Trang nhất
  Xã Luận
  Đọc Báo Trong Nước
  Truyện Ngắn
  Kinh Tế
  Âm vang sử Việt
  Tin Thể Thao
  Y Học
  Tâm lý - Xã hội
  Công Nghệ
  Ẩm Thực

    Diễn Đàn Biển Đông
Từ mai, Trung Quốc áp dụng luật cho phép bắt người nước ngoài trên biển
    Hình Ảnh Quê Nhà - Video Clip
Tạm dừng bơi lội, lặn ngắm san hô tại nhiều địa điểm ở Côn Đảo
    Tin Thế Giới
Thủ tướng Hungary nói về lý do Tổng thống Ukraine từ chối đề xuất ngừng bắn
    Tin Việt Nam
Thủ tướng Phạm Minh Chính thăm tổ hợp bán dẫn của Samsung
    Tin Cộng Đồng
Chuyện gì đã xảy ra trong thảm kịch 121 người chết ở Ấn Độ
    Tin Hoa Kỳ
Ông Biden lên tiếng sau màn khẩu chiến 'nảy lửa' với ông Trump
    Văn Nghệ
Hòa Minzy 'xinh như công chúa' đón tuổi mới, Văn Toàn nói 1 từ liền gây chú ý
    Điện Ảnh
Studio nhận bão chỉ trích, tẩy chay sau vụ Châu Bùi bị quay lén trong toilet
    Âm Nhạc
Tự hào là chính mình - Thông điệp tháng 6 kết nối nghệ sĩ và khán giả
    Văn Học
Một nam học sinh phao tin 'lộ đề thi tốt nghiệp THPT'

Thông Tin Tòa Soạn

Tổng biên tập:
Tiến Sĩ
Nguyễn Hữu Hoạt
Phụ Tá Tổng Biên Tập
Tiến Sĩ
Nhật Khánh Thy Nguyễn
Tổng Thư ký:
Quách Y Lành




   Kinh Tế
Những viên 'gạch máu' gây nhức nhối ở Ấn Độ
Nhiều người dân nghèo Ấn Độ đang bị ép phải làm việc cực nhọc tại các lò gạch để trả những khoản nợ nhỏ nhưng phát sinh lãi lớn mà họ vay từ giới 'cò' lao động.

 


nhung-vien-gach-mau-gay-nhuc-nhoi-o-an-do


Người lao động làm việc tại một lò gạch ở ngoại ô thành phố Kota, bang Rajasthan, Ấn Độ. Ảnh: Reuters

 

Khi cảnh sát đột kích triệt phá một lò gạch ở miền nam Ấn Độ, Siriya Banchor, 48 tuổi, cảm thấy lúng túng hơn là nhẹ nhõm, mặc dù bà bị lừa đến đây làm việc và phải cam chịu một cuộc sống lao động cưỡng bức cùng hàng trăm người tha hương nghèo khổ khác, theo Reuters.

 

Quờ quạng giữa căn phòng tối xây bằng gạch bùn không có lấy một khung cửa sổ, Banchor gom các vật dụng cá nhân vào một bao tải, nắm tay đứa con rồi lững thững bước đi dưới ánh sáng hiu hắt buổi chiều tà. Căn phòng kia là nơi bà đã sống cùng gia đình mình suốt hai tháng qua.

 

"Tôi có hai bộ quần áo, hai bộ đồ ăn và một ít gạo. Chúng tôi tay trắng đến đây, hy vọng sẽ kiếm đủ tiền trả nợ", bà nói, chân bước qua đống gạch nung non để đến chỗ các công nhân được giải cứu khác đang chờ lên những chiếc xe tải đưa họ tới nơi lưu trú tạm thời.

 

"Chúng tôi trở về mà không có thứ gì nhưng ít nhất thì nỗi đau đớn sẽ chấm dứt", Banchor cho hay.

 

Tổng cộng 564 người, trong đó có cả bà Banchor, đã được giải cứu khi cảnh sát và nhà chức trách địa phương hồi đầu tháng đột kích vào lò gạch Sri Lakshmi Ganapathi Brick Industries ở ngoại ô thành phố Chennai. Đây được đánh giá là một trong những chiến dịch giải thoát lao động cưỡng bức lớn nhất ở Ấn Độ, hé lộ một thực trạng nhức nhối tại quốc gia này khi mà hàng trăm nghìn người bị ép phải phục vụ trong ngành xây dựng đang bùng nổ tại đây, bình luận viên Anuradha Nagaraj từ Reuters nhận xét.

 

"Quy mô và mức độ của vấn đề là rất lớn", Chandan Kumar, người sáng lập một tổ chức vận động mang tên "Gạch máu" nhằm phanh phui nạn cưỡng bức lao động trong ngành xây dựng Ấn Độ, cho hay.

 

"Hàng loạt vi phạm trắng trợn diễn ra hàng ngày ở nhiều lò gạch nhưng chính phủ không đủ nguồn lực hay năng lực để thanh kiểm tra điều kiện sống của người lao động. Nó chẳng khác gì tình trạng nô lệ thời hiện đại", Kumar nhấn mạnh.

 

Chuyên gia cho biết, người dân Ấn Độ cũng thường bị lừa vào làm việc trong các nông trại, nhà chứa, cửa hiệu nhỏ hay nhà hàng để kiếm tiền trả cho một khoản vay mà họ đã nhận hay món nợ để lại từ người bà con nào đó. Tuy nhiên, hình thức bóc lột lao động kiểu này đặc biệt phổ biến trong ngành xây dựng, nhất là ở các khu vực sản xuất gạch và khai thác đá không được quản lý chặt chẽ.

 

Xây dựng là một trong những ngành quan trọng nhất của nền kinh tế Ấn Độ, cung cấp khoảng 35 triệu việc làm và đóng góp 8% cho tổng sản phẩm quốc nội (GDP).

 

Nhiều thị trấn, thành phố của Ấn Độ đang được quy hoạch mở rộng lớn hơn. Dân số Ấn Độ sẽ tăng thêm 404 triệu người vào năm 2050. Do đó nhu cầu phát triển cơ sở hạ tầng, dịch vụ được dự báo sẽ tiếp tục gia tăng.

 

"Có một mối liên hệ rõ ràng giữa các tòa nhà mọc lên ở thành phố với đống gạch nằm bên ngoài địa điểm xây dựng đến từ các lò gạch sử dụng lao động cưỡng bức",  P.M. Nair, chuyên gia hàng đầu về nạn buôn người và tình trạng nô lệ hiện đại, khẳng định.

 

"Cò"dụ dỗ người nghèo

 

nhung-vien-gach-mau-gay-nhuc-nhoi-o-an-do-1

 

 

Những người lao động nghèo phải làm việc khổ ải tại các lò gạch để trả nợ. Ảnh: Guardian

 

Nhà chức trách Ấn Độ hiện chưa có dữ liệu chính thức về số người được sử dụng để cắt, nặn hay nung những viên gạch làm từ đất sét chủ yếu bằng tay tại hàng chục nghìn lò gạch ở nước này.

 

Theo một nghiên cứu vào năm 2015 của Trung tâm Khoa học và Môi trường, trụ sở ở New Delhi, ít nhất 10 triệu người Ấn Độ đang làm việc tại các lò gạch, trong đó nhiều lò nằm ở rìa các thị trấn, thành phố nhằm tạo điều kiện để những công ty xây dựng đô thị tiếp cận chúng dễ dàng.

 

Tại Ponneri, cách thành phố duyên hải Chennai 50 km, thủ phủ bang Tamil Nadu, các lao động được giải cứu tại lò gạch Sri Lakshmi Ganapathi Brick Industries đã kể lại quá trình mà những tay "cò" lao động hai tháng trước đưa họ đến đây.

 

Tất cả những người này đều xuất thân từ bang Odisha, phía đông Ấn Độ. Họ cho biết những tay "cò" lao động đến làng của họ, mời gọi cho vay các khoản nợ khoảng 300 USD và trả bằng 6 tháng lao động.

 

Những tên "cò" sau đó mua đi bán lại các khoản nợ để rồi cuối cùng chúng đưa từng đoàn người lên tàu tới Chennai.

 

"Chúng đến làng chúng tôi và tìm kiếm các gia đình đang túng quẫn. Chúng biết khi nào người ta cần đến những khoản chi tiêu bất ngờ và lập tức đề nghị cho vay", một thanh niên trẻ vừa được giải thoát khỏi lò gạch Sri Lakshmi Ganapathi Brick Industries, nói.

 

"Chúng tiếp cận khi chúng tôi đang trong tình cảnh bí bách nhất và không còn lựa chọn nào khác ngoài việc đồng ý với các điều khoản vay nợ của chúng".

 

Tương lai bấp bênh

 

nhung-vien-gach-mau-gay-nhuc-nhoi-o-an-do-2

 

Mỗi gia đình người lao động được yêu cầu phải sản xuất 2.000 viên gạch mỗi ngày. Ảnh: New India News

 

Theo lời kể của những lao động cưỡng bức tại lò gạch, họ phải làm việc 10 tiếng mỗi ngày, ngủ trong những căn phòng chật hẹp và không có nước sạch hay nhà vệ sinh.

 

Chủ lò gạch thông báo họ phải làm việc liên tục từ tháng một đến tháng 6, trước khi mùa mưa đến. Mỗi gia đình, trong đó một số gia đình còn có người già hoặc phụ nữ mang thai, được yêu cầu phải sản xuất ít nhất 2.000 viên gạch mỗi ngày. Nếu không hoàn thành, số tiền trừ vào khoản nợ của họ sẽ ít đi.

 

Các lao động này cũng thêm rằng họ không nhận bất kỳ giấy tờ vay nợ chính thức nào cũng như không biết đã trả được bao nhiêu.

 

"Mỗi gia đình vay khoảng 300 USD. Họ chỉ nhận 6 USD tiền công mỗi tuần và không được phép về nhà khi chưa trả xong nợ", M Narayanan, quan chức sở thuế địa phương, người tham gia vụ đột kích, nói.

 

Một bác sĩ do các chủ lò gạch thuê, bị bắt cùng 5 quản lý lò gạch khác, cho hay ông có nhiệm vụ cung cấp thuốc giảm đau cho các lao động để bảo đảm họ có thể làm việc không ngừng nghỉ.

 

Theo các nhà hoạt động, tình trạng xem thường luật lao động, xử phạt không nghiêm "cò" lao động và chủ lò gạch cũng như thực tế rằng những người lao động có quá ít lựa chọn mưu sinh khiến việc xóa bỏ vòng luẩn quẩn lao động cưỡng bức trở nên vô cùng khó khăn.

 

"Trong hầu hết các trường hợp, những lao động được giải cứu đều nói họ không có bất kỳ phương kế mưu sinh nào, vì thế họ không còn con đường khác ngoài việc chọn đi theo 'cò' lao động",  Mathew Joji, người phát ngôn tổ chức nhân quyền Sứ mệnh Công lý Quốc tế, trụ sở ở Mỹ, nhấn mạnh.

 

"Mọi thứ sẽ không thể cải thiện đối với những người lao động được giải cứu trừ khi thực trạng đó thay đổi", Joji nói.

 

R Geeta, cố vấn của tổ chức Liên đoàn các Công nhân Ngoài công đoàn ở Chennai, cho biết những cuộc giải cứu thường không chấm dứt được tình trạng lao động cưỡng bức.

 

"Thiếu sự quan tâm, giám sát, nhiều người trong số các lao động được giải cứu sẽ tiếp tục vướng vào tình cảnh cưỡng bức lao động lần thứ hai hay phải làm việc cho một chủ lao động khác với điều kiện tồi tệ chẳng khác gì trước đây", Geeta nói.

 

Đối với Banchor, cuộc sống của bà không hứa hẹn sẽ tốt hơn khi bà và gia đình trở lại làng quê cũ. "Chúng tôi sắp về nhà nhưng tương lai của chúng tôi vẫn bấp bênh", bà vừa than thở vừa chen chúc trong dòng người để lên xe buýt bên ngoài lò gạch.
DanQuyen.com
    Phản Hồi Của Độc Giả Về Bài Viết
Họ và Tên
Địa chỉ
Email
Tiêu đề
Nội dung
Gửi cho bạn bè Phản hồi

Các bài viết mới:
    Giá vàng hôm nay 3/7/2024: Giá vàng vào xu hướng tăng mạnh, ai 'chiến thắng' trong cuộc đua bầu cử Mỹ 2024? (02-07-2024)
    Các tập đoàn công nghiệp hàng đầu Hàn Quốc mở rộng đầu tư, tăng nội địa hóa tại Việt Nam (01-07-2024)
    Tập đoàn Marriott bổ nhiệm lãnh đạo mới ở Việt Nam (01-07-2024)
    Tỷ phú Phạm Nhật Vượng lập công ty mua bán và cho thuê xe điện (01-07-2024)
    Xét xử cựu Chủ tịch FLC Trịnh Văn Quyết, xác định 30.403 người bị hại (01-07-2024)
    Giảm thuế giá trị gia tăng xuống 8% từ 1/7 đến 31/12/2024 (30-06-2024)
    Giá vàng hôm nay 1/7/2024: Giá vàng tiếp tục bị mắc kẹt, chờ điều gì đó 'rung chuyển', đừng theo đuổi thị trường này (30-06-2024)
    Giá tiêu hôm nay 1/7/2024, nguyên nhân giá nội địa tăng sốc rồi lại giảm sâu, thị trường định hình mặt bằng giá mới (30-06-2024)
    Đại sứ quán Việt Nam tại Hoa Kỳ tổ chức tọa đàm và kết nối doanh nghiệp (26-06-2024)
    Chủ tịch nước hoan nghênh các tập đoàn lớn của Ấn Độ đầu tư bán dẫn ở Việt Nam (26-06-2024)
    Giá vàng hôm nay 27/6/2024: Giá vàng SJC chưa nhích, thế giới chờ tin Mỹ, 'cá mập' ở Trung Quốc giảm mua (26-06-2024)
    Đại biểu Quốc hội: trả lương theo mức tăng GDP sẽ chống tham nhũng từ đầu (26-06-2024)
    Đề xuất giảm 50% lệ phí trước bạ ô tô lắp ráp trong nước (25-06-2024)
    Nhiều cơ hội xuất khẩu thủy sản sang thị trường Singapore (25-06-2024)
    Thủ tướng dự tọa đàm với các doanh nghiệp hàng đầu thế giới về khởi nghiệp, đổi mới sáng tạo (25-06-2024)
    Shark Tam - người vừa bị khởi tố về tội trốn thuế là ai? (23-06-2024)
    Tạo diễn đàn để các doanh nghiệp trao đổi cởi mở, thúc đẩy hợp tác (23-06-2024)
    Thương vụ 1,7 tỷ USD hé lộ sức hút của manga Nhật Bản (23-06-2024)
    Bất động sản chuẩn bị đón dòng vốn lớn từ Việt kiều (23-06-2024)
    Tỷ giá lại 'nóng' do USD mạnh, giá vàng miếng SJC tiếp chuỗi ngày đi ngang (23-06-2024)

Các bài viết cũ:
    Nokia: Cuộc sống sau sự sụp đổ của đế chế điện thoại (20-03-2016)
    TQ thông báo xả gấp đôi lượng nước ở Mekong (17-03-2016)
    VN đề nghị TQ xả lũ cứu hạn đồng bằng sông Cửu Long (14-03-2016)
    Iraq loay hoay lấp đầy túi rỗng (13-03-2016)
    Đại gia giả ăn mày (10-03-2016)
    Quỹ đầu tư Mỹ dành 10 triệu USD cho các start-up Việt (08-03-2016)
    Mua cổ phiếu Việt Nam, đừng mua Trung Quốc (06-03-2016)
    Đây là lý do khiến vàng sẽ sốt trở lại (01-03-2016)
    Rung chà cá nhảy (26-02-2016)
    Thế trận không thể đảo ngược (24-02-2016)
    NGO - cánh tay nối dài lợi hại của Trung Quốc ở nước ngoài (22-02-2016)
    Công bằng và bác ái (20-02-2016)
    Vui mừng và cay đắng (18-02-2016)
    'Thâm' như người Trung Quốc trên thương trường quốc tế (16-02-2016)
    Nhiều đại gia 'chen chân' vào cuộc đua mua lại Big C Việt Nam (15-02-2016)
    Nguyên nhân giá vàng tăng vọt 1 triệu đồng sau Tết (13-02-2016)
    Trúng đậm ngàn tỷ, dân ô tô ăn Tết to (07-02-2016)
    Đừng đổ lỗi cho giá dầu! (07-02-2016)
    Trung Quốc mất 100 tỷ USD dự trữ ngoại hối (07-02-2016)
    Ông chủ Metro “ôm” gần 900 triệu USD rời khỏi Việt Nam (04-02-2016)
 
"Hoàng Sa, Trường Sa là của Việt Nam".

Chuyển Tiếng Việt


    Truyện Ngắn
48 Giờ Yêu Nhau


   Sự Kiện

Lời Di Chúc của Vua Trần Nhân Tôn





 

Copyright © 2010 DanQuyen.com - Cơ Quan Ngôn Luận Người Việt Hải Ngoại
Địa Chỉ Liên Lạc Thư Tín:
E-mail: danquyennews@aol.com
Lượt Truy Cập : 153913397.