Trang nhất
  Xã Luận
  Đọc Báo Trong Nước
  Truyện Ngắn
  Kinh Tế
  Âm vang sử Việt
  Tin Thể Thao
  Y Học
  Tâm lý - Xã hội
  Công Nghệ
  Ẩm Thực

    Diễn Đàn Biển Đông
Từ mai, Trung Quốc áp dụng luật cho phép bắt người nước ngoài trên biển
    Hình Ảnh Quê Nhà - Video Clip
Tạm dừng bơi lội, lặn ngắm san hô tại nhiều địa điểm ở Côn Đảo
    Tin Thế Giới
Kế hoạch của ông Trump về NATO dần lộ diện
    Tin Việt Nam
Thủ tướng Phạm Minh Chính tiếp Tổng thư ký Ban Dân vận Đảng Nhân dân Campuchia Hun Many
    Tin Cộng Đồng
Chuyện gì đã xảy ra trong thảm kịch 121 người chết ở Ấn Độ
    Tin Hoa Kỳ
Ông Biden lên tiếng sau màn khẩu chiến 'nảy lửa' với ông Trump
    Văn Nghệ
Son Ye Jin hiếm hoi tiết lộ về cuộc sống sau khi kết hôn, sinh con với Hyun Bin
    Điện Ảnh
Trấn Thành 'vượt mặt' Lý Hải giành giải 'Đạo diễn xuất sắc'
    Âm Nhạc
Tự hào là chính mình - Thông điệp tháng 6 kết nối nghệ sĩ và khán giả
    Văn Học
Một nam học sinh phao tin 'lộ đề thi tốt nghiệp THPT'

Thông Tin Tòa Soạn

Tổng biên tập:
Tiến Sĩ
Nguyễn Hữu Hoạt
Phụ Tá Tổng Biên Tập
Tiến Sĩ
Nhật Khánh Thy Nguyễn
Tổng Thư ký:
Quách Y Lành




   Kinh Tế
NGO - cánh tay nối dài lợi hại của Trung Quốc ở nước ngoài
Doanh nghiệp Trung Quốc viết trước những dự án tiền khả thi cho những công trình, những dự án chưa được lên kế hoạch, thậm chí còn đang tranh luận.

 


Ngày 5/9/2014, ông Jin Jiaman, Giám đốc điều hành của Viện Môi trường toàn cầu Trung Quốc - người đứng đầu các tổ chức phi chính phủ (NGO) đầu tiên của người Trung Quốc hoạt động ở nước ngoài cho biết: Trong năm 2011, Trung Quốc dành 2,4 tỷ USD cho viện trợ nước ngoài, chỉ chiếm 0,03% tổng thu nhập quốc gia (GNI), trong khi Mỹ đã chi 30,7 tỷ USD cho viện trợ nước ngoài, tương đương 0,2% GNI của họ, theo Chinadialogue.net.

 

Ông Jin Jiaman cũng nói rằng, hiện nay viện trợ nước ngoài của Trung Quốc bị hạn chế bởi vấn đề chính trị và đôi khi họ viện trợ tiền bạc nhưng người dân nước sở tại thực sự không biết được nguồn viện trợ và nó được sử dụng như thế nào. Do vậy, Trung Quốc tìm cách thiết kế sự hỗ trợ sao cho có hiệu quả, thiết thực trong việc giúp đỡ người dân tại các nước nhận viện trợ. 

 

Trung Quốc phải thay đổi suy nghĩ về cách viện trợ nước ngoài và đổi mới trong việc phân phối những khoản viện trợ đó, nhằm đảm bảo rằng viện trợ nước ngoài thực sự phục vụ chiến lược toàn cầu của Trung Quốc và làm giảm các rủi ro bởi chính trị, xã hội, môi trường và thậm chí cả tài chính đối với đầu tư nước ngoài của họ.

 

Và họ đã thực hiện điều đó như thế nào? Ví dụ, khi tài trợ cho một chương trình khí mê-tan cho một quốc gia, Trung Quốc điều kỹ thuật viên đến hỗ trợ quốc gia đó về dự án tài trợ. Nhưng người Trung Quốc không xem đó chỉ là một dự án kỹ thuật đơn thuần, mà họ xem nó liên quan tới sự phát triển bền vững và biến đổi khí hậu.

 


 

Thủ tướng Campuchia Hun Sen và Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình. Campuchia là nước nhận được viện trợ lớn nhất từ Trung Quốc hiện nay. Ảnh: Tân Hoa Xã.

 

Thậm chí dự án đó còn liên quan tới việc cung cấp năng lượng cho dân cư những khu vực nghèo khó, liên quan đến xây dựng mối quan hệ tốt giữa Trung Quốc và các quốc gia nhận viện trợ, thậm chí cả với các quốc gia láng giềng. Mà điều đó không phải là điều mà một đội ngũ kỹ sư có thể làm  được, cũng không có được qua việc thiết lập các mục tiêu của các công ty.

 

Đây là vấn đề mà các NGO của người Trung Quốc có thể giúp các công ty Trung Quốc làm tốt hơn công việc đầu tư của họ ở nước ngoài, giúp cho Chính phủ Trung Quốc đảm bảo chiến lược toàn cầu họ.

 

Khi phân tích chi tiết thì có thể thấy, đây cũng là một trong những lý do cực kỳ quan trọng khiến doanh nghiệp Trung Quốc có thể thắng thầu tại hầu hết các quốc gia trên thế giới, bên cạnh việc đảo ngược quy trình kinh tế.

 

Có thể thấy rằng, Chính phủ Trung Quốc, các tổ chức phi chính phủ của Trung Quốc và doanh nghiệp, doanh nhân Trung Quốc đã tạo nên một cái thế mà có thể khiến các đơn vị kinh tế - đầu tư của Trung Quốc chiến thắng các đối thủ trong những dự án mà họ hướng tới ở nước ngoài, thông qua hai thủ thuật rất tinh vi: Vẽ dự án và Viết dự án.

 

Vẽ dự án

 

 

Với mục đích nhân đạo mang theo mục đích chính trị, Chính phủ Trung Quốc đã lựa chọn và thực hiện viện trợ cho nhiều quốc gia trên thế giới. Các khoản viện trợ được định giá trị bằng hiện kim nhưng khi chuyển giao thì nó là hiện vật.

 

Nghĩa là Trung Quốc cho tiền người dân các nước khác, nhưng khi nhận thì họ chỉ được nhận hiện vật – mà cụ thể là các dự án đầu tư liên quan đến việc đáp ứng những nhu cầu thiết yếu của người dân sở tại, theo VOA ngày 21/10/2015.

 

Song các dự án mà Trung Quốc viện trợ cho nước ngoài hầu hết là dựa trên kỹ thuật của Trung Quốc, hiểu nôm na là hàng hóa của Trung Quốc. Do vậy, Trung Quốc cho tiền nhưng người nhận tiền không được tiêu tiền theo ý muốn của mình. Và dự án Trung Quốc viện trợ thì hầu hết là do các doanh nghiệp Trung Quốc là đơn vị thực hiện. 

 

Người Trung Quốc luôn nhìn sự vật hiện tượng trong mối liên hệ phổ biến nên dự án mà Trung Quốc tài trợ luôn liên quan đến những vấn đề khác trong đời sống của người dân các nước nhận viện trợ. Nó liên quan như thế nào thì Chính phủ Trung Quốc, doanh nghiệp Trung Quốc không nêu lên, không đặt ra mà điều đó được NGO của người Trung Quốc âm thầm “vẽ” ra.

 


 

Doanh nghiệp Trung Quốc hoạt động ở nước ngoài nhận được sự hỗ trợ bởi NGO của người Trung Quốc. Ảnh: EIA.

 

Và khi một dự án tài trợ của Trung Quốc hoàn tất, có khi chưa hoàn tất, thậm chí mới triển khai thì đã có hàng loạt những dự án “tiềm tàng” liên quan được hình thành mà tính khả thi của nó gân như là đương nhiên. Và thế là xuất phát từ một dự án nhỏ được tài trợ của Chính phủ Trung Quốc, các NGO của người Trung Quốc đã vẽ ra cả một hệ thống các dự án liên quan.

 

Điều đó lý giải cho việc viện trợ của Trung Quốc đi đến đâu thì thúc đẩy phát triển đầu tư đến đó. Chính quyền các quốc gia ngỡ ngàng về sự giúp sức của người Trung Quốc, người dân các nước sở tại biết ơn sự giúp đỡ của chính phủ Trung Quốc. Thậm chí hệ thống các doanh nghiệp nước sở tại mang ơn doanh nghiệp Trung Quốc vì khả năng giúp “kích cầu” của họ. 

 

“Ngân sách viện trợ nước ngoài của Trung Quốc hiện là rất nhỏ, nhưng nó kích thích các khoản đầu tư ở nước ngoài của chúng tôi và khẳng định vị thế quốc tế của đất nước chúng tôi.

 

Trong khoảng từ năm 2003 đến 2012, đầu tư ra nước ngoài của chúng tôi buộc phải tăng trung bình lên đến 41%/ năm và Trung Quốc trở thành nhà đầu tư nước ngoài lớn thứ ba trên thế giới. Nhưng trong cùng thời kỳ ngân sách viện trợ nước ngoài của Trung Quốc chỉ tăng 12,7% một năm”, ông Jin Jiaman cho biết.

 

Thế là người Trung Quốc ầm thầm, gián tiếp giúp cho chính quyền các nước sở tại vạch ra hay điều chỉnh chiến lược phát triển kinh tế của mình, mà những vấn đề trọng tâm liên quan tới quốc kế dân sinh gắn liền với những tác động bởi dự án tài trợ của Trung Quốc.

 

Từ đó người Trung Quốc trở nên thân thiện với người dân, với chính quyền các nước sở tại và qua đó mà nhận được sự ưu ái của họ.

 

Chính phủ, doanh nghiệp, doanh nhân ở hầu hết các quốc gia trên thế giới nhiều khi hết sức ngạc nhiên về khả năng của doanh nghiệp, doanh nhân Trung Quốc trong việc nắm bắt chính xác nhu cầu thị trường ở nước ngoài.

 

Đó là một trong những yếu tố khiến doanh nghiệp Trung Quốc luôn về trước đồi thủ của các nước khác trong khả năng đáp ứng nhu cầu thị trường ở nước ngoài của họ.

 

Còn với người tiêu dùng các nước trên thế giới được cung ứng hàng hóa giá rẻ và kịp thời của Trung Quốc nên luôn tạo ra một sức hút lớn cho hàng hóa và công nghệ của nước này.

 

Lúc đó những mặt hàng tương tự của các quốc gia khác, thậm chí ngay tại quốc gia sở tại, có khi mới chỉ đang trong quá trình thiết kế hay chủ đầu tư đang ở giai đoạn viết dự án tiền khả thi.

 

Có thể nhận định rằng việc “vẽ” ra những nhu cầu tiềm tàng là một trong những thủ thuật hết sức tinh vi nhưng hiệu quả của các NGO của người Trung Quốc. Nó giúp cho doanh nghiệp, doanh nhân Trung Quốc chiếm lĩnh thị trường nước ngoài một cách nhanh chóng và qua đó thể hiện mọi lực lượng của Trung Quốc đều tham gia vào chiến lược toàn cục của họ.

 

Viết

 

Sau khi nhận diện được những nhu cầu tiềm tàng, những thị trường tiềm năng mà NGO đã vẽ ra, những doanh nghiệp, doanh nhân Trung Quốc tiến hành “viết” dự án tiền khả thi, đón đầu chính xác những nhu cầu ấy.

 

Có thể thấy rằng những đơn vị kinh tế Trung Quốc đầu tư ở nước ngoài có một thứ bảo bối vô cùng hiệu nghiệm, đó là sự trợ giúp bởi NGO của người Trung Quốc.

 

 

 


 

Công trình thủy diện do doanh nghiệp Trung Quốc đang thi công tại Châu Phi – nơi nhận hỗ trợ, tài trợ nhiều của Trung Quốc. Ảnh: chinadialogue.net.

 

Cũng cần nói thêm rằng, ngay sau khi Liên Hợp Quốc được thành lập năm 1945, thì trên thế giới có nhiều NGO ra đời với mục đích và phương cách làm việc của NGO hầu hết hướng vào những hoạt động nhân đạo, nằm ngoài sự chi phối của chính phủ, hoạt động của NGO là phi lợi nhuận – mục tiêu không mang tính thương mại, theo gdrc.org.

 

Chính vì vậy, các NGO trên thế giới không hỗ trợ doanh nghiệp, đặc biệt là NGO trên thế giới hầu hết hỗ trợ người dân ở các quốc gia cần tới sự giúp đỡ của họ, chứ không phải là tổ chức tạo công ăn việc làm cho doanh nghiệp của một hay một vài quốc gia, đất nước nào. Nhưng NGO của người Trung Quốc không như vậy.

 

“Các doanh nghiệp hy vọng sẽ được các NGO cung cấp cho họ thông tin và giúp đỡ để giải quyết vấn đề. Các NGO hoạt động như các bộ phận của các công ty và thông báo cho họ các vấn đề phát sinh trong quá trình hoạt động của mình cũng như đề xuất hướng giải quyết. Chúng tôi cho rằng các NGO là một phần thiết yếu và không thể thay thế của các khoản đầu tư ở nước ngoài của Trung Quốc”, ông Jin Jiaman cho biết.

 

Như thế là hoạt động của các NGO của người Trung Quốc là khác biệt với bản chất của tổ chức phi chính phủ thông thường và qua đó mà các doanh nghiệp, doanh nhân Trung Quốc có thể nhận được sự giúp đỡ của các NGO một cách thiết thực.

 

Tuy nhiên, qua đây đã tạo ra sự không công bằng giữa doanh nghiệp Trung Quốc và doanh nghiệp của các quốc gia khác khi tham gia vào sân chơi của kinh tế thế giới.

 

Cũng vì vậy mà giới đầu tư quốc tế cho rằng doanh nghiệp, doanh nhân Trung Quốc có thể nắm bắt chính xác nhu cầu tiềm tàng, thị trường tiềm năng tại các quốc gia mà họ có quan hệ hợp tác. Giới đầu tư Trung Quốc có thể đoán biết chính xác tính chất, quy mô của những dự án sẽ được thiết lập trong tương lai tại những thị trường mà họ nhắm tới.  

 

Và cũng từ đó mà doanh nghiệp Trung Quốc viết trước những dự án tiền khả thi cho những công trình, những dự án chưa được lên kế hoạch, thậm chí còn đang tranh luận ở giai đoạn xác định chủ trương của chính phủ. Tuy nhiên, độ chính xác của những dự án ấy không thua gì ở giai đoạn khả thi. 

 

Với việc trợ giúp âm thầm mà hiệu quả bởi các NGO của người Trung Quốc, thử hỏi sao doanh nghiệp Trung Quốc không chiến thắng các đối thủ trong việc tham gia đấu thầu những dự án ở nước ngoài? Đối tác chọn doanh nghiệp Trung Quốc không chỉ ở giá rẻ, mà còn do họ nhanh chóng và chuẩn xác trong việc xác định nhu cầu của người sử dụng và chủ trương chung của nhà nước.

 

Như vậy, có thể thấy rằng, nhằm phục vụ cho chiến lược toàn cầu của Bắc Kinh, thương nhân Trung Quốc, doanh nghiệp Trung Quốc và đến cả những tổ chức phi chính phủ của người Trung Quốc đều sát cánh cùng  chính phủ Trung Quốc vận dụng những công cụ mà có thể kiến cả đối thủ lẫn đối tác đều về sau họ trong những nước cờ đầy lợi hại. 
DanQuyen.com
    Phản Hồi Của Độc Giả Về Bài Viết
Họ và Tên
Địa chỉ
Email
Tiêu đề
Nội dung
Gửi cho bạn bè Phản hồi

Các bài viết mới:
    Foxconn 'đổ' 551 triệu USD vào hai dự án tại Quảng Ninh (06-07-2024)
    Giá vàng hôm nay 7/7/2024: Giá vàng tăng mạnh, tín hiệu 'đèn xanh' khắp nơi, vàng nhẫn vọt tăng, SJC thu hẹp khoảng cách với thế giới (06-07-2024)
    Kỳ vọng thu hút FDI cả năm 2024 đạt 40 tỷ USD (06-07-2024)
    Kết nối đầu tư cho doanh nghiệp (05-07-2024)
    Giá tiêu hôm nay 6/7/2024, bị chi phối từ nhiều yếu tố, thị trường ngày càng khó đoán, tiêu Việt đang có lợi thế (05-07-2024)
    Giá vàng hôm nay 3/7/2024: Giá vàng vào xu hướng tăng mạnh, ai 'chiến thắng' trong cuộc đua bầu cử Mỹ 2024? (02-07-2024)
    Các tập đoàn công nghiệp hàng đầu Hàn Quốc mở rộng đầu tư, tăng nội địa hóa tại Việt Nam (01-07-2024)
    Tập đoàn Marriott bổ nhiệm lãnh đạo mới ở Việt Nam (01-07-2024)
    Tỷ phú Phạm Nhật Vượng lập công ty mua bán và cho thuê xe điện (01-07-2024)
    Xét xử cựu Chủ tịch FLC Trịnh Văn Quyết, xác định 30.403 người bị hại (01-07-2024)
    Giảm thuế giá trị gia tăng xuống 8% từ 1/7 đến 31/12/2024 (30-06-2024)
    Giá vàng hôm nay 1/7/2024: Giá vàng tiếp tục bị mắc kẹt, chờ điều gì đó 'rung chuyển', đừng theo đuổi thị trường này (30-06-2024)
    Giá tiêu hôm nay 1/7/2024, nguyên nhân giá nội địa tăng sốc rồi lại giảm sâu, thị trường định hình mặt bằng giá mới (30-06-2024)
    Đại sứ quán Việt Nam tại Hoa Kỳ tổ chức tọa đàm và kết nối doanh nghiệp (26-06-2024)
    Chủ tịch nước hoan nghênh các tập đoàn lớn của Ấn Độ đầu tư bán dẫn ở Việt Nam (26-06-2024)
    Giá vàng hôm nay 27/6/2024: Giá vàng SJC chưa nhích, thế giới chờ tin Mỹ, 'cá mập' ở Trung Quốc giảm mua (26-06-2024)
    Đại biểu Quốc hội: trả lương theo mức tăng GDP sẽ chống tham nhũng từ đầu (26-06-2024)
    Đề xuất giảm 50% lệ phí trước bạ ô tô lắp ráp trong nước (25-06-2024)
    Nhiều cơ hội xuất khẩu thủy sản sang thị trường Singapore (25-06-2024)
    Thủ tướng dự tọa đàm với các doanh nghiệp hàng đầu thế giới về khởi nghiệp, đổi mới sáng tạo (25-06-2024)

Các bài viết cũ:
    Công bằng và bác ái (20-02-2016)
    Vui mừng và cay đắng (18-02-2016)
    'Thâm' như người Trung Quốc trên thương trường quốc tế (16-02-2016)
    Nhiều đại gia 'chen chân' vào cuộc đua mua lại Big C Việt Nam (15-02-2016)
    Nguyên nhân giá vàng tăng vọt 1 triệu đồng sau Tết (13-02-2016)
    Trúng đậm ngàn tỷ, dân ô tô ăn Tết to (07-02-2016)
    Đừng đổ lỗi cho giá dầu! (07-02-2016)
    Trung Quốc mất 100 tỷ USD dự trữ ngoại hối (07-02-2016)
    Ông chủ Metro “ôm” gần 900 triệu USD rời khỏi Việt Nam (04-02-2016)
    "Tàu ma" chở đầy gỗ đang lao thẳng vào bờ biển Pháp (01-02-2016)
    Lao động nhập cư Trung Quốc: Ăn tết xong làm gì để sống? (31-01-2016)
    Tiết lộ 'động trời' của các nữ tiếp viên hàng không (30-01-2016)
    Nước cờ lợi hại (27-01-2016)
    Thế lực thống trị mới đang bắt đầu (24-01-2016)
    TQ căng mình đón rét khủng khiếp nhất trong 30 năm (22-01-2016)
    90% diện tích Trung Quốc chìm trong nhiệt độ dưới 0 độ C (21-01-2016)
    “Thế giới có thể ngập trong dầu thừa” (20-01-2016)
    Những nạn nhân của hỗn loạn tài chính Trung Quốc (16-01-2016)
    TQ kêu gọi tư nhân đầu tư trái phép ở Hoàng Sa, Trường Sa (15-01-2016)
    Người Mỹ trúng số Powerball 1,5 tỷ USD: Đau đớn nộp thuế? (14-01-2016)
 
"Hoàng Sa, Trường Sa là của Việt Nam".

Chuyển Tiếng Việt


    Truyện Ngắn
48 Giờ Yêu Nhau


   Sự Kiện

Lời Di Chúc của Vua Trần Nhân Tôn





 

Copyright © 2010 DanQuyen.com - Cơ Quan Ngôn Luận Người Việt Hải Ngoại
Địa Chỉ Liên Lạc Thư Tín:
E-mail: danquyennews@aol.com
Lượt Truy Cập : 153964910.