Trang nhất
  Xã Luận
  Đọc Báo Trong Nước
  Truyện Ngắn
  Kinh Tế
  Âm vang sử Việt
  Tin Thể Thao
  Y Học
  Tâm lý - Xã hội
  Công Nghệ
  Ẩm Thực

    Diễn Đàn Biển Đông
Từ mai, Trung Quốc áp dụng luật cho phép bắt người nước ngoài trên biển
    Hình Ảnh Quê Nhà - Video Clip
Tạm dừng bơi lội, lặn ngắm san hô tại nhiều địa điểm ở Côn Đảo
    Tin Thế Giới
Ông Hun Sen đề nghị tất cả chùa đánh trống, bắn pháo hoa khi khởi công kênh đào Techo
    Tin Việt Nam
Việt Nam tham dự Hội nghị sĩ quan liên lạc Hiệp hội Cảnh sát các nước Đông Nam Á
    Tin Cộng Đồng
Thủ tướng Nhật Bản cam kết hỗ trợ tái thiết khu vực bị động đất ở Noto
    Tin Hoa Kỳ
Ông Biden lên tiếng sau màn khẩu chiến 'nảy lửa' với ông Trump
    Văn Nghệ
Hòa Minzy 'xinh như công chúa' đón tuổi mới, Văn Toàn nói 1 từ liền gây chú ý
    Điện Ảnh
Studio nhận bão chỉ trích, tẩy chay sau vụ Châu Bùi bị quay lén trong toilet
    Âm Nhạc
Tự hào là chính mình - Thông điệp tháng 6 kết nối nghệ sĩ và khán giả
    Văn Học
Một nam học sinh phao tin 'lộ đề thi tốt nghiệp THPT'

Thông Tin Tòa Soạn

Tổng biên tập:
Tiến Sĩ
Nguyễn Hữu Hoạt
Phụ Tá Tổng Biên Tập
Tiến Sĩ
Nhật Khánh Thy Nguyễn
Tổng Thư ký:
Quách Y Lành




   Diễn Đàn Biển Đông
Các chiêu bài đối phó phán quyết Biển Đông của Trung Quốc
Trung Quốc có thể tìm mọi biện pháp trên các mặt trận tuyên truyền, kinh tế và cả quân sự để chống lại phán quyết bác bỏ "đường lưỡi bò" của Tòa Trọng tài.

 


cac-chieu-bai-doi-pho-phan-quyet-bien-dong-cua-trung-quoc


Tàu chiến Trung Quốc trong một cuộc diễn tập phóng tên lửa ở Biển Đông. Ảnh: Chinanews

 

Phán quyết của Tòa Trọng tài bác bỏ quyền lịch sử trong "đường lưỡi bò" ở Biển Đông đã giáng một đòn pháp lý vào Trung Quốc, buộc nước này phải có những bước đi tiếp theo đầy khó khăn về kinh tế, quân sự và tuyên truyền nhằm tìm cách cân bằng giữa dư luận trong nước đang sôi sục với sức ép từ cộng đồng quốc tế, theo CNBC.

 

Tuyên truyền

 

"Người Trung Quốc sẽ không vui vẻ gì", James Keith, cựu đại sứ Mỹ ở Malaysia và là cựu giám đốc Hội đồng An ninh Quốc gia phụ trách Trung Quốc, nhận xét. Sau phán quyết của Tòa Trọng tài, nỗi lo sợ mất lãnh thổ, bắt nguồn từ cuộc chiến tranh với Nhật Bản đầu thế kỷ 20, bắt đầu trỗi dậy trong người dân và giới lãnh đạo Trung Quốc. Trong mắt người Trung Quốc, gần như toàn bộ Biển Đông là của họ, được hậu thuẫn bằng những "tài liệu lịch sử" để chứng minh chủ quyền. Thế nhưng phán quyết của tòa đã đập tan ảo vọng này.

 

Bởi vậy, các chuyên gia cho rằng trong ngắn hạn, các lãnh đạo Trung Quốc sẽ đẩy mạnh mặt trận tuyên truyền, sử dụng những bài xã luận mạnh mẽ, thậm chí là thù địch, để thể hiện sức mạnh quốc gia, đồng thời xoa dịu nỗi bất an của những người dân bắt đầu nghi ngờ về khả năng duy trì ảnh hưởng của Trung Quốc, trong thời điểm nền kinh tế nước này bắt đầu tăng trưởng chậm lại.

 

"Trung Quốc sẽ phản ứng ở nhiều cấp độ khác nhau với phán quyết của tòa án, từ những biện pháp tuyên truyền thô thiển đến những cách thức tinh vi, phức tạp nhất", Wim Muller, chuyên gia Chương trình Luật Quốc tế tại viện chính sách Chatham House ở London, nhận định.

 

Trong ba tuần qua, truyền thông nhà nước Trung Quốc đã đăng rất nhiều bài bình luận, tranh hoạt hình để biện hộ cho lập trường của họ, cho rằng phán quyết của Tòa Trọng tài hoặc là "vô nghĩa" hoặc là một phần âm mưu kìm hãm của phương Tây nhắm vào Trung Quốc.

 

Sau khi tòa ra phán quyết, hệ thống kiểm duyệt của Trung Quốc đã hoạt động hết công suất, xóa bỏ những bình luận thể hiện sự ủng hộ phán quyết trên mạng xã hội. Tuy nhiên, họ cũng kịp thời ngăn chặn, xóa bỏ những bài viết kích động tinh thần dân tộc, kêu gọi sử dụng vũ lực, phát động chiến tranh trên Biển Đông để "trừng phạt" Philippines.

 

Các nhà phân tích cho rằng phán quyết có lợi cho Philippines của Tòa Trọng tài cũng đã thổi bùng ngọn lửa tinh thần dân tộc ở Trung Quốc. "Trong thực tế, nó đã lập tức biến nhiều người ôn hòa ở Trung Quốc trở thành diều hâu", Wang Jiangyu, giáo sư luật tại Đại học Quốc gia Singapore, nói.

 

Các tờ báo lớn của Trung Quốc cũng đăng những bài viết bác bỏ giá trị của phán quyết, đồng thời đổ lỗi cho Philippines và Mỹ đang tìm cách gây căng thẳng ở Biển Đông. "Báo chí chính thống Trung Quốc sẽ biến nó thành câu chuyện trong đó tòa án do Mỹ và phương Tây thống trị đang chống lại Trung Quốc, bởi vậy phán quyết của tòa không có giá trị pháp lý", ông Muller nói.

 

Động thái quân sự

 

Dưới sức ép của dư luận trong nước và những tiếng nói diều hâu ngày một nhiều, các lãnh đạo Bắc Kinh có thể giảm bớt áp lực bằng cách hướng sự chú ý ra bên ngoài, tăng cường các động thái quân sự trên Biển Đông, Fortune dẫn lời giáo sư Minxin Pei thuộc Đại học Claremont McKenna, Mỹ.

 

Những động thái quân sự này tuy tiềm ẩn nguy cơ rất cao, nhưng lại đem lại nhiều lợi ích ngắn hạn cho Bắc Kinh. Các lãnh đạo Trung Quốc muốn cho người dân trong nước và cộng đồng quốc tế thấy rằng bất chấp phán quyết của Tòa Trọng tài cũng như nỗ lực của Mỹ, Bắc Kinh vẫn có thể làm những gì họ muốn, dù hậu quả pháp lý hay ngoại giao có nặng nề tới đâu.

 

Trong các kịch bản quân sự này, động thái ít khiêu khích nhất là tăng cường các cuộc diễn tập quân sự và điều tàu hải cảnh, kiểm ngư tuần tra quyết liệt tại các khu vực tranh chấp. Còn động thái mang tính phiêu lưu hơn, nguy hiểm hơn là công khai bố trí vũ khí trên các đảo nhân tạo phi pháp Trung Quốc bồi lấp ở Trường Sa, tiến tới thiết lập Vùng Nhận diện Phòng không (ADIZ) trên Biển Đông. Còn hành động quân sự khiêu khích nhất, tiềm ẩn xung đột lớn nhất là xây tiếp một đảo nhân tạo ở bãi cạn Scarborough, vốn được Tòa Trọng tài xác định nằm trong Vùng Đặc quyền Kinh tế (EEZ) của Philippines.

 

cac-chieu-bai-doi-pho-phan-quyet-bien-dong-cua-trung-quoc-1




Tàu hải cảnh Trung Quốc cản trở tàu tiếp tế của Philippines trên Biển Đông. Ảnh: Inquirer

 

Tuy có thể xoa dịu được dư luận trong nước, những động thái quân sự của Trung Quốc trên Biển Đông nhiều khả năng sẽ vấp phải phản ứng quyết liệt của Mỹ. Việc Trung Quốc thiết lập ADIZ trên Biển Đông sẽ khiến Mỹ phản ứng mạnh mẽ nhất, bởi Washington đã nhiều lần khẳng định rằng hành động đó là "không thể chấp nhận được". Tổng thống Mỹ Barack Obama cũng đã từng cảnh báo Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình về động thái xây đảo nhân tạo trên bãi cạn Scarborough.

 

"Sẽ không ai được lợi lộc gì - đặc biệt là Trung Quốc, nước đang vật lộn với nền kinh tế tăng trưởng chậm lại – từ bất cứ cuộc đụng độ quân sự nào. Tôi thực sự không tin rằng Trung Quốc muốn tìm kiếm hành động đối đầu quân sự đó", ông Russel nhận định.

 

Mặt trận kinh tế

 

Ngoài những mối đe dọa về hành động quân sự, nhiều người cũng đặt câu hỏi về khả năng Trung Quốc sử dụng chiêu bài kinh tế như một đòn trừng phạt những đối tác quốc tế có liên quan đến vụ kiện "đường lưỡi bò".

 

Tuy nhiên, trả lời phỏng vấn CNBC, hầu hết các chuyên gia đều nhận định rằng nền kinh tế lớn thứ hai thế giới sẽ không để sự kiện địa chính trị này ảnh hưởng đến các mục tiêu kinh tế của họ.

 

"Dù các nhà lãnh đạo Bắc Kinh có thể phần nào bị mất mặt, những khía cạnh trong nước như tình trạng nền kinh tế còn quan trọng hơn là cơn giận của những người dân bình thường", ông Muller nói.

 

"Nếu Trung Quốc sử dụng chiêu bài kinh tế để chống lại phán quyết, đó sẽ là cách hành xử rất lạ lùng. Tôi không cho là họ sẽ làm vậy, vì biện pháp đó không hề hiệu quả chút nào", Duncan Wrigley, chuyên gia nghiên cứu vĩ mô Trung Quốc tại tổ chức tư vấn NSBO ở Bắc Kinh, cho biết.

 

Theo đại sứ Keith, có hai sự kiện quốc tế quan trọng sắp diễn ra vào mùa thu này mà Trung Quốc không hề muốn gây cản trở. Đầu tiên là hội nghị G-20 diễn ra ở Hàng Châu, Trung Quốc, với sự tham dự của Tổng thống Mỹ Obama. Vào tháng 10, Qũy Tiền tệ Quốc tế (IMF) nhiều khả năng sẽ chính thức đưa đồng nhân dân tệ vào giỏ tiền dự trữ được công nhận trên toàn cầu của họ.

 

Shan Huang, một phóng viên kỳ cựu về Trung Quốc, cho rằng Bắc Kinh hy vọng hội nghị G-20 sẽ diễn ra thành công, và họ không muốn làm gia tăng căng thẳng về kinh tế, trong bối cảnh đà phục hồi của kinh tế toàn cầu đang đối mặt với những trở lực lớn, chẳng hạn như tình trạng bất định sau khi Anh rời khỏi Liên minh châu Âu. "Người Trung Quốc không muốn phản ứng thái quá, vì nó sẽ hủy hoại các mục tiêu kinh tế của họ", ông Keith nhấn mạnh.

 

Theo giáo sư Pei, một chiêu bài kinh tế ít tốn kém và rủi ro hơn mà Trung Quốc có thể áp dụng là "mua đứt" Philippines. Tân Tổng thống Philippines Rodrigo Duterte từng tuyên bố sẽ xem xét việc thỏa thuận với Trung Quốc trên Biển Đông để đổi lấy viện trợ kinh tế và đầu tư.

 

Bắc Kinh có thể hy vọng rằng với các khoản tiền viện trợ, đầu tư hậu hĩnh, ông Duterte sẽ tuyên bố rằng phán quyết của Tòa Trọng tài không có hiệu lực pháp lý đối với chính sách của Philippines trên Biển Đông, và Manila sẽ đàm phán song phương với Bắc Kinh để giải quyết tranh chấp.

 

Sự thay đổi lập trường của Philippines sẽ không vô hiệu hóa tính hợp pháp của phán quyết, nhưng nó có thể giảm nhẹ đáng kể đòn giáng ngoại giao vào hình ảnh và danh tiếng của Trung Quốc. Nếu áp dụng chiêu bài này thành công, ông Tập Cận Bình có thể "chuyển bại thành thắng", đồng thời củng cố hơn nữa quyền lực của mình trước thềm Đại hội Đảng Cộng sản Trung Quốc sẽ diễn ra vào cuối năm 2017, giáo sư Pei nhận định.

 

cac-chieu-bai-doi-pho-phan-quyet-bien-dong-cua-trung-quoc-2




Diễn tiến vụ kiện "đường lưỡi bò" của Philippines. Click để xem bản đầy đủ. Đồ họa: Tiến Thành

 

Tuy nhiên, Trung Quốc sẽ không hề dễ dàng thực hiện được chiêu bài này. Thái độ ngang ngược, không chịu thỏa hiệp của họ với vấn đề Biển Đông đã làm dấy lên làn sóng bài Trung Quốc ở Philippines. Là một lãnh đạo theo đường lối dân túy, ông Duterte khó có thể "bán rẻ" lợi ích và phẩm giá quốc gia đổi lấy lợi ích kinh tế ngắn hạn. Ngoài ra, đồng minh của Philippines là Mỹ cũng nhiều khả năng sẽ không chịu ngồi yên nhìn Bắc Kinh quyến rũ Manila.

 

"Tôi tin rằng Trung Quốc đang đối mặt với những câu hỏi lớn về tương lai và ý đồ của mình. Mỹ, các nước trong khu vực, và cả thế giới đang mong đợi một Trung Quốc có trách nhiệm tuân thủ luật pháp quốc tế, tôn trọng những cam kết trong công ước, và hợp tác với những hàng xóm lớn nhỏ khác nhau, để thúc đẩy hòa bình và thịnh vượng khu vực", trợ lý ngoại trưởng Mỹ Russel nhấn mạnh.
DanQuyen.com
    Phản Hồi Của Độc Giả Về Bài Viết
Họ và Tên
Địa chỉ
Email
Tiêu đề
Nội dung
Gửi cho bạn bè Phản hồi

Các bài viết mới:
    Từ mai, Trung Quốc áp dụng luật cho phép bắt người nước ngoài trên biển (14-06-2024)
    Chuyên gia phân tích 'nước cờ' của Trung Quốc và Philippines trước căng thẳng gia tăng tại Biển Đông (28-05-2024)
    Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ lên tiếng vụ tàu Philippines bị tàu Trung Quốc phun vòi rồng (03-05-2024)
    Bắc Kinh yêu cầu Manila ngừng khiêu khích ở Biển Đông (24-03-2024)
    ASEAN tái khẳng định lập trường về Biển Đông, Myanmar (29-01-2024)
    Tổng thống Philippines nói không muốn tìm kiếm rắc rối ở Biển Đông (29-09-2023)
    Bản đồ Trung Quốc vừa công bố xâm phạm chủ quyền của Việt Nam (31-08-2023)
    Yêu cầu Trung Quốc tôn trọng chủ quyền của Việt Nam đối với Hoàng Sa (03-08-2023)
    Việt Nam và Trung Quốc đàm phán về vấn đề trên biển (07-07-2023)
    Bộ Ngoại giao lên tiếng về hoạt động của nhóm tàu khảo sát Hướng Dương Hồng 10 (10-06-2023)
    NGƯỜI MỸ GỐC VIỆT CHỨNG MINH TRƯỜNG SA CỦA VIỆT NAM KHIẾN CẢ NƯỚC MỸ NGHIÊNG MÌNH THÁN PHỤC ! (07-06-2023)
    Đại sứ Việt Nam đề nghị 'nói đi đôi với làm' trong vấn đề Biển Đông (17-05-2023)
    3 chiến hạm Trung Quốc huấn luyện sẵn sàng chiến đấu trên biển Hoa Đông (02-04-2023)
    Cảnh sát biển Philippines tăng cường hiện diện trên Biển Đông (06-02-2023)
    Mỹ phản ứng bất thường khi Trung Quốc tuyên bố xua đuổi tàu Mỹ ở Trường Sa (30-11-2022)
    Mỹ bác tuyên bố của Trung Quốc về xua tàu chiến khỏi Trường Sa (29-11-2022)
    Triều Tiên tiếp tục phóng tên lửa ra bờ biển phía Đông (29-09-2022)
    Yêu cầu theo dõi chặt chẽ, chủ động ứng phó ATNĐ, bão có thể xuất hiện trên Biển Đông (28-06-2022)
    Phản đối lệnh cấm đánh bắt cá phi lý của Trung Quốc trên Biển Đông (04-05-2022)
    Việt Nam yêu cầu Trung Quốc chấm dứt quân sự hóa ở Biển Đông (07-04-2022)

Các bài viết cũ:
    Thế tiến thoái lưỡng nan của Trung Quốc sau phán quyết Biển Đông (13-07-2016)
    Nhật sẽ giám sát chặt Trung Quốc sau phán quyết Biển Đông (12-07-2016)
    Nỗi bất an của TQ trước thềm phán quyết Biển Đông (11-07-2016)
    TQ có thể đẩy mình vào ngõ cụt sau phán quyết Biển Đông (10-07-2016)
    5 câu hỏi về tòa xử vụ kiện 'đường lưỡi bò' (10-07-2016)
    Trung Quốc tuyên bố sẽ không lùi bước ở Biển Đông (08-07-2016)
    ASEAN làm gì sau phán quyết vụ kiện Biển Đông (07-07-2016)
    Hai toan tính đối phó phán quyết Biển Đông của Trung Quốc (04-07-2016)
    Trung Quốc đưa tàu du lịch gần 80 triệu USD ra Hoàng Sa (01-07-2016)
    Indonesia mở rộng khai thác dầu khí Biển Đông (30-06-2016)
    Ba tàu tên lửa hiện đại nhất của Mỹ có mặt ở Biển Đông (27-06-2016)
    Đằng sau cái chết của học giả Trung Quốc ôn hòa về Biển Đông (26-06-2016)
    Khu trục hạm Mỹ đang tuần tra Biển Đông (23-06-2016)
    Tổng thống Indonesia lên tàu chiến thăm đảo ở Biển Đông (23-06-2016)
    TQ bị tố lợi dụng tàu cá để yêu sách chủ quyền ở Biển Đông (22-06-2016)
    Tàu chiến Trung Quốc diễn tập 5 ngày ở Biển Đông (22-06-2016)
    Biển Đông sẽ thay đổi ra sao sau khi tòa ra phán quyết (21-06-2016)
    Tàu đổ bộ 20.000 tấn của TQ diễn tập bắn đạn thật ở Biển Đông (17-06-2016)
    Phản ứng của thế giới về vụ kiện 'đường lưỡi bò' ở Biển Đông (17-06-2016)
    Đối phó TQ ở Biển Đông, Hillary Clinton sẽ rắn hơn Obama (16-06-2016)
 
"Hoàng Sa, Trường Sa là của Việt Nam".

Chuyển Tiếng Việt


    Truyện Ngắn
48 Giờ Yêu Nhau


   Sự Kiện

Lời Di Chúc của Vua Trần Nhân Tôn





 

Copyright © 2010 DanQuyen.com - Cơ Quan Ngôn Luận Người Việt Hải Ngoại
Địa Chỉ Liên Lạc Thư Tín:
E-mail: danquyennews@aol.com
Lượt Truy Cập : 153865360.