Trang nhất
  Xã Luận
  Đọc Báo Trong Nước
  Truyện Ngắn
  Kinh Tế
  Âm vang sử Việt
  Tin Thể Thao
  Y Học
  Tâm lý - Xã hội
  Công Nghệ
  Ẩm Thực

    Diễn Đàn Biển Đông
Từ mai, Trung Quốc áp dụng luật cho phép bắt người nước ngoài trên biển
    Hình Ảnh Quê Nhà - Video Clip
Tạm dừng bơi lội, lặn ngắm san hô tại nhiều địa điểm ở Côn Đảo
    Tin Thế Giới
Thủ tướng Hungary nói về lý do Tổng thống Ukraine từ chối đề xuất ngừng bắn
    Tin Việt Nam
Thủ tướng Phạm Minh Chính thăm tổ hợp bán dẫn của Samsung
    Tin Cộng Đồng
Chuyện gì đã xảy ra trong thảm kịch 121 người chết ở Ấn Độ
    Tin Hoa Kỳ
Ông Biden lên tiếng sau màn khẩu chiến 'nảy lửa' với ông Trump
    Văn Nghệ
Hòa Minzy 'xinh như công chúa' đón tuổi mới, Văn Toàn nói 1 từ liền gây chú ý
    Điện Ảnh
Studio nhận bão chỉ trích, tẩy chay sau vụ Châu Bùi bị quay lén trong toilet
    Âm Nhạc
Tự hào là chính mình - Thông điệp tháng 6 kết nối nghệ sĩ và khán giả
    Văn Học
Một nam học sinh phao tin 'lộ đề thi tốt nghiệp THPT'

Thông Tin Tòa Soạn

Tổng biên tập:
Tiến Sĩ
Nguyễn Hữu Hoạt
Phụ Tá Tổng Biên Tập
Tiến Sĩ
Nhật Khánh Thy Nguyễn
Tổng Thư ký:
Quách Y Lành




   Diễn Đàn Biển Đông
ASEAN làm gì sau phán quyết vụ kiện Biển Đông
Một bản tuyên bố yêu cầu các bên tôn trọng luật pháp quốc tế sau phán quyết sẽ mang lại lợi ích lớn cho khối ASEAN.

 


asean-lam-gi-sau-phan-quyet-vu-kien-bien-dong


Các ngoại trưởng ASEAN tham dự hội nghị đặc biệt với Trung Quốc tại Côn Minh hồi tháng 6. Ảnh: AFP

 

Ngày 12/7, tòa trọng tài quốc tế do Liên Hợp Quốc bảo trợ ở The Hague, Hà Lan sẽ ra phán quyết cuối cùng về vụ kiện Biển Đông của Philippines đối với Trung Quốc. Phán quyết này chắc chắn sẽ thu hút sự chú ý của nhiều bên trên thế giới, và giới chuyên gia phân tích cho rằng Hiệp hội Các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) cũng cần phải có phản ứng phù hợp.

 

Trong một bài viết trên StraitsTimes hôm 7/7, ông Prashanth Parameswaran, nghiên cứu sinh tiến sĩ tại Trường Luật Fletcher thuộc Đại học Tufts, cho rằng dư luận quốc tế sau ngày 12/7 sẽ rất quan tâm đến việc ASEAN với tư cách là một khối có thể ra một tuyên bố đối với phán quyết của tòa trọng tài hay không.

 

Ngoài việc ra tuyên bố, khối này có thể đưa ra những phản ứng khác, chẳng hạn như đề cập đến phán quyết này trong bản tuyên bố chung sau Hội nghị Bộ trưởng ASEAN (AMM) diễn ra vào cuối tháng 7, hoặc để các quốc gia thành viên tự ra các tuyên bố riêng thể hiện quan điểm của mình với phán quyết.

 

Dù các cách phản ứng trên đều có những ý nghĩa nhất định, ông Parameswaran cho rằng ASEAN vẫn rất cần phải ra một tuyên bố riêng biệt, với tư cách là một hiệp hội của 10 quốc gia Đông Nam Á, đối với phán quyết của tòa.

 

Về nội dung bản tuyên bố chung, những chuyên gia nghiên cứu về ASEAN nhận định khối này sẽ không đứng về một quốc gia riêng biệt nào, hoặc thậm chí là ủng hộ kết quả của phiên tòa trong bản tuyên bố. Thay vào đó, bản tuyên bố nhiều khả năng sẽ tập trung vào việc ASEAN hoan nghênh nỗ lực của bất cứ bên nào (bao gồm cả Philippines) trong việc giải quyết hòa bình, theo luật pháp quốc tế các tranh chấp và tái khẳng định yêu cầu với tất cả các nước (kể cả Trung Quốc) tôn trọng luật pháp và các quy trình ngoại giao mà không đe dọa sử dụng vũ lực.

 

Theo ông Parameswaran, việc ASEAN ra một tuyên bố như vậy rõ ràng là có lợi cho cả khối. Dù chỉ có 4 thành viên trong khối có tranh chấp trên Biển Đông, tất cả 10 quốc gia ASEAN đều có lợi ích trong việc giải quyết các tranh chấp bằng biện pháp hòa bình và luật pháp hơn là sử dụng vũ lực. Các nước Đông Nam Á cũng rất cần đảm bảo những nguyên tắc cơ bản trên Biển Đông như quyền tự do hàng hải, hàng không được bảo vệ, bởi Biển Đông là huyết mạch của khu vực, nơi hơn 5 nghìn tỷ USD hàng hóa lưu thông mỗi năm.

 

Hơn nữa, trật tự quốc tế và trật tự khu vực dựa trên luật pháp, trong đó có tòa trọng tài, là thứ duy nhất có thể bảo vệ quyền lợi cho tất cả các quốc gia dù lớn hay nhỏ, tạo ra nền tảng hòa bình, ổn định cho phát triển kinh tế.

 

Bởi vậy, Parameswaran cho rằng việc một vài nước không muốn ủng hộ tuyên bố chung của ASEAN vì họ có quan hệ kinh tế khăng khít với Trung Quốc là nhận thức "buồn cười", bởi họ sẽ thất bại trong việc bảo vệ những nguyên tắc cơ bản nhất có thể giúp nền kinh tế của họ phát triển.

 

Tinh thần đoàn kết

 

Với tư cách là một khối, ASEAN có lợi ích trong việc thể hiện tinh thần đoàn kết trước vấn đề mang tính quyết định này. Trong những năm qua, ASEAN đã thể hiện được sự trưởng thành vượt bậc của mình, với vai trò ngày càng lớn hơn trong việc định hình cấu trúc khu vực, thu hút được sự quan tâm của các cường quốc ở châu Á – Thái Bình Dương. Tuy nhiên, xu thế này cũng khiến các trách nhiệm của ASEAN càng trở nên rõ ràng hơn, tác động ngày càng lớn hơn đến vai trò trung tâm đầy bản sắc của khối, điều mà cựu tổng thư ký ASEAN Surin Pitsuwan từng gọi là "thách thức sống còn".

 

Thách thức đó được thể hiện rõ ràng nhất trong vấn đề Biển Đông, nơi sức ép từ các thế lực bên ngoài đã khiến ASEAN bộc lộ một số chia rẽ, dẫn tới những sự cố không mong đợi như lần không ra được tuyên bố chung trong hội nghị ở Phnom Penh, Campuchia năm 2012.

 

asean-lam-gi-sau-phan-quyet-vu-kien-bien-dong-1

 

Các quan chức ASEAN tham dự hội nghị ở Phnom Penh, Campuchia năm 2012. Ảnh: Reuters

 

Chuyên gia Parameswaran nhấn mạnh rằng việc ra được một bản tuyên bố sau phán quyết của tòa trọng tài là biểu hiện mạnh mẽ cho khả năng của ASEAN trong việc đối mặt với vấn đề Biển Đông dưới sự dõi theo của dư luận quốc tế hiện nay. Bản tuyên bố đó sẽ phát đi một thông điệp rằng ASEAN có thể giải quyết cả những thách thức khu vực và toàn cầu phức tạp nhất, đồng thời củng cố vị thế điểm tựa của mình trong cấu trúc châu Á.

 

Điều này được thể hiện rõ nhất khi ASEAN sẽ phải đối mặt với ba thách thức lớn trong năm nay, đó là tranh luận về phán quyết của tòa trọng tài, quản lý quan hệ ASEAN – Trung Quốc dịp kỷ niệm 25 năm thiết lập quan hệ đối tác đối thoại, và được dẫn dắt trong năm nay dưới nhiệm kỳ chủ tịch của Lào, quốc gia có rất ít lợi ích ở Biển Đông nhưng lại có quan hệ hợp tác kinh tế khá khăng khít với Trung Quốc.

 

ASEAN có một lợi thế lớn trong việc ra tuyên bố chung sau phán quyết của tòa trọng tài, đó là khối này đã từng nhiều lần đưa ra quan điểm về các vấn đề quan trọng của khu vực và thế giới. Chẳng hạn như sau vụ thử tên lửa của Triều Tiên ngày 6/1, các ngoại trưởng ASEAN đã ra bản tuyên bố ngắn tái khẳng định tầm quan trọng của hòa bình và an ninh trên bán đảo Triều Tiên, đồng thời bày tỏ sự ủng hộ đối với quá trình phi hạt nhân hóa.

 

Đối với vấn đề Biển Đông, vào tháng 5/2014, các ngoại trưởng ASEAN cũng ra tuyên bố bày tỏ "quan ngại sâu sắc" về các diễn biến trên vùng biển này. Tuyên bố đó được đưa ra dưới nhiệm kỳ chủ tịch của Myanmar, quốc gia cũng giống Lào ở việc có rất ít lợi ích ở Biển Đông.

 

Sau hội nghị thượng đỉnh Sunnylands giữa ASEAN và Mỹ, bản tuyên bố chung của khối không chỉ đề cập đến những nguyên tắc chung liên quan đến Biển Đông mà còn nhấn mạnh tầm quan trọng của việc "tôn trọng đầy đủ các quy trình ngoại giao và pháp lý mà không đe dọa sử dụng vũ lực", một sự ám chỉ rõ ràng tới yêu cầu Trung Quốc và Philippines cùng tuân thủ phán quyết của tòa trọng tài. Bản tuyên bố báo chí mà ASEAN đưa ra sau hội nghị với Trung Quốc ở Côn Minh hồi tháng trước cũng có những ngôn ngữ tương tự.

 

Tuy nhiên, vì nhiều lý do khác nhau, ASEAN cũng có thể không ra một bản tuyên bố về phán quyết của tòa trọng tài, Parameswaran nhận định. Trong trường hợp đó, khối ít nhất cần đảm bảo rằng những ngôn từ trong bản tuyên bố chung sau Hội nghị Ngoại trưởng ASEAN lần thứ 49 tổ chức ở Lào vào cuối tháng 7 không đi ngược lại những gì mà họ đã đưa ra trong các bản tuyên bố trước đó.

 

"Ngoài nội dung của các bản tuyên bố, các nước ASEAN cũng cần phải chuẩn bị để đảm bảo rằng sự đồng thuận của khối không bị phá vỡ vào phút chót. ASEAN đơn giản là không thể chấp nhận một sự cố như ở Phnom Penh tái diễn ở Vientiane", chuyên gia này nhấn mạnh.
DanQuyen.com
    Phản Hồi Của Độc Giả Về Bài Viết
Họ và Tên
Địa chỉ
Email
Tiêu đề
Nội dung
Gửi cho bạn bè Phản hồi

Các bài viết mới:
    Từ mai, Trung Quốc áp dụng luật cho phép bắt người nước ngoài trên biển (14-06-2024)
    Chuyên gia phân tích 'nước cờ' của Trung Quốc và Philippines trước căng thẳng gia tăng tại Biển Đông (28-05-2024)
    Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ lên tiếng vụ tàu Philippines bị tàu Trung Quốc phun vòi rồng (03-05-2024)
    Bắc Kinh yêu cầu Manila ngừng khiêu khích ở Biển Đông (24-03-2024)
    ASEAN tái khẳng định lập trường về Biển Đông, Myanmar (29-01-2024)
    Tổng thống Philippines nói không muốn tìm kiếm rắc rối ở Biển Đông (29-09-2023)
    Bản đồ Trung Quốc vừa công bố xâm phạm chủ quyền của Việt Nam (31-08-2023)
    Yêu cầu Trung Quốc tôn trọng chủ quyền của Việt Nam đối với Hoàng Sa (03-08-2023)
    Việt Nam và Trung Quốc đàm phán về vấn đề trên biển (07-07-2023)
    Bộ Ngoại giao lên tiếng về hoạt động của nhóm tàu khảo sát Hướng Dương Hồng 10 (10-06-2023)
    NGƯỜI MỸ GỐC VIỆT CHỨNG MINH TRƯỜNG SA CỦA VIỆT NAM KHIẾN CẢ NƯỚC MỸ NGHIÊNG MÌNH THÁN PHỤC ! (07-06-2023)
    Đại sứ Việt Nam đề nghị 'nói đi đôi với làm' trong vấn đề Biển Đông (17-05-2023)
    3 chiến hạm Trung Quốc huấn luyện sẵn sàng chiến đấu trên biển Hoa Đông (02-04-2023)
    Cảnh sát biển Philippines tăng cường hiện diện trên Biển Đông (06-02-2023)
    Mỹ phản ứng bất thường khi Trung Quốc tuyên bố xua đuổi tàu Mỹ ở Trường Sa (30-11-2022)
    Mỹ bác tuyên bố của Trung Quốc về xua tàu chiến khỏi Trường Sa (29-11-2022)
    Triều Tiên tiếp tục phóng tên lửa ra bờ biển phía Đông (29-09-2022)
    Yêu cầu theo dõi chặt chẽ, chủ động ứng phó ATNĐ, bão có thể xuất hiện trên Biển Đông (28-06-2022)
    Phản đối lệnh cấm đánh bắt cá phi lý của Trung Quốc trên Biển Đông (04-05-2022)
    Việt Nam yêu cầu Trung Quốc chấm dứt quân sự hóa ở Biển Đông (07-04-2022)

Các bài viết cũ:
    Hai toan tính đối phó phán quyết Biển Đông của Trung Quốc (04-07-2016)
    Trung Quốc đưa tàu du lịch gần 80 triệu USD ra Hoàng Sa (01-07-2016)
    Indonesia mở rộng khai thác dầu khí Biển Đông (30-06-2016)
    Ba tàu tên lửa hiện đại nhất của Mỹ có mặt ở Biển Đông (27-06-2016)
    Đằng sau cái chết của học giả Trung Quốc ôn hòa về Biển Đông (26-06-2016)
    Khu trục hạm Mỹ đang tuần tra Biển Đông (23-06-2016)
    Tổng thống Indonesia lên tàu chiến thăm đảo ở Biển Đông (23-06-2016)
    TQ bị tố lợi dụng tàu cá để yêu sách chủ quyền ở Biển Đông (22-06-2016)
    Tàu chiến Trung Quốc diễn tập 5 ngày ở Biển Đông (22-06-2016)
    Biển Đông sẽ thay đổi ra sao sau khi tòa ra phán quyết (21-06-2016)
    Tàu đổ bộ 20.000 tấn của TQ diễn tập bắn đạn thật ở Biển Đông (17-06-2016)
    Phản ứng của thế giới về vụ kiện 'đường lưỡi bò' ở Biển Đông (17-06-2016)
    Đối phó TQ ở Biển Đông, Hillary Clinton sẽ rắn hơn Obama (16-06-2016)
    Ý đồ đẩy Mỹ khỏi Biển Đông bằng ADIZ của TQ (11-06-2016)
    Nga tuyên bố không can dự vào tranh chấp ở Biển Đông (11-06-2016)
    Châu Âu nhập cuộc kiềm chế Bắc Kinh trên Biển Đông (10-06-2016)
    Thái độ của TQ báo hiệu điều gì ở Biển Đông (09-06-2016)
    TQ mưu đồ dựng 'pháo đài tàu ngầm' ở Biển Đông (08-06-2016)
    Ông Tập kêu gọi Mỹ 'tin cậy lẫn nhau' ở Biển Đông (06-06-2016)
    Mạng lưới đối phó Trung Quốc của Mỹ trên Biển Đông (06-06-2016)
 
"Hoàng Sa, Trường Sa là của Việt Nam".

Chuyển Tiếng Việt


    Truyện Ngắn
48 Giờ Yêu Nhau


   Sự Kiện

Lời Di Chúc của Vua Trần Nhân Tôn





 

Copyright © 2010 DanQuyen.com - Cơ Quan Ngôn Luận Người Việt Hải Ngoại
Địa Chỉ Liên Lạc Thư Tín:
E-mail: danquyennews@aol.com
Lượt Truy Cập : 153896015.