Trang nhất
  Xã Luận
  Đọc Báo Trong Nước
  Truyện Ngắn
  Kinh Tế
  Âm vang sử Việt
  Tin Thể Thao
  Y Học
  Tâm lý - Xã hội
  Công Nghệ
  Ẩm Thực

    Diễn Đàn Biển Đông
Từ mai, Trung Quốc áp dụng luật cho phép bắt người nước ngoài trên biển
    Hình Ảnh Quê Nhà - Video Clip
Tạm dừng bơi lội, lặn ngắm san hô tại nhiều địa điểm ở Côn Đảo
    Tin Thế Giới
Thủ tướng Hungary nói về lý do Tổng thống Ukraine từ chối đề xuất ngừng bắn
    Tin Việt Nam
Thủ tướng Phạm Minh Chính thăm tổ hợp bán dẫn của Samsung
    Tin Cộng Đồng
Chuyện gì đã xảy ra trong thảm kịch 121 người chết ở Ấn Độ
    Tin Hoa Kỳ
Ông Biden lên tiếng sau màn khẩu chiến 'nảy lửa' với ông Trump
    Văn Nghệ
Hòa Minzy 'xinh như công chúa' đón tuổi mới, Văn Toàn nói 1 từ liền gây chú ý
    Điện Ảnh
Studio nhận bão chỉ trích, tẩy chay sau vụ Châu Bùi bị quay lén trong toilet
    Âm Nhạc
Tự hào là chính mình - Thông điệp tháng 6 kết nối nghệ sĩ và khán giả
    Văn Học
Một nam học sinh phao tin 'lộ đề thi tốt nghiệp THPT'

Thông Tin Tòa Soạn

Tổng biên tập:
Tiến Sĩ
Nguyễn Hữu Hoạt
Phụ Tá Tổng Biên Tập
Tiến Sĩ
Nhật Khánh Thy Nguyễn
Tổng Thư ký:
Quách Y Lành




   Tin Việt Nam
Việt Nam trở thành nơi Trung - Mỹ tranh giành ảnh hưởng mạnh nhất
Trung Quốc và Hoa Kỳ dù làm gì cũng nên nhớ rằng, trong lịch sử của mình người Việt Nam luôn ghi nhớ nằm lòng không gì bằng độc lập tự chủ, trong khi bị các...

 


Peter Marino, một nhà phân tích chính trị quốc tế chuyên nghiên cứu về Đông Bắc Á và kinh tế chính trị quốc tế ngày 4/12 bình luận, Việt Nam đang trở thành "chiến trường tiếp theo" trong cuộc đua tranh giành quyền lực giữa Trung Quốc và Hoa Kỳ. Theo ông, các cuộc tranh giành quyền lực thường diễn ra trong các xung đột ủy nhiệm nóng hoặc lạnh.

 





Hình minh họa cạnh tranh ảnh hưởng địa chiến lược trên thế giới giữa hai siêu cường Hoa Kỳ, Trung Quốc, ảnh: Wikispaces.com

 

Hoạt động tranh giành ảnh hưởng ngày càng gia tăng giữa Trung Quốc và Hoa Kỳ ngày nay cũng như vậy, không có gì khác. Gần đây những hoạt động cạnh tranh giữa 2 cường quốc thế giới này đã bắt đầu diễn ra ở Ấn Độ, Mỹ La-tinh và nổi bật nhất là trong khu vực Đông Nam Á, một ngã tư thương mại toàn cầu và là điểm tập trung quan trọng của an ninh hàng hải.

 

Cả Hoa Kỳ và Trung Quốc đều có lợi ích đáng kể và đa dạng trong khu vực. Sự chú ý của hai cường quốc này đang tập trung trở lại Việt Nam với âm hưởng kỳ lạ của cuộc Chiến tranh Lạnh. Trong khoảng thời gian này, Trung Quốc và Hoa Kỳ đang nỗ lực để thúc đẩy lợi ích của mình trong khu vực.

 

Quan hệ Việt - Trung

 

Việt Nam là một đối tác thương mại ngày càng quan trọng đối với Trung Quốc, kim ngạch thương mại hai chiều năm 2015 dự kiến có thể vượt 60 tỉ USD. Trong khi sản xuất công nghiệp nhẹ ở Trung Quốc trở nên kém cạnh tranh do tăng tiền lương, Việt Nam cung cấp cơ hội đầu tư và vị trí liền kề để các doanh nghiệp di dời nhà máy từ Trung Quốc sang.

 

Thông qua việc cung cấp các gói đầu tư cơ sở hạ tầng, thương mại và hợp tác kỹ thuật không tốn kém, các nhà lãnh đạo Trung Quốc đang tìm cách đưa Việt Nam trở thành một trung tâm trong "sáng kiến" Con đường Tơ lụa trên biển thế kỷ 21, một phần của chiến lược Một vành đai, một con đường mà ông Tập Cận Bình đưa ra nhằm kết nối cơ sở hạ tầng liên kết lục địa châu Á với tuyến đường thương mại hướng tới Trung Quốc.

 

Nhưng muốn chiến lược này hoạt động, quan hệ giữa hai nước phải được cải thiện. Căng thẳng và mất lòng tin giữa Việt Nam và Trung Quốc đã tồn tại hàng thế kỷ với các giai đoạn khác nhau bị đô hộ khiến người Việt Nam luôn cảnh giác chống lại nguy cơ Bắc thuộc. Gần nhất là cuộc Chiến tranh Biên giới năm 1979 và Việt Nam đã thắng.

 

Đầu tháng 10, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình đã có chuyến thăm cấp nhà nước tới Việt Nam, chuyến thăm đầu tiên của một Chủ tịch nước Trung Quốc trong một thập kỷ. Đây là nỗ lực của phía Bắc Kinh để nhấn mạnh những "thành công" thương mại trong mối quan hệ song phơng và thúc đẩy nó để giúp quan hệ Việt - Trung vượt qua những căng thẳng bởi những hành động khiêu khích của Trung Quốc trên Biển Đông, nhất là sau vụ hạ đặt (bất hợp pháp) giàn khoan 981 năm ngoái.

 

Cách tiếp cận này là một trong những chiến thuật đối phó ngoại giao Bắc Kinh ưa dùng trong những năm gần đây, giảm nhẹ những căng thẳng chính trị bằng việc giữ sự tập trung vào xúc tiến thương mại và những thành công trong lĩnh vực đó.

 


 

Học giả Peter Marino, ảnh: Globalogues.

 

Quan hệ Việt - Mỹ

 

Sự phát triển trong quan hệ Việt - Mỹ trong vài năm gần đây cho thấy trong trường hợp cụ thể này, chiến lược sử dụng đòn bẩy thương mại và tài chính của Trung Quốc có thể không đủ. Việt Nam và Hoa Kỳ đã xích lại gần nhau hơn trong nhiều lĩnh vực, từ thương mại và đầu tư đến hợp tác an ninh quốc phòng.

 

Kim ngạch thương mại song phương giữa Việt Nam - Hoa Kỳ tuy khối lượng không bằng quan hệ với Trung Quốc, nhưng mang lại 35 tỉ USD mỗi năm và đang tiếp tục gia tăng. Việt Nam đang nỗ lực thúc đẩy mạnh mẽ xuất khẩu hàng hóa sang Hoa Kỳ, đặc biệt là ngành công nghiệp may mặc.

 

Quan trọng hơn là Việt Nam có thặng dư thương mại trong quan hệ với Hoa Kỳ. Trong khi đó sự thâm hụt thương mại trong quan hệ với Trung Quốc lại là một thực tế các nhà lãnh đạo Việt Nam không đánh giá cao và họ đang mong muốn mở rộng quan hệ sản xuất, cung cấp đầu ra thoát nghèo cho hàng triệu người dân.

 

Việt Nam đã tham gia Hiệp định Đối tác thương mại xuyên Thái Bình Dương (TPP) trong đó không bao gồm Trung Quốc. Việt Nam đã ký hiệp định này mặc dù phải tuân thủ những chính sách nghiêm ngặt hơn, đặc biệt là liên quan đến các tiêu chuẩn về lao động.

 

Điều này báo hiệu một sự sẵn sàng của Việt Nam chấp nhận bỏ qua một số lợi thế thương mại trước mắt về nguồn lao động rẻ để có được những lợi ích lâu dài trong mối quan hệ kinh tế tổng thể gần gũi hơn với Hoa Kỳ và các nước khác trong TPP. Điều này có thể giúp Việt Nam cân bằng ảnh hưởng kinh tế từ Trung Quốc.

 

Dù sao trong thời điểm này, lợi ích của Hoa Kỳ và Việt Nam trùng nhau. Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Ash Carter đã thăm Việt Nam một lần trong năm nay và sẽ quay trở lại trong chuyến công du châu Á tiếp theo. Tháng 7 vừa qua, Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng đã có chuyến thăm chính thức lịch sử đầu tiên đến Hoa Kỳ theo lời mời của Tổng thống Barack Obama.

 

Peter Marino tin rằng Việt Nam và Hoa Kỳ có lợi ích chung trong việc chống lại các hành vi bành trướng, vi phạm luật pháp quốc tế trên Biển Đông và hoạt động tuần tra bảo vệ tự do hàng không hàng hải, luật pháp quốc tế ở Biển Đông mà Hoa Kỳ tiến hành nhận được sự chào đón thầm lặng từ Hà Nội.

 


 

Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng và Tổng thống Mỹ Barack Obama, ảnh: Đại sứ quán Hoa Kỳ tại Việt Nam.

 

Tổng thống Obama ban đầu đã dự kiến thăm Việt Nam trong thời gian đi dự hội nghị thượng đỉnh APEC tháng 11 tại Philippines, nhưng vì tình hình thay đổi khi nổ ra cuộc tấn công khủng bố đẫm máu vào Paris, ông Obama phải cắt ngắn hành trình trở lại Washington để tập trung vào Trung Đông.

 

Kết luận của Peter Marino và vài lời bình luận

 

Peter Marino tin rằng, Trung Quốc và Hoa Kỳ có thể sẽ tiếp tục cạnh tranh ảnh hưởng ở Đông Nam Á. Và vị trí địa chính trị quan trọng của mình trong khu vực cho thấy Việt Nam sẽ vẫn là trọng tâm của các hoạt động tranh giành ảnh hưởng địa chiến lược giữa Trung Quốc và Hoa Kỳ trong thời gian tới.

 

Nhưng cả Trung Quốc và Hoa Kỳ dù làm gì cũng nên nhớ rằng, trong lịch sử của mình người Việt Nam luôn ghi nhớ nằm lòng không gì bằng độc lập tự chủ, trong khi bị các cường quốc cám dỗ và thúc đẩy. Quan trọng hơn cả, từ năm 1965 đến năm 1979, Việt Nam đã phải chiến đấu với cả Hoa Kỳ lẫn Trung Quốc, và Việt Nam chiến thắng cả hai.

 

Bình luận của Peter Marino phản ánh những gì đã và đang diễn ra trong quan hệ quốc tế giữa hai siêu cường Trung Quốc và Hoa Kỳ có ảnh hưởng trực tiếp đến Việt Nam. Bản thân ông đánh giá rất cao tinh thần độc lập, tự chủ của dân tộc Việt Nam với lịch sử hàng ngàn năm dựng nước và giữ nước.

 

Trước sự cạnh tranh ảnh hưởng, lôi kéo của các cường quốc, việc duy trì tinh thần độc lập tự chủ kết hợp khai thác tối đa các xu thế quan hệ quốc tế có lợi cho Việt Nam là việc rất quan trọng. Đồng thời, việc xử lý sao cho đúng đắn mối quan hệ khó khăn, phức tạp và nhạy cảm với các cường quốc mà đặc biệt là Trung Quốc và Hoa Kỳ sẽ ảnh hưởng lớn tới tiền đồ của dân tộc Việt Nam và hòa bình, ổn định trong khu vực.

 

Muốn được như vậy, tinh thân độc lập tự chủ, tự lực tự cường phải được mỗi người Việt coi như phương châm sống của mình. Trong một lần trao đổi với Tiến sĩ Nguyễn Nhã, ông có nói hai điều người viết rất tâm đắc. Một là, Việt Nam muốn bảo vệ được chủ quyền biển đảo thì phải trở thành cường quốc về biển.

 

Hai là, đất nước Việt Nam muốn phát triển cường thịnh thì thanh niên, thế hệ trẻ của Việt Nam phải học được cách yêu nước của thanh niên Nhật Bản và học được tinh thần sáng tạo của thanh niên Do Thái. Được như vậy, những nguy cơ, rủi ro trong cạnh tranh địa chiến lược giữa các cường quốc đối với Việt Nam có thể sẽ được hóa giải, thậm chí còn có thể biến thành cơ hội để đất nước này, dân tộc này vươn lên phát triển mạnh mẽ.
DanQuyen.com
    Phản Hồi Của Độc Giả Về Bài Viết
Họ và Tên
Địa chỉ
Email
Tiêu đề
Nội dung
Gửi cho bạn bè Phản hồi

Các bài viết mới:
    Thủ tướng Phạm Minh Chính thăm tổ hợp bán dẫn của Samsung (03-07-2024)
    Thủ tướng Phạm Minh Chính thăm Hàn Quốc: Việt - Hàn hướng tới mục tiêu 150 tỷ USD thương mại song phương (02-07-2024)
    Việt Nam tham dự Hội nghị sĩ quan liên lạc Hiệp hội Cảnh sát các nước Đông Nam Á (01-07-2024)
    Thủ tướng Phạm Minh Chính: Những gì có lợi cho kiều bào, đất nước và quan hệ Việt Nam – Hàn Quốc thì hết sức làm  (30-06-2024)
    Hội kiến Tổng bí thư Tập Cận Bình, Thủ tướng kêu gọi đẩy nhanh kết nối giao thông (26-06-2024)
    Thủ tướng Phạm Minh Chính hội đàm với Thủ tướng Trung Quốc Lý Cường (24-06-2024)
    Thúc đẩy tình hữu nghị, giao lưu nhân dân Việt Nam - Nhật Bản (24-06-2024)
    Việt Nam ủng hộ HĐBA LHQ trong giải quyết thách thức an ninh mạng toàn cầu (21-06-2024)
    Chủ tịch nước Tô Lâm dự Lễ trao Giải Báo chí quốc gia lần thứ XVIII - năm 2023 (21-06-2024)
    Thúc đẩy hợp tác Việt – Nga ở mức độ cao hơn, sâu sắc hơn về kinh tế, thương mại, khoa học, kỹ thuật (19-06-2024)
    Chủ tịch nước Tô Lâm tiếp Đại sứ các nước trình Quốc thư (18-06-2024)
    Tổng thống LB Nga Vladimir Putin thăm cấp Nhà nước tới Việt Nam (17-06-2024)
    Thúc đẩy quan hệ Việt Nam – Trung Quốc không ngừng phát triển ổn định, lành mạnh, bền vững (17-06-2024)
    Chuyên gia kinh tế ASEAN đánh giá Việt Nam vẫn là ngôi sao sáng của khu vực (17-06-2024)
    Thái Lan, Campuchia và Việt Nam kết nối du lịch hàng hải (16-06-2024)
    Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, Chủ tịch nước Tô Lâm trao đổi thư mừng với Tổng thống Putin (16-06-2024)
    Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng gửi Điện mừng Tổng thống Cộng hòa Nam Phi (15-06-2024)
    Quan hệ hợp tác Việt Nam và Trung Quốc đã bước sang một giai đoạn lịch sử mới (13-06-2024)
    Tiếp tục thúc đẩy quan hệ hợp tác pháp luật và tư pháp Việt Nam - Hàn Quốc (13-06-2024)
    Việt Nam đề xuất BRICS thúc đẩy 3 trọng tâm (11-06-2024)

Các bài viết cũ:
    Mải nói tới TPP, VN quên mất một hiệp định thương mại quan trọng không kém (06-12-2015)
    Trường Sa thành tâm chấn địa chính trị (04-12-2015)
    Báo Iran bóp méo vụ tàu chiến Trung Quốc đe dọa tàu tiếp vận Việt Nam (30-11-2015)
    Hồng Kông truy vấn công ty nạo vét tham gia bồi lấp trái phép ở Trường Sa (29-11-2015)
    Bộ Ngoại giao lên tiếng phản đối việc tàu TQ chĩa súng vào tàu VN (27-11-2015)
    Việt Nam - trọng tâm chính sách địa chính trị khu vực và toàn cầu của Ấn Độ (25-11-2015)
    Tổng thống Mỹ bỏ lệnh cấm bán vũ khí trên biển cho Việt Nam (21-11-2015)
    Cố Tổng Bí thư Lê Duẩn: 'Chúng ta không được phép sợ TQ' (16-11-2015)
    Thòng lọng siết chặt đường lưỡi bò và ảo tưởng Việt Nam không dám kiện (13-11-2015)
    Vừa hợp tác, vừa đấu tranh qua chuyến thăm Việt Nam của ông Tập Cận Bình (07-11-2015)
    Chủ tịch TQ: Nguyện cùng Việt Nam nhìn về đại cục (05-11-2015)
    Đã thiện chí nói chuyện với nhau, xin đừng nửa vời qua quýt (04-11-2015)
    Malaysia muốn Trung Quốc và Mỹ giải thích vụ đưa tàu chiến đến Trường Sa (03-11-2015)
    Tập Cận Bình sẽ tiếp cận vấn đề Biển Đông như thế nào khi thăm VN? (02-11-2015)
    Báo Trung Quốc nói gì về chuyến thăm Việt Nam của ông Tập Cận Bình? (30-10-2015)
    Ông Tập Cận Bình sẽ thăm chính thức Việt Nam tuần tới (29-10-2015)
    Tàu Việt Nam cứu giúp ngư dân, tàu Trung Quốc lượn quanh trêu ngươi, ngăn cản (25-10-2015)
    Việt Nam trong cuộc chơi lớn giữa Mỹ và Trung Quốc (23-10-2015)
    Moscow muốn học tập kinh nghiệm thu hút đầu tư nước ngoài của Việt Nam (22-10-2015)
    Lực lượng tên lửa bờ Việt Nam - Số 1 ASEAN, thứ 2 châu Á? (18-10-2015)
 
"Hoàng Sa, Trường Sa là của Việt Nam".

Chuyển Tiếng Việt


    Truyện Ngắn
48 Giờ Yêu Nhau


   Sự Kiện

Lời Di Chúc của Vua Trần Nhân Tôn





 

Copyright © 2010 DanQuyen.com - Cơ Quan Ngôn Luận Người Việt Hải Ngoại
Địa Chỉ Liên Lạc Thư Tín:
E-mail: danquyennews@aol.com
Lượt Truy Cập : 153909522.