Trang nhất
  Xã Luận
  Đọc Báo Trong Nước
  Truyện Ngắn
  Kinh Tế
  Âm vang sử Việt
  Tin Thể Thao
  Y Học
  Tâm lý - Xã hội
  Công Nghệ
  Ẩm Thực

    Diễn Đàn Biển Đông
Từ mai, Trung Quốc áp dụng luật cho phép bắt người nước ngoài trên biển
    Hình Ảnh Quê Nhà - Video Clip
Tạm dừng bơi lội, lặn ngắm san hô tại nhiều địa điểm ở Côn Đảo
    Tin Thế Giới
Thủ tướng Hungary nói về lý do Tổng thống Ukraine từ chối đề xuất ngừng bắn
    Tin Việt Nam
Thủ tướng Phạm Minh Chính thăm tổ hợp bán dẫn của Samsung
    Tin Cộng Đồng
Chuyện gì đã xảy ra trong thảm kịch 121 người chết ở Ấn Độ
    Tin Hoa Kỳ
Ông Biden lên tiếng sau màn khẩu chiến 'nảy lửa' với ông Trump
    Văn Nghệ
Hòa Minzy 'xinh như công chúa' đón tuổi mới, Văn Toàn nói 1 từ liền gây chú ý
    Điện Ảnh
Studio nhận bão chỉ trích, tẩy chay sau vụ Châu Bùi bị quay lén trong toilet
    Âm Nhạc
Tự hào là chính mình - Thông điệp tháng 6 kết nối nghệ sĩ và khán giả
    Văn Học
Một nam học sinh phao tin 'lộ đề thi tốt nghiệp THPT'

Thông Tin Tòa Soạn

Tổng biên tập:
Tiến Sĩ
Nguyễn Hữu Hoạt
Phụ Tá Tổng Biên Tập
Tiến Sĩ
Nhật Khánh Thy Nguyễn
Tổng Thư ký:
Quách Y Lành




   Kinh Tế
Nokia: Cuộc sống sau sự sụp đổ của đế chế điện thoại
Thị trấn nhỏ Nokia ở Phần Lan có khung cảnh chẳng mấy ấn tượng, với vài tòa chung cư nép mình trong tuyết, còn dọc con đường chính là dãy hàng quán nhỏ và một siêu thị giảm giá.

 


Chẳng mấy dấu hiệu cho thấy đây chính là thị trấn có cái tên gắn liền với công ty đã làm nên cuộc cách mạng điện thoại di động cuối thập niên 90, đồng thời giúp kinh tế Phần Lan giàu có bậc nhất thế giới. Thời kỳ đỉnh cao - đầu những năm 2000, Nokia sản xuất tới 40% điện thoại thế giới và trở thành thương hiệu hàng tiêu dùng đầu tiên của Phần Lan nổi tiếng trên toàn cầu.

 

Tại quê nhà, ảnh hưởng của nó còn lớn hơn nữa. Theo Viện Nghiên cứu Kinh tế Phần Lan, Nokia đóng góp tới 25% tăng trưởng cho Phần Lan giai đoạn 1998-2007. Đây là thời kỳ mà Bộ trưởng Tài chính Phần Lan - Alexander Stubb gọi là "sự thần kỳ về kinh tế".

 

Tuy nhiên, khi sự thống trị của Nokia trên thị trường điện thoại di động thế giới dần đi xuống, kinh tế Phần Lan cũng chịu ảnh hưởng nặng nề, càng làm trầm trọng đợt suy thoái dài kỷ lục tại đây.

 

nokia-cuoc-song-sau-su-sup-do-cua-de-che-dien-thoai

 

Cái tên Nokia được đại gia công nghệ đặt theo tên thị trấn Nokia. Ảnh: BBC

 

"Nokia ở Phần Lan rất khổng lồ, trên mọi chỉ số. Và khi họ xuống dốc, chúng tôi đã rất lo sợ về các hậu quả có thể xảy ra", Kari Kankaala - Người chịu trách nhiệm phát triển kinh tế và đô thị tại thành phố Tampere cho biết.

 

Tampere cách thị trấn Nokia 15 phút lái xe. Đây là nơi đặt trung tâm nghiên cứu và phát triển (R&D) lớn nhất của Nokia. Thời đỉnh cao, nơi này có tới 4.000 nhân viên làm việc.

 

Những ống khói bằng gạch nung còn sót lại đã cho thấy lịch sử công nghiệp lâu đời của thành phố này. Nhưng chính sự trỗi dậy và suy tàn của Nokia mới thống trị sự phát triển gần đây của họ.

 

"Nokia là xương sống của mọi thứ ở đây. Các trường đại học phụ thuộc vào hợp tác với Nokia. Các nhà thầu phụ cũng thế. Còn bọn trẻ con thì muốn sau này vào làm cho Nokia", Kankaala cho biết, "Còn giờ, tỷ lệ thất nghiệp ở đây rất kinh khủng, thường xuyên quanh 14-15%".

 

Để lấp chỗ trống, nhiều hãng công nghệ khác đã chuyển tới đây. Các mảng kinh doanh khác của Nokia cũng vẫn giúp họ duy trì hình ảnh là doanh nghiệp Phần Lan thành công. Dù vậy, kinh tế Phần Lan đi xuống cũng có nghĩa ít người kiếm được việc làm hơn.

 

Tại Tampere, các cựu nhân viên Nokia vẫn còn thắc mắc vì sao năm 2007, họ vẫn là cái tên thống trị thị trường di động, mà 2014 đã bị Microsoft mua lại.

 

"Tôi cho rằng một trong những nguyên nhân chính là chúng tôi co kích cỡ điện thoại nhiều hơn Motorola. Thời năm 1997-1998, đó là giấc mơ của mọi kỹ sư", Mika Grundstrom - cựu giám đốc cấp cao mảng R&D của Nokia tại Tampere cho biết.

 

Với Mika, quan điểm của họ thời đó rất đơn giản - sản xuất điện thoại pin lâu nhất với kích cỡ nhỏ nhất có thể.

 

nokia-cuoc-song-sau-su-sup-do-cua-de-che-dien-thoai-1




Mika Grundstrom từng là lãnh đạo cấp cao tại Nokia. Ảnh: BBC

 

Nhưng tất cả đã hoàn toàn thay đổi với sự xuất hiện của smartphone. Đặc biệt là iPhone của Apple năm 2007. "Mọi thứ dần trở nên phức tạp hơn rất nhiều. Chúng tôi không còn quá chắc chắn mục tiêu của mình là gì nữa. Dễ sử dụng, pin lâu hay kích cỡ điện thoại?", ông nói.

 

"Nếu anh muốn pin, chúng tôi có các thiết bị có thể thọ được cả tuần. Nhưng rồi anh có điện thoại mới này, rất tuyệt vời, nhưng ngày nào cũng phải sạc. Thế thì bán cho khách hàng thế nào được?", ông nói.

 

Sau đó, Nokia liên tục tìm cách theo kịp đối thủ trong thị trường smartphone. Nhưng đến năm 2014, họ đã phải bán mảng điện thoại di động cho Microsoft. Và cái tên Nokia cũng biến mất trên điện thoại từ đó.

 

Dù vậy, nhiều người Phần Lan vẫn đánh giá cao tượng đài Nokia. Kankaala cho biết ảnh hưởng lớn nhất của Nokia là tạo ra cuộc cách mạng cho văn hóa kinh doanh ở Phần Lan. "Mọi người hiểu rằng ai cũng có thể kiếm ra tiền. Và giờ làn sóng khởi nghiệp đang dâng cao tại đây. Đó quả thực là một sự thay đổi lớn", ông cho biết.

 

Thủ đô Helsinki có nhiều dấu hiệu cho thấy văn hóa khởi nghiệp đã phất lên thời hậu Nokia. Tuomas Kytomaa là một kỹ sư phần mềm, đã dành gần như cả đời làm việc cho Nokia. Năm ngoái, sau một thời gian ra nước ngoài, anh quay về quê hương, gia nhập hãng bán lẻ thời trang Zalando và mở một hãng công nghệ riêng tại Helsinki.

 

Với anh, di sản mà Nokia để lại là rất nhiều nhân tài có thể khai thác. "Quy mô khổng lồ của Nokia ở Phần Lan cũng có nghĩa nơi này đang có lượng lớn người tài có kiến thức tốt. Phần Lan đang cần kỹ năng công nghệ cao và các hãng khởi nghiệp", anh nói.

 

Dù vậy, chẳng mấy người tin rằng Phần Lan sẽ xuất hiện một công ty có quy mô và tầm ảnh hưởng như Nokia lần nữa. "Tình thế giờ thay đổi rồi. Sự đột phá không đến từ các công ty lớn nữa, mà là từ công ty nhỏ - các hãng khởi nghiệp", Seppo Haataja - cựu giám đốc cấp cao tại mảng R&D Nokia kết luận.

 
DanQuyen.com
    Phản Hồi Của Độc Giả Về Bài Viết
Họ và Tên
Địa chỉ
Email
Tiêu đề
Nội dung
Gửi cho bạn bè Phản hồi

Các bài viết mới:
    Giá vàng hôm nay 3/7/2024: Giá vàng vào xu hướng tăng mạnh, ai 'chiến thắng' trong cuộc đua bầu cử Mỹ 2024? (02-07-2024)
    Các tập đoàn công nghiệp hàng đầu Hàn Quốc mở rộng đầu tư, tăng nội địa hóa tại Việt Nam (01-07-2024)
    Tập đoàn Marriott bổ nhiệm lãnh đạo mới ở Việt Nam (01-07-2024)
    Tỷ phú Phạm Nhật Vượng lập công ty mua bán và cho thuê xe điện (01-07-2024)
    Xét xử cựu Chủ tịch FLC Trịnh Văn Quyết, xác định 30.403 người bị hại (01-07-2024)
    Giảm thuế giá trị gia tăng xuống 8% từ 1/7 đến 31/12/2024 (30-06-2024)
    Giá vàng hôm nay 1/7/2024: Giá vàng tiếp tục bị mắc kẹt, chờ điều gì đó 'rung chuyển', đừng theo đuổi thị trường này (30-06-2024)
    Giá tiêu hôm nay 1/7/2024, nguyên nhân giá nội địa tăng sốc rồi lại giảm sâu, thị trường định hình mặt bằng giá mới (30-06-2024)
    Đại sứ quán Việt Nam tại Hoa Kỳ tổ chức tọa đàm và kết nối doanh nghiệp (26-06-2024)
    Chủ tịch nước hoan nghênh các tập đoàn lớn của Ấn Độ đầu tư bán dẫn ở Việt Nam (26-06-2024)
    Giá vàng hôm nay 27/6/2024: Giá vàng SJC chưa nhích, thế giới chờ tin Mỹ, 'cá mập' ở Trung Quốc giảm mua (26-06-2024)
    Đại biểu Quốc hội: trả lương theo mức tăng GDP sẽ chống tham nhũng từ đầu (26-06-2024)
    Đề xuất giảm 50% lệ phí trước bạ ô tô lắp ráp trong nước (25-06-2024)
    Nhiều cơ hội xuất khẩu thủy sản sang thị trường Singapore (25-06-2024)
    Thủ tướng dự tọa đàm với các doanh nghiệp hàng đầu thế giới về khởi nghiệp, đổi mới sáng tạo (25-06-2024)
    Shark Tam - người vừa bị khởi tố về tội trốn thuế là ai? (23-06-2024)
    Tạo diễn đàn để các doanh nghiệp trao đổi cởi mở, thúc đẩy hợp tác (23-06-2024)
    Thương vụ 1,7 tỷ USD hé lộ sức hút của manga Nhật Bản (23-06-2024)
    Bất động sản chuẩn bị đón dòng vốn lớn từ Việt kiều (23-06-2024)
    Tỷ giá lại 'nóng' do USD mạnh, giá vàng miếng SJC tiếp chuỗi ngày đi ngang (23-06-2024)

Các bài viết cũ:
    TQ thông báo xả gấp đôi lượng nước ở Mekong (17-03-2016)
    VN đề nghị TQ xả lũ cứu hạn đồng bằng sông Cửu Long (14-03-2016)
    Iraq loay hoay lấp đầy túi rỗng (13-03-2016)
    Đại gia giả ăn mày (10-03-2016)
    Quỹ đầu tư Mỹ dành 10 triệu USD cho các start-up Việt (08-03-2016)
    Mua cổ phiếu Việt Nam, đừng mua Trung Quốc (06-03-2016)
    Đây là lý do khiến vàng sẽ sốt trở lại (01-03-2016)
    Rung chà cá nhảy (26-02-2016)
    Thế trận không thể đảo ngược (24-02-2016)
    NGO - cánh tay nối dài lợi hại của Trung Quốc ở nước ngoài (22-02-2016)
    Công bằng và bác ái (20-02-2016)
    Vui mừng và cay đắng (18-02-2016)
    'Thâm' như người Trung Quốc trên thương trường quốc tế (16-02-2016)
    Nhiều đại gia 'chen chân' vào cuộc đua mua lại Big C Việt Nam (15-02-2016)
    Nguyên nhân giá vàng tăng vọt 1 triệu đồng sau Tết (13-02-2016)
    Trúng đậm ngàn tỷ, dân ô tô ăn Tết to (07-02-2016)
    Đừng đổ lỗi cho giá dầu! (07-02-2016)
    Trung Quốc mất 100 tỷ USD dự trữ ngoại hối (07-02-2016)
    Ông chủ Metro “ôm” gần 900 triệu USD rời khỏi Việt Nam (04-02-2016)
    "Tàu ma" chở đầy gỗ đang lao thẳng vào bờ biển Pháp (01-02-2016)
 
"Hoàng Sa, Trường Sa là của Việt Nam".

Chuyển Tiếng Việt


    Truyện Ngắn
48 Giờ Yêu Nhau


   Sự Kiện

Lời Di Chúc của Vua Trần Nhân Tôn





 

Copyright © 2010 DanQuyen.com - Cơ Quan Ngôn Luận Người Việt Hải Ngoại
Địa Chỉ Liên Lạc Thư Tín:
E-mail: danquyennews@aol.com
Lượt Truy Cập : 153913573.