Trang nhất
  Xã Luận
  Đọc Báo Trong Nước
  Truyện Ngắn
  Kinh Tế
  Âm vang sử Việt
  Tin Thể Thao
  Y Học
  Tâm lý - Xã hội
  Công Nghệ
  Ẩm Thực

    Diễn Đàn Biển Đông
Từ mai, Trung Quốc áp dụng luật cho phép bắt người nước ngoài trên biển
    Hình Ảnh Quê Nhà - Video Clip
Tạm dừng bơi lội, lặn ngắm san hô tại nhiều địa điểm ở Côn Đảo
    Tin Thế Giới
Kế hoạch của ông Trump về NATO dần lộ diện
    Tin Việt Nam
Thủ tướng Phạm Minh Chính tiếp Tổng thư ký Ban Dân vận Đảng Nhân dân Campuchia Hun Many
    Tin Cộng Đồng
Chuyện gì đã xảy ra trong thảm kịch 121 người chết ở Ấn Độ
    Tin Hoa Kỳ
Ông Biden lên tiếng sau màn khẩu chiến 'nảy lửa' với ông Trump
    Văn Nghệ
Son Ye Jin hiếm hoi tiết lộ về cuộc sống sau khi kết hôn, sinh con với Hyun Bin
    Điện Ảnh
Trấn Thành 'vượt mặt' Lý Hải giành giải 'Đạo diễn xuất sắc'
    Âm Nhạc
Tự hào là chính mình - Thông điệp tháng 6 kết nối nghệ sĩ và khán giả
    Văn Học
Một nam học sinh phao tin 'lộ đề thi tốt nghiệp THPT'

Thông Tin Tòa Soạn

Tổng biên tập:
Tiến Sĩ
Nguyễn Hữu Hoạt
Phụ Tá Tổng Biên Tập
Tiến Sĩ
Nhật Khánh Thy Nguyễn
Tổng Thư ký:
Quách Y Lành




   Diễn Đàn Biển Đông
Trung Quốc sắp lập ADIZ trên Biển Đông
Trung Quốc được cho là đang chuẩn bị lập vùng nhận dạng phòng không trên Biển Đông, chồng lấn lên vùng đặc quyền kinh tế của nhiều nước láng giềng.

 


An aerial photo taken though a glass window of a Philippine military plane shows the alleged on-going land reclamation by China on mischief reef in the Spratly Islands in the South China Sea, west of Palawan, Philippines, May 11, 2015. REUTERS/Ritchie B. Tongo/Pool


Ảnh chụp ngày 11/5/2015 cho thấy Trung Quốc đang cải tạo phi pháp đá Vành Khăn, thuộc quần đảo Trường Sa của Việt Nam. Ảnh: Reuters.

 

Các nguồn tin có liên hệ mật thiết với Quân Giải phóng Nhân dân (PLA) Trung Quốc cho biết Bắc Kinh đang chuẩn bị một vùng nhận dạng phòng không (ADIZ) trên Biển Đông, SCMP hôm nay đưa tin.

 

Một nguồn tin nói thời gian lập ADIZ phụ thuộc vào điều kiện an ninh trong khu vực, đặc biệt là sự hiện diện quân sự của Mỹ và quan hệ ngoại giao với các nước láng giềng.

 

"Nếu quân đội Mỹ tiếp tục có hành động khiêu khích nhằm thách thức Trung Quốc ở khu vực thì đây chính là cơ hội tốt để Bắc Kinh tuyên bố lập ADIZ" trên Biển Đông, theo nguồn tin trên.

 

Một báo cáo từ Kanwa Defence Review, trụ sở Canada, cho rằng Bắc Kinh đã xác định khu vực lập ADIZ và thời gian thông báo chính thức là một quyết định chính trị.

 

ADIZ mới của Trung Quốc được cho là sẽ dựa vào vùng đặc quyền kinh tế (EEZ) quanh đảo Phú Lâm, thuộc quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam, và 7 đảo nhân tạo, bị Trung Quốc cải tạo phi pháp từ 7 bãi đá thuộc quần đảo Trường Sa của Việt Nam, hoặc phạm vi 200 hải lý từ đường cơ sở của những thực thể này.

 

"ADIZ mới của Trung Quốc sẽ chồng lấn lên EEZ của Việt Nam, Philippines và Malaysia", Andrei Chang, tổng biên tập Kanwa, nhận định.

 

Thông tin trên xuất hiện ngay trước thềm diễn đàn an ninh châu Á - Thái Bình Dương Đối thoại Shangri-la lần thứ 15, diễn ra tại Singapore từ ngày 3 đến 5/6. Shangri-la năm nay có hơn 30 quốc gia cử phái đoàn tham dự, trong đó có ít nhất 20 bộ trưởng quốc phòng. Vấn đề Biển Đông dự kiến là chủ đề chính và làm "nóng" sự kiện này.

 

Bộ Quốc phòng Trung Quốc biện hộ lập ADIZ là "quyền của một quốc gia có chủ quyền". "Về thời điểm thiết lập một vùng như vậy, nó còn phụ thuộc liệu Trung Quốc có đang phải đối mặt với các mối đe dọa an ninh từ trên không hay không và mức độ đe dọa an toàn trên không thế nào".

 

Thứ trưởng Quốc phòng Mỹ Robert Work hồi tháng 3 nhấn mạnh Mỹ không công nhận một vùng cấm như vậy trên Biển Đông như từng không công nhận vùng cấm trên Hoa Đông, theo Reuters.

 

Ni Lexiong, nhà bình luận quân sự ở Thượng Hải, nói 7 đảo nhân tạo ở Trường Sa tạo nền tảng để Trung Quốc lập ADIZ trên Biển Đông. Trong khi đó, Li Jie, chuyên gia hải quân ở Bắc Kinh, cho rằng căng thẳng khu vực sẽ giảm bớt sau khi ông Rodrigo Duterte trở thành tổng thống Philippines.

 

Ông Duterte là người chiến thắng trong cuộc bầu cử ở Philippines ngày 9/5. Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình ngày 30/5 đã gửi lời chúc mừng ông Duterte và bày tỏ hy vọng "hai phía có thể cùng hành động để đưa quan hệ song phương trở lại hướng đi vững mạnh".

 

Trung Quốc từng thiết lập ADIZ trên biển Hoa Đông vào tháng 11/2013, bao trùm lên cả quần đảo Senkaku/Điếu Ngư có tranh chấp với Nhật Bản. Động thái này vấp phải sự phản đối mạnh mẽ từ Mỹ, Nhật Bản và Hàn Quốc.

 

Trung Quốc còn đòi chủ quyền với phần lớn diện tích Biển Đông, chồng lấn lên vùng biển các quốc gia láng giềng như Việt Nam, Philippines. Căng thẳng trong khu vực tăng cao kể từ khi Bắc Kinh tiến hành hoạt động cải tạo đất phi pháp quy mô lớn trên các đảo và đá trong khu vực, bất chấp sự phản đối từ khu vực và quốc tế.
DanQuyen.com
    Phản Hồi Của Độc Giả Về Bài Viết
Họ và Tên
Địa chỉ
Email
Tiêu đề
Nội dung
Gửi cho bạn bè Phản hồi

Các bài viết mới:
    Từ mai, Trung Quốc áp dụng luật cho phép bắt người nước ngoài trên biển (14-06-2024)
    Chuyên gia phân tích 'nước cờ' của Trung Quốc và Philippines trước căng thẳng gia tăng tại Biển Đông (28-05-2024)
    Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ lên tiếng vụ tàu Philippines bị tàu Trung Quốc phun vòi rồng (03-05-2024)
    Bắc Kinh yêu cầu Manila ngừng khiêu khích ở Biển Đông (24-03-2024)
    ASEAN tái khẳng định lập trường về Biển Đông, Myanmar (29-01-2024)
    Tổng thống Philippines nói không muốn tìm kiếm rắc rối ở Biển Đông (29-09-2023)
    Bản đồ Trung Quốc vừa công bố xâm phạm chủ quyền của Việt Nam (31-08-2023)
    Yêu cầu Trung Quốc tôn trọng chủ quyền của Việt Nam đối với Hoàng Sa (03-08-2023)
    Việt Nam và Trung Quốc đàm phán về vấn đề trên biển (07-07-2023)
    Bộ Ngoại giao lên tiếng về hoạt động của nhóm tàu khảo sát Hướng Dương Hồng 10 (10-06-2023)
    NGƯỜI MỸ GỐC VIỆT CHỨNG MINH TRƯỜNG SA CỦA VIỆT NAM KHIẾN CẢ NƯỚC MỸ NGHIÊNG MÌNH THÁN PHỤC ! (07-06-2023)
    Đại sứ Việt Nam đề nghị 'nói đi đôi với làm' trong vấn đề Biển Đông (17-05-2023)
    3 chiến hạm Trung Quốc huấn luyện sẵn sàng chiến đấu trên biển Hoa Đông (02-04-2023)
    Cảnh sát biển Philippines tăng cường hiện diện trên Biển Đông (06-02-2023)
    Mỹ phản ứng bất thường khi Trung Quốc tuyên bố xua đuổi tàu Mỹ ở Trường Sa (30-11-2022)
    Mỹ bác tuyên bố của Trung Quốc về xua tàu chiến khỏi Trường Sa (29-11-2022)
    Triều Tiên tiếp tục phóng tên lửa ra bờ biển phía Đông (29-09-2022)
    Yêu cầu theo dõi chặt chẽ, chủ động ứng phó ATNĐ, bão có thể xuất hiện trên Biển Đông (28-06-2022)
    Phản đối lệnh cấm đánh bắt cá phi lý của Trung Quốc trên Biển Đông (04-05-2022)
    Việt Nam yêu cầu Trung Quốc chấm dứt quân sự hóa ở Biển Đông (07-04-2022)

Các bài viết cũ:
    Đối thoại Shangri-la sẽ nóng vì vấn đề Biển Đông (31-05-2016)
    Trung Quốc sẽ 'gây sức ép với Mỹ' về vấn đề Biển Đông (31-05-2016)
    TQ nêu 4 điểm then chốt liên quan đến Biển Đông (30-05-2016)
    Mỹ-Philippines đều đạt được mục đích trong vấn đề Biển Đông (29-05-2016)
    Việt - Nhật quan ngại sâu sắc hoạt động xây đảo ở Biển Đông (29-05-2016)
    Mỹ nói Trung Quốc dựng Vạn Lý Trường Thành tự cô lập (28-05-2016)
    Hai tiêm kích F/A-18 Mỹ va chạm, rơi xuống biển (27-05-2016)
    TQ tức tối vì tuyên bố của G7 nhắc tới Biển Đông (27-05-2016)
    Nhật - Canada quan ngại sâu sắc về tình hình Biển Đông (25-05-2016)
    G7 sẽ phản đối quân sự hóa Biển Đông (24-05-2016)
    TQ tính xây căn cứ cứu hộ trái phép tại Trường Sa (23-05-2016)
    VN muốn Nga tiếp tục ủng hộ duy trì an ninh Biển Đông (21-05-2016)
    Campuchia mắc kẹt trong vấn đề Biển Đông (20-05-2016)
    TQ triển khai hệ thống cảnh báo sóng thần ở Biển Đông (20-05-2016)
    Nga bất ngờ thay đổi lập trường về Biển Đông? (20-05-2016)
    TQ đề xuất lập 'Vạn Lý Trường Thành' ngầm ở Biển Đông (19-05-2016)
    TQ 'nổi khùng' vì bị Mỹ lật tẩy chiêu trò ở Biển Đông (18-05-2016)
    Tướng 4 sao Mỹ thề tiếp tục tuần tra Biển Đông (17-05-2016)
    TQ lại đơn phương cấm đánh bắt cá trên Biển Đông (16-05-2016)
    Trung Quốc cải tạo phi pháp gần 1.300 ha đất Biển Đông (14-05-2016)
 
"Hoàng Sa, Trường Sa là của Việt Nam".

Chuyển Tiếng Việt


    Truyện Ngắn
48 Giờ Yêu Nhau


   Sự Kiện

Lời Di Chúc của Vua Trần Nhân Tôn





 

Copyright © 2010 DanQuyen.com - Cơ Quan Ngôn Luận Người Việt Hải Ngoại
Địa Chỉ Liên Lạc Thư Tín:
E-mail: danquyennews@aol.com
Lượt Truy Cập : 153938930.