Trang nhất
  Xã Luận
  Đọc Báo Trong Nước
  Truyện Ngắn
  Kinh Tế
  Âm vang sử Việt
  Tin Thể Thao
  Y Học
  Tâm lý - Xã hội
  Công Nghệ
  Ẩm Thực

    Diễn Đàn Biển Đông
Từ mai, Trung Quốc áp dụng luật cho phép bắt người nước ngoài trên biển
    Hình Ảnh Quê Nhà - Video Clip
Quảng Bình: Phát hiện sinh vật lạ tại Phong Nha- Kẻ Bàng
    Tin Thế Giới
Tòa án Hình sự Quốc tế phát lệnh bắt hai lãnh đạo quân đội Nga
    Tin Việt Nam
Thủ tướng Phạm Minh Chính hội đàm với Thủ tướng Trung Quốc Lý Cường
    Tin Cộng Đồng
Tìm thấy thi thể người phụ nữ gốc Việt mất tích trên Núi Đen
    Tin Hoa Kỳ
Bầu cử Mỹ: Người vừa đánh bại ông Trump là ai?
    Văn Nghệ
Hòa Minzy 'xinh như công chúa' đón tuổi mới, Văn Toàn nói 1 từ liền gây chú ý
    Điện Ảnh
Studio nhận bão chỉ trích, tẩy chay sau vụ Châu Bùi bị quay lén trong toilet
    Âm Nhạc
Nhạc sĩ Nguyễn Văn Chung nói gì về ca khúc đang bị lên án vì ca từ dung tục?
    Văn Học
Đạt 29,9 điểm học bạ mới đỗ vào Học viện Ngân hàng năm 2024

Thông Tin Tòa Soạn

Tổng biên tập:
Tiến Sĩ
Nguyễn Hữu Hoạt
Phụ Tá Tổng Biên Tập
Tiến Sĩ
Nhật Khánh Thy Nguyễn
Tổng Thư ký:
Quách Y Lành




   Tin Việt Nam
Đằng sau 86 tỷ USD nợ Chính phủ VN
Cơ cấu chuyển từ nước ngoài về nội địa, tốc độ tăng nợ nhanh những năm gần đây cùng với áp lực lên thị trường vốn của doanh nghiệp... là những vấn đề đặt ra sau khi con số nợ 86 tỷ USD của Chính phủ được công bố.

 


Bản tin nợ công vừa được Bộ Tài chính công bố đầu tuần này ghi nhận nợ của Chính phủ đến hết năm 2014 đã tăng lên 1,8 triệu tỷ đồng (tương đương gần 86 tỷ USD). Trước đó, báo cáo của cơ quan quản lý cho thấy con số nợ tương đối tính đến cuối 2015 là 50,3% GDP, trong khi trần nợ được Quốc hội phê duyệt cho giai đoạn 2011-2015 là 50% GDP. 

 

Bên cạnh tốc độ tăng nợ gấp đôi (từ mức gần 890.000 tỷ đồng năm 2010), số liệu nợ Chính phủ được công bố cũng gây chú ý bởi cơ cấu, lý do vay nợ cũng như tác động đến nền kinh tế và khả năng vay vốn của doanh nghiệp.

 

ngan-sach-thu-khong-du-chi-suot-10-nam-chinh-phu-vay-no-khap-noi

 

Nợ của Chính phủ đã vượt trần Quốc hội cho phép và tương đương 50,3% GDP năm 2014. Ảnh: A.Q

 

Về cơ cấu, trong vòng 5 năm, nợ của Chính phủ đã có xu hướng chuyển dịch lệch từ phía vay nước ngoài sang vay trong nước. Đến năm 2014, khoản vay nội địa tương đương khoảng một triệu tỷ đồng và theo Tiến sĩ Trần Đình Thiên - Viện trưởng Viện Kinh tế Việt Nam, con số này đã tăng 3 lần so với năm 2010.

 

Việc chuyển dịch cơ cấu nợ phần nào cho thấy định hướng của nhà điều hành trong việc cơ cấu nợ từ nước ngoài về Việt Nam trong bối cảnh nền kinh tế đã bước qua ngưỡng thu nhập trung bình và các khoản vay ưu đãi từ bên ngoài đang dần thưa thớt. Tuy vậy, do các khoản vay trong nước thường có kỳ hạn ngắn và lãi suất vay thấp hơn quốc tế nên chuyên gia của Viện Kinh tế Việt Nam cho rằng việc chuyển hướng này có thể tạo thêm áp lực cho việc trả nợ của Chính phủ, vốn đã rất nặng nề.

 

Cùng với khoản nợ không dưới 1,8 triệu tỷ đồng nêu trên, sang năm 2016, nhà điều hành tiếp tục có kế hoạch vay 452.000 tỷ đồng (tương đương khoảng 20 tỷ USD và tăng 16.000 tỷ so với 2015), trong đó gần một nửa là thông qua phát hành trái phiếu Chính phủ, còn lại là vay ODA, quỹ bảo hiểm, Tổng công ty Đầu tư và Kinh doanh vốn Nhà nước (SCIC) và trái phiếu quốc tế... Trước đó, trong giai đoạn 2010-2015, Chính phủ đã vay tổng cộng hơn 846.900 tỷ đồng qua kênh trái phiếu.

 

dang-sau-86-ty-usd-no-chinh-phu-1

 

Kế hoạch vay nợ của Chính phủ năm 2016 có thể đạt 452.000 tỷ đồng.

 

Việc tăng vay nợ của Chính phủ chủ yếu nhằm bù đắp bội chi, trả nợ công, chi đầu tư phát triển cũng như bảo lãnh các tổ chức, doanh nghiệp Nhà nước vay... Trong đó, việc thu ngân sách ngày một khó khăn, eo hẹp... là đòi hỏi chính dẫn tới việc phải đi vay để tài trợ cho các khoản chi thường xuyên và trả nợ cũ. Số liệu của cơ quan quản lý đã cho thấy bội chi ngân sách năm 2015 đã vượt 180.000 tỷ đồng, gấp 13 lần năm 2006. Con số này của 6 tháng đầu năm nay là 83.000 tỷ, khi ngân sách chỉ thu được 425.600 tỷ nhưng phải chi ra 508.500 tỷ đồng.

 

Cùng với tình hình kinh tế biến động những năm qua, giá dầu thô lao dốc thời gian gần đây và việc Việt Nam phải bỏ dần nhiều dòng thuế khi tham gia các hiệp định thương mại tự do... đã khiến thu ngân sách ngày càng khó khăn. Trong báo cáo gửi Chính phủ mới đây, Bộ Kế hoạch & Đầu tư đã thừa nhận với khả năng hiện nay, tổng thu ngân sách không đủ chi thường xuyên và trả nợ, vốn liên tục tăng từ 50% lên 65% tổng chi những năm gần đây. Do đó, toàn bộ chi đầu tư phát triển (đã phải giảm xuống khoảng 17% tổng chi) đều phải dựa vào vốn đi vay của Chính phủ.

 

dang-sau-86-ty-usd-no-chinh-phu-2

 

Thu không đủ chi suốt 10 năm qua khiến Chính phủ phải đi vay nợ khắp nơi, nợ công tăng cao.

 

Bên cạnh việc đi vay để bù đắp bội chi, nợ còn được tính thêm các khoản được Chính phủ bảo lãnh. Theo kế hoạch năm 2016, hạn mức nợ được Nhà nước bảo lãnh và vay thương mại trung dài hạn của các doanh nghiệp, các tổ chức tín dụng theo phương thức tự vay tự trả tối đa là 39.000 tỷ đồng (Ngân hàng Phát triển Việt Nam 23.000 tỷ, Ngân hàng Chính sách xã hội 13.000 tỷ và các dự án trọng điểm quốc gia 3.000 tỷ đồng).

 

Việc bảo lãnh cho các tập đoàn, doanh nghiệp nhà nước vay vốn cũng đã góp phần đẩy số nợ cũng như áp lực trả đối với Chính phủ ngày càng tăng cao.

 

Trong khi sức ép từ vay nợ ngày một lớn, việc sử dụng nguồn vốn có được cũng xuất hiện nhiều vấn đề. Báo cáo của Kiểm toán Nhà nước trình Chính phủ mới đây cho thấy, các địa phương lạm dụng, chi sai hơn 807 tỷ đồng tiền vốn trái phiếu Chính phủ năm 2014. 

"Các kỳ hạn trả nợ đang ngày càng ngắn lại, áp lực trả nợ rất lớn. Chính phủ vẫn có khả năng trả 100% các khoản nợ nhưng nếu thâm hụt ngân sách tiếp tục tăng cao thì rủi ro trung hạn sẽ lớn. Nghĩa vụ trả nợ lớn cũng hạn chế khoản chi đầu tư tạo ra năng suất lao động, giảm chi vào giáo dục, y tế và các lĩnh vực khác", theo nhận định gần đây của đại diện Ngân hàng Thế giới.

 

Bên cạnh áp lực nêu trên, việc Chính phủ huy động vốn lớn cũng có thể ảnh hưởng tới nền kinh tế, khiến các doanh nghiệp khó huy động vốn hơn. Lãi suất của trái phiếu Chính phủ hiện ở mức 6-7,8% một năm được đánh giá đã cản trở phần nào khả năng giảm lãi suất cho vay của các nhà băng, khi các ngân hàng luôn sẵn có một kênh đầu tư an toàn với lãi suất tương đối, khiến họ mất động lực giảm lãi khi cho vay nền kinh tế.

 

Tuy vậy, cũng có ý kiến cho rằng áp lực cạnh tranh nêu trên hiện chưa đáng lo ngại. Trao đổi với VnExpress, Phó chủ tịch Ủy ban Chứng khoán Nhà nước - bà Nguyễn Thị Liên Hoa cho biết các khoản vay của Chính phủ chủ yếu qua phát hành trái phiếu và vay nợ nước ngoài với thời hạn dài. 80% đối tượng mua trái phiếu cũng là các quỹ đầu tư, quỹ bảo hiểm, ngân hàng...

 

"Về tổng quan có thể ảnh hưởng ít nhiều song doanh nghiệp có nhiều nguồn để vay vốn. Hơn nữa việc huy động vốn của doanh nghiệp nhiều khi phục thuộc vào bối cảnh kinh tế chung toàn cầu và trong nước. Doanh nghiệp phải triển vọng, phát triển thì vốn tự vào", bà Hoa cho biết.

 

Chia sẻ quan điểm nêu trên, một lãnh đạo của Sở giao dịch Chứng khoán Hà Nội (HNX) cũng nhận định việc Chính phủ vay nợ lớn không phải là cạnh tranh với các doanh nghiệp. "Dòng vốn ngoại hàng tỷ đôla đang luân chuyển và sẵn sàng vào Việt Nam nếu thực lực của doanh nghiệp tốt", vị này thông tin, đồng thời cũng khẳng định việc vay nợ của Chính phủ là cần thiết.

 

"Năm ngoái, phát hành trái phiếu đảo nợ mà cháy hàng, chứng tỏ uy tín của Chính phủ rất tốt. Có đi đường bị ngập lụt thì mới thấy sự cần thiết của những khoản vay này", vị này nhận xét.
DanQuyen.com
    Phản Hồi Của Độc Giả Về Bài Viết
Họ và Tên
Địa chỉ
Email
Tiêu đề
Nội dung
Gửi cho bạn bè Phản hồi

Các bài viết mới:
    Thủ tướng Phạm Minh Chính hội đàm với Thủ tướng Trung Quốc Lý Cường (24-06-2024)
    Thúc đẩy tình hữu nghị, giao lưu nhân dân Việt Nam - Nhật Bản (24-06-2024)
    Việt Nam ủng hộ HĐBA LHQ trong giải quyết thách thức an ninh mạng toàn cầu (21-06-2024)
    Chủ tịch nước Tô Lâm dự Lễ trao Giải Báo chí quốc gia lần thứ XVIII - năm 2023 (21-06-2024)
    Thúc đẩy hợp tác Việt – Nga ở mức độ cao hơn, sâu sắc hơn về kinh tế, thương mại, khoa học, kỹ thuật (19-06-2024)
    Chủ tịch nước Tô Lâm tiếp Đại sứ các nước trình Quốc thư (18-06-2024)
    Tổng thống LB Nga Vladimir Putin thăm cấp Nhà nước tới Việt Nam (17-06-2024)
    Thúc đẩy quan hệ Việt Nam – Trung Quốc không ngừng phát triển ổn định, lành mạnh, bền vững (17-06-2024)
    Chuyên gia kinh tế ASEAN đánh giá Việt Nam vẫn là ngôi sao sáng của khu vực (17-06-2024)
    Thái Lan, Campuchia và Việt Nam kết nối du lịch hàng hải (16-06-2024)
    Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, Chủ tịch nước Tô Lâm trao đổi thư mừng với Tổng thống Putin (16-06-2024)
    Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng gửi Điện mừng Tổng thống Cộng hòa Nam Phi (15-06-2024)
    Quan hệ hợp tác Việt Nam và Trung Quốc đã bước sang một giai đoạn lịch sử mới (13-06-2024)
    Tiếp tục thúc đẩy quan hệ hợp tác pháp luật và tư pháp Việt Nam - Hàn Quốc (13-06-2024)
    Việt Nam đề xuất BRICS thúc đẩy 3 trọng tâm (11-06-2024)
    Lực lượng Gìn giữ hòa bình Việt Nam nhận Huy chương Vì sự nghiệp gìn giữ hòa bình Liên hợp quốc (10-06-2024)
    Việt Nam, Nhật Bản phát huy tiềm năng FTA song phương và đa phương (09-06-2024)
    Học sinh Việt Nam giành 8 Huy chương tại Olympic Vật lý châu Á (09-06-2024)
    Nước Nga luôn có một vị trí rất quan trọng trong trái tim nhiều thế hệ người Việt Nam (07-06-2024)
    Tổng thống Biden đề cử tân Đại sứ Mỹ tại Việt Nam (07-06-2024)

Các bài viết cũ:
    Việt - Mỹ thúc đẩy hợp tác tại thung lũng Silicon (05-07-2016)
    Đại gia thu hơn 20.000 tỷ đồng mỗi năm nhờ bán mỳ gói cho người Việt (03-07-2016)
    Hà Nội đổ mưa tiễn biệt 9 người lính hy sinh trên máy bay CASA (30-06-2016)
    Truy tặng huân chương, thăng quân hàm cho tổ bay CASA (29-06-2016)
    Trung Quốc sắp lập tổng lãnh sự quán tại Đà Nẵng (27-06-2016)
    Việt Nam quan ngại sâu sắc vụ phóng tên lửa đạn đạo Triều Tiên (24-06-2016)
    Sóng to ở khu vực tìm kiếm máy bay CASA (18-06-2016)
    TQ sắp mở đường bay thẳng từ Bắc Kinh đến Hoàng Sa (16-06-2016)
    Việt Nam chuẩn bị công bố bản đồ ô nhiễm bom mìn (15-06-2016)
    Malaysia bắt 20 ngư dân Việt Nam (12-06-2016)
    Ấn Độ muốn bán tàu chiến mang tên lửa BrahMos cho VN (09-06-2016)
    Chìm tàu trên sông Hàn (05-06-2016)
    Nấc thang mới Việt - Mỹ báo hiệu thay đổi gì ở Biển Đông (04-06-2016)
    Sức mạnh quân sự Việt Nam được GFP xếp thứ 17 thế giới (03-06-2016)
    Việt - Lào sắp họp bàn về các vấn đề khu vực (02-06-2016)
    Indonesia bắt tàu cá Việt Nam (01-06-2016)
    Đội Hòa bình Mỹ sắp cử đến Việt Nam (31-05-2016)
    Ấn Độ muốn bán tên lửa hiện đại cho Việt Nam (30-05-2016)
    Palau đốt tàu cá Việt Nam (30-05-2016)
    Thủ tướng nêu vấn đề Biển Đông tại hội nghị G7 mở rộng (28-05-2016)
 
"Hoàng Sa, Trường Sa là của Việt Nam".

Chuyển Tiếng Việt


    Truyện Ngắn
48 Giờ Yêu Nhau


   Sự Kiện

Lời Di Chúc của Vua Trần Nhân Tôn





 

Copyright © 2010 DanQuyen.com - Cơ Quan Ngôn Luận Người Việt Hải Ngoại
Địa Chỉ Liên Lạc Thư Tín:
E-mail: danquyennews@aol.com
Lượt Truy Cập : 153766115.