Trang nhất
  Xã Luận
  Đọc Báo Trong Nước
  Truyện Ngắn
  Kinh Tế
  Âm vang sử Việt
  Tin Thể Thao
  Y Học
  Tâm lý - Xã hội
  Công Nghệ
  Ẩm Thực

    Diễn Đàn Biển Đông
Từ mai, Trung Quốc áp dụng luật cho phép bắt người nước ngoài trên biển
    Hình Ảnh Quê Nhà - Video Clip
Tạm dừng bơi lội, lặn ngắm san hô tại nhiều địa điểm ở Côn Đảo
    Tin Thế Giới
Thủ tướng Hungary nói về lý do Tổng thống Ukraine từ chối đề xuất ngừng bắn
    Tin Việt Nam
Thủ tướng Phạm Minh Chính thăm tổ hợp bán dẫn của Samsung
    Tin Cộng Đồng
Chuyện gì đã xảy ra trong thảm kịch 121 người chết ở Ấn Độ
    Tin Hoa Kỳ
Ông Biden lên tiếng sau màn khẩu chiến 'nảy lửa' với ông Trump
    Văn Nghệ
Hòa Minzy 'xinh như công chúa' đón tuổi mới, Văn Toàn nói 1 từ liền gây chú ý
    Điện Ảnh
Studio nhận bão chỉ trích, tẩy chay sau vụ Châu Bùi bị quay lén trong toilet
    Âm Nhạc
Tự hào là chính mình - Thông điệp tháng 6 kết nối nghệ sĩ và khán giả
    Văn Học
Một nam học sinh phao tin 'lộ đề thi tốt nghiệp THPT'

Thông Tin Tòa Soạn

Tổng biên tập:
Tiến Sĩ
Nguyễn Hữu Hoạt
Phụ Tá Tổng Biên Tập
Tiến Sĩ
Nhật Khánh Thy Nguyễn
Tổng Thư ký:
Quách Y Lành




   Tin Việt Nam
"VN có thể dùng vệ tinh Ấn Độ giám sát chặt chẽ Biển Đông"
Việt Nam có thể trực tiếp tiếp nhận hình ảnh viễn thám, bao gồm các dữ liệu vệ tinh liên quan đến Trung Quốc.

 


Thời báo Kinh tế Ấn Độ ngày 4/1 cho hay, một trạm giám sát vệ tinh do Ấn Độ xây dựng ở thành phố Hồ Chí Minh, Việt Nam trị giá 23 triệu USD sắp đi vào hoạt động, trở thành “tài sản chiến lược quan trọng” của Ấn Độ ở khu vực Biển Đông.

 





Vệ tinh quan trắc trái đất (ảnh minh họa)

 

Trạm giám sát này sẽ có lợi cho Tổ chức nghiên cứu không gian Ấn Độ theo dõi và thu thập các số liệu phản hồi từ vệ tinh. Hiện nay, Ấn Độ đã thiết lập trạm theo dõi, giám sát vệ tinh ở Indonesia và Brunei. Tổ chức nghiên cứu không gian Ấn Độ sẽ kết nối trạm giám sát ở Việt Nam với trạm giám sát ở Indonesia.

 

Trạm giám sát này được coi như “điểm tựa chiến lược” của Ấn Độ ở khu vực Biển Đông, tăng cường vai trò của Ấn Độ ở khu vực Đông Nam Á, có lợi cho cả Ấn Độ và các nước Đông Nam Á.

 

Tờ Deccan Herald bình luận, Ấn Độ rất muốn hợp tác với ASEAN, xây dựng trạm giám sát vệ tinh ở Việt Nam là dự án lớn đầu tiên trong hợp tác công nghệ không gian giữa Ấn Độ và các nước ASEAN, Ấn Độ bắt đầu đánh con bài ngoại giao không gian với Trung Quốc.

 

Phó tổng biên tập Tạp chí Tri thức hàng không Trung Quốc Vương Á Nam cho rằng, cho dù không xây dựng ở Việt Nam, từ lãnh thổ của mình, Ấn Độ vẫn có thể giám sát Biển Đông. Trong khi đó, vai trò thực chất của Ấn Độ ở khu vực Đông Nam Á là có hạn.

 

Vì vậy ông Nam tin rằng xây dựng trạm giám sát vệ tinh ở Việt Nam có ý nghĩa tượng trưng, thể hiện mối quan tâm của Ấn Độ đối với vùng biển phía đông Ấn Độ Dương đang tăng lên.

 


 

Trạm giám sát vệ tinh

 

Đối với Việt Nam, Ấn Độ là nước lớn quân sự của khu vực Nam Á, Việt Nam hy vọng tăng cường quan hệ với Ấn Độ để nâng cao tiếng nói của mình trong giải quyết tranh chấp Biển Đông. Trong tương lai, Ấn Độ và Việt Nam có thể sẽ có nhiều hợp tác hơn.

 

Hai năm gần đây, Ấn Độ có xu thế tích cực can thiệp vấn đề Biển Đông, nhiều lần đề cập đến vấn đề Biển Đông trong các hoạt động ngoại giao cấp cao với Nhật Bản, Philippines…

 

Với tầm quan trọng chiến lược và địa vị quốc tế ngày càng tăng, Ấn Độ sẽ không chỉ muốn làm nước lớn ở Ấn Độ Dương, mà còn muốn đóng vai trò quan trọng trong các vấn đề Thái Bình Dương.

 

Thời báo Hoàn Cầu Trung Quốc ngày 26/1 dẫn hãng tin Reuters Anh ngày 25/1 cho rằng, Ấn Độ sẽ xây dựng một trung tâm theo dõi hình ảnh vệ tinh ở miền nam Việt Nam, do đó, Việt Nam sẽ có thể trực tiếp tiếp nhận các hình ảnh viễn thám, các căn cứ hải quân ở ven bờ của Trung Quốc, các động thái hải quân của Trung Quốc ở quần đảo Trường Sa (Khánh Hòa, Việt Nam) đều sẽ trở thành mục tiêu quan tâm của Việt Nam.

 





Hình ảnh vệ tinh

 

Theo hãng tin Reuters, Bộ Ngoại giao Việt Nam đã xác nhận sự tồn tại của dự án này, nhưng không cung cấp thêm chi tiết khác.

 

Một quan chức Ấn Độ giấu tên nói với Reuters, Tổ chức nghiên cứu không gian Ấn Độ là bên bỏ vốn của trạm giám sát vệ tinh này. Người phát ngôn tổ chức này cho biết, dự án vẫn đang ở giai đoạn đầu, vẫn đang liên hệ với nhà chức trách Việt Nam.

 

Hindustan Times Ấn Độ ngày 25/1 cho rằng, đây là một trung tâm giám sát hình ảnh vệ tinh, vừa có thể giám sát quá trình phóng vệ tinh nhân tạo của Ấn Độ, vừa có thể sử dụng vệ tinh quan trắc địa cầu của Ấn Độ quay chụp hình ảnh đối với khu vực này, chẳng hạn Trung Quốc và Biển Đông.

 

Một quan chức chính phủ phụ trách công nghệ không gian Ấn Độ nói với tờ báo này, để trao đổi, Việt Nam có thể trực tiếp tiếp nhận hình ảnh viễn thám, bao gồm các dữ liệu vệ tinh liên quan đến Trung Quốc mà Việt Nam quan tâm.

 

Reuters bình luận, sau khi quan hệ Việt-Trung bị ảnh hưởng bởi vấn đề Biển Đông, Hà Nội luôn tìm kiếm công nghệ tình báo, giám sát và trinh sát tiên tiến. Năm 2013, Việt Nam đã phóng vệ tinh quan trắc trái đất đầu tiên, nhưng dư luận cho rằng, tỷ lệ phân giải hình ảnh của vệ tinh Việt Nam không cao lắm.

 


 

Vệ tinh quan sát trái đất VNREDSat-1 của Việt Nam

 

Tờ Liên hợp buổi sáng Singapore dẫn lời chuyên gia an ninh cho rằng, mặc dù trạm giám sát vệ tinh của Ấn Độ ở Việt Nam thuộc công trình dân dụng, nhưng công nghệ hình ảnh tiên tiến hiện nay cho phép sử dụng cho mục đích quân sự.

 

Chuyên gia an ninh hàng hải Collin Koh thuộc Trường Rajaratnam, Đại học công nghệ Nanyang, Singapore phân tích, vệ tinh trinh sát quân sự có độ chính xác cao có thể dùng để thu lấy thông tin và tín hiệu quân sự, quay chụp các hình ảnh đất liền rõ ràng, độ phân giải trong vòng 1 m.

 

“Về quân sự, việc làm này có ý nghĩa đáng kể. Việt Nam có thể bổ sung những hạn chế của mình, Ấn Độ có thể mở rộng phạm vi quan trắc” – Collin Koh nói.

 

Theo hãng tin Reuters, hợp tác này của Ấn Độ và Việt Nam sẽ tăng cường quan hệ hai nước, nhưng có thể sẽ khiến cho Trung Quốc tức giận. Tuy nhiên, Thủ tướng Ấn Độ Narendra Modi có ý nguyện mạnh mẽ trong việc gia tăng hợp tác an ninh với các nước như Việt Nam, hầu như không để ý đến thái độ của Trung Quốc.

 


 

Việt Nam tăng cường quan hệ với Ấn Độ

 

Theo chuyên gia Ajey Lele thuộc Viện nghiên cứu phân tích quốc phòng Ấn Độ: “Ấn Độ và Việt Nam hầu như đều tiến hành hợp tác ở mỗi cấp độ, nguyên nhân rất rõ ràng, chính là Trung Quốc”.

 

Nhà nghiên cứu Carl Thayer của Australia cho rằng, lợi ích của hai nước này trong vấn đề Biển Đông và Trung Quốc “đang trùng nhau”.

 

Đài truyền hình “Nước Nga ngày nay” ngày 25/1 bình luận, Thủ tướng Ấn Độ Narendra Modi cung cấp 100 triệu USD cho Việt Nam dùng để tăng cường sức mạnh quân sự. Đáp lại, Việt Nam dành cho Ấn Độ quyền khai thác dầu mỏ ở vùng đặc quyền kinh tế của mình trên Biển Đông. 
DanQuyen.com
    Phản Hồi Của Độc Giả Về Bài Viết
Họ và Tên
Địa chỉ
Email
Tiêu đề
Nội dung
Gửi cho bạn bè Phản hồi

Các bài viết mới:
    Thủ tướng Phạm Minh Chính thăm tổ hợp bán dẫn của Samsung (03-07-2024)
    Thủ tướng Phạm Minh Chính thăm Hàn Quốc: Việt - Hàn hướng tới mục tiêu 150 tỷ USD thương mại song phương (02-07-2024)
    Việt Nam tham dự Hội nghị sĩ quan liên lạc Hiệp hội Cảnh sát các nước Đông Nam Á (01-07-2024)
    Thủ tướng Phạm Minh Chính: Những gì có lợi cho kiều bào, đất nước và quan hệ Việt Nam – Hàn Quốc thì hết sức làm  (30-06-2024)
    Hội kiến Tổng bí thư Tập Cận Bình, Thủ tướng kêu gọi đẩy nhanh kết nối giao thông (26-06-2024)
    Thủ tướng Phạm Minh Chính hội đàm với Thủ tướng Trung Quốc Lý Cường (24-06-2024)
    Thúc đẩy tình hữu nghị, giao lưu nhân dân Việt Nam - Nhật Bản (24-06-2024)
    Việt Nam ủng hộ HĐBA LHQ trong giải quyết thách thức an ninh mạng toàn cầu (21-06-2024)
    Chủ tịch nước Tô Lâm dự Lễ trao Giải Báo chí quốc gia lần thứ XVIII - năm 2023 (21-06-2024)
    Thúc đẩy hợp tác Việt – Nga ở mức độ cao hơn, sâu sắc hơn về kinh tế, thương mại, khoa học, kỹ thuật (19-06-2024)
    Chủ tịch nước Tô Lâm tiếp Đại sứ các nước trình Quốc thư (18-06-2024)
    Tổng thống LB Nga Vladimir Putin thăm cấp Nhà nước tới Việt Nam (17-06-2024)
    Thúc đẩy quan hệ Việt Nam – Trung Quốc không ngừng phát triển ổn định, lành mạnh, bền vững (17-06-2024)
    Chuyên gia kinh tế ASEAN đánh giá Việt Nam vẫn là ngôi sao sáng của khu vực (17-06-2024)
    Thái Lan, Campuchia và Việt Nam kết nối du lịch hàng hải (16-06-2024)
    Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, Chủ tịch nước Tô Lâm trao đổi thư mừng với Tổng thống Putin (16-06-2024)
    Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng gửi Điện mừng Tổng thống Cộng hòa Nam Phi (15-06-2024)
    Quan hệ hợp tác Việt Nam và Trung Quốc đã bước sang một giai đoạn lịch sử mới (13-06-2024)
    Tiếp tục thúc đẩy quan hệ hợp tác pháp luật và tư pháp Việt Nam - Hàn Quốc (13-06-2024)
    Việt Nam đề xuất BRICS thúc đẩy 3 trọng tâm (11-06-2024)

Các bài viết cũ:
    Giời thiệu ứng viên Chủ tịch nước, Thủ tướng và Chủ tịch Quốc hội (24-01-2016)
    Hàn Quốc thúc đẩy xuất khẩu vũ khí, VN là khách hàng tiềm năng (22-01-2016)
    Thông qua quy chế bầu cử Đại hội XII (20-01-2016)
    Những khí tài này sẽ giúp VN nắm thóp máy bay tàng hình TQ (19-01-2016)
    Ngày 22/5 tới sẽ tổ chức bầu cử đại biểu Quốc hội khóa XIV (17-01-2016)
    Việt Nam sẽ hiện đại phòng không lục quân bằng tên lửa Buk-M3? (15-01-2016)
    NB ủng hộ mạnh mẽ Việt Nam, Philippines chống bành trướng (12-01-2016)
    Nhiều máy bay lạ uy hiếp an toàn vùng bay Hồ Chí Minh (08-01-2016)
    Trung Quốc xây căn cứ tàu ngầm ở bãi Đá Vành Khăn? (07-01-2016)
    Việt Nam trao công hàm phản đối Trung Quốc điều máy bay ra đá Chữ Thập (02-01-2016)
    Có hay không việc Nga từ chối bán S-400 cho Việt Nam? (28-12-2015)
    TP.HCM có thêm một bệnh viện tư hiện đại (26-12-2015)
    'Khu vực người Trung Quốc mua đất là tuyệt mật' (22-12-2015)
    Tàu chở 29 khách Nga chìm ở vịnh Nha Trang (18-12-2015)
    Đài Loan lại trắng trợn xâm phạm quần đảo Trường Sa của Việt Nam (14-12-2015)
    "Đại diện cho bản lĩnh, trí tuệ, ý chí của người Việt Nam" (13-12-2015)
    TQ yêu cầu tạm dừng bàn giao thi thể nữ doanh nhân Hà Linh cho Việt Nam (10-12-2015)
    Việt Nam trở thành nơi Trung - Mỹ tranh giành ảnh hưởng mạnh nhất (07-12-2015)
    Mải nói tới TPP, VN quên mất một hiệp định thương mại quan trọng không kém (06-12-2015)
    Trường Sa thành tâm chấn địa chính trị (04-12-2015)
 
"Hoàng Sa, Trường Sa là của Việt Nam".

Chuyển Tiếng Việt


    Truyện Ngắn
48 Giờ Yêu Nhau


   Sự Kiện

Lời Di Chúc của Vua Trần Nhân Tôn





 

Copyright © 2010 DanQuyen.com - Cơ Quan Ngôn Luận Người Việt Hải Ngoại
Địa Chỉ Liên Lạc Thư Tín:
E-mail: danquyennews@aol.com
Lượt Truy Cập : 153908668.