đã đầu tư vào Việt Nam với hơn 2.100 dự án còn hiệu lực, tổng vốn đầu tư đăng ký đạt trên 38,4 tỷ đôla Mỹ.

 

Bà Maylis Labayle, Giám đốc chính sách thương mại của Phòng thương mại châu Âu tại Việt Nam (Eurocharm) từng đánh giá, EVFTA sẽ giúp GDP của Việt Nam tăng thêm 10-15%, nâng xuất khẩu của Việt Nam sang EU thêm 30-40% khi được đưa vào thực thi.

 

Có thể thấy, những tiềm năng của EVFTA với Việt Nam lớn không kém gì TPP, nhưng lại được ký kết sớm hơn và có hiệu lực nhanh hơn. Một thị trường với 500 triệu dân có mức sống cao nhất thế giới đang chờ đón Việt Nam.

 

Tất nhiên, cuộc chơi trên thị trường khó tính nhất thế giới không hề dễ dàng.

 

Với EVFTA, Việt Nam và EU sẽ thực hiện những lộ trình giảm thuế khác nhau, với EU là 7 năm, của Việt Nam là 10 năm. Ngay khi hiệp định có hiệu lực, phía Việt Nam sẽ giảm 65% dòng thuế, còn EU là 71% dòng thuế.

 

Một số ngành chủ lực của Việt Nam, như dệt may, sẽ phải đáp ứng quy tắc kép về xuất xứ. Theo đó, để có thể hưởng thuế suất ưu đãi, vải và công đoạn may phải được thực hiện tại Việt Nam (có chấp nhận cộng dồn xuất xứ với Hàn Quốc).

 

Hiện tại, 60% nguyên phụ liệu dệt may của doanh nghiệp trong nước vẫn được nhập khẩu từ các nguồn ngoài EVFTA.

 

Tiềm năng luôn luôn song hành với rủi ro. Ông Jean Jacques Bouflet, Tham tán công sứ, Trưởng ban Kinh tế và Thương mại phái đoàn EU tại Việt Nam, mức giảm thuế ngay sau ký kết hiệp định là "con số khá tham vọng với Việt Nam", còn lộ trình kéo dài 10 năm sẽ cho Việt Nam thời gian thích nghi tốt hơn.
DanQuyen.com
    Phản Hồi Của Độc Giả Về Bài Viết
Họ và Tên
Địa chỉ
Email
Tiêu đề
Nội dung
Gửi cho bạn bè Phản hồi

Các bài viết mới:
    Thủ tướng Phạm Minh Chính thăm tổ hợp bán dẫn của Samsung (03-07-2024)
    Thủ tướng Phạm Minh Chính thăm Hàn Quốc: Việt - Hàn hướng tới mục tiêu 150 tỷ USD thương mại song phương (02-07-2024)
    Việt Nam tham dự Hội nghị sĩ quan liên lạc Hiệp hội Cảnh sát các nước Đông Nam Á (01-07-2024)
    Thủ tướng Phạm Minh Chính: Những gì có lợi cho kiều bào, đất nước và quan hệ Việt Nam – Hàn Quốc thì hết sức làm  (30-06-2024)
    Hội kiến Tổng bí thư Tập Cận Bình, Thủ tướng kêu gọi đẩy nhanh kết nối giao thông (26-06-2024)
    Thủ tướng Phạm Minh Chính hội đàm với Thủ tướng Trung Quốc Lý Cường (24-06-2024)
    Thúc đẩy tình hữu nghị, giao lưu nhân dân Việt Nam - Nhật Bản (24-06-2024)
    Việt Nam ủng hộ HĐBA LHQ trong giải quyết thách thức an ninh mạng toàn cầu (21-06-2024)
    Chủ tịch nước Tô Lâm dự Lễ trao Giải Báo chí quốc gia lần thứ XVIII - năm 2023 (21-06-2024)
    Thúc đẩy hợp tác Việt – Nga ở mức độ cao hơn, sâu sắc hơn về kinh tế, thương mại, khoa học, kỹ thuật (19-06-2024)
    Chủ tịch nước Tô Lâm tiếp Đại sứ các nước trình Quốc thư (18-06-2024)
    Tổng thống LB Nga Vladimir Putin thăm cấp Nhà nước tới Việt Nam (17-06-2024)
    Thúc đẩy quan hệ Việt Nam – Trung Quốc không ngừng phát triển ổn định, lành mạnh, bền vững (17-06-2024)
    Chuyên gia kinh tế ASEAN đánh giá Việt Nam vẫn là ngôi sao sáng của khu vực (17-06-2024)
    Thái Lan, Campuchia và Việt Nam kết nối du lịch hàng hải (16-06-2024)
    Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, Chủ tịch nước Tô Lâm trao đổi thư mừng với Tổng thống Putin (16-06-2024)
    Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng gửi Điện mừng Tổng thống Cộng hòa Nam Phi (15-06-2024)
    Quan hệ hợp tác Việt Nam và Trung Quốc đã bước sang một giai đoạn lịch sử mới (13-06-2024)
    Tiếp tục thúc đẩy quan hệ hợp tác pháp luật và tư pháp Việt Nam - Hàn Quốc (13-06-2024)
    Việt Nam đề xuất BRICS thúc đẩy 3 trọng tâm (11-06-2024)

Các bài viết cũ:
    Trường Sa thành tâm chấn địa chính trị (04-12-2015)
    Báo Iran bóp méo vụ tàu chiến Trung Quốc đe dọa tàu tiếp vận Việt Nam (30-11-2015)
    Hồng Kông truy vấn công ty nạo vét tham gia bồi lấp trái phép ở Trường Sa (29-11-2015)
    Bộ Ngoại giao lên tiếng phản đối việc tàu TQ chĩa súng vào tàu VN (27-11-2015)
    Việt Nam - trọng tâm chính sách địa chính trị khu vực và toàn cầu của Ấn Độ (25-11-2015)
    Tổng thống Mỹ bỏ lệnh cấm bán vũ khí trên biển cho Việt Nam (21-11-2015)
    Cố Tổng Bí thư Lê Duẩn: 'Chúng ta không được phép sợ TQ' (16-11-2015)
    Thòng lọng siết chặt đường lưỡi bò và ảo tưởng Việt Nam không dám kiện (13-11-2015)
    Vừa hợp tác, vừa đấu tranh qua chuyến thăm Việt Nam của ông Tập Cận Bình (07-11-2015)
    Chủ tịch TQ: Nguyện cùng Việt Nam nhìn về đại cục (05-11-2015)
    Đã thiện chí nói chuyện với nhau, xin đừng nửa vời qua quýt (04-11-2015)
    Malaysia muốn Trung Quốc và Mỹ giải thích vụ đưa tàu chiến đến Trường Sa (03-11-2015)
    Tập Cận Bình sẽ tiếp cận vấn đề Biển Đông như thế nào khi thăm VN? (02-11-2015)
    Báo Trung Quốc nói gì về chuyến thăm Việt Nam của ông Tập Cận Bình? (30-10-2015)
    Ông Tập Cận Bình sẽ thăm chính thức Việt Nam tuần tới (29-10-2015)
    Tàu Việt Nam cứu giúp ngư dân, tàu Trung Quốc lượn quanh trêu ngươi, ngăn cản (25-10-2015)
    Việt Nam trong cuộc chơi lớn giữa Mỹ và Trung Quốc (23-10-2015)
    Moscow muốn học tập kinh nghiệm thu hút đầu tư nước ngoài của Việt Nam (22-10-2015)
    Lực lượng tên lửa bờ Việt Nam - Số 1 ASEAN, thứ 2 châu Á? (18-10-2015)
    "Ông Obama nên sang thăm Việt Nam trong tháng 11 này" (16-10-2015)
 
"Hoàng Sa, Trường Sa là của Việt Nam".

Chuyển Tiếng Việt


    Truyện Ngắn
48 Giờ Yêu Nhau


   Sự Kiện

Lời Di Chúc của Vua Trần Nhân Tôn





 

Copyright © 2010 DanQuyen.com - Cơ Quan Ngôn Luận Người Việt Hải Ngoại
Địa Chỉ Liên Lạc Thư Tín:
E-mail: danquyennews@aol.com
Lượt Truy Cập : 153909599.