Trang nhất
  Xã Luận
  Đọc Báo Trong Nước
  Truyện Ngắn
  Kinh Tế
  Âm vang sử Việt
  Tin Thể Thao
  Y Học
  Tâm lý - Xã hội
  Công Nghệ
  Ẩm Thực

    Diễn Đàn Biển Đông
Từ mai, Trung Quốc áp dụng luật cho phép bắt người nước ngoài trên biển
    Hình Ảnh Quê Nhà - Video Clip
Tạm dừng bơi lội, lặn ngắm san hô tại nhiều địa điểm ở Côn Đảo
    Tin Thế Giới
Ông Hun Sen đề nghị tất cả chùa đánh trống, bắn pháo hoa khi khởi công kênh đào Techo
    Tin Việt Nam
Việt Nam tham dự Hội nghị sĩ quan liên lạc Hiệp hội Cảnh sát các nước Đông Nam Á
    Tin Cộng Đồng
Thủ tướng Nhật Bản cam kết hỗ trợ tái thiết khu vực bị động đất ở Noto
    Tin Hoa Kỳ
Ông Biden lên tiếng sau màn khẩu chiến 'nảy lửa' với ông Trump
    Văn Nghệ
Hòa Minzy 'xinh như công chúa' đón tuổi mới, Văn Toàn nói 1 từ liền gây chú ý
    Điện Ảnh
Studio nhận bão chỉ trích, tẩy chay sau vụ Châu Bùi bị quay lén trong toilet
    Âm Nhạc
Tự hào là chính mình - Thông điệp tháng 6 kết nối nghệ sĩ và khán giả
    Văn Học
Một nam học sinh phao tin 'lộ đề thi tốt nghiệp THPT'

Thông Tin Tòa Soạn

Tổng biên tập:
Tiến Sĩ
Nguyễn Hữu Hoạt
Phụ Tá Tổng Biên Tập
Tiến Sĩ
Nhật Khánh Thy Nguyễn
Tổng Thư ký:
Quách Y Lành




   Kinh Tế
Mỹ trừng phạt mạnh, Iran phải bán dầu khuyến mãi cho châu Á
Trước việc Tổng thống Mỹ Donald Trump gia tăng sức ép, các quan chức Iran thừa nhận sẽ sớm phải bán dầu-khí giá rẻ cho các khách hàng châu Á, vào lúc Mỹ tái cấm vận Iran.

 



Theo báo Washington Times, hãng thông tấn IRNA (Iran) dẫn “nguồn tin nội bộ” trong Bộ Dầu khí Iran trấn an vụ bán giá rẻ này là chuyện bình thường của thị trường toàn cầu, do các nhà xuất khẩu dầu thô ra giá.


 


 

 


Bình luận này tiếp sau thông tin của Bloomberg hôm 10.8, rằng Công ty dầu khí quốc gia Iran lên kế hoạch chính thức hạ giá bán dầu khí bán qua châu Á trong tháng 9 tới, xuống mức thấp nhất kể từ 14 năm nay.


Các nhà phân tích ngành năng lượng nói tình hình này khiến toàn cầu lo sợ, rằng vụ Iran giảm xuất khẩu dầu sẽ tiếp tục đẩy giá dầu thế giới tăng cao. Một số chuyên gia dự báo sản lượng dầu Iran sẽ giảm từ 2 triệu thùng/ngày xuống còn 700.000 thùng/ngày.


Iran hiện có nguồn khí tự nhiên lớn hàng thứ nhì thế giới, và hàng thứ tư thế giới về nguồn dầu thô dự trữ, và là nhà sản xuất dầu thô lớn hàng thứ ba trong Tổ chức các nước xuất khẩu dầu (OPEC) với sản lượng xuất khẩu 2 triệu thùng dầu thô/ngày.


Nhằm “bóp nghẹt” Iran, các quan chức Mỹ nói nguồn cung dầu toàn cầu đủ lớn để thay thế sản lượng dầu Iran bị giảm. Hồi đầu hè 2018, Tổng thống Mỹ Donald Trump đã tăng sức ép để OPEC và Ả Rập Saudi (nước xuất khẩu dầu thô lớn nhất thế giới) phải tăng sản lượng.


Trong báo cáo thị trường dầu hàng tháng hôm 13.8, OPEC báo sản lượng dầu đã tăng lên hồi tháng 7. Dù sản lượng dầu ở Libya và Venezuela giảm, giá dầu vẫn giữ nguyên giá hồi tháng 6 và tháng 7.


Ông Trump "quyết đấu" với Tehran về Thỏa thuận hạt nhân Iran 2015


 

Khi sắp đến thời hạn chót 5.11 (do chính phủ Mỹ đưa ra) để cấm quốc tế mua dầu Iran, các nhà phân tích cũng chờ xem phản ứng của Ấn Độ và Trung Quốc, hai nước mua gần một nửa tổng sản lượng dầu Iran. Ấn-Trung đều nói đã có kế hoạch giảm mua dầu Iran.


Ngày 6.8, Tổng thống Trump ký một sắc lệnh tái lập trừng phạt kinh tế thật nặng đối với Iran, tiếp sau việc ông Trump rút Mỹ khỏi Thỏa thuận hạt nhân Iran 2015.


Thỏa thuận Hành động chung toàn diện (JCPOA) này từng đạt được giữa Mỹ (thời Tổng thống Barack Obama), Iran, Trung Quốc, Nga và nhóm E3 (Anh, Pháp Đức) buộc Iran hạn chế chương trình hạt nhân, đổi lại Tehran được quốc tế dỡ bỏ lệnh cấm vận kinh tế.


Nhưng ngày 8.5, Tổng thống Trump tuyên bố rút Mỹ khỏi JCPOA với lý do nó “quá kinh khủng và là thỏa thuận một chiều, không đạt được mục tiêu cơ bản là chặn mọi cách để không cho Iran có bom hạt nhân, và JCPOA ném hàng tỉ USD cho một nhà nước độc tài giết người vốn tiếp tục gieo rắc bạo lực, hỗn loạn và máu đổ, gây xung đột trên khắp Trung Đông và xa hơn nữa, lại còn chế tạo tên lửa có khả năng mang đầu đạn hạt nhân”.


Quyết định của ông Trump mở đường cho việc tái lập cấm vận kinh tế Iran. Sắc lệnh của Mỹ có hiệu lực từ nửa đêm 6.8, và Nhà Trắng tuyên bố chính thức rằng Mỹ sẽ làm việc chặt chẽ với các nước làm ăn với Iran để buộc họ hoàn toàn tuân thủ lệnh cấm vận.


Lệnh trừng phạt của Mỹ sẽ không cho chính phủ Iran mua hoặc sở hữu đồng USD, đồng thời không cho Iran mua bán phần mềm điện toán, vàng-đá quý, không cho trực tiếp hoặc gián tiếp bán, cung cấp hoặc chuyển nhượng thép, nhôm, than và than chì với Iran.


Những cuộc giao dịch tài chính lớn bằng tiền Iran và ngành sản xuất Iran cũng bị cấm vận, trong khi cũng cấm bán máy bay Mỹ và của khối Liên hiệp châu Âu (EU) cho Tehran.


Đến ngày 5.11 tới, Mỹ sẽ áp dụng đầy đủ lệnh trừng phạt liên quan hạt nhân đối với Iran, “nhằm chống lại lĩnh vực năng lượng gồm các vụ mua bán liên quan dầu thô, cùng các giao dịch tài chính giữa các cơ sở tài chính nước ngoài với Ngân hàng trung ương Iran”, theo tuyên bố của Nhà Trắng.


Trước đó, chính quyền Mỹ đã yêu cầu các quốc gia khác dừng nhập khẩu dầu của Iran kể từ ngày 5.11 tới, hoặc phải đối mặt với trừng phạt tài chính, không có ngoại lệ.


Tổng thống Trump ra tuyên bố: “Chúng tôi kêu gọi tất cả các quốc gia tuân thủ lệnh trừng phạt, để khẳng định rõ rằng chế độ Iran đối mặt với một lựa chọn: thay đổi hành vi dọa nạt, gây bất ổn của họ và hội nhập vào kinh tế toàn cầu, hoặc tiếp tục đi theo hướng bị cô lập kinh tế”.


Các quan chức Mỹ phủ nhận mục tiêu của sắc lệnh không phải nhằm lật đổ chế độ ở Tehran, nhưng nói họ cược rằng sức ép gia tăng sẽ buộc Iran phải thay đổi chính sách một cách đáng kể, như ngưng ủng hộ các tổ chức khủng bố, ngưng hù dọa kình địch Israel và các đồng minh Ả Rập của Mỹ, ngưng ủng hộ các thế lực gây bất ổn ở Iraq, Syria, Lebanon và Yemen.


Phản ứng với sắc lệnh của tổng thống Mỹ, Tổng thống Hassan Rouhani phát biểu trên truyền hình trực tiếp, cáo buộc ông Trump bày trò chính trị để lấy lòng dân Mỹ trước kỳ bầu cử quốc hội Mỹ giữa kỳ (tổ chức tháng 11 tới) đồng thời gieo rắc “hoảng loạn” ở Iran.


Ông Rouhani cũng bác đề nghị nói chuyện trực tiếp của ông Trump, vì Mỹ muốn tập trung vào việc chấm dứt chương trình tên lửa và hạt nhân của Iran, cùng các hành xử gây bất ổn của Iran đối với kình địch Israel và các đồng minh Ả Rập của Mỹ.


Ông Rouhani nói: “Chúng ta luôn ủng hộ đối thoại và ngoại giao, nhưng đối thoại cần sự chân thành”.


Ngoại trưởng Javad Zarif của Iran viết Twitter: “Chính quyền Trump muốn thế giới tin họ lo ngại cho dân Iran. Nhưng đợt trừng phạt đầu tiên của Mỹ đã hủy giấy phép bán máy bay hơn 200 chỗ ngồi với lý do phi lý, gây nguy hiểm cho người dân Iran. Thói đạo đức giả của Mỹ là không biên giới”.


Anh sẽ phải lãnh hậu quả nghiêm trọng?


Cùng ngày 13.8, Đại sứ Mỹ tại Anh, ông Robert Johnson có một bài viết đăng trên báo The Telegraph(Anh) kêu gọi chính phủ Thủ tướng Theresa May cùng Mỹ tăng sức ép lên Iran, nếu không thì phải đối mặt với những hậu quả nghiêm trọng”.


Bài viết của ông Johnson có đoạn vận động Anh “dùng thế lực ngoại giao đáng kể và tầm ảnh hưởng, cùng Mỹ dẫn đầu nỗ lực toàn cầu nhằm đạt đến một thỏa thuận toàn diện, đem lại hòa bình và thịnh vượng cho Iran mà toàn thế giới muốn chứng kiến”.


Vị Đại sứ cũng kêu gọi lãnh đạo doanh nghiệp Anh “về phe” với Mỹ, bất kể chính phủ Anh quyết định thế nào: “Tổng thống của chúng tôi đã nói rõ, rằng bất kỳ doanh nghiệp nào đặt quyền lợi thương mại của họ ở Iran lên trên cả thiện chí toàn cầu sẽ đối mặt với những hậu quả nghiêm trọng trong quan hệ thương mại của họ với Mỹ”.


Bài viết của vị đại sứ bất kể mối “quan hệ đặc biệt” của Mỹ-Anh. Quyết định tái cấm vận Iran của ông Trump đã khiến Anh, Pháp và Đức (Nhóm E3) cùng EU ra tuyên bố chung, tỏ ý tiếc quyết định của ông Trump, nói JCPOA có hiệu quả trong việc hạn chế chương trình hạt nhân của Iran. Họ hứa đã có các giải pháp mới để bảo vệ các công ty châu Âu làm ăn hợp pháp với Iran khỏi những tác động của việc Mỹ lại cấm vận Iran.


EU nhấn mạnh JCPOA quan trọng đối với an ninh toàn cầu và cố gắng duy trì nguồn hỗ trợ tài chính và kinh tế cho Iran. Bà Nathalie Tocci, trợ lý của Cao ủy đối ngoại EU Federica Mogherini, nói châu Âu sẽ áp lệnh trừng phạt đối với bất kỳ doanh nghiệp EU nào tuân thủ sức ép của chính phủ Mỹ.


 

DanQuyen.com
    Phản Hồi Của Độc Giả Về Bài Viết
Họ và Tên
Địa chỉ
Email
Tiêu đề
Nội dung
Gửi cho bạn bè Phản hồi

Các bài viết mới:
    Các tập đoàn công nghiệp hàng đầu Hàn Quốc mở rộng đầu tư, tăng nội địa hóa tại Việt Nam (01-07-2024)
    Tập đoàn Marriott bổ nhiệm lãnh đạo mới ở Việt Nam (01-07-2024)
    Tỷ phú Phạm Nhật Vượng lập công ty mua bán và cho thuê xe điện (01-07-2024)
    Xét xử cựu Chủ tịch FLC Trịnh Văn Quyết, xác định 30.403 người bị hại (01-07-2024)
    Giảm thuế giá trị gia tăng xuống 8% từ 1/7 đến 31/12/2024 (30-06-2024)
    Giá vàng hôm nay 1/7/2024: Giá vàng tiếp tục bị mắc kẹt, chờ điều gì đó 'rung chuyển', đừng theo đuổi thị trường này (30-06-2024)
    Giá tiêu hôm nay 1/7/2024, nguyên nhân giá nội địa tăng sốc rồi lại giảm sâu, thị trường định hình mặt bằng giá mới (30-06-2024)
    Đại sứ quán Việt Nam tại Hoa Kỳ tổ chức tọa đàm và kết nối doanh nghiệp (26-06-2024)
    Chủ tịch nước hoan nghênh các tập đoàn lớn của Ấn Độ đầu tư bán dẫn ở Việt Nam (26-06-2024)
    Giá vàng hôm nay 27/6/2024: Giá vàng SJC chưa nhích, thế giới chờ tin Mỹ, 'cá mập' ở Trung Quốc giảm mua (26-06-2024)
    Đại biểu Quốc hội: trả lương theo mức tăng GDP sẽ chống tham nhũng từ đầu (26-06-2024)
    Đề xuất giảm 50% lệ phí trước bạ ô tô lắp ráp trong nước (25-06-2024)
    Nhiều cơ hội xuất khẩu thủy sản sang thị trường Singapore (25-06-2024)
    Thủ tướng dự tọa đàm với các doanh nghiệp hàng đầu thế giới về khởi nghiệp, đổi mới sáng tạo (25-06-2024)
    Shark Tam - người vừa bị khởi tố về tội trốn thuế là ai? (23-06-2024)
    Tạo diễn đàn để các doanh nghiệp trao đổi cởi mở, thúc đẩy hợp tác (23-06-2024)
    Thương vụ 1,7 tỷ USD hé lộ sức hút của manga Nhật Bản (23-06-2024)
    Bất động sản chuẩn bị đón dòng vốn lớn từ Việt kiều (23-06-2024)
    Tỷ giá lại 'nóng' do USD mạnh, giá vàng miếng SJC tiếp chuỗi ngày đi ngang (23-06-2024)
    Dior bị tẩy chay (23-06-2024)

Các bài viết cũ:
    Trung Quốc bất đồng gay gắt vì chiến tranh thương mại với Mỹ (11-08-2018)
    Lãnh đạo Trung Quốc bất đồng gay gắt vì chiến tranh thương mại với Mỹ (10-08-2018)
    'Tà đạo' cực hữu Đức không ngừng lớn mạnh (10-08-2018)
    Trung Quốc công bố kế hoạch đánh thuế trả đũa Mỹ (09-08-2018)
    Mỹ chính thức áp thuế 25% với 279 mặt hàng Trung Quốc từ ngày 23.8 (08-08-2018)
    Ấn Độ bất ngờ ngừng chiến tranh thương mại với Mỹ (07-08-2018)
    Cảnh báo sóng thần tại Indonesia vì động đất mạnh 7 độ richter (05-08-2018)
    Eo biển Hormuz sẽ bị 100 tàu pháo Iran ‘bu như kiến’? (02-08-2018)
    ‘Trại cải tạo’ tại Tân Cương được phép tị nạn ở Kazakhstan (02-08-2018)
    Tổng tư lệnh Putin phục hồi chức Chính ủy quân đội Nga (01-08-2018)
    Mỹ, Úc, Nhật bắt tay cạnh tranh với ‘Một vành đai, Một con đường’  (31-07-2018)
    Trung Quốc muốn ký thỏa thuận thương mại tự do với Anh (30-07-2018)
    Cựu sĩ quan Trung Quốc 'ăn bẩn' đào tẩu trở về nước nộp mình (29-07-2018)
    Trung Quốc kêu gọi khối BRICS cự tuyệt chủ nghĩa bảo hộ (27-07-2018)
    Nhiều công ty Trung Quốc sẽ phá sản do chiến tranh thương mại (26-07-2018)
    Các hãng hàng không Mỹ sẽ sửa thông tin về Đài Loan theo ý Trung Quốc (25-07-2018)
    G-20 kêu gọi đàm phán giữa lúc chiến tranh thương mại (23-07-2018)
    Nửa đầu 2018, Mỹ bán vũ khí nhiều hơn cả năm 2017 (22-07-2018)
    Trump dọa áp mức thuế 505 tỉ USD lên hàng hóa Trung Quốc (21-07-2018)
    Philippines mua vũ khí Nga, không sợ Mỹ trừng phạt (20-07-2018)
 
"Hoàng Sa, Trường Sa là của Việt Nam".

Chuyển Tiếng Việt


    Truyện Ngắn
48 Giờ Yêu Nhau


   Sự Kiện

Lời Di Chúc của Vua Trần Nhân Tôn





 

Copyright © 2010 DanQuyen.com - Cơ Quan Ngôn Luận Người Việt Hải Ngoại
Địa Chỉ Liên Lạc Thư Tín:
E-mail: danquyennews@aol.com
Lượt Truy Cập : 153854606.