Trang nhất
  Xã Luận
  Đọc Báo Trong Nước
  Truyện Ngắn
  Kinh Tế
  Âm vang sử Việt
  Tin Thể Thao
  Y Học
  Tâm lý - Xã hội
  Công Nghệ
  Ẩm Thực

    Diễn Đàn Biển Đông
Từ mai, Trung Quốc áp dụng luật cho phép bắt người nước ngoài trên biển
    Hình Ảnh Quê Nhà - Video Clip
Tạm dừng bơi lội, lặn ngắm san hô tại nhiều địa điểm ở Côn Đảo
    Tin Thế Giới
Thủ tướng Hungary nói về lý do Tổng thống Ukraine từ chối đề xuất ngừng bắn
    Tin Việt Nam
Thủ tướng Phạm Minh Chính thăm tổ hợp bán dẫn của Samsung
    Tin Cộng Đồng
Chuyện gì đã xảy ra trong thảm kịch 121 người chết ở Ấn Độ
    Tin Hoa Kỳ
Ông Biden lên tiếng sau màn khẩu chiến 'nảy lửa' với ông Trump
    Văn Nghệ
Hòa Minzy 'xinh như công chúa' đón tuổi mới, Văn Toàn nói 1 từ liền gây chú ý
    Điện Ảnh
Studio nhận bão chỉ trích, tẩy chay sau vụ Châu Bùi bị quay lén trong toilet
    Âm Nhạc
Tự hào là chính mình - Thông điệp tháng 6 kết nối nghệ sĩ và khán giả
    Văn Học
Một nam học sinh phao tin 'lộ đề thi tốt nghiệp THPT'

Thông Tin Tòa Soạn

Tổng biên tập:
Tiến Sĩ
Nguyễn Hữu Hoạt
Phụ Tá Tổng Biên Tập
Tiến Sĩ
Nhật Khánh Thy Nguyễn
Tổng Thư ký:
Quách Y Lành




   Diễn Đàn Biển Đông
Thái độ của TQ báo hiệu điều gì ở Biển Đông
Những gì đại diện Trung Quốc thể hiện ở Đối thoại an ninh châu Á cuối tuần qua cho thấy Bắc Kinh sẽ không xuống thang ở Biển Đông trong thời gian tới.

 


thai-do-cua-trung-quoc-bao-hieu-dieu-gi-o-bien-dong


Đô đốc Tôn Kiến Quốc, đại diện của Trung Quốc tại Shangri-la vừa qua, gửi thông điệp tới cả người dân của nước này rằng quân đội sẽ bảo vệ lợi ích quốc gia. Ảnh: AFP

 

"Khi Đô đốc Tôn Kiến Quốc nói: Chúng tôi không tạo ra rắc rối nhưng cũng không sợ rắc rối, dường như đó là dấu hiệu Bắc Kinh sẽ không bị Mỹ ngăn cản và sẽ làm bất cứ điều gì ở Biển Đông mà họ muốn", Tiến sĩ Harry Kazianis, nghiên cứu sinh Chính sách an ninh quốc gia, Tổ chức Potomac (Potomac Foundation), Mỹ, trao đổi với VnExpress về phát biểu của ông Tôn, Phó tổng tham mưu trưởng quân đội Trung Quốc tại diễn đàn an ninh lớn nhất châu Á Đối thoại Shangri-la cuối tuần qua.

 

Theo ông Kazianis, đại diện của Trung Quốc cũng đã nhắc đi nhắc lại rằng Biển Đông là vùng biển thuộc sở hữu của mình từ thời xưa, là lãnh thổ không thể thiếu như là "ao nhà". Trung Quốc thể hiện quyết tâm kiểm soát Biển Đông, có thể làm bất cứ điều gì mình muốn. Đó là "tuyên bố rất nguy hiểm", ông Kazianis nói.

 

Vị chuyên gia này cảnh báo Trung Quốc sẽ đưa thêm các hệ thống radar tiên tiến đến Biển Đông để bao quát hết tầm nhìn ở khu vực này, triển khai các thiết bị phòng không với số lượng lớn hơn, chất lượng cao hơn. Bắc Kinh cũng có thể điều các vũ khí chống tàu như tên lửa "sát thủ tàu sân bay" DF-21D nổi tiếng. 

 

Tất cả những động thái này nhằm chuẩn bị để Bắc Kinh  tuyên bố Vùng nhận dạng phòng không (ADIZ) trong thời gian từ 12 đến 18 tháng tới, Kazianis nhận định. Thậm chí Trung Quốc có thể công bố trong vài tuần tới nếu họ cảm thấy việc kiểm soát Biển Đông bị "lỏng tay" khi Tòa trọng tài thường trực (PCA) của Liên Hợp Quốc đưa ra phán quyết về vụ kiện của Philippines. Ông Kazianis đánh giá bây giờ câu hỏi về ADIZ của Trung Quốc ở Biển Đông chỉ là "khi nào", chứ không còn là "có hay không" nữa.

 

"Tôi quá kinh ngạc khi Đô đốc Tôn Kiến Quốc của Trung Quốc phản bác lại lập luận của Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Ashton Carter rằng Bắc Kinh đang xây dựng bức tường cô lập", bà Bonnie Glaser, cố vấn cấp cao về châu Á của Trung tâm Nghiên cứu Chiến lược và Quốc tế (CSIS), Mỹ, người tham dự Đối thoại Shangri-la, nói trong email gửi VnExpress.

 

Trong phiên mở đầu Diễn đàn An ninh châu Á hôm 4/6, khi Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Ashton Carter cho rằng những hành động của Trung Quốc ở Biển Đông đang cô lập nước này, trong bối cảnh khu vực đang tìm đến nhau và phối hợp hành động. Ông Carter cũng cảnh báo nếu những hành động này vẫn tiếp tục, Trung Quốc có thể tạo ra "một Vạn Lý Trường Thành tự cô lập".

 

Đáp trả, ông Tôn Kiến Quốc cáo buộc "một số người và quốc gia vẫn nhìn vào Trung Quốc với tinh thần Chiến tranh Lạnh", Bắc Kinh không bị cô lập mà chính "những nước xây dựng bức tường trong tâm trí mình sẽ tự bị cô lập".

 

Chuyên gia của CSIS nhấn mạnh đến mối lo ngại của mình về "màn trình diễn" của các đại diện Trung Quốc tại Đối thoại an ninh lần này. Đô đốc Tôn còn miêu tả các cuộc gặp song phương của ông với 17 đối tác "ấm áp và thân thiện hơn" so với những thảo luận trong năm ngoái. Đô đốc Trung Quốc cũng cho hay ông nhận được ít câu hỏi hơn trong các cuộc trao đổi về Biển Đông, điều đó cho thấy niềm tin của các nước đã tăng lên so với Đối thoại năm ngoái. 

 

"Nếu Bắc Kinh thực sự tin rằng cách hành xử của mình trong năm qua đã dẫn đến niềm tin cậy lớn hơn rằng Trung Quốc sẽ trỗi dậy hòa bình và không gây hại đến các nước khác, thì Trung Quốc và lãnh đạo của họ thực sự tự huyễn hoặc", bà Glaser nói.

 

Là người trực tiếp tham dự các phiên họp, bà Glaser cho hay Đô đốc Tôn trong phát biểu của mình không hề nhắc đến cam kết của Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình về việc "không quân sự hóa Biển Đông", được đưa ra tại Washington, Mỹ hồi tháng 9 năm ngoái. 

 

"Ông Tôn phát biểu với một tông giọng cao, chói tai, gây cảm giác dọa dẫm những người nghe trong khán phòng, đồng thời cam kết với người dân Trung Quốc rằng PLA sẽ bảo vệ những lợi ích quốc gia của nước này. Một lần nữa, những gì ông Tôn thể hiện để lại ấn tượng là Trung Quốc không quan tâm đến mối lo ngại của các nước khác và sẽ tiếp tục kế hoạch của mình ở Biển Đông bất chấp tất cả", bà Glaser nói. 

 

Đề cập tới phán quyết sắp tới của tòa quốc tế PCA về vụ kiện của Philippines, bà Glaser bày tỏ bà lạc quan về kết quả. Bà cũng lưu ý PCA sẽ đưa ra nhận định với từng vấn đề và trông đợi phần lớn phán quyết sẽ đem lại triển vọng sáng sủa.

 

Ông Kazianis cũng đồng tình rằng Philippines sẽ giành lợi thế lớn trong phiên tòa của PCA. Tuy nhiên, chuyên gia này lưu ý "những từ ngữ trên giấy" sẽ không ngăn được Trung Quốc dấn tới đòi yêu sách ở Biển Đông. Về phía Mỹ, ông Kazianis đánh giá chiến dịch tuần tra tự do hàng hải (FONOP) ở Biển Đông cũng sẽ không tạo nên khác biệt, FONOP không phải là chiến lược, và Trung Quốc sẽ tiếp tục phớt lờ, đẩy mạnh việc thay đổi hiện trạng. 

 

"Mỹ cần củng cố hợp tác với các đối tác và đồng minh, đưa ra một chiến lược toàn diện để đối phó với Trung Quốc, khi đó Bắc Kinh mới có thể lùi bước khỏi kế hoạch dự kiến là một thảm kịch lớn cho tất cả các nước ở châu Á", ông Kazianis nói.
DanQuyen.com
    Phản Hồi Của Độc Giả Về Bài Viết
Họ và Tên
Địa chỉ
Email
Tiêu đề
Nội dung
Gửi cho bạn bè Phản hồi

Các bài viết mới:
    Từ mai, Trung Quốc áp dụng luật cho phép bắt người nước ngoài trên biển (14-06-2024)
    Chuyên gia phân tích 'nước cờ' của Trung Quốc và Philippines trước căng thẳng gia tăng tại Biển Đông (28-05-2024)
    Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ lên tiếng vụ tàu Philippines bị tàu Trung Quốc phun vòi rồng (03-05-2024)
    Bắc Kinh yêu cầu Manila ngừng khiêu khích ở Biển Đông (24-03-2024)
    ASEAN tái khẳng định lập trường về Biển Đông, Myanmar (29-01-2024)
    Tổng thống Philippines nói không muốn tìm kiếm rắc rối ở Biển Đông (29-09-2023)
    Bản đồ Trung Quốc vừa công bố xâm phạm chủ quyền của Việt Nam (31-08-2023)
    Yêu cầu Trung Quốc tôn trọng chủ quyền của Việt Nam đối với Hoàng Sa (03-08-2023)
    Việt Nam và Trung Quốc đàm phán về vấn đề trên biển (07-07-2023)
    Bộ Ngoại giao lên tiếng về hoạt động của nhóm tàu khảo sát Hướng Dương Hồng 10 (10-06-2023)
    NGƯỜI MỸ GỐC VIỆT CHỨNG MINH TRƯỜNG SA CỦA VIỆT NAM KHIẾN CẢ NƯỚC MỸ NGHIÊNG MÌNH THÁN PHỤC ! (07-06-2023)
    Đại sứ Việt Nam đề nghị 'nói đi đôi với làm' trong vấn đề Biển Đông (17-05-2023)
    3 chiến hạm Trung Quốc huấn luyện sẵn sàng chiến đấu trên biển Hoa Đông (02-04-2023)
    Cảnh sát biển Philippines tăng cường hiện diện trên Biển Đông (06-02-2023)
    Mỹ phản ứng bất thường khi Trung Quốc tuyên bố xua đuổi tàu Mỹ ở Trường Sa (30-11-2022)
    Mỹ bác tuyên bố của Trung Quốc về xua tàu chiến khỏi Trường Sa (29-11-2022)
    Triều Tiên tiếp tục phóng tên lửa ra bờ biển phía Đông (29-09-2022)
    Yêu cầu theo dõi chặt chẽ, chủ động ứng phó ATNĐ, bão có thể xuất hiện trên Biển Đông (28-06-2022)
    Phản đối lệnh cấm đánh bắt cá phi lý của Trung Quốc trên Biển Đông (04-05-2022)
    Việt Nam yêu cầu Trung Quốc chấm dứt quân sự hóa ở Biển Đông (07-04-2022)

Các bài viết cũ:
    TQ mưu đồ dựng 'pháo đài tàu ngầm' ở Biển Đông (08-06-2016)
    Ông Tập kêu gọi Mỹ 'tin cậy lẫn nhau' ở Biển Đông (06-06-2016)
    Mạng lưới đối phó Trung Quốc của Mỹ trên Biển Đông (06-06-2016)
    Trung Quốc tuyên bố không sợ rắc rối trên Biển Đông (05-06-2016)
    Trung Quốc gây hấn ở Biển Đông, Malaysia ngày càng cứng rắn (02-06-2016)
    Trung Quốc sắp lập ADIZ trên Biển Đông (01-06-2016)
    Đối thoại Shangri-la sẽ nóng vì vấn đề Biển Đông (31-05-2016)
    Trung Quốc sẽ 'gây sức ép với Mỹ' về vấn đề Biển Đông (31-05-2016)
    TQ nêu 4 điểm then chốt liên quan đến Biển Đông (30-05-2016)
    Mỹ-Philippines đều đạt được mục đích trong vấn đề Biển Đông (29-05-2016)
    Việt - Nhật quan ngại sâu sắc hoạt động xây đảo ở Biển Đông (29-05-2016)
    Mỹ nói Trung Quốc dựng Vạn Lý Trường Thành tự cô lập (28-05-2016)
    Hai tiêm kích F/A-18 Mỹ va chạm, rơi xuống biển (27-05-2016)
    TQ tức tối vì tuyên bố của G7 nhắc tới Biển Đông (27-05-2016)
    Nhật - Canada quan ngại sâu sắc về tình hình Biển Đông (25-05-2016)
    G7 sẽ phản đối quân sự hóa Biển Đông (24-05-2016)
    TQ tính xây căn cứ cứu hộ trái phép tại Trường Sa (23-05-2016)
    VN muốn Nga tiếp tục ủng hộ duy trì an ninh Biển Đông (21-05-2016)
    Campuchia mắc kẹt trong vấn đề Biển Đông (20-05-2016)
    TQ triển khai hệ thống cảnh báo sóng thần ở Biển Đông (20-05-2016)
 
"Hoàng Sa, Trường Sa là của Việt Nam".

Chuyển Tiếng Việt


    Truyện Ngắn
48 Giờ Yêu Nhau


   Sự Kiện

Lời Di Chúc của Vua Trần Nhân Tôn





 

Copyright © 2010 DanQuyen.com - Cơ Quan Ngôn Luận Người Việt Hải Ngoại
Địa Chỉ Liên Lạc Thư Tín:
E-mail: danquyennews@aol.com
Lượt Truy Cập : 153896097.