Trang nhất
  Xã Luận
  Đọc Báo Trong Nước
  Truyện Ngắn
  Kinh Tế
  Âm vang sử Việt
  Tin Thể Thao
  Y Học
  Tâm lý - Xã hội
  Công Nghệ
  Ẩm Thực

    Diễn Đàn Biển Đông
Từ mai, Trung Quốc áp dụng luật cho phép bắt người nước ngoài trên biển
    Hình Ảnh Quê Nhà - Video Clip
Tạm dừng bơi lội, lặn ngắm san hô tại nhiều địa điểm ở Côn Đảo
    Tin Thế Giới
Ông Hun Sen đề nghị tất cả chùa đánh trống, bắn pháo hoa khi khởi công kênh đào Techo
    Tin Việt Nam
Việt Nam tham dự Hội nghị sĩ quan liên lạc Hiệp hội Cảnh sát các nước Đông Nam Á
    Tin Cộng Đồng
Thủ tướng Nhật Bản cam kết hỗ trợ tái thiết khu vực bị động đất ở Noto
    Tin Hoa Kỳ
Ông Biden lên tiếng sau màn khẩu chiến 'nảy lửa' với ông Trump
    Văn Nghệ
Hòa Minzy 'xinh như công chúa' đón tuổi mới, Văn Toàn nói 1 từ liền gây chú ý
    Điện Ảnh
Studio nhận bão chỉ trích, tẩy chay sau vụ Châu Bùi bị quay lén trong toilet
    Âm Nhạc
Tự hào là chính mình - Thông điệp tháng 6 kết nối nghệ sĩ và khán giả
    Văn Học
Một nam học sinh phao tin 'lộ đề thi tốt nghiệp THPT'

Thông Tin Tòa Soạn

Tổng biên tập:
Tiến Sĩ
Nguyễn Hữu Hoạt
Phụ Tá Tổng Biên Tập
Tiến Sĩ
Nhật Khánh Thy Nguyễn
Tổng Thư ký:
Quách Y Lành




   Diễn Đàn Biển Đông
TQ có thể đẩy mình vào ngõ cụt sau phán quyết Biển Đông
Các lập luận ngang ngược chỉ khiến Trung Quốc rơi vào thế đường cùng sau khi tòa trọng tài quốc tế ra phán quyết về vụ kiện Biển Đông.

 


trung-quoc-co-the-dy-minh-vao-ngo-cut-sau-phan-quyet-bien-dong


Tàu hải quân Trung Quốc hoạt động trên Biển Đông. Ảnh: AFP

 

Ngày 12/7, tòa trọng tài quốc tế do Liên Hợp Quốc bảo trợ ở The Hague, Hà Lan, sẽ ra phán quyết cuối cùng về vụ kiện Biển Đông của Philippines đối với Trung Quốc. Giới chuyên gia đánh giá phán quyết này nhiều khả năng sẽ có lợi cho Philippines, dồn Trung Quốc vào thế đường cùng, khiến nước này gia tăng những động thái gây hấn trên Biển Đông, theo tạp chí Week.

 

Năm 2009, Bắc Kinh đệ trình lên Liên Hợp Quốc một tấm bản đồ đầy mơ hồ, gồm 9 đoạn đứt khúc, bao trọn phần lớn diện tích Biển Đông, chồng lấn lên vùng biển các quốc gia láng giềng như Việt Nam, Philippines, Brunei... Dựa trên "đường 9 đoạn" không hề có bất cứ cơ sở pháp lý nào này, Trung Quốc luôn miệng nói rằng họ có cái gọi là "chủ quyền lịch sử" đối với phần lớn Biển Đông.

 

Philippines cho rằng tuyên bố của Trung Quốc vi phạm Công ước Liên Hợp Quốc về Luật Biển (UNCLOS), khiến Manila bị hạn chế khai thác tài nguyên và đánh cá trong vùng đặc quyền kinh tế. Philippines khởi kiện yêu sách của Trung Quốc tại tòa trọng tài vào năm 2013. Tòa trọng tài năm 2015 khẳng định họ có thẩm quyền xử vụ kiện.

 

Trong khi đó, Trung Quốc khăng khăng không chấp nhận vụ kiện và từ chối tham gia tiến trình.

 

Theo bình luận viên Kyle Mizokami từ Week, Trung Quốc đang tự đẩy mình vào ngõ cụt với những lập luận ngang ngược cùng thái độ bất hợp tác. Dù tiến hành hàng loạt chiến dịch vận động hành lang nhằm lôi kéo sự ủng hộ của nhiều nước trên thế giới, khả năng thuyết phục dư luận của Trung Quốc là rất nhỏ bởi những chứng cứ mà họ đưa ra để biện hộ cho tuyên bố chủ quyền trên Biển Đông thực sự yếu.

 

Trung Quốc hiện đứng giữa hai lựa chọn: "Muối mặt" rút lại tuyên bố chủ quyền phi lý hoặc trở thành "kẻ giả tạo" tuân thủ một cách có chọn lọc các hiệp ước và hiệp định quốc tế, ông Mizokami đánh giá. Đây chắc chắn sẽ là một thất bại nặng nề và Trung Quốc hiểu rõ điều đó. Bằng chứng rõ ràng nhất thể hiện ở việc Bắc Kinh ráo riết loan tin rằng họ sẽ không chấp nhận phán quyết của tòa trọng tài.

 

Một số nhà phân tích lo ngại sau khi phán quyết của tòa được đưa ra, Trung Quốc sẽ có những động thái gây hấn nghiêm trọng hơn vì bị bẽ mặt trước cộng đồng quốc tế.

 

Sử dụng sức mạnh quân sự có thể là một lựa chọn của Trung Quốc, chuyên gia Mizokami nhận định. Cục Hải sự Trung Quốc hôm 3/7 thông báo nước này sẽ tiến hành tập trận từ ngày 5 đến 11/7 với phạm vi bao trùm quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam. Trung Quốc sẽ triển khai nhiều tàu chiến chủ lực trong cuộc tập trận trái phép kể trên, trong đó có tàu khu trục tên lửa số 115 của hạm đội Bắc Hải, khu trục tên lửa số 139, hộ vệ tên lửa số 595 của hạm đội Đông Hải. Hạm đội Nam Hải tham gia với nhiều tàu chiến, chiến đấu cơ, trực thăng, số lượng cụ thể không được công bố. Bên cạnh đó, Bắc Kinh còn ngang nhiên thiết lập một vùng cấm trên biển rộng hơn 60.000 km.

 

trung-quoc-co-the-dy-minh-vao-ngo-cut-sau-phan-quyet-bien-dong-1




Khu vực Trung Quốc tập trận trái phép. Đồ họa: Takungpao

 

Việc cuộc tập trận kết thúc trước khi tòa trọng tài đưa ra phán quyết chỉ một ngày không phải trùng hợp ngẫu nhiên, ông Mizokami nhận xét. Trung Quốc sẽ đưa hàng loạt khí tài tới trước cửa ngõ của những quốc gia bị ảnh hưởng bởi yêu sách "đường 9 đoạn". Đây dường như là một thông điệp mang đầy tính thách thức và răn đe.

 

Giới quan sát cho rằng Trung Quốc cũng có thể điều tàu chiến tuần tra khắp khu vực "đường 9 đoạn", đặc biệt là những vùng mà Philippines tuyên bố chủ quyền, như một cách để thể hiện thái độ không chấp nhận phán quyết từ tòa trọng tài.

 

Theo Mizokami, những hành vi gây hấn kiểu này sẽ là đòn giáng mạnh, hủy hoại nghiêm trọng hình ảnh cũng như uy tín của Trung Quốc trong mắt cộng đồng quốc tế. Tất cả những thỏa thuận quốc tế mà Bắc Kinh tham gia ký kết từ đó cũng sẽ bị thế giới ngờ vực về độ tin cậy.

 

Tuần tới, lịch sử Trung Quốc hiện đại sẽ trải qua một bước ngoặt. Lý tưởng hơn cả, Bắc Kinh có thể lựa chọn tuân thủ phán quyết của tòa trọng tài và rút lại tuyên bố về "đường 9 đoạn". Nhưng họ cũng có thể ngoan cố bám lấy những gì lâu nay vẫn theo đuổi, dù chúng đi ngược lại các quy định và luật pháp quốc tế. "Một cường quốc lớn đang hướng tới vị thế lãnh đạo toàn cầu chỉ có một lựa chọn duy nhất", ông Mizokami nhấn mạnh.
DanQuyen.com
    Phản Hồi Của Độc Giả Về Bài Viết
Họ và Tên
Địa chỉ
Email
Tiêu đề
Nội dung
Gửi cho bạn bè Phản hồi

Các bài viết mới:
    Từ mai, Trung Quốc áp dụng luật cho phép bắt người nước ngoài trên biển (14-06-2024)
    Chuyên gia phân tích 'nước cờ' của Trung Quốc và Philippines trước căng thẳng gia tăng tại Biển Đông (28-05-2024)
    Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ lên tiếng vụ tàu Philippines bị tàu Trung Quốc phun vòi rồng (03-05-2024)
    Bắc Kinh yêu cầu Manila ngừng khiêu khích ở Biển Đông (24-03-2024)
    ASEAN tái khẳng định lập trường về Biển Đông, Myanmar (29-01-2024)
    Tổng thống Philippines nói không muốn tìm kiếm rắc rối ở Biển Đông (29-09-2023)
    Bản đồ Trung Quốc vừa công bố xâm phạm chủ quyền của Việt Nam (31-08-2023)
    Yêu cầu Trung Quốc tôn trọng chủ quyền của Việt Nam đối với Hoàng Sa (03-08-2023)
    Việt Nam và Trung Quốc đàm phán về vấn đề trên biển (07-07-2023)
    Bộ Ngoại giao lên tiếng về hoạt động của nhóm tàu khảo sát Hướng Dương Hồng 10 (10-06-2023)
    NGƯỜI MỸ GỐC VIỆT CHỨNG MINH TRƯỜNG SA CỦA VIỆT NAM KHIẾN CẢ NƯỚC MỸ NGHIÊNG MÌNH THÁN PHỤC ! (07-06-2023)
    Đại sứ Việt Nam đề nghị 'nói đi đôi với làm' trong vấn đề Biển Đông (17-05-2023)
    3 chiến hạm Trung Quốc huấn luyện sẵn sàng chiến đấu trên biển Hoa Đông (02-04-2023)
    Cảnh sát biển Philippines tăng cường hiện diện trên Biển Đông (06-02-2023)
    Mỹ phản ứng bất thường khi Trung Quốc tuyên bố xua đuổi tàu Mỹ ở Trường Sa (30-11-2022)
    Mỹ bác tuyên bố của Trung Quốc về xua tàu chiến khỏi Trường Sa (29-11-2022)
    Triều Tiên tiếp tục phóng tên lửa ra bờ biển phía Đông (29-09-2022)
    Yêu cầu theo dõi chặt chẽ, chủ động ứng phó ATNĐ, bão có thể xuất hiện trên Biển Đông (28-06-2022)
    Phản đối lệnh cấm đánh bắt cá phi lý của Trung Quốc trên Biển Đông (04-05-2022)
    Việt Nam yêu cầu Trung Quốc chấm dứt quân sự hóa ở Biển Đông (07-04-2022)

Các bài viết cũ:
    5 câu hỏi về tòa xử vụ kiện 'đường lưỡi bò' (10-07-2016)
    Trung Quốc tuyên bố sẽ không lùi bước ở Biển Đông (08-07-2016)
    ASEAN làm gì sau phán quyết vụ kiện Biển Đông (07-07-2016)
    Hai toan tính đối phó phán quyết Biển Đông của Trung Quốc (04-07-2016)
    Trung Quốc đưa tàu du lịch gần 80 triệu USD ra Hoàng Sa (01-07-2016)
    Indonesia mở rộng khai thác dầu khí Biển Đông (30-06-2016)
    Ba tàu tên lửa hiện đại nhất của Mỹ có mặt ở Biển Đông (27-06-2016)
    Đằng sau cái chết của học giả Trung Quốc ôn hòa về Biển Đông (26-06-2016)
    Khu trục hạm Mỹ đang tuần tra Biển Đông (23-06-2016)
    Tổng thống Indonesia lên tàu chiến thăm đảo ở Biển Đông (23-06-2016)
    TQ bị tố lợi dụng tàu cá để yêu sách chủ quyền ở Biển Đông (22-06-2016)
    Tàu chiến Trung Quốc diễn tập 5 ngày ở Biển Đông (22-06-2016)
    Biển Đông sẽ thay đổi ra sao sau khi tòa ra phán quyết (21-06-2016)
    Tàu đổ bộ 20.000 tấn của TQ diễn tập bắn đạn thật ở Biển Đông (17-06-2016)
    Phản ứng của thế giới về vụ kiện 'đường lưỡi bò' ở Biển Đông (17-06-2016)
    Đối phó TQ ở Biển Đông, Hillary Clinton sẽ rắn hơn Obama (16-06-2016)
    Ý đồ đẩy Mỹ khỏi Biển Đông bằng ADIZ của TQ (11-06-2016)
    Nga tuyên bố không can dự vào tranh chấp ở Biển Đông (11-06-2016)
    Châu Âu nhập cuộc kiềm chế Bắc Kinh trên Biển Đông (10-06-2016)
    Thái độ của TQ báo hiệu điều gì ở Biển Đông (09-06-2016)
 
"Hoàng Sa, Trường Sa là của Việt Nam".

Chuyển Tiếng Việt


    Truyện Ngắn
48 Giờ Yêu Nhau


   Sự Kiện

Lời Di Chúc của Vua Trần Nhân Tôn





 

Copyright © 2010 DanQuyen.com - Cơ Quan Ngôn Luận Người Việt Hải Ngoại
Địa Chỉ Liên Lạc Thư Tín:
E-mail: danquyennews@aol.com
Lượt Truy Cập : 153865304.